Con người cũng như tất cả các loài sinh vật khác đều sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định , được gọi là môi trường sống . Môi trường là một tổng thể tác động qua lại của các yếu tố: con người ,sinh vật ,thời tiết ,khí hậu ,đất ,nước ,sông ,biển
MT là vấn đề thời sự , nó luôn đươc đề cập đến trong mọi lĩnh vực vì MT trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống ,kết quả lao động và đặc biệt là SK con người . Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì MT cũng luôn được con người tác động và cải tạo để có lợi cho mình .Nhưng chính sự tác động chủ quan đó có khi lại làm mất đi sự cân bằng sinh thái ,làm hỏng MT sống. Sự bùng nổ dân số ,sự phát triển của công nghiệp ,nông nghiệp ,giao thông vận tải ,nạn chặt phá rừng bừa bãi thì môi trường cũng bị ô nhiễm theo, thậm chí ở nhiều nước ,nhiều nơi đã đến mức báo động .Vì vậy vấn đề bảo vệ MT sống là cấp bách và cần được quan tâm .
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người ,sinh vật khác và các hoạt động về kinh tế , văn hoá xã hội của mọi quốc gia trên thê giới .
Huyện Sóc Sơn là một vùng nông thông nghèo của Hà Nội với phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trong đó phải kể đến là xã Hồng Kỳ tập quán canh tác còn lạc hậu, việc dùng phân tươi vẫn không được kiểm soát, MT sinh hoạt không được đảm bảo: rác thải chưa có đội thu gom toàn diện ,nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, công trình vệ sinh gia đình chưa hợp lý ,sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy cách đặc biệt xã gần bãi rác thải của thành phố gây ảnh hương không nhỏ tới môi trường sống. Những vấn đề này ảnh hưởng đến môi trường ở mức độ nào, tác động đến sức khoẻ của người dân ra sao, để trả lời những câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Tình hình sử dụng công trình vệ sinh (nhà tiêu, xử lý rác và nguồn nước) tại xã Hồng Kỳ -huyện Sóc Sơn-Hà Nội 2000 với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả thực trạng cung cấp nước sinh hoạt của nhân dân xã Hồng Kỳ năm 2002 .
2. Khảo sát tình hình xử lý rác của nhân dân xã Hồng Kỳ và ảnh hưởng bãi rác Nam Sơn tới môi trường sống của xã .
3. Đánh giá thực trạng sử dụng nhà tiêu của xã .
7 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3619 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sử dụng công trình vệ sinh (nhà tiêu, xử lý rác và nguồn nước) tại xã hồng kỳ - Huyện Sóc Sơn - Hà Nội 2000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình hình sử dụng công trình vệ sinh
(nhà tiêu, xử lý rác và nguồn nước)
tại xã hồng kỳ -huyện sóc sơn-hà nội 2000
I . Đặt Vấn Đề
Con người cũng như tất cả các loài sinh vật khác đều sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định , được gọi là môi trường sống . Môi trường là một tổng thể tác động qua lại của các yếu tố: con người ,sinh vật ,thời tiết ,khí hậu ,đất ,nước ,sông ,biển…
MT là vấn đề thời sự , nó luôn đươc đề cập đến trong mọi lĩnh vực vì MT trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống ,kết quả lao động…và đặc biệt là SK con người . Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì MT cũng luôn được con người tác động và cải tạo để có lợi cho mình .Nhưng chính sự tác động chủ quan đó có khi lại làm mất đi sự cân bằng sinh thái ,làm hỏng MT sống. Sự bùng nổ dân số ,sự phát triển của công nghiệp ,nông nghiệp ,giao thông vận tải ,nạn chặt phá rừng bừa bãi …thì môi trường cũng bị ô nhiễm theo, thậm chí ở nhiều nước ,nhiều nơi đã đến mức báo động .Vì vậy vấn đề bảo vệ MT sống là cấp bách và cần được quan tâm .
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người ,sinh vật khác và các hoạt động về kinh tế , văn hoá xã hội …của mọi quốc gia trên thê giới .
Huyện Sóc Sơn là một vùng nông thông nghèo của Hà Nội với phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trong đó phải kể đến là xã Hồng Kỳ tập quán canh tác còn lạc hậu, việc dùng phân tươi vẫn không được kiểm soát, MT sinh hoạt không được đảm bảo: rác thải chưa có đội thu gom toàn diện ,nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, công trình vệ sinh gia đình chưa hợp lý ,sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy cách …đặc biệt xã gần bãi rác thải của thành phố gây ảnh hương không nhỏ tới môi trường sống. Những vấn đề này ảnh hưởng đến môi trường ở mức độ nào, tác động đến sức khoẻ của người dân ra sao, để trả lời những câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Tình hình sử dụng công trình vệ sinh (nhà tiêu, xử lý rác và nguồn nước) tại xã Hồng Kỳ -huyện Sóc Sơn-Hà Nội 2000 với các mục tiêu cụ thể sau:
Mô tả thực trạng cung cấp nước sinh hoạt của nhân dân xã Hồng Kỳ năm 2002 .
Khảo sát tình hình xử lý rác của nhân dân xã Hồng Kỳ và ảnh hưởng bãi rác Nam Sơn tới môi trường sống của xã .
Đánh giá thực trạng sử dụng nhà tiêu của xã .
II . Đối tượng và phương pháp nghiên cứu :
1. Địa điểm nghiên cứu :
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hồng Kỳ - huyện Sóc Sơn - Hà Nội. Xã Hồng Kỳ là một vùng bán sơn địa, thuộc vùng gò đồi của huyện - có nhiều đồi núi trọc và đất đai bạc màu. Nguồn sống của dân chủ yếu là nông nghiệp, đời sống của người dân vẫn còn thấp và nghèo. Trình độ học vấn của dân chưa cao và sự hiểu biết về môi trường và tác hại của ONMT tới sức khoẻ hạn chế .
2. Đối tượng nghiên cứu :
-Phỏng vấn những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng (15 đến 49 tuổi) của xã bằng phiếu phỏng vấn .
-Quan sát và đánh giá các công trình vệ sinh hộ gia đình các phụ nữ được phỏng vấn: nguồn nước , hình thức xử lý rác ,sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh .
3. Phương pháp nghiên cứu :
* Thiết kế nghiên cứu : + Lập bộ câu hỏi gồm các câu hỏi ngắn và dễ hiểu về môi trường: nguồn nước ,rác ,nhà vệ sinh ,sử dụng thuốc trừ sâu để phỏng vấn.
+ Lập bảng kiểm để đánh giá công trình vệ sinh hộ gia đình.
* Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu :
Nghiên cứu trên 791 hộ của các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng (15-49tuổi) được chọn ra từ xã , thuộc 7 cụm (cụm 1, cụm 2 ,cụm 3, cụm 4 ,cụm 7, cụm 8 , cụm 9) .
4.Kỹ thuật thu thập thông tin :
Phỏng vấn.
Quan sát trực tiếp môi trường sinh hoạt và đánh giá.
5. Phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng phần mềm EPI INFO 6.0 .
6. Thời gian nghiên cứu :
Từ 18-30/7/2000
III.Kết quả nghiên cứu và bàn luận
1. Nguồn nước và chất lượng vệ sinh tại xã Hồng Kỳ :
1.1 Các loại nguồn nước chính gia đình đang dùng để ăn và uống :
Nguồn nước
Cụm 1
Cụm 2
Cụm 3
Cụm 4
Cụm 7
Cụm 8
Cụm 9
Hộ gia đình
N
%
Nước mưa
0
8
0
0
1
0
0
9
1,1
Nước máy
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Giếng khoan
2
9
0
6
0
9
14
42
5,3
Giếng khơi
39
164
119
71
88
116
143
738
93,3
Nước sông
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Nước ao,hồ
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Khác
0
0
2
0
0
0
0
2
0,3
Tổng
41
181
121
77
89
125
157
791
100
Biểu đồ1. Các loại nguồn nước đang được sử dụng tại xã Hồng Kỳ-huyện Sóc Sơn
Nhận xét:
Nguồn nước ăn chủ yếu tại xã là nước giếng khơi (93,3 %) , nước giếng khoan đã được sử dụng nhưng vẫn quá ít (5,3 %).
Nước máy vẫn chưa đến được với người dân ở xã.
Biểu đồ 2. Các loại nguồn nước đang được sử dụng tại từng cụm
Nhận xét :
Cụm 2, cụm 8 và cụm 9 là những cụm có số lượng hộ gia đình sử dụng giếng khoan cao , trong đó cụm 9 có tỉ lệ dùng giếng khoan cao nhất 14 hộ (8,9 %) .
1.2 Chất lượng vệ sinh các nguồn nước qua quan sát:
Để đánh giá chất lượng vệ sinh các nguồn nước, chúng tôi dùng "Bảng kiểm vệ sinh môi trường hộ gia đình" chấm điểm nguy cơ. Công trình nào có điểm nguy cơ càng cao thì càng có nhiều nguy cơ về vệ sinh . ở đây chỉ tính điểm nguy cơ cho giếng khoan và giếng khơi (do só lượng bể nước mưa ít) . Quan sát 42 giếng khoan và 738 giếng khơi .(Cụm 3 và cụm 7 không có giếng khoan) .
Điểm nguy cơ trung bình cho giếng khơi và giếng khoan là:
Cụm 1
Cụm 2
Cụm 3
Cụm 4
Cụm 7
Cụm 8
Cụm 9
Chung
Giếng khoan
2,4
0
3,67
3,56
2,14
2,9
Giếng khơi
5,1
4,83
4,89
5,4
5,85
4,3
4,56
5,03
Biểu đồ 3. So sánh điểm nguy cơ trung bình của giếng khơi và giếng khoan giữa các cụm
Nhận xét:
Qua bảng và biểu đồ cho thấy điểm nguy cơ trung bình của giếng khoan thấp hơn so với điểm nguy cơ trung bình của giếng khơi .
Điểm nguy cơ của giếng khơi ở cụm 7 là cao nhất (5,83) và của cụm 8 là thấp nhất (4,3) . Tuy nhiên ,nếu so với điểm nguy cơ trung bình tính chung trên cả xã (5,03) thì sự khác biệt này không có ý nghĩa nhiều .
2. Tình hình xử lý rác tại xã Hồng Kỳ .
2.1. Xử lý rác tại hộ gia đình:
Cách xử lý rác
Hộ gia đình
N
Tỉ lệ
Chôn,ủ
162
162 / 791
Đốt
573
573 / 791
Đổ vào chuồng gia súc
229
229 / 791
Đổ vứt ra đường
41
41 / 791
Khác
0
0
Biểu đồ 4. Các hình thức xử lý rác tại xã Hồng Kỳ.
Nhận xét:
Đa số hộ gia đình xử lý rác bằng cách đốt.
Ngoài ra đổ vào chuồng gia súc, chôn ủ .
ảnh hưởng của bãi rácNam Sơn tới hộ gia đình .
Hộ gia đình
N
Tỉ lệ
Không ảnh hưởng
128
128 / 791
Mùi khó chịu
626
626 / 791
Có bụi
130
130 / 791
Gây ON nước SH
70
70 / 791
Gây ON nước và đất canh tác
130
130 / 791
Gây ON nguồn nước chăn nuôi
50
50 / 791
Khác
0
0
Biểu đồ 5. ảnh hưởng của bãi rác Nam Sơn tới các hộ gia đình.
Nhận xét :
đa số gây mùi khó chịu tới các hộ gia đình.
Ngoài ra gây bụi và ô nhiễm nước .
2.3. .ảnh hưởng của ô tô chở rác chạy qua địa phương :
Hộ gia đình
N
Tỉ lệ
Không ah
255
255 / 791
Gây bụi
338
338 / 791
Gây ồn
411
411 / 791
Mùi khó chịu
322
322 / 791
Khác
0
0
Biểu đồ 6. ảnh hưởng của ô tô chở rác đến các hộ gia đình
Nhận xét:
Mức độ ảnh hưởng do ô tô chở rác chạy qua là rất lớn, trong đó gây ồn là nghiêm trọng nhất.
2.4 Vệ sinh rác thải
Để đánh giá tình hình vệ sinh rác thải, chúng tôi dùng "Bảng kiểm vệ sinh môi trường hộ gia đình" chấm điểm nguy cơ. Hộ gia đình nào có điểm nguy cơ càng cao thì càng có nhiều nguy cơ về vệ sinh . ở đây chỉ tính điểm nguy cơ cho tất cả 791 hộ điều tra.
Cụm 1
Cụm 2
Cụm 3
Cụm 4
Cụm 7
Cụm8
Cụm9
Chung
Điểm nguy cơ
3,08
3,45
2,53
4,84
4,39
3,32
3,71
3,74
Biểu đồ 7. So sánh điểm nguy cơ trung bình rác thải giữa các cụm
Nhận xét:
Điểm nguy cơ trung bình đối với rác thải không cao ( 3,74). Cụm 4 là cụm có điểm nguy cơ cao nhất ( 4,84).
3. Tình hình sử dụng nhà tiêu .
3.1 Loại hố xí gi0a đình đang dùng:
Loại hố xí
Cụm1
Cụm2
Cụm3
Cụm4
Cụm7
Cụm8
Cụm9
Hộ gia đình
N
%
Không có nhà vệ sinh
4
9
2
0
3
3
2
23
3
Hai ngăn
9
21
12
1
8
16
25
92
12
Một ngăn
27
148
104
76
75
103
126
659
83
Tự hoại
0
3
2
0
0
2
2
9
1,1
Thấm dội nước
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Nhà tiêu đào cải tiến
0
0
0
0
0
1
2
3
0,27
Khác
1
0
1
0
3
0
0
5
0,63
Tổng
41
181
121
77
89
125
157
791
100
Biểu đồ 8. Cách xử lý phân tại xã Hồng Kỳ
Nhận xét:
Tại xã Hồng Kỳ hố xí một ngăn vẫn chiếm ưu thế (83%), hố xí hai ngăn là(12%), vẫn còn có những hộ gia đình không có hố xí (3%) .
3.2. Chất lượng vệ sinh của nhà tiêu :
Để đánh giá chất lượng vệ sinh các hố xí , chúng tôi dùng "Bảng kiểm vệ sinh môi trường hộ gia đình" chấm điểm nguy cơ . Công trình nào có điểm nguy cơ càng cao thì càng có nhiều nguy cơ về vệ sinh . ở đây chỉ tính điểm nguy cơ cho loại hố xí một / hai ngăn (751) và loại hố xí tự hoại/hố xí thấm dội nước (9) .
Điểm nguy cơ trung bình cho hố xí một / hai ngăn và hố xí tự hoại/hố xí thấm dội nước là:
Cụm1
Cụm2
Cụm3
Cụm4
Cụm7
Cụm8
Cụm9
Chung
hố xí một / hai ngăn
5,58
6,7
8,97
7,65
10,5
5,25
7,07
7,35
hố xí tự hoại/hố xí thấm dội nước
3
2,5
2,8
2,4
2,22
Biểu đồ 9. So sánh điểm nguy cơ trung bình hố xí hai ngăn/một ngăn và hố xí tự hoại /thấm dội nước
Nhận xét:
Điểm nguy cơ trung bình của hố xí hai ngăn/một ngăn là tương đối cao (7,35), trong khi của hỗ xí tự hoại là 2,2.
Trong các cụm dân cư, cụm 7 có điểm nguy cơ trung bình cao nhất (10,5) và không có hỗ xí tự hoại ; cụm 8 có điểm nguy cơ trung bình thấp nhất (5,25).
iv. Kết luận
Qua các kết quả nghiên cứu cho phép rút ra một số kết luận sau :
Thực trạng cung cấp nước và chất lượng vệ sinh nước sinh hoạt xã Hồng Kỳ như sau - Người dân sử dụng nước giếng khơi là chủ yếu ( 93,3%) nhưng nước không đảm bảo vệ sinh: đục, có mùi , rêu …
-Điểm nguy cơ trung bình cho giếng khơi là :5,03 .
Tình hình xử lý rác của nhân dân xã Hồng Kỳ :
- Chủ yếu là đốt, ngoài ra vứt ra chuồng gia súc hoặc chôn ủ .
Người dân thấy ảnh hưởng do mùi của bãi rác Nam Sơn chiếm tỷ lệ cao (80%) và ô tô chở rác qua xã gây : Tiếng ồn, bụi, mùi khó chịu .
3. Thực trạng sử dụng nhà tiêu ở xã Hồng Kỳ không đảm bảo vệ sinh :
- Số hộ sử dụng nhà tiêu một ngăn cao (83%) nhưng không đúng quy cách .
Điểm nguy cơ trung bình cho hố xí một ngăn là : 7,53.
V. Kiến nghị .
Qua kết quả nghiên cứu , chúng tôi có một số kiến nghị sau :
Về cung cấp nước sinh hoạt cho xã :
Tăng tỷ lệ giếng khoan, nếu có điều kiện thì cung cấp nước máy cho xã .
Cải thiện chất lượng nước .
2. Xử lý rác :
Đối với bãi rác Nam Sơn cần có giải pháp xử lý rác hợp lý để hạn chế đến mức thấp nhất gây ô nhiễm môi trường .
3. Sử dụng nhà tiêu :
Tăng tỷ lệ hố xí hai ngăn .
Sử dụng hố xí đúng quy cách .
Tài liệu tham khảo
Trần Thị Bích Hồi (2001) Luận văn Thạc sĩ y học - Thực trạng môi trường tự nhiên và khả năng ảnh hưởng tới sức khoẻ, bệnh tật của nhân dân huyện Sóc Sơn – Hà Nội.
Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Bộ môn VS-MT-DT (1997)- Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1,2- NXB Y học.
Nguyễn Huy Nga (1998), Quản lý chất thải, Chuyên đề nâng cao VSMTDT, Hà Nội.
Báo Sức khoẻ & Đời sống, Chuyên đề nước sạch và môi trường 9-10/ 2002.
David O’ Connor, Managing the environment with rapid industrialization: lessons from the east asian experience, Developing centre for the organization for economic co – operation and development.