Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần mà con người mong muốn. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước.
Trong suất quá trình phát triển của loài người, lao động đóng vai trò quyết định vào quá trình xã hội hoá. Lao động đã kết hợp với tư liệu lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống con người, nó còn là động lực quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra những bước phát triển của nền kinh tế. Nhờ đến lao động mà con người dần dần có đầu óc tìm tòi và sáng tạo.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VIII, tháng 6/1996 đã nhấn mạnh: công nghiệp hoá đất nước trước hết là công nghiệp hoá kinh tế nông thôn. Vấn đề này được đặt ra không chỉ bởi tầm quan trọng của phát triển kinh tế nông thôn trong bối cảnh chung của đất nước mà còn vì nông thôn là nơi cư trú, sinh sống và làm ăn của một bộ phận lớn lao động và dân cư cả nước.
Nông thôn Việt nam hiện nay chiếm tới 80% dân số và 70% lực lượng lao động cả nước. Từ khi Đảng và nhà nước tiến hành các chính sách đổi mới kinh tế, khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói chung đã có bước tăng trưởng và phát triển tương đối cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội cũng nổi lên gay gắt như: người chưa có việc làm và thiếu việc làm ngày càng gia tăng, sự phân hoá giàu nghèo tăng nhanh, tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia tăng....
Trong các vấn đề xã hội nêu trên, việc làm cho người lao động đang là vấn đề bức xúc, được toàn thể xã hội hết sức quan tâm. Các văn kiện quan trọng của Đảng và nhà nước và thông tin đại chúng cũng đã thường xuyên đề cập vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang ngày một tăng lên ở khu vực nông thôn. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu về “ Việc làm ở nông thôn” sẽ có ý thiết thực góp phần hoàn thiện và xây dựng các chính sách giải quyết việc làm cho người lao động.
Hoằng Lý là một xã thuộc vùng đồng Bằng Trung Bộ, có diện tích nhỏ. Dân số sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lao động trong nông nghiệp rất đông và ngày một gia tăng lên, gây ra tình trạng thiết việc làm và dư thừa lao động ngày càng có xu hướng gia tăng. Việc nghiên cứu thực trạng lao động dư thừa ở nông thôn xã Hoằng Lý để tìm những nguyên nhân và từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn là rất cần thiết. Do đó tôi đã nghiên cứu đề tài:
“Tình hình và hướng giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn xã Hoẳng Lý – huyện Hoằng Hoá - Tỉnh Thanh Hoá”.
44 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình và hướng giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn xã Hoẳng Lý – huyện Hoằng Hoá - Tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần mà con người mong muốn. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước.
Trong suất quá trình phát triển của loài người, lao động đóng vai trò quyết định vào quá trình xã hội hoá. Lao động đã kết hợp với tư liệu lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống con người, nó còn là động lực quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra những bước phát triển của nền kinh tế. Nhờ đến lao động mà con người dần dần có đầu óc tìm tòi và sáng tạo.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VIII, tháng 6/1996 đã nhấn mạnh: công nghiệp hoá đất nước trước hết là công nghiệp hoá kinh tế nông thôn. Vấn đề này được đặt ra không chỉ bởi tầm quan trọng của phát triển kinh tế nông thôn trong bối cảnh chung của đất nước mà còn vì nông thôn là nơi cư trú, sinh sống và làm ăn của một bộ phận lớn lao động và dân cư cả nước.
Nông thôn Việt nam hiện nay chiếm tới 80% dân số và 70% lực lượng lao động cả nước. Từ khi Đảng và nhà nước tiến hành các chính sách đổi mới kinh tế, khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói chung đã có bước tăng trưởng và phát triển tương đối cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội cũng nổi lên gay gắt như: người chưa có việc làm và thiếu việc làm ngày càng gia tăng, sự phân hoá giàu nghèo tăng nhanh, tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia tăng....
Trong các vấn đề xã hội nêu trên, việc làm cho người lao động đang là vấn đề bức xúc, được toàn thể xã hội hết sức quan tâm. Các văn kiện quan trọng của Đảng và nhà nước và thông tin đại chúng cũng đã thường xuyên đề cập vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang ngày một tăng lên ở khu vực nông thôn. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu về “ Việc làm ở nông thôn” sẽ có ý thiết thực góp phần hoàn thiện và xây dựng các chính sách giải quyết việc làm cho người lao động.
Hoằng Lý là một xã thuộc vùng đồng Bằng Trung Bộ, có diện tích nhỏ. Dân số sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lao động trong nông nghiệp rất đông và ngày một gia tăng lên, gây ra tình trạng thiết việc làm và dư thừa lao động ngày càng có xu hướng gia tăng. Việc nghiên cứu thực trạng lao động dư thừa ở nông thôn xã Hoằng Lý để tìm những nguyên nhân và từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn là rất cần thiết. Do đó tôi đã nghiên cứu đề tài:
“Tình hình và hướng giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn xã Hoẳng Lý – huyện Hoằng Hoá - Tỉnh Thanh Hoá”.
CHƯƠNG ITỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1. Khái niệm về lao động và việc làm.
a. Khái niệm về lao động. Lao động là hoạt động có mục đích của con người, bất cứ làm việc gì con người cũng phải tiêu hao năng lực với một lượng nhất định, tuy nhiên chỉ có sự tiêu hao năng lượng có mục đích mới gọi là lao động. Chúng ta biết, tất cả mọi thứ cần thiết cho đời sống của con người đều do lao động sáng tạo ra, vì vậy những người có khả năng lao động đều phải tham gia lao động để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội đó là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn. Ngày nay lao động đối với con người không chỉ là nguồn kiếm sống là nghĩa vụ đối với xã hội, mà lao động còn là quyền lợi của mỗi người để tự khẳng định mình. b. Khái niệm về việc làm. Việc làm liên quan chặt chẽ đến lao động, song chúng không hoàn toàn giống nhau. Việc làm thể hiện quan hệ của con người với những chỗ làm việc cụ thể, là giới hạn cần thiết trong đó diễn ra quá trình lao động. ở nước ta Bộ luật lao động năm 1994 đã khái niệm về việc làm như sau: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”
Từ khái niệm trên cho thấy, việc làm chính là hoạt động lao động không bị pháp luật cấm và tạo ra thu nhập.
2. Khái niệm về nguồn lao động.
Là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm.
Nguồn lao động trong nông nghiệp gồm số lượng và chất lượng lao động. * Số lượng lao động: “Là toàn bộ những người nằm trong độ tuổi quy định (nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi) có khả năng tham gia lao động”. Ngoài ra do quá trình sản xuất nhất là sản xuất trong ngành nông nghiệp những người trên được coi như là một bộ phận của nguồn lao động. Nhưng khả năng tham gia lao động của họ hạn chế hơn so với những lao động trong tuổi, tuy nhiên lao động của họ vẫn được coi là lao động phụ. Do đó, những nguồn lao động này phải được sử dụng để làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội và việc tăng số lượng những người lao động trực tiếp sản xuất có tầm quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm. Mác nói: “nếu các điều khác nhau không có gì thay đổi thì giá trị và số lượng của sản phẩm sẽ tăng lên theo tỷ lệ thuận với số lao động được sử dụng”. Nhưng số lượng những người lao động phải gắn liền với số ngày lao động, nhất là số ngày số giờ lao động thực tế, số giờ làm việc hữu ích của người lao động, cùng một số lao động như nhau nếu số ngày làm việc của mỗi người càng lớn số giờ làm việc hữu ích càng nhiều thì khối lượng sản phẩm càng cao. * Chất lượng lao động. Chất lượng lao động chính là sức lao động của bản thân người lao động, chất lượng sức lao động được biểu hiện ở sức khoẻ, trình độ lành nghề, trình độ văn hoá, nhận thức hiểu biết khoa học kỹ thuật và trình độ kinh tế tổ chức.Số lượng và chất lượng của nguồn lao động trong nông thôn luôn biến đổi và sự biến đổi đó do các nguyên nhân sau: - Việc tăng giảm tự nhiên của dân số và hàng năm có một số người đến tuổi lao động tham giao vào lao động và một số khác hết tuổi lao động rút khỏi - Do các chính sách của Đảng và nhà nước bảo đảm thoả mãn nhu cầu về vật, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và chăm lo sức khoẻ cho mọi người. Ngày nay sự thay đổi về số lượng lao động trong nông thôn là giảm liên tục cả về số tuyệt đối và số tương đối đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng với tốc độ cao và ổn định để thuận lợi cho việc chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và những ngành phi nông nghiệp khác. Tức là chuyển lao động có năng suất lao động thấp sang lao động có năng xuất lao động cao và có sự phân công lao động ngày càng hợp lý cùng với sự chuyên môn hoá lao động ngày càng cao trong các ngành nghề. Song song với việc chuyển đó là không ngừng tăng cường cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật cho lao động nông nghiệp.
3. Thị trường lao động.
Khái niệm về thị trường lao động ở Việt nam nhiều khi còn rất xa lạ với xã hội trong giới khoa học chưa có một cách hiểu thống nhất, trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu về lao động có thể khái quát thị trường lao động như sau: “Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trên lĩnh vực thuê mướn lao động (bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn, tiền công...., ở đó diễn ra sự trao đổi thoả thuận giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là lao động tự do”.
Lao động được mua bán trên thị trường không phải là lao động trìu tượng mà là lao động cụ thể, lao động thể hiện thành việc làm. một thị trường lao động tức là ở đó số lượng lao động và chất lượng lao động cung ứng việc làm, và sử dụng việc làm về cơ bản phải tương ứng nhau. Hay nói một cách cụ thể thì thị trường lao động được hình thành từ 3 bộ phận chính đó là: người sử dụng lao động (cầu lao động ); lao động làm thuê (cung lao động ) và giá cả hay tiền công lao động. Trong đó giá cả hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động làm thuê và người sử dụng lao động do quan hệ cung- cầu trên thị trường quy định.4. Thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp.
* Khái niệm về thất nghiệp. Theo ICO đưa ra các tiêu thức, thất nghiệp là người không có việc làm, có khả năng làm việc, nhu cầu tìm việclàm. Vậy thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có sức lao động chưa có việc làm đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Theo G.N.Sokolova: “Thất nghiệp là sự phản ánh tình trạng không ăn nhập giữa cung và cầu sức lao động về số lượng cũng như về chất lượng”.
* Khái niệm về tỷ lệ thất nghiệp.Là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người thất nghiệp và tổng nguồn nhân lực nhưng đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ thất nghiệp này chưa phản ánh đúng thực sự nguồn lao động.
* Phân loại thất nghiệp. - Thất nghiệp không tự nguyện: Là những người muốn làm bất kỳ một công việc nào đó mà họ không quan tâm đến mức tiền lương nhưng họ không tìm được việc làm. - Thất nghiệp tự nguyện: Là những lao động không quan tâm đến một số nghề, mặc dù họ có đủ điều kiện để làm vì họ có một phần nguồn sống từ bên ngoài. II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN LAO ĐỘNG.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lao động.
a. Dân số. Dân số là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động. Quy mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấu của nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số hiện nay là: Phong tục, tập quán của từng nước, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến khích và hạn chế sinh đẻ (tốc độ tăng dân số tạo ra nguồn lao động trong tương lai). Trên thế giới hiện nay, tốc độ tăng dân số có sự khác nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển, các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số thấp, ngược lại ở những nước kém phát triển thì tỷ lệ tăng dân số lại cao
b. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là số phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn lực. Nhân tố cơ bản tác động đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang đi học, đang làm việc nội trợ hoặc ở tình trạng khác. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thường được sử dụng để ước tính quy mô của dự trữ lao động trong nền kinh tế và có vai trò quan trọng trong thống kê thất nghiệp.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động.Số lượng lao động mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế. Mặt khác cần được xem xét đến chất lượng lao động, đó là yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn, chất lượng lao động có thể nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo, nhờ sức khoẻ của người lao động, nhờ việc bố trí điều kiện lao động tốt hơn.a. Giáo dục và đào tạo. Được coi là dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng của con người theo nhiều nghĩa khác nhau. Kết quả của giáo dục làm tăng lực lượng lao động có trình độ tạo khả năng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Công nghệ thúc đẩy càng nhanh càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vai trò của giáo dục còn được đánh giá qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao động của môĩ cá nhân nhờ có nâng cao trình độ và tích luỹ kiến thức.Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 1996-2000 Đảng ta xác định mục tiêu: “ tăng tỉ trọng người tốt nghiệp phổ thông cơ sở trong độ tuổi lao động lên 55-60% và tỷ lệ những người lao động qua đào tạo trong tổng số lao động tăng từ 22-25% vào năm 2000.b. Sức khoẻ. Giống như giáo dục, sức khoẻ làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai, người lao động có sức khoẻ tôt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp băng việc nâng cao sức khoẻ bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng xuất lao động trong tương lai, giúp cho trẻ em phát triển toàn diện. Hơn nữa điều đó còn giúp trẻ en đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho sản xuất thông qua giáo dục. Những khoản chi cho sức khoẻ còn làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng, về việckéo dài tuổi lao động. Một trong số các nhiệm vụ giải quyết về vấn đề văn hoá-xã hội trong giai đoạn 96-00 là: “Cải thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ cho mọi người, từng bước nâng cao thể trọng và tầm vóc, trước hết là nâng cao thể lực bà mẹ và trẻ em. Thực hiện chương trình dinh dưỡng quốc gia giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 42% hiện nay xuống còn 30% năm 2000 và không còn suy dinh dưỡng nặng. Đưa tỷ lệ dân số có mức ăn dưới 2000kalo/người/ngày xuống dưới 10%
III. SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN.
Quan niệm về sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn.
Dưới góc độ kinh tế, sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn là tận dụng hết sức lao động hiện có khai thác hết khả năng lao động của họ cả về thể lực và trí lực trong sự kết hợp đúng giữa người lao động với nhau, giữa những người lao động với tư liệu sản xuất phù hợp với xu hướng tất yếu của việc sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn để tạo nên một sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Nói một cách cụ thể hơn, sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn là sử dụng nguồn lao động đó một cách đầy đủ, có hiệu quả về thời gian lao động; bố trí sát hợp về chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức tốt việc hợp tác và phân công lao động; sử dụng lao động ở mức trung bình cần thiết trong thời gian nhất định; đồng thời từng bước cải thiện điều kiện làm việc; nâng cao năng suất lao động và giảm nhẹ lao động cho con người.
Ý nghĩa của việc sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn.
Thứ nhất: Tận dụng tối đa lực lượng lao động dồi dào và ngày một gia tăng (cả về số và chất lượng) vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, khắc phục được tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm đang diễn ra bức xúc hiện nay. Thực tiễn những năm qua chứng minh rằng, bất cứ ở đâu, khi nào nếu các địa phương có biện pháp tích cực để tân dụng nguồn lao động dư thừa ở nông thôn vào quá trình sản xuất như: mở mang ngành nghề dịch vụ, đầu tư thâm canh tăng năng xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đẩy mạnh chăn nuôi và bố trí sắp xếp đúng người, đúng việc thì ở đó nền kinh tế sẽ phát triển, thu nhập của người dân sẽ tăng lên, đời sống của người lao động được cải thiện và bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Thứ hai: khai thác được tối đa những nguồn lực quan trọng đang tiềm ẩn trong khu vực kinh tế nông thôn về tài nguyên, vốn và ngành nghề. Thực tế cho thấy những tiềm năng trên ở nông thôn còn rất lớn. Tuy nhiên, chúng vẫn mãi là tiềm năng nếu như con người không hướng sự chú ý của mình tới, không thông qua lao động, tác động của các công cụ lao động nên chúng để cải biến chúng theo mục đích của mình. Vì vậy sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn là nhân tố biến các tiềm năng thành hiện thực. Thứ ba: thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp vừa theo hướng chuyên môn hoã, vừa theo hướng toàn diện từng bước hình thành cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp-dịch vụ ở nông thôn. Khi lao động ở nông thôn được sử dụng hợp lý thì năng xuất lao động xã hội, trước hết là năng xuất lao động nông nghiệp sẽ tăng, khối lượng lao động thặng dư và sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều. Đó là nguồn gốc duy nhất của tích luỹ và cung là điều kiện để chuyển một bộ phận lao động trong nông nghiệp sang các ngành khác. Trong điều kiện đó, mật độ phân công lao động ở nông thôn sẽ tập trung phát triển mạnh nông nghiệp hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế vườn áp dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ vào sản xuất. Một bộ phận khác sẽ chuyển sang làm các ngành nghề và dịch vụ như TTCN truyền thống, công nghiệp chế biến, NLTS, sản xuất vật liệu xây dựng, các loại hình dịch vụ... qua đó giải quyết tốt mối liên hệ giữa nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Thứ tư: thúc đẩy quá trình phân công và hợp tác lao động ngày càng tốt hơn và với quy mô lớn hơn. Chính sự phân công và hợp tác được sẽ mang lại năng xuất lao động cao hơn và là một đặc trưng ưu việt của sản xuất lớn so với sản xuất nhỏ. Thực tế đã chứng minh răng: ở đâu nếu tổ chức tốt hợp tác và phân công lao động thì ở đó tạo nên một năng lực sản xuất rất lớn, năng suất lao động rất cao. Do vậy, tổ chức sự phân công và hợp tác lao động hiện nay ở nông thôn là điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó không những thúc đẩy nhanh qúa trình chuyên môn hoá, hiệp tác hoá lao động ở trình độ cao mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ của người dân lao động ở mọi mặt. Thứ năm: là một biện pháp quan trọng nhằm phân phối thu nhập quốc dân một cách công băng, là nhân tố không nhỏ cho sự ổn định xã hội về chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ở nông thôn hiện nay lao động nhiều nhưng việc làm ít có nghĩa là dư thừa lao động nhiều. Để kiếm sống nhiều người phải đi lên các thành phố tìm kiếm việc làm, bất kể việc gì, giá tiền công bao nhiêu tạo điều kiện để các nhà kinh doanh tư nhân lớn nhỏ ở thành thị tăng cường bóc lột nhân công, kết quả là tạo ra sự bất công trong xã hội, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác. Vì vậy, sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn sẽ khắc phục được tình trạng trên, từng bước thực hiện được mục tiêu trung tâm của mọi chính sách kinh tế xã hội là phát triển con người, phát triển nhân tố con người, đảm bảo công bằng và quyền lợi và nghĩa vụ công dân. đó vừa là yêu cầu trực tiếp trước mắt vừa là yêu cầu cơ bản lâu dài của nền kinh tế xã hội nước ta trong quá trình tiến lên CNXH.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn. Cơ cấu lao động thể hiện sự phân công lao động vào các ngành nghề sản xuất hoặc theo tính chất của lao động trong địa bàn. Phân bố lao động một cách hợp lý không những sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển mà nó còn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho con người Ảnh hưởng của cơ cấu lao động thể hiện qua việc sắp xếp lao động vào các ngành nghề, nếu tỷ lệ lao động phục vụ trong các ngành nghề có thời gian làm việc lớn, năng suất lao động cao thì đó là sự phân công lao động hợp lý và ngược lại.
a. Thời gian làm việc. Thời gian làm việc là độ dài thời gian mà người lao động trong quan hệ lao động phải tiến hành lao động theo quy định của pháp luật quốc gia, hoặc theo thoả ước tập thể hay hợp đồng lao động trên cơ sở những quy định của pháp luật lao động quốc gia. Thời gian nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động trong quan hệ lao động có quyền được sử dụng tự do, ngoài nhiệm vụ thực hiện trong thời gian làm việc, theo quy định của pháp luật lao động quốc gia, hoặc theo thoả thuận tập thể hay hợp đồng lao động trên cơ sở những quy định của pháp luật lao động quốc gia. Đối với những người lao động nhân về việc làm tại nhà, những người lao động độc lập, hai loại thời này theo sự sắp xếp công việc bản thân và có thể dùng làm căn cứ hoạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Thời gian lao động thường được tính bằng số ngày làm việc trên một năm, số ngày làm việc trên tuần, số giờ làm việc trên tuần hoặc giờ làm việc trên ngày. Xu hướng chung của các nước thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao.
b. Năng suất lao động trong quá trình sản xuất.
Biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian lao động đã hao phí. Đó là một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh một cách tổng hợp có hiệu quả của lao động. Năng suất lao động càng cao có nghĩa là sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian lao động càng nhiều, hoặc biểu hiện ngược lại số thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị càng giảm.
c. Các yếu tố khác.
Có bao gồm nhiều yếu tố có thể là tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng nhìn chung khi các yếu tố này tác động vào thì chúng mang cùng đặc điểm là có các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề sử dụng nguồn lao động ở nông thôn.
Các yếu tố này có thể là tốc độ đô thị hoá, di dịch chuyển lao động điều kiện kinh tế vùng, địa phương. IV. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY.
1. Số lượng.
Cho đến nay Việt Nam vân còn 80% dân số sinh sống ở các vùng nông thôn. Đến năm 1998 đã tăng lên 76,3 triệu người và nguồn lao động xã hội có 42,6 triệu người chiếm 53,9% dân số cả nước. Trong đó lao động ở nông thôn có 32,7 triệu người.Chiếm 76,9% số dân trong đ