Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tếquốc tếtrởthành nhu cầu tất yếu khách
quan và tác động mạnh vào quá trình hình thành các chính sách phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia không phân biệt chế độchính trịvà trình độphát triển.
Kếthừa thành quảcủa cuộc cách mạng công nghiệp và đặc biệt vào những
năm 80 của thếkỷXX đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệtạo ra tiền đề
quan trọng cho tất cảcác quốc gia đó là :
- Tạo khảnăng cho các ngành sản xuất trong việc ứng dụng các công nghệ
hiện đại và kỹthuật do con người tạo ra.
- Nhu cầu xã hội, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng được
thỏa mãn với chất lượng cao.
- Xuất khẩu tăng nhanh, cung luôn vượt cầu, thịtrường trởnên chật hẹp.
- Phải đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệkinh tế đối ngoại, thực hiện
phân công lao động quốc tếsâu sắc hơn.
2 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5506 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế để tạo động lực phát triển kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
ThS. ĐỖ QUỐC BÌNH (*)
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành nhu cầu tất yếu khách
quan và tác động mạnh vào quá trình hình thành các chính sách phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia không phân biệt chế độ chính trị và trình độ phát triển.
Kế thừa thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp và đặc biệt vào những
năm 80 của thế kỷ XX đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo ra tiền đề
quan trọng cho tất cả các quốc gia đó là :
- Tạo khả năng cho các ngành sản xuất trong việc ứng dụng các công nghệ
hiện đại và kỹ thuật do con người tạo ra.
- Nhu cầu xã hội, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng được
thỏa mãn với chất lượng cao.
- Xuất khẩu tăng nhanh, cung luôn vượt cầu, thị trường trở nên chật hẹp.
- Phải đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện
phân công lao động quốc tế sâu sắc hơn.
- Ngày nay, các định chế kinh tế tài chính quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều
và bao trùm lên phạm vi toàn cầu góp phần tạo động lực to lớn thúc đẩy quá trình
toàn cầu hóa. Sự xuất hiện của các tổ chức như IMF, AFTA, NAFTA, là những ví
dụ điển hình của các liên kết kinh tế tài chính thúc đẩy hoạt động kinh tế diễn ra trên
phạm vi rộng mang tính toàn cầu.
- Đặc biệt là sự xuất hiện WTO với tư cách là diễn đàn thương mại đa
phương, đã biến WTO thành một “Liên hợp quốc” về thương mại. Sự xuất hiện
WTO đã góp phần to lớn trong việc đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại toàn
cầu, làm cho quan hệ thương mại quốc tế thay đổi mạnh về chất, phân công lao dộng
quốc tế ngày càng sâu sắc.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhu cầu và mục tiêu vươn tới để trở
thành một quốc gia công nghiệp có kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, đời sống
của nhân dân với chất lượng ngày càng cao.
Tư tưởng chỉ đạo đó đã được khẳng định trong nhiều Nghị quyết quan trọng
của Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VIII; IX, X và cả trong Dự thảo Báo cáo Chính
trị Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI.
(*) Giảng viên Khoa Lý luận Mác-Lênin
1
Đặc biệt là Nghị quyết 07/NQ-TW. Nghị quyết 07 ngày 27-11-2001 về hội
nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết khẳng định Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc
tế “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn,
công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.
Những quan điểm chỉ đạo quá trình hội nhập :
1. Quán triệt chủ trương đường lối, xác định tại Đại hội VIII là : Chủ động hội
kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường".
2. Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân trong quá trình hội nhập cần
phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
3. Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa
có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh họat
trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập, tùy theo đối tượng, vấn đề trường hợp,
thời điểm cụ thể, vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư
tưởng quan điểm nôn nóng.
4. Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ
trình hợp lý, vừa phù hợp trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định
của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia, tranh thủ những ưu đãi dài cho
các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đối từ kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường.
5. Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an
ninh, quốc phòng thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia
nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toàn hội
nhập để thực hiện ý đồ “Diễn biến hòa bình” đối với nước ta.
Tài liệu tham khảo :
- Nghị quyết : 07 ngày 27-11-2001 Về hội nhập kinh tế quốc tế.
- Văn kiện Nghị quyết Đại hội IX; X.
- Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (TS. Phạm Văn Chất) Báo cáo viên Bộ
Công thương về hội nhập kinh tế quốc tế.
2