Ở những nước khác, một trong những công cụ chính đối phó với thất nghiệp là bảo hiểm thất nghiệp, nhằm hỗ trợ tài chính cho người lao động để giúp họ có thể tồn tại một cách lương thiện trong thời gian tìm việc làm khác. Bởi vì thất nghiệp tăng số người không có công ăn việc làm nhiều , gắn liền với sự gia tăng tệ nạn xã hội : như cờ bạc , trộm cắp … làm xói mòn niềm tin của nhiều người , phá vỡ nếp sống lành mạnh , gây tổn thương mối quan hệ làng xóm , gây tổn thương về mặt tâm lý dẫn đến mất an ninh trật tự công cộng .
Rất tiếc, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp chưa hoạt động ở Việt Nam và nếu có thì cũng sẽ chỉ bảo hiểm cho một bộ phận nhỏ của lực lượng lao động Việt Nam; vốn có một tỷ trọng lớn là lực lượng lao động từ nông thôn ra, trình độ học vấn thấp , phần lớn trong số đó lại làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, nhiều khi mang tính gia đình. Do đó khó có thể kiểm soát được tình hình liên quan đến người lao động chứ chưa nói đến chuyện bảo hiểm thất nghiệp.
Cũng như nhiều nơi trên thế giới, tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam đã trở thành sự kiện thời sự với những tin tức xuất hiện hầu như hàng ngày trên các phương tiện truyền thông về một doanh nghiệp nào đó, một khu công nghiệp nào đó đã và đang định sa thải bao nhiêu công nhân. Kèm theo đó, những phóng sự, những bài viết về thực trạng cuộc sống bi đát của những công nhân ngoại tỉnh mất việc càng làm u ám thêm vấn đề thất nghiệp và việc làm trong cơn khủng hoảng.
Chính vì những vấn đề trên mà em chọn ngiên cứu đề tài : Tình hình thất nghiệp ở VN trong giai đoạn 2006-2008 và giải pháp tạo công ăn việc làm .
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6156 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2008 và giải pháp tạo công ăn việc làm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài .
2- Mục tiêu nghiên cứu
3- Phương pháp nghiên cứu .
4- Phạm vi nghiên cứu .
5- Bố cục báo cáo
Chương I : Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương II : Giải pháp tạo công ăn việc làm trong giai đoạn hiện nay
Chương III : Kết luận .
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .
A : CƠ SỞ LÝ THUYẾT .
1- Khái niệm về thất nghiệp .
2- Tỉ lệ thất nghiệp .
3- Tác động thất nghiệp và việc làm .
Thực trạng thất nghiệp ở VN .
Nguyên nhân thất nghiệp ở VN .
B : MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .
1- Khái niệm của các biến
2- Mô tả lý thuyết sơ bộ .
Dữ liệu mẫu điều tra.
Xử lý số liệu .
Diễn dịch kết quả .
CHƯƠNG II : GIẢI PHÁP TẠO CÔNG ĂN VIỆC LÀM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .
CHƯƠNG III : KẾT LUẬN .
Hạn chế.
Gợi ý hướng nghiên cứu thêm .
TÀI LIỆU SỬ DỤNG THAM KHẢO .
PHỤ LỤC CÁC BẢNG BIỂU .
&&&&&&&&
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài :
Ở những nước khác, một trong những công cụ chính đối phó với thất nghiệp là bảo hiểm thất nghiệp, nhằm hỗ trợ tài chính cho người lao động để giúp họ có thể tồn tại một cách lương thiện trong thời gian tìm việc làm khác. Bởi vì thất nghiệp tăng số người không có công ăn việc làm nhiều , gắn liền với sự gia tăng tệ nạn xã hội : như cờ bạc , trộm cắp … làm xói mòn niềm tin của nhiều người , phá vỡ nếp sống lành mạnh , gây tổn thương mối quan hệ làng xóm , gây tổn thương về mặt tâm lý dẫn đến mất an ninh trật tự công cộng .
Rất tiếc, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp chưa hoạt động ở Việt Nam và nếu có thì cũng sẽ chỉ bảo hiểm cho một bộ phận nhỏ của lực lượng lao động Việt Nam; vốn có một tỷ trọng lớn là lực lượng lao động từ nông thôn ra, trình độ học vấn thấp , phần lớn trong số đó lại làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, nhiều khi mang tính gia đình. Do đó khó có thể kiểm soát được tình hình liên quan đến người lao động chứ chưa nói đến chuyện bảo hiểm thất nghiệp.
Cũng như nhiều nơi trên thế giới, tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam đã trở thành sự kiện thời sự với những tin tức xuất hiện hầu như hàng ngày trên các phương tiện truyền thông về một doanh nghiệp nào đó, một khu công nghiệp nào đó đã và đang định sa thải bao nhiêu công nhân. Kèm theo đó, những phóng sự, những bài viết về thực trạng cuộc sống bi đát của những công nhân ngoại tỉnh mất việc càng làm u ám thêm vấn đề thất nghiệp và việc làm trong cơn khủng hoảng.
Chính vì những vấn đề trên mà em chọn ngiên cứu đề tài : Tình hình thất nghiệp ở VN trong giai đoạn 2006-2008 và giải pháp tạo công ăn việc làm .
2 – Mục tiêu nghiên cứu :
Làm rõ lý luận về thất nghiệp, thất nghiệp cơ cấu đồng thời phân tích thực trạng để nhận dạng, tìm những nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng tình hình thất nghiệp ở VN trong giai đoạn 2006-2008 .
Đề xuất các giải pháp, chính sách thích hợp nhằm hạn chế thất nghiệp, thất nghiệp cơ cấu và giải quyết việc làm cho từng loại lao động thất nghiệp tương ứng cho giai đoạn tới.
3 - Phương pháp nghiên cứu :
Trong phạm vi đề tài này, chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
Thu thập số liệu thứ cấp từ bảng dữ liệu bao gồm : Doanh thu thuần / Vốn sản xuất / Số doanh nghiệp / Số lao động / Dân số / Tỷ lệ thất nghiệp của các doanh nghiệp năm 2000 trên trang web của tổng cục thống kê .
Từ tài liệu sách, báo, website trên internet.
Phương pháp mô tả .
Dùng các bảng biểu, đồ thị mô tả chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích .
4- Phạm vi nghiên cứu:
Các yếu tố ảnh hưởng đặc điểm của mô hình chỉ dựa số liệu có sẵn trong tập dữ liệu mẫu tìm mô hình thích hợp và kiểm định mức độ sai số của mô hình . Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam năm 2000 có liên quan đến thất nghiệp và giải pháp tạo công ăn việc làm .
Cụ thể là nghiên cứu sự ảnh hưởng các yếu tố:Vốn doanh nghiệp , Số doanh nghiệp, Số lao động, Dân số, Tỷ lệ thất nghiệp trong nước có liên quan đến doanh thu thuần của doanh nghiệp.
5- Bố cục báo cáo :
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU :
A : CƠ SỞ LÝ THUYẾT :
1 - Khái niệm về thất nghiệp :
Thất nghiệp có 2 dạng: Thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp bán phần. Thất nghiệp theo định nghĩa của ILO là thất nghiệp toàn phần. Thất nghiệp bán phần hay còn gọi là thiếu việc làm ở nhiều nước thường được dùng để chỉ những lao động làm việc dưới 20 đến 35 giờ/tuần và vẫn có nhu cầu làm thêm giờ.
Còn theo lý thuyết thì thất nghiệp được chia làm nhiều loại như sau:
Thất nghiệp tự nhiên: Tỷ lệ thất nghiệp đương nhiên bởi luôn có một số người trong giai đoạn chuyển từ chỗ làm này sang chỗ khác.
Thất nghiệp cơ cấu: Do sự không tương thích của phân bố lao động và phân bố chỗ làm Người thất nghiệp không muốn hoặc không thể thay đổi nơi ở hoặc chuyển đổi kỹ năng.
Thất nghiệp chu kỳ: Khi tổng cầu lao động thấp hơn tổng cung lao động ở giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế.
Thất nghiệp kỹ thuật: do việc thay thế công nhân bằng máy móc hoặc công nghệ tiên tiến hơn.
Thất nghiệp thông thường: Khi thu nhập thực tế xuống dưới mức chấp nhận được.
Thất nghiệp theo học thuyết Mark: Là mức cần thiết để thúc đẩy công nhân làm việc và giữ mức lương thấp .
Thất nghiệp theo mùa: Khi công việc phụ thuộc vào nhu cầu theo thời tiết.
Tỉ lệ thất nghiệp :
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia .Có nhiều quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đúng và đầy đủ thực chất của tình trạng thất nghiệp , nhất là các nước đang phát triển .
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố trong những năm qua và được Tổng cục Thống kê thống kê trong hai năm lại đây thực ra chỉ được tính cho khu vực thành thị, cho những người trong độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ. Người thất nghiệp cần phải hiểu là những người tại thời điểm điều tra không đi làm, đang có nhu cầu tìm việc làm và nếu có việc làm là phải đi làm ngay .
Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay.
Theo thống kê chưa chính thức , VN có có khoảng 2,2 triệu người thất nghiệp. Trong đó có nhiều cư dân thành thị ở các thành phố lớn và chủ yếu ở độ tuổi thanh niên .Ngoài ra , còn có tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng và phổ biến ở nông thôn .
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ước tính 4,65% (năm 2007 là 4,64%). So với tổng số người lao động ở thành thị là 11.372.000 người thì con số này là 528.798 người. Đây chỉ là con số thất nghiệp trong nhóm người tham gia hoạt động kinh tế, chưa tính đến nhóm người không tham gia hoạt động kinh tế như làm nội trợ, mất khả năng lao động, đang đi học...
Năm 2006, tỷ lệ thanh niên đô thị thất nghiệp ở độ tuổi 15 – 34 là 5,1%. Năm 2007, tỷ lệ này là 8,5% và năm 2008 đã lên 9,3%, chiếm gần 61% trong tổng số người thất nghiệp .
Nước ta có khoảng 70% dân cư và lao động sống ở nông thôn, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên nạn thất nghiệp che dấu hay gọi là thất nghiệp theo mùa lại trở thành phổ biến. Rất nhiều nông dân vẫn phải gắn bó
với nông nghiệp, gắn bó với đất đai để tồn tại với mức thu nhập và năng suất lao động thấp. Khi vào vụ gieo trồng hoặc thu hoạch, người nông dân tập trung làm việc khoảng 4 – 5 tháng trong năm. Thời gian còn lại họ kéo nhau lên thành phố tìm kiếm việc làm tạm thời hoặc đi làm ăn xa. Mặt khác, theo tập quán của người Việt Nam, trong nhiều gia đình, con em của họ vẫn phải sống cùng bố mẹ, nhận sự trợ giúp từ gia đình hoặc tham gia phụ giúp việc cho bố mẹ… thì đây cũng là nhóm đối tượng “thất nghiệp che dấu”.
Ước tính trong thập kỷ tới mỗi năm sẽ có 1 – 1.5 triệu người bước vào tuổi lao động và tỷ lệ tăng của lực lượng lao động sẽ cao hơn tỷ lệ tăng dân số .Một vài năm trở lại đây , lực lượng lao động đã tăng 2,25%- 2,5 % mỗi năm so với mức tăng dân số là 1.2% - 1,25% .
Tác động thất nghiệp và việc làm :
Dân số đông tạo nên thị trường lao động nội địa thuận lợi nên nguồn nhân lực trở thành yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước . Tuy nhiên , sự phát triển dân số quá nhanh đã trở thành gánh nặng và khó khăn cho chính phủ trong việc cải thiện cơ hội tìm hiểu việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn .
Do việc quản lý thị trường lao động ở nước ta còn chưa được chặt chẽ, đến nay cũng chưa có một hệ thống đăng ký việc làm cho từng người lao động từ cấp trung ương đến xã phường, cho nên số lượng cụ thể về người thất nghiệp ở từng thời kỳ, từng địa bàn cũng chỉ mang tính tương đối. Vì vậy, việc phân tích thị trường lao động, việc thực hiện các biện pháp của chính sách việc làm và chính sách thị trường lao động cũng như đánh giá hiệu quả của nó chưa được chính xác.
Thất nghiệp và thiếu việc làm đang là vấn đề mang tính toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng và suy giảm kinh tế thế giới hiện nay. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về tác động ảnh hưởng thất nghiệp, các đặc trưng riêng ở Việt Nam để từ đó có các các chính sách thích hợp tạo việc làm là rất cần thiết.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số nhà ở Trung ương, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, tổng dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, trong đó dân cư khu vực thành thị là 25.347.262 người (chiếm 29,6%) và 60.415.311 người (chiếm 70,4%) thuộc khu vực nông thôn. Với số dân này, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Sau 10 năm dân số nước ta tăng thêm 9,470 triệu người (bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giữa 2 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và năm 2009 là 1,2% năm. Dân số thành thị tăng 3,4%; dân số nông thôn tăng 0,4% . Đây là kết quả của quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị và quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở các thành phố lớn .
Tổng cục Thống kê sẽ tiến hành riêng một cuộc điều tra về thất nghiệp trong tháng 9.2009 ,theo số liệu sơ bộ hiện có khoảng 2,2 triệu người không có việc làm .Người lao động nước ta có đặc điểm :
70% sống ở nông thôn .
60% đang làm trong lĩnh vực nhà nước .
14% lao động làm việc trong khu vực nhà nước .
10% lao động tiểu thủ công nghiệp .
90% lao động thủ công .
Tỷ lệ dân số nông thôn tập trung ở hai vùng Duyên hải Bắc trung bộ (23%) và Đồng bằng sông Cửu Long (25%).Thường di dân ra các thành phố đô thị tìm việc làm . Sự tập trung dân số cao vào đô thị, đầu tiên sẽ dẫn đến sự “ô nhiễm do mật độ” ở các đô thị .
Như chúng ta đã thấy hiện nay tại các đô thị lớn của Việt Nam như TP.HCM, TP Hà Nội, và một số đô thị loại 1, loại 2, thậm chí loại 3, trong mọi lĩnh vực: kiến trúc, giao thông, thoát nước, thải rác, giáo dục, y tế, các tệ nạn xã hội, giá cả tăng vọt, đời sống khó khăn… Nhà nước sẽ phải tiếp tục đầu tư chỉnh trang, nâng tầng cao, mở rộng đô thị, phát triển các kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật – xã hội. Sự đổ xô về thành thị trong mười năm gần đây đã khiến nông thôn thiếu lao động, mặc dù giá công lao động tại nông thôn hiện nay nhiều nơi còn cao hơn giá lao động tại thành thị.
Những yếu tố cần thiết của lao động trong một xã hội công nghiệp hiện đại chúng ta cũng còn thiếu: Phong cách làm việc hiệp đồng, năng lực làm việc theo nhóm... Điều này chính bà Nguyễn Thị Kim Ngân Bộ trưởng Bộ LĐ TB& XH cũng nhìn nhận, là do người lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng của lao động sản xuất nhỏ, manh mún để lại.(6)
Chính vì chất lượng lao động thấp dẫn đến chất lượng việc làm cũng thấp. Hiện nay Việt Nam còn thiếu nhiều nhân lực trình độ cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Đó là các lĩnh vực về nghiên cứu hoạch định chính sách, tư vấn luật pháp, giảng viên đại học và dạy nghề, chuyên gia cao cấp về quản trị doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng, thương mại quốc tế và lao động kỹ thuật trình độ cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, điều khiển và tự động hoá, công nghệ sinh học, dầu khí, năng lượng, kể cả thiếu chuyên gia kỹ thuật trình độ cao trong các doanh nghiệp .(6)
Thực trạng thất nghiệp ở VN :
Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở xã hội cộng đồng nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội phong kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người luôn có việc làm. Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản ( nô lệ ) của họ rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết .Thực tế này
có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động.
Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp. Người lao động không có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp.
Năm 2006 VN có số dân là 84,136 triệu người , trong đó có 43 triệu người đang tuổi lao động .Năm 2008 dân số là 86,210 triệu người và số người ở tuổi lao động là 44 triệu người . Nguồn nhân lực dồi dào , co ý thức lao động cần cù , năng động nắm bắt nhanh khoa học kỷ thuật tiên tiến . Hơn 20 triệu người ít nhất đã tốt nghiệp trung học hay trung học dạy nghề trở lên . Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển , tăng trưởng GDP tại VN và tham gia lao động quốc tế.
Trong toàn bộ nền kinh tế , tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay còn thấp , khoảng 4 triệu người , chỉ chiếm 10,5% lực lượng lao động .Điều này , cho thấy lực lượng lao động hiện nay chưa có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn này . Trong số lao động đã qua đào tạo thì cơ cấu , trình độ và ngành nghề còn nhiều bất cập trước yêu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa …Số người có trình độ trên đại học chỉ chiếm 1,2% trên số người có trình đô đại học . Những vùng đông dân cư như Duyên hải Bắc trung bộ chiếm 23% , Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 25% thì qui mô lao động có trình độ hay được đào tạo nghề nghiệp lại yếu và thiếu . Duyên hải Bắc trung bộ chỉ chiếm 15% và Đồng bằng sông Cửu Long 8% .
Về cơ cấu ngành nghề , lao động đã qua đào tạo thường tập trung chủ yếu ở viện nghiên cứu , các đơn vị hành chánh sự nghiệp và ngành giáo dục . Lĩnh vực sản xuất vật chất có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp . Đặc biệt trong nông nghiệp , ngành sản xuất lớn nhất chỉ có 9,15% lao động được đào tạo trong 70% lao động nông thôn .
Ở vùng Tây nguyên , miền núi chỉ có 3,51% lao động đã được đào tạo .Nhiều lĩnh vực còn thiếu rất nhiều cán bộ giỏi , cán bộ quản lý , cán bộ am hiểu công nghệ cao , tiên tiến …
Điều đó dẫn đến thực trạng nơi thừa không hết , nơi thiếu chẳng lần ra .
Nguyên nhân thất nghiệp ở VN:
Trong những năm vừa qua, cùng với nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc dân, sự thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư từ nước ngoài, sự hình thành các khu công nghiệp mới với công nghệ hiện đại, chúng ta mới đề cập nhiều đến loại hình thất nghiệp cơ cấu, nhất là nhu cầu lao động qua đào tạo, có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề hay trình độ quản lý cao.
Ngoài lý do khủng hoảng kinh tế, một nguyên nhân quan trọng khác là trình độ lao động thấp. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên chưa qua đào tạo ở đô thị là 44%, ở nông thôn là trên 70%.Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề năm 2000 là 13,4%, năm 2006 là 20% và năm 2008 là 24%, tương đương với trên 1,5 triệu người. Tuy tỷ lệ có tăng lên nhưng con số này vẫn còn quá ít so với tổng số lao động trong độ tuổi là 44,1 triệu người .
Một dạng thất nghiệp phổ biến và còn kéo dài trong suốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta cũng như ở các nước đang phát triển khác và đặc biệt với một nước có cơ cấu dân số trẻ hoá như ở Việt Nam là tình trạng thất nghiệp sức lao động phụ thuộc với quy mô lớn . Điều đó có nghĩa là chúng ta luôn thiếu chỗ làm việc hay tổng cung lao động luôn vượt cao so với tổng cầu. Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tốc độ tăng chỗ làm việc mới luôn thấp hơn tốc độ tăng dân số bước vào tuổi lao động và có nhu cầu lao động. Sự tồn tích của một bộ phân lao động trẻ, kể cả đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn hoặc chưa qua đào tạo, đang thất nghiệp, từ năm này qua năm khác là một thách thức cần giải quyết từ góc độ kinh tế vĩ mô kể cả trước mắt cũng như lâu dài.
Thất nghiệp thừa hoặc thất nghiệp tồn đọng xuất phát từ thất nghiệp chuyển đổi do người thất nghiệp không thể hoặc rất khó có thể được giới thiệu một chỗ làm việc mới như người thất nghiệp chỉ còn vài năm nữa đủ tuổi nghỉ hưu, người thất nghiệp hạn chế về năng lực làm việc, bị suy giảm sức khoẻ hoặc có đạo đức nghề nghiệp kém và khó có thể xoá bỏ khỏi danh sách tồn đọng của thất nghiệp.
Thất nghiệp che dấu chủ yếu diễn ra trong ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển do giới hạn năng suất lao động còn thấp kém.Năng suất lao động của Việt Nam cũng còn rất thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng khoảng 55% so với Trung Quốc, 35% so với Thái Lan, 15% so với Malaysia và khoảng 5-6% so với Hàn Quốc. Mặc dù lao động Việt Nam được đánh giá là nguồn cung dồi dào và giá rẻ, song do năng suất thấp và
đang thiếu nguồn nhân lực trình độ cao nên chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ giảm sức cạnh tranh và tính hấp dẫn của lao động.
Thất nghiệp thời vận hay thất nghiệp chu kỳ là loại hình thất nghiệp xuất hiện theo sự dao động của chu kỳ hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia và trong bối cảnh hiện nay, loại hình thất nghiệp này đang có xu hướng gia tăng. Theo cảnh báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có thể còn nghiêm trọng hơn cuộc đại suy thoái 1929 - 1933, làm cho số người thất nghiệp trên thế giới có thể lên đến mức kỷ lục, tăng từ 190 triệu năm 2007 lên 210 triệu vào cuối 2009. Các ngành sử dụng nhiều lao động như xây dựng, kinh doanh bất động sản, tài chính – ngân hàng, dịch vụ, du lịch, công nghiệp ô tô... sẽ chịu nhiều tác động nhất . Đây là dạng thất nghiệp kinh tế vĩ mô, có tính bao trùm lên và tác động mạnh mẽ đến các loại hình thất nghiệp khác.
Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi cung của những loại lao động nhất định theo giới tính, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn hay ở từng vùng , vượt hơn cầu lao động cùng loại và không biến chuyển kịp để tìm kiếm việc làm ngắn hạn.Có hai điều kiện dẫn tới thất nghiệp cơ cấu là: Cung của một loại lao động nhất định lớn hơn cầu về cùng loại lao động đó và sự hạn chế về tính lưu chuyển của lao động.
Thất nghiệp xuất khẩu. Khi một quốc gia phá giá đồng tiền để tăng xuất khẩu sẽ làm các nước khác tăng thất nghiệp do tăng nhập khẩu hàng hoá khiến doanh nghiệp trong nước đình đốn; hoặc khi một nước sử dụng số lượng lớn lao động nước ngoài, kinh tế gặp khó khăn phải sa thải lao động và buộc họ trở về quê hương làm gia tăng số lượng người thất nghiệp xuất khẩu.
Ở Việt Nam, thất nghiệp cũng bao gồm các loại hình nêu trên. Tuy nhiên do đặc điểm kinh tế – chính trị - xã hội và dân số mà các nguyên nhân thất nghiệp cũng như phạm vi và đối tượng thất nghiệp có sự khác nhau cả về mức độ, quy mô và thời gian thất nghiệp.
Cho nên khi xem xét dạng thất nghiệp và nguyên nhân thất nghiệp, người ta khó có thể giải thích một cách đầy đủ theo quan hệ nhân quả giản đơn nghĩa là từ nguyên nhân này thì dẫn đến dạng thất nghiệp tương ứng kia hoặc ngược lại mà thực tế luôn thấy có sự giao nhau, sự tác động tương hỗ lẫn nhau giữa các nguyên nhân và một người thất nghiệp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý khi xem xét các giải pháp mang tính toàn diện và đồ