Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, với chiến thắng quyết định bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đất nước Việt Nam hình chữ S đã được thống nhất thành một dải, giang sơn quy về một mối. nhân dân trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam phấn khởi bước vào thời kì khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên cả nước. hòa vào không khí tưng bừng trong niềm vui chiến thắng của nước nhà, Đảng ủy và nhân dân huyện Sơn Tịnh nói chung, Đảng ủy và nhân dân xã Tịnh Thiện nói riêng cũng từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng phát triển nền kinh tế, củng cố an ninh chính trị quốc phòng, từng bước đưa Tịnh Thiện từ một xã nghèo của một huyện miền núi ngày càng phát triển đi lên như hiện nay. Qua một thời gian tìm hiểu, khảo sát và thực tế tại Tịnh Thiện-một xã vốn giàu lòng yêu nước, có truyền thống đấu tranh kiên cường, Đảng bộ và nhân nhân luôn cần cù, chịu khó vượt qua mọi khó khăn đã chinh phục tự nhiên, xây dựng đưa xã ngày càng phát triển. nhận thấy được đặc điểm đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tịnh Thiện trong 25 năm xây dựng và phát triển (1975-2000)” nhằm làm nổi bật lên được những truyền thống tốt đẹp đó.
Về khoa học: việc nghiên cứu “Tịnh Thiện trong 25 năm xây dựng và phát triển (1975-2000)” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về một xã vốn có nhiều truyền thống tốt đẹp, anh hùng thấy được sự phấn đấu khắc phục hậu quả chiến tranh cũng như quá trình chinh phục những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nơi đây. Qua đó cũng làm nổi bật lên những thành tựu mà Đảng ủy và nhân dân Tịnh Thiện đã làm được trong 25 năm, từ 1975-2000.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tịnh thiện trong 25 năm xây dựng và phát triển (1975 - 2000), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỊNH THIỆN TRONG 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
(1975-2000)
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, với chiến thắng quyết định bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đất nước Việt Nam hình chữ S đã được thống nhất thành một dải, giang sơn quy về một mối. nhân dân trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam phấn khởi bước vào thời kì khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên cả nước. hòa vào không khí tưng bừng trong niềm vui chiến thắng của nước nhà, Đảng ủy và nhân dân huyện Sơn Tịnh nói chung, Đảng ủy và nhân dân xã Tịnh Thiện nói riêng cũng từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng phát triển nền kinh tế, củng cố an ninh chính trị quốc phòng, từng bước đưa Tịnh Thiện từ một xã nghèo của một huyện miền núi ngày càng phát triển đi lên như hiện nay. Qua một thời gian tìm hiểu, khảo sát và thực tế tại Tịnh Thiện-một xã vốn giàu lòng yêu nước, có truyền thống đấu tranh kiên cường, Đảng bộ và nhân nhân luôn cần cù, chịu khó vượt qua mọi khó khăn đã chinh phục tự nhiên, xây dựng đưa xã ngày càng phát triển. nhận thấy được đặc điểm đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tịnh Thiện trong 25 năm xây dựng và phát triển (1975-2000)” nhằm làm nổi bật lên được những truyền thống tốt đẹp đó.
Về khoa học: việc nghiên cứu “Tịnh Thiện trong 25 năm xây dựng và phát triển (1975-2000)” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về một xã vốn có nhiều truyền thống tốt đẹp, anh hùng thấy được sự phấn đấu khắc phục hậu quả chiến tranh cũng như quá trình chinh phục những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nơi đây. Qua đó cũng làm nổi bật lên những thành tựu mà Đảng ủy và nhân dân Tịnh Thiện đã làm được trong 25 năm, từ 1975-2000.
Về thực tiễn: việc nghiên cứu vấn đề “Tịnh Thiện trong 25 năm xây dựng và phát triển (1975-2000)” góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ huyện Sơn Tịnh nói chung và xã Tịnh Thiện nói riêng về truyền thống đấu tranh hào hùng của thế hệ cha anh đi trước, về tinh thần tự lực tự cường đấu tranh chinh phục tự nhiên, xây dựng đưa Tịnh Thiện ngày càng phát triển mạnh mẽ theo con đường CNXH.
Với những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tịnh Thiện trong 25 năm xây dựng và phát triển (1975-2000)” để làm vấn đầ nghiên cứu cho mình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu ở xã Tịnh Thiện thuộc huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 2000.
Nội dung: đề tài nghiên cứu về quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh, bước đầu xây dựng và phát triển kinh tế, những thành tựu mà Đảng ủy và nhân dân Tịnh Thiện đạt được từ năm 1975 đến năm 2000.
Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu:
Nguồn tư liệu:
Tài liệu thành văn: các sách giáo trình, chuyên môn như: Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 3, Tiến trình Lịch sử Việt Nam…
Tài liệu lưu trữ: các báo cáo chính trị của văn phòng đảng ủy qua các nhiệm kỳ 1975-1986, 1986-1990, 1991-1995…và các văn kiện đảng khác có liên quan.
Tài liệu điền dã: tranh ảnh…
Tài liệu nhân chứng:
Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở nắm vững phương pháp luận macxit và tư tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử. chúng tôi sử dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp giữa hai phương pháp này. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như điền dã, tổn hợp, phân tích, so sánh và đối chiếu với các nguồn tư liệu nhằm làm rõ nội dung cần nghiên cứu.
Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia làm ba phần:
Khắc phục hậu quả chiến tranh (1975-1976);
Cải tạo quan hệ sản xuất từ năm 1976 đến năm 1986;
Bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986-2000).
NỘI DUNG
Khắc phục hậu quả chiến tranh (1975-1976) của Đảng bộ và bà con xã Tịnh Thiện:
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, trong không khí tưng bừng của ngày hội thống nhất, độc lập nhân dân khắp ba miền Bắc, Trung, Nam đã cùng nhau phấn khởi xây dựng lại nền kinh tế, khắc phục những hậu quả của chiến tranh để lại. Trong không khí chung của cả nước đó Đảng ủy và bà con nhân dân xã Tịnh Thiện được sự chủ đạo của đảng ủy cũng từng bước, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế, từng bước ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện cũng gặp không ít khó khăn và thuận lợi nhất định.
Về mặt khó khăn: sau năm 1975, tuy đất nước được giành độc lập tron vẹn, nhân dân phấn khởi trong niềm vui chiến thắng. Nhưng vốn là một xã có nền nông nghiệp là chính, trước thời kháng chiến chống Mỹ xã Tịnh Thiện thuộc Sơn Tịnh, Quảng Ngãi là một xã thuộc vùng tự do lien khu V thực hiện nền kinh tế tự cấp, tự túc là chính. Đây là một nền kinh tế nhỏ, lạc hậu. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ với ranh giới được chia đôi từ vĩ tuyến 17, vùng tự do lien khu V của ta rơi vào tay đế quốc Mỹ. Nhận thấy tầm quan trọng của vùng tự do lien khu V trrong việc cung cấp lương thực, nuôi dấu cán bộ chiến sĩ nên dế quốc Mỹ đã ra sức tàn phá vùng đất này bằng hàng loạt các thủ đoạn để nhằm ngăn chặn sự phát triển nền kinh tế ở đây. Hơn nữa, do một thời kì chiến tranh ác liệt những tàn tích còn lại của bom đạn, chất độc hóa học…đã làm cho nền kinh tế nông nghiệp ở vùng tự do liên khu V nói chung và xã Tịnh Thiện nói riêng vốn đã gặp nhiều khó khăn nay lại càng thêm nhiều khó khăn chồng chất.
Một thực trạng còn ảnh hưởng đến vấn đề phát triển nông nghiệp của xã Tịnh Thiện cũng như bao xã khác thuộc huyện Sơn Tịnh đó là nguồn lao động bị xáo trộn trong thời gian kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Để huy động một lực lượng bộ đội tham gia tong quân nhập ngũ trên các chiến trường, hầu hết thanh niên của Tịnh Thiện đã dăng kí lên đường tòng quân khi tuổi đời còn rất trẻ, một lực lượng lao động chính lúc này ở hậu phương không phải là nam giới mà thay vào đó là gánh nặng được đè lên vai các bà, các mẹ ngày một lớn. Điều này gây ra một khó khăn lớn trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở xã nhà.
Bên cạnh những khó khăn về tình hình kinh tế sau chiến tranh trên Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện còn phải đối mặ với nhiều khó khăn về tình hình chính trị, an ninh quốc phòng, xã hội…làm cho cuộc sống của người dân nơi đây chưa thể ổn định ngay được. Đó là tàn dư của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Trong hai cuộc kháng chiến đó, tuy chúng ta đa giành được thắng lợi nhưng với những chính sách dồn dân lập ấp chiến lược, ban hành các đạo luật 10/59, bắt bớ người dân ta theo ngụy…trong tình hình bị địch càn quét dữ dội, một số tổ chức phản cách mạng cũng được thành lập, chống đối lại chính quyền của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, kích động các phần tử khác tham gia chống đối cách mạng…điều đó đã gây nhiều khó khăn trong việc quản lí, bỏa vệ trật tự xã hội ở địa phương. Hơn nữa từ sau năm 1975, với những khó khăn ở khu vực biên giới Tây Nam trong việc giúp đỡ nước bạn Campuchia thực hiện nghĩa vụ quốc tế trong nhiệm vụ chống lại tập đoàn Pônpốt, một lực lượng bộ đội Việt nam đã lên đường thực hiện nhiệm vụ quốc tế. Nhưng lợi dụng tình hình chiến sự ở Campuchia một số phần tử phản cách mạng đã gây kích động tung tin đồn nhằm làm lay động ý chí chiến đấu của bộ đội ta… tất cả những điều đó đã gây ra một khó khăn rất lớn cho Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện trong việc ổ định đời sống nhân dân, tập trung khắc phục hậu qủa chiến tranh.
Với truyền thống là một xã anh hùng, luôn đi đầu trong trong mọi phong trào đấu tranh bảo vệ tổ quốc cho đến thi đua kinh tế. hòa vào không khí tưng bừng của đất nước, bên cạnh những mặt khó khăn trên cũng có những mặt hết sức thuận lợi để Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện có thể ừng bước phấn đấu khắc phục hậu quả của chiến tranh để lại.
Vốn có nền tảng là nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trong thời kì kháng chiến chống Pháp xâm lược với tư cách là một trong những vùng tự do của liên khu V, Đảng ủy và nhân dân ở đây đã xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc để phục vụ cho tiền tuyến. Dựa trên những nền tảng đó, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ mặc dù địch ra sức chống phá làm cho bà con ta gặp khó khăn trong phát triển kinh tế, cung cấp lương thực cho chiến trường. Nhưng với tinh thần tự lực tự cường, không chùn bước trước mọi khó khăn tinh thần ấy lại tiếp tục được phát huy trong thời kì hòa bình lặp lại. Thực hiện chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong việc khôi phục lại nền kinh tế khắn phục hậu quả của chiến tranh, Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện đã ra sức khắc phục, phát triển nền kinh tế bằng nhiều hình thức làm cho nền kinh tế xã nhà từng bước được phục hồi và phát triển. Hơn nữa sau ngày hòa bình lặp lại, đất nước độc lập, với quyết tâm bảo vệ tổ quốc và xây dựng CNXH trên cả nước, với niềm tin yêu vào lí tưởng cáh mạng của Đảng và Nhà nước đã khích lệ, động viên tinh thần của nhân dân, Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện quyết tâm xây dựng khắc phục hậu quả kinh tế.
Ngoài ra, với khí thế của một quốc gia được độc lập, thống nhất, lực lượng vũ trang của nhân dân ta ngày càng lớn mạnh và trưởng thành, ngày càng cí nhiều kinh nghiệm trong việc chiến đấu, sản xuất cũng như bảo vệ an ninh quốc phòng. Điều đó làm cho tình hình ở địa phương từng bước được ổn định, bà con có thể yên tâm chăm lo sản xuất.
Như vậy có thể nói rằng sau ngày đất nước được độc lập, thống nhất, hòa bình được lặp lại trên mảnh đất Việt Nam thân yêu, trong niềm vui thắn lợi ấy làm sa có thể diễn tả hết bằng lời. Người ta nói rằng, tuy chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả mà nó để lại thì thật là khủng khiếp. Hơn nữa, sau năm 1975 tuy ta đã giành được độc lập nhưng lúc này tình hình chính trị diễn ra còn hết sức phức tạp trên khắp mọi miền đất nước. Hòa vào niềm vui chung của cả nước nhưng không quên nhiệm vụ mà TW Đảng và Nhà nước đã dề ra sau năm 1975. Đó là khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước ổn định phát triển kinh tế. Với những bề dày về truyền thống đấu tranh anh hùng trong chiến đấu cũng như trong sản xuất Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện đã từng bước thực hiện theo đường lối của Đảng và nhà nước, từ đó đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục hậu quả chiến tranh, tập trung sản xuất nông nghiệp, rà phá gỡ bom mìn, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất…tất cả những biện pháp ấy đã góp phần làm cho tình hình kinh tế ở đây từng bước được ổn định, đời sống của nhân dân từng bước được khắc phục và cải thiện tốt hơn.
Cải tạo quan hệ sản xuất (1976-1986).
Sau khi đất nước được thống nhất về mặt lãnh thổ. Ngày 25/04/1976, trên khắp đất nước Việt Nam hân hoan đón chào đại hội bầu cử thống nhất về mặt hành chính trên khắp cả nước. cũng từ đây một lãnh thổ với một nền kinh tế, chính tri, văn hóa, xã hội…được thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà nhân danh đó là nước cộng hòa XHCN Việt Nam. Với việc khắc phục được những hậu quả của chiến tranh sau năm 1975 nhằm bước đầu xây dựng nền kinh tế chung XHCN trên cả nước, bước đầu xóa bỏ tàn tích kinh tế phong kiến và cải tạo kinh tế TBCN ở miền Nam là một nhiệm vụ quan trọng sau khi đất nước thống nhất. Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV(1976) đã đề ra kế hoạch năm năm 1976-1980 với mục tiêu cơ bản là phát triển và cải tạo kinh tế, văn hóa, phát triển khoa học kĩ thuật nhằm xây dựng một bước cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước. Với những chỉ thị và nghị quyết cảu ban chấp hành TW Đảng, Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện cũng từng bước triển khai kế hoạch nhằm phát triển nề kinh tế. Vố xuất phát từ một nền kinh tế thuần nông, với nền nông nghiệp lúa nước là chủ yếu. Trong giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1978, mặc dù với chỉ thị của TW Đảng khuyến khích nông dân xây dựng kinh tế tập thể nhằm phát triể kinh tế XHCN. Nhưng do điều kiên ở xã còn nghèo nàn, lạc hậu, hợp tác xã(HTX) chưa được xây dựng nên hầu hết nông ân ở đây thực hiện kinh tế hộ gia đình là chính với hình thức là độc canh cây lúa, ngoài ra còn có thêm một số loại hoa màu khác nhưng chưa đáng kể. Vì vậy mà trong giai đoạn này Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện tiếp tục thực hiện khôi phục kinh tế sau chiến tranh, từng bước ổn định đời sống vật chất cho nhân dân, quan hệ sản xuất thời kì này đã có nhiều thay đổi trong việc khuyến khích sản xuất phát triển như: chính quyền đã tịch thu ruộng đất của các phần tử phản động chia cho nhân dân vận động nhân dân vào tổ đổi công cùng hau chung sức giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, giúp đỡ những gia đình khó khăn, người nghèo neo đơn có công với cách mạng, những gia đình liệt sĩ…giúp đỡ nhân dân tích cực tháo gỡ bom mìn, khuyến khích nhân dân khai hoang phục hóa đất đai, làm thủy lợi. Chính vì những chính sách như trên đẫ khuyến khích nhân dân chăm lo khôi phục, phát triển kinh tế, đời sống nhân dân bước đầu được ổn định.
Tiếp tục thực hiện theo tinh thần của kế hoạch nhà nước năm năm 1976-1980, Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện đã đầu tư xây dựng hai HTX nông nghiệp là HTX Hòa Vinh và HTX Long Khánh (1979). Với chính sách khuyến khích nông dân vào con đường làm ăn tập thể, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, thực hiện theo dung chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện đã hăng hái tham gia vào HTX với số lượng đạt 100%. Nhân dâ phấn khởi, hồ hởi tham gia sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương để phục vụ cho hoạt đọng sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, với tình hình chuyển biến tương đối phức tạp trên cả nước về mô hình HTX với tình trạng quan liêu bao cấp ngày càng phát hiện ra những hạn chế nên trong giai đoạn này bà con nhân dân tham gia HTX tuy đầy đủ nhưng vẫn còn tình trạng chây lì, đùn đẩy, kinh tế nông nghiệp của xã vẫn được duy trì nhưng năng suất thu được không cao, kinh tế nông nghiệp vẫn được độc canh cây lúa là chính, các hoạt động công nghiệp, dịch vụ hầu như không được nhắc đến.
Sau chiến tranh tuy các lực lượng phản động, gây rối kích động còn nhiều, những hộ gia đình có người theo ngụy cũng đã được địa phương cho đi cải tạo, hỗ trợ cho quay về quê hương phát triển, xây dựng kinh tế.
Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 1976-1985, trong niềm hân hoan đất nước được thống nhất, có nhiều điều kiện thuận lợi cho nhân dân ta xây dựng một nền kinh tế độc lập thống nhất, một hệ thống chính trị vững chắc. Ở vào giai đoạn 1976-1980, Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện đã từng bước khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triể kinh tế, nhân dân hăng hái tham gia vào HTX nông nghiệp, quan hệ sản xuất XHCN được hình thành và dần dần hoàn thiện. Tuy trong giai đoạn đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng với truyền thống của một xã anh hùng Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện đã từng bước hoàn thành nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất XHCN. Trong giai đoạn này HTX đã tực hiện ba khoán, thu hút được 46.881 số lao động tham gia. Thời kì này thực hiện nhiều hình thức như tổ đổi công, cùng nhau xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Qua tổng kết thực tiễn tình hình kinh tế trên cả nước đã rút ra được hạn chế và khuyết điểm trong việc thực hiện kinh tế HTX quan liêu bao cấp. Ngày 13/01/1981 ban bí thư ban hành chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm người lao động (khoán 100). Chỉ thị này cho phép áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông ngiệp trên cả nước. Với mục đích “Phát triển nền sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động” khoán 100 với những nguyên tắc về quản lí và sứ dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất , trước tiên là ruộng đất, quản lí và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất, thực hiện khoán trong ba khâu và năm khâu trong phân phối phải giả quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích người lao động… Thực hiện chỉ thị 100-CT/TW về khoán sản phẩm đến nhân dân lao động và người lao động Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện đã hăng hái tham gia thực hiện chỉ thị, số người tham gia HTX tăn lên mạnh mẽ từ 46.881 lao động (thời kì ba khoán) tăng lên 185.236 lao động trong thời kì khoán 100. Bà con nông dân vẫn tiếp tục thực hiện trồng lúa hai vụ chính là Đông Xuân và Hè Thu. Ngoài ra, còn có phát triển thêm một số loại cây hoa màu khác như: đậu phụng, bắp, mía… Chăn nuôi thời kì này cũng có bước phát triển, số lượng đàn trâu, bò, gà, vịt cũng tăng lên. Nhân dân phấn khởi làm ăn, đời sống nhân dân từng bước được ổn định hơn. Đặc biệt bà con nhân dân xã Tịnh Thiện đã được xây dưng hai trạm bơm Đồng Danh và Đồng Xứ nhằm phục vụ nước tưới tiêu cho nông nghiệp…khắc phục những khó khăn do thời tiết mang lại.
Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1986, thực hiện những chỉ thị của ban chấp hành TW Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện đã hoàn thành công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất đưa nông dân và con đường làm ăn tập thể, hợp tác hóa, nông nghiệp dược tổ chức và ngày càng phát triển thu lại được nhiều hiệu quả cao. Tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng vốn có truyền thống cần cù, chăm chỉ quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong việc xây dựng quan hệ sản xuất XHCN, đấu tranh cải tạo các quan hệ sản xuất TBCN, xóa bỏ những tàn tích phong kiến.
Bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986-2000):
Sau chỉ thị 100 CT/TW của ban bí thư về thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động bước đầu đã thu lại nhiều thành tựu to lớn đáng kể, kích thích nông dân phát huy năn g lực lao động. Nhưng với nền kinh tế quan lieu bao cấp đã ngày càng bộc lộ ra nhiều mâu thuẫn, hạn chế không thể tránh khỏi, tình trạng nông dân xin ra HTX ngày một nhiều. Trước tình hình kinh tế phức tạp đòi hỏi phải có những biện pháp thay đổi và khắc phục nhanh chóng.
Giai đoạn 1986-2000
Kinh tế:
Đất nước Việt nam trong giai đoạn 1986-2000 là giai đoạn bước vào thời kì đầu đổi mới với những việc chủ yếu là đổi mới trong cơ chế quản lí và thực hiện kế hoạch nhà nước năm năm 1986-1990. Lúc này, riêng trong lĩnh vực nông nghiệp đã có sự tiến bộ một cách đột biến. Khoán 100 ngày càng mất đi tác dungh, sau đó là giảm dần vì cơ chế tập trung quan lieu bao cấp vẫn còn được duy trì trong HTX, cũng như trong toàn bộ hệ thống tái sản xuất nông nghiệp. Hệ thống này cùng tính chất mệnh lênh hành chính mà hậu quả của nó đè lên vai người nông dân, mà trước hết là những người nông dân nhận khoán. Hộ nông dân không đủ khả năng đảm bảo tái sản xuất và nhu cầu đời sống nên đã phải trả lại bớt ruộng đất. Trước đòi hỏi chủa cuộc sống, nhiều cấp Đảng ủy ở địa phương đã chủ động chuyển sang khoán gọn. Và sau đó được nghị quyết 10 của bộ chính trị tháng 4/1988 xác nhận và thường được gọi là khoán 10. Việc thực hiện khoán 10 là sự đổi mới toàn bộ cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp, đổi mới hoạt động kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. Hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần thứ VI(khóa 6) tháng 3/1989 và đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định “Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất hành hóa, đỏi mới hình thức và nội dung hoạt động của các HTX nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế hộ nông dân và nông nghiệp, từng bước chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh hang hóa theo định hướng XHCN. Thực hiện những chỉ thị đó của ban chấp hành TW Đảng, Đảng bộ và nhân dân huyện Sơn Tịnh nói chung, Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện nói riêng quyết tâm thực hiện đổi mới nền kinh tế thực hiện khoán 10, khoán sản phẩm đến từng hộ nông dân. Chính những điều này tiếp tục kích thích bà con nông dân tham gia tái sản xuất, đảm bảo nhu cầu cuộc sống. số lượng bà con nông dân tham gia vào HTX trong giai đoạn khoán 10 là 142046 lao động trên tổng số 931 hộ nông dân.
Trong thời gian này Đảng bộ và nhân dân xã Tịnh Thiện đã cùng phối hợp với hai HTX nông nghiệp Hòa Vinh và Long Khánh đốc thúc nhân dân tham gia sản xuất nông nghiệp.. HTX xem xét tình hình của vụ Đông Xuân và Hè Thu đốc thúc nhân dân gieo xạ đúng thời vụ, tập trung bà con nạo vét kênh mương, chuẩn bị công tác thủy lợi…sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và nhân dân đã thể hiện được tinh thần đoàn kết cùng nhau phấn đấu vượt qua khó khăn của nhân dân xã Tịnh Thiện làm cho nhân dân thoát ra khỏi