Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tái chế giấy 600 m3/ngày đêm

Trong thời đại ngày nay phát triển kinh tế luôn đi kèm với bảo vệ môi trường, không thể chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà bỏ qua yếu tố môi trường. Tuy nhiên đây là một vấn đề khá khó khăn khi tiếp cận bởi vì ta có thể thấy rõ là không có một hoạt động phát triển kinh tế nào mà lại không tác động đến môi trường dù ít hay nhiều. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải làm sao để cho kinh tế vẫn tăng trưởng tốt, ổn định mà môi trường vẫn được bảo vệ đầy đủ. Có nhiều phương án đưa ra, và một trong các phương án được chấp nhận rộng rãi đó là tái chế chất thải. Trong ngành tái chế chất thải sinh hoạt, tái chế giấy là một ngànhh kinh tế đang được chú trọng đến được chú trọng và thu hút đầu tư và nền tái chế giấy đang ngày càng phát triển và mang lại lợi ích về kinh tế cũng như về môi trường như tiết kiệm khai thác tài nguyên rừng, giảm bớt lượng giấy thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí vận chuyển xử lý rác thải do giấy phát sinh ra, giảm thiểu lượng thải khi sản xuất Nhưng bên cạnh đó ngànhh tái chế giấy cũng gây ra những vấn đề về môi trường đặc biệt là nước thải gây ảnh hưởng đến con người và môi trường. Vì vậy việc “thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho tái chế giấy” hết sức quan trọng và đây cũng là đề tài tốt nghiệp mà em chọn

doc91 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tái chế giấy 600 m3/ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GDB: Gross Domestic product: tổng sản phẩm quốc nội BOD: Biochemical Oxygen Demand: nhu câu Oxy sinh hóa COD: Chemical Oxygen Demad : nhu cầu Oxy hóa học DO : Dissolve Oxy Gen: nồng độ Oxy hòa tan SS : Suspended Solid: Chất rắn lơ lửng MLSS: Mixed liquoz Suspended Solid chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng F/M : Food – Microganism ratio : tỉ lệ thức ăn cho vi sinh vật QCVN: Quy chuẩn Việt Nam CO2 : Khí Cacbonic SO2 : Khí Sunfurơ N : Nitơ P : Phốt pho NH3 : Amoniac QTB : lưu lượng nước thải trung bình Qmax : Lưu lượng nước thải cực đại MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Lợi ích tiết kiệm được khi sản xuất 1 tấn giấy bằng nguyên liệu là giấy loại 10 Bảng 2. Tính chất nước thải sản xuất giấy vệ sinh 20 Bảng 3. Tính chất nước thải sản xuất giấy làm bao bì 20 Bảng 4. Tính chất nước thải sản xuất giấy bao bì 20 Bảng 5. Bảng các thông số đâu vào đã lựa chọn 22 Bảng 6. Thông các thông số nước thải đầu vào và yêu cầu đầu ra 22 Bảng 7. Hiệu suất xử lý của một số phương pháp xử lý nước thải [15] 24 Bảng 8. Các thông số khi nước thải qua hố gom và bể điều hòa 39 Bảng 9. Các thông số đầu vào của bể Aeroten 42 Bảng 10. Hệ thống các thiết bị 57 Bảng 11. Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải 87 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.Sự ô nhiễm môi trường tại các làm nghề giấy 12 Hình 2 Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy Kraft máy lạnh 15 Hình 3Quy trình sản xuất giấy Kraft máy nóng 16 Hình 4. Phương án xử lý thứ nhất 22 Hình 5. Phương án xử lý thứ 2 23 Hình 6. Phương án xử lý thứ 3 24 Hình 7. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tái chế giấy 26 Hình 8. Bể tyuển nổi 28 Hình 9. Sơ đồ làm việc của bể Aerotank. 29 Hình 10. Sơ đồ song chắn rác. 32 Hình 11. Bể lắng II. 48 Hình 12. Ống trung tâm bể lắng thứ cấp. 50 MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay phát triển kinh tế luôn đi kèm với bảo vệ môi trường, không thể chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà bỏ qua yếu tố môi trường. Tuy nhiên đây là một vấn đề khá khó khăn khi tiếp cận bởi vì ta có thể thấy rõ là không có một hoạt động phát triển kinh tế nào mà lại không tác động đến môi trường dù ít hay nhiều. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải làm sao để cho kinh tế vẫn tăng trưởng tốt, ổn định mà môi trường vẫn được bảo vệ đầy đủ. Có nhiều phương án đưa ra, và một trong các phương án được chấp nhận rộng rãi đó là tái chế chất thải. Trong ngành tái chế chất thải sinh hoạt, tái chế giấy là một ngànhh kinh tế đang được chú trọng đến được chú trọng và thu hút đầu tư và nền tái chế giấy đang ngày càng phát triển và mang lại lợi ích về kinh tế cũng như về môi trường như tiết kiệm khai thác tài nguyên rừng, giảm bớt lượng giấy thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí vận chuyển xử lý rác thải do giấy phát sinh ra, giảm thiểu lượng thải khi sản xuất… Nhưng bên cạnh đó ngànhh tái chế giấy cũng gây ra những vấn đề về môi trường đặc biệt là nước thải gây ảnh hưởng đến con người và môi trường. Vì vậy việc “thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho tái chế giấy” hết sức quan trọng và đây cũng là đề tài tốt nghiệp mà em chọn CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TÁI CHẾ GIẤY CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN I.1 Giới thiệu về ngành tái chế giấy Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Tái chế là ngành xuất hiện rất sớm theo cuốn tạp chí “ tái chế qua các nền văn minh “ thì Alfred Nijkerk đã tham gia vào công nghiệp phế liệu từ 1956, nhưng nay ông còn muốn đi ngược trở lại xa hơn vào lịch sử thì tới 7000 năm trước đã xuất hiện các hoạt động. Qua đó ta có thể thấy tái chế xuất hiện rất sớm hoạt động tái chế. Qua các thời kỳ ngành tái chế ngày càng phát triển và cho đến thời đại ngày nay thì tái chế là ngành công nghiệp được quan tâm và chú trọng hết sức đặc biệt. Nhất là khi tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nguồn nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất công nghiệp bị hạn chế và tái chế có thể giảm bớt lượng chất thải thải ra môi trường và đem lại thu nhập về kinh tế.Trên thế giới đang tận dụng triệt để nguồn phế thải để tái chế chất thải mang lại lợi nhuận khổng lồ cho họ theo The Time (11/8/2008) thì” Hiện nay giá của các giá của đồ phế liệu đang tăng lên cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giá dầu thô tăng cao (dầu mỏ là nguồn sản xuất nhựa chủ yếu hiện nay) buộc các nhà sản xuất tăng cường thu mua đồ phế thải tái chế. Nếu như cách đây 6 năm chỉ có 10 bảng Anh/tấn chai nhựa hỗn hợp thì nay giá cả của mặt hàng này đã là 230 bảng chỉ trong vòng 6 tháng tăng giá. Giấy báo và bìa cũng tăng gấp đôi so với năm ngoái, ở mức 100 bảng/tấn. Giá đồng tái chế hiện nay đã là 3000 bảng/tấn, gấp 10 lần so với thời điểm năm 2002. .Còn đối với trong nước, “hiện nay trên cả nước có khoảng 1.450 làng nghề nhưng vùng châu thổ sông Hồng tập trung nhiều nhất với khoảng 800 làng, trong đó Hà Tây, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định và Thanh Hóa là những địa phương có mật độ làng nghề cao nhất. Với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8%, làng nghề được coi là có tác động mạnh mẽ nhất làm thay đổi đời sống và bộ mặt nhiều vùng nông thôn, mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế và là nguồn thu chủ yếu của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, với đặc trưng sản xuất manh mún, thủ công, nhỏ lẻ hộ gia đình, làng nghề đang trở thành gánh nặng về môi trường với những địa phương có nhiều làng nghề phát triển. Chế biến lương thực thực phẩm, tái chế, dệt nhuộm được coi là một trong những làng nghề có mức độ gây ô nhiễm môi trường khủng khiếp nhất. Còn “Hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có khoảng gần 1.000 cơ sở tái chế chất thải đang hoạt động, trong đó phần lớn là cơ sở có quy mô vừa và nhỏ với công nghệ khá lạc hậu và máy móc, trang thiết bị khá cũ kỹ. Mỗi ngày các cơ sở này có thể tái chế khoảng trên 2.000 tấn chất thải rắn công nghiệp, sản phẩm sau tái chế chất lượng và giá trị kinh tế thấp. Mỗi ngày TP Hồ Chí Minh thải ra trên 6.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có khoảng 2.000 tấn chất thải rắn công nghiệp có thể tái chế, sử dụng lại được, còn lại là chất thải hữu cơ được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp tại các bãi rác Phước Hiệp (huyện Củ Chi), Đa Phước (huyện Bình Chánh) và một số ít dùng sản xuất phân compost. Việc tái chế chất thải công nghiệp như nhựa, giấy, thủy tinh, sắt thép chủ yếu dựa vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải từ đội ngũ khoảng gần 20.000 lao động mua ve chai ở khắp các quận huyện, phường xã và do các cơ sở tư nhân có quy mô vừa và nhỏ đảm trách. Phần lớn thiết bị, máy móc của các cơ sở tái chế chất thải công nghiệp được các cơ sở tự chế tạo, hoặc mua công nghệ chế tạo trong nước theo kiểu bán tự động nên thiếu độ chuẩn xác cao, gây lãng phí khá nhiều năng lượng và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nơi sản xuất. Điển hình là các cơ sở cao su tái sinh, giấy, bao bì đã gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn kênh rạch, không khí của nhiều Khu dân cư ở các quận, huyện vùng ven như Bình Tân, Tân Phú, Bình Chánh, quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi trong khi chỉ cho ra sản phẩm chất lượng thấp như túi nilon, nhựa tái sinh, giấy vụn, thủy tinh”. (kinh tế hợp tác Việt Nam 11/3/2009). Như vậy tái chế chất thải mang lại hiệu qua kinh tế khá lớn nhưng cũng gây ra ô nhiễm môi trường đối với khu vực sản xuất trong đó tái chế giấy là một điển hình I.2 Hiện trạng tái chế giấy trên thế giới và Việt Nam I.2.1 Tái chế trên thế giới Trên thế giới việc sản xuất tái chế rất phổ biến, từ các sản phẩm tái chế 100% như giấy bao bì đóng gói, bao bì nhựa, túi nhựa cho đến những sản phẩm cao cấp có hàm lượng tái chế từ 30% tới 80% như giấy văn phòng, giấy in báo, giấy ăn... Nghiên cứu của Tom Soder thuộc chương trình công nghệ giấy và bột giấy, Trường Đại học tổng hợp Maine cho rằng sản xuất 1 tấn giấy in/viết bằng qui trình sản xuất bột giấy kraft tốn trung bình khoảng 24 cây gỗ cao 40 bộ Anh có đường kính 6-8 inches (16-20 cm). Vì vậy việc sản xuất và sử dụng tái chế trên thế giới được khuyến khích như một biện pháp hiệu quả để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Năm 1989, Quốc hội Mỹ đã sửa đổi Đạo luật bảo vệ môi trường và thu hồi giấy loại, trong đó nhấn mạnh việc phải tập trung chú ý nhiều hơn vấn đề thu hồi giấy loại. Ở Nhật Bản theo thống kê năm 1995 có khoảng 50% giấy loại được thu hồi và tái chế, ở Đức là 52%.Và tỷ lệ thu hồi, tái chế giấy trung bình trên Thế giới cũng xấp xỉ mức 50%.[1] Theo báo cáo của hiệp hội giấy Trung Quốc tại Hội giấy Châu Á tại hội ngụy giấy Châu Á (15 – 17/10/2008) tại Osaka (Nhật Bản) thu gom giấy đã qua sử dụng chưa trở thành một ngành công nghiệp vì nhận thức của xã hội chưa cao, các doanh nghiệp tái chế phần lớn phần lớn là doanh nghiệp quy mô nhỏ kỹ thuật lạc hậu. Để phát triển ngành giấy Trung Quốc, một chính sách về thu gom tái chế và thu hồi chuẩn bị được ban hành đề cập toàn diện vấn đề từ giáo dục cộng đồng, những quy định kỹ thuật thị trường và và công cụ tài chính để khuyến khích và phát triển công nghiệp tái chế giấy. Những công cụ đó đã làm tăng tỷ lệ thu hồi ở Trung Quốc 31% lên 34% (2010). Tỷ lệ sử dụng giấy cũng tăng lên từ 32% lên 38% 2010 tỷ lệ tái sử dụng giấy cũng tăng lên Ở tại nhiều nước trên Thế giới, việc thu hồi và sử dụng giấy loại trong Công nghiệp sản xuất giấy được Chính phủ qui định thành luật pháp ( Mỹ, Đức, Đan Mạch….). Các hoạt động sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy loại luôn được Chính phủ ủng hộ, giấy làm từ bột tái sinh được miễn thuế từ khâu sản xuất đến khâu in ấn; việc thu hồi giấy loại sẽ được trợ cấp ( Nhật Bản, Hà Lan…).[1] I.2.2 Tái chế giấy ở Việt Nam Nguồn giấy đã qua sử dụng : hộ gia đình, các trường học văn phòng các tổ chức, công ty nhà máy( in, bao bì…), siêu thị, cửa hàng, nhà ga, sân bay… Những loại giấy không thể tái chế: giấy cảm nhiệt; giấy (tự) dính băng keo, giấy cacbon, giấy bóng kính, giấy phủ chất dẻo và sáp… Thu gom giấy đã qua sử dụng ở trong nước. Về tổ chức thu gom bao gồm đồng nát (người thu gom người thu gom riêng lẻ lùng sục từng ngõ ngách các công ty vệ sinh, những người bới rác, trạm thu trung gian. Hiện chưa có công ty chuyên kinh doanh giấy thu hồi Theo thống kê của Bộ Công nghiệp, hiện nay toàn ngành giấy Việt Nam có 1.408 cơ sở sản xuất bột và giấy. Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo, cho biết, nhu cầu giấy trong nước mỗi năm hiện cần tới hơn 1,8 triệu tấn giấy. Song, sản xuất trong nước mới chỉ cung cấp được 1,13 triệu tấn, còn lại là giấy nhập khẩu.[8] Trong tổng số giấy sản xuất trong nước, có tới 70% là nguyên liệu từ nguồn giấy tái chế, nhưng hiện chỉ có 25% giấy đã qua sử dụng được thu hồi. Hơn nữa, lượng giấy đã qua sử dụng này cũng chỉ đáp ứng được 50% tổng lượng giấy phế liệu mà ngành công nghiệp giấy trong nước cần. Như vậy,theo ước tính hầu hết số giấy còn lại bị đem tiêu hủy một cách lãng phí và một lượng ít được giữ lại trong các thư viện, văn phòng trong lúc đó, Việt Nam phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu một lượng giấy phế liệu, giấy tái chế khổng lồ từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Hiện nay, tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất khu vực, chỉ đạt 25% so với Thái Lan là 65% (Theo báo cáo của Hiệp Hội giấy của các nước trong khu vực, năm 2007 hiệu suất thu hồi giấy tại Trung Quốc là 31%; Nhật Bản, 61,4%; Đài Loan, 88%; Hàn Quốc, 67%...). Nguồn giấy đã qua sử dụng chủ yếu được thu gom riêng lẻ chứ chưa có công ty chuyên doanh giấy thu hồi. Tỉ lệ giấy đã sử dụng thu hồi được so với tổng lượng giấy tiêu dùng ít thay đổi, chỉ ở mức 24-25% và tỉ lệ giấy thu hồi trong nước so với giấy thu hồi nhập khẩu hầu như không thay đổi từ 48% (1999) lên 50% (2007).[1] Một vài nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam không đạt được hiệu quả là: - Việt sử dụng giấy chưa hợp lý ưa thích sử dụng giấy có độ trắng cao( trên 90% ISO thay vì 80% ISO như các nước phát triển ), định lượng cao (giấy in báo 58 g/m2 thay vì 42 – 52g/m2), để lề văn bản quá rộng cỡ chữ lớn (.VnTime 14, thay vì VnTime 12), ít sử dụng hai mặt giấy - Lượng giấy thải loại ở các văn phòng, trường học và các hộ gia đình nhưng không có hoạt động hoạt động có tổ chức thu gom rác không tổ chức phân loại và kinh doanh vật liệu có thể tái chế mà đổ thẳng ra bãi chôn lấp[1] 1.2.3 Lợi ích của tái chế giấy â Tiết kiệm khai thác tài nguyên rừng Ngành giấy là ngành sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu từ gỗ. Bên cạnh đó các loại tre nứa cũng được dùng làm nguyên liệu. Cộng với việc công nghệ sản xuất lạc hậu, sử dụng lãng phí thì đây là nguyên nhân chính làm cạn kiệt tài nguyên rừng. Việc sử dụng giấy loại để làm nguyên liệu sản xuất là 1 giải pháp rất tốt nhằm ngăn chặn sự cạn kiệt rừng. Bên cạnh đó việc tiết kiệm được tài nguyên rừng cũng đem lại những lợi ích to lớn về mặt Kinh tế. Theo tính toán để sản xuất 1 tấn bột giấy cần 5m3 gỗ, nhưng nếu dùng giấy loại thì chỉ cần 1,25 tấn giấy loại. Trong quy hoạch vùng nguyên liệu giấy đến năm 2010 và theo tính toán của Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai bình quân mỗi m3 gỗ giá vốn ít nhất đã là 642.595 đồng/m3. Trong khi đó, giá mua giấy in báo phế liệu tại nhà máy là 2.000 đồng/kg. Hàng năm từ lượng giấy phế liệu thu mua được trung bình 120.000 tấn/năm, có thể sản xuất được 80.000 tấn bột giấy. Nếu việc sản xuất giấy tái chế thành hiện thực, chúng ta sẽ tiết kiệm được ít nhất 400.000 m3 gỗ/năm, về mặt chi phí tiết kiệm được 57,038 tỷ đồng/năm[1]. Như vậy việc sản xuất giấy tái chế của nhà máy sẽ đem lại lợi ích to lớn cho chính sách qui hoạch vùng nguyên liệu giấy trong điều kiện diện tích vùng nguyên liệu và kinh phí đều đang thiếu. â Tiết kiệm tài nguyên khác Việc sản xuất giấy tái chế góp phần tiết kiệm được nhiều nguyên nhiên liệu trong đó có than và nước. Nước được sử dụng chủ yếu trong quá trình rửa bột, sử dụng cho lò hơi trong quá trình xeo giấy. Than được sử dụng để tạo năng lượng khi phơi sấy... Nghiên cứu trên thế giới cho biết bột từ giấy đã qua sử dụng đã được xử lý từ lần sử dụng trước nên quá trình tái chế giấy chỉ cần từ 10% đến 40% năng lượng được chuyển từ gỗ sang bột giấy nguyên chất. Hiện nay ở Mỹ, trước tình trạng ngành công nghiệp giấy sử dụng quá nhiều nước, đã đề ra các biện pháp tiết kiệm nước trong quy trình "Sản xuất sạch hơn" và lượng nước sử dụng đã được rút xuống bằng 1/7 so với trước. Ở Việt Nam, do công nghệ lạc hậu nên mức tiêu hao năng lượng để sản xuất ra 1 tấn giấy rất cao. Ví dụ ở Công ty Giấy Việt Trì, 1 tấn giấy sản xuất trên dây chuyền thiết bị mới chỉ tốn 30m3 nước, trong khi dây chuyền cũ tốn gấp 3-4 lần tức là khoảng 100m3. Mức tiêu thụ năng lượng ở dây chuyền mới của công ty chỉ chiếm 7% giá thành giấy, bằng 1/3 đến 1/2 mức tiêu hao của dây chuyền cũ. Sản xuất giấy tái chế tại làng nghề ở Việt Nam tiết kiệm được 388m3 nước và 3,8 tấn than để sản xuất ra 1 tấn giấy so với giấy làm từ nguyên liệu gốc[1]. Với công nghệ lạc hậu của làng nghề đã tiết kiệm được một lượng tài nguyên như vậy, nếu các nhà máy giấy hiện nay được đầu tư dây chuyền sản xuất giấy tái chế hiện đại hiện tại thì lượng tài nguyên được tiết kiệm sẽ cao hơn nhiều. Theo số liệu ngành giấy, để sản xuất 1 tấn bột giấy phải cần tới 5m3 gỗ; 300-400 kg xút; 1.000m3 nước; 1.000-1.200 kwh điện. Nếu sản xuất từ giấy phế liệu chỉ cần 1,25 tấn giấy loại; 20m3 nước; 200 -300kwh điện và rất ít hóa chất. Bảng 1. Lợi ích tiết kiệm được khi sản xuất 1 tấn giấy bằng nguyên liệu là giấy loại[1] Giá thành Lượng sử dụng Tiết kiệm Sản xuất với nguyên liệu gỗ Sản xuất với nguyên liệu là giấy loại Điện 1.000 đ/kw 1.000 kwh 200 kwh 800 kwh Thành tiền 1.000.000đ 200.000đ 800.000đ Nước 238,1 đ/m3 1.000 m3 20 m3 980 m3 Thành tiền 238.100đ 4.762đ 233.338đ Xút 3.200 đ/kg 300 kg 10 290 kg Thành tiền 960.000đ 0 960.000đ Tổng lượng tiết kiệm: 1.993.338đ Như vậy mỗi tấn bột giấy làm từ giấy phế liệu tiết kiệm cho nhà sản xuất ít nhất là 1.993.338 đồng. Theo thống kê của Viện công nghiệp giấy, hàng năm lượng giấy phế liệu bình quân ở nước ta là 100.000 - 120.000 tấn có thể sản xuất được ít nhất 80.000 tấn bột giấy. Từ đó tính ra mỗi năm khoản tiền tiết kiệm được trong sử dụng điện nước từ việc sản xuất bột giấy tái chế có thể giảm được một khoản chi phí khoảng 153,5 tỷ đồng/năm. Theo số liệu của ngành giấy, đầu tư cho 1 tấn sản phẩm/năm công suất thiết kế vào khoảng 1.500-3.000 USD. Với khoản tiền 153,5 tỷ đồng từ chi phí điện và nước tiết kiệm được khi sử dụng giấy phế liệu thay vì dùng gỗ để sản xuất bột giấy hàng năm, có thể xây dựng được ít nhất 1 nhà máy giấy công suất khoảng 3.400 tấn/năm, lớn hơn công suất của Công ty Giấy Trúc Bạch (3.000 tấn/năm). Với những lợi ích về kinh tế và môi trường của ngành tái chế giấy như vậy nhưng ở Việt Nam thì tái chế giấy cũng đang trên đà phát triển được hình thành dưới hình thức các làng nghề. Ở các làng nghề chủ yếu là các cơ sở vừa và nhỏ áp dụng công nghệ lạc hậu tạo ra nhiều chất thải giây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đó đặc biệt là nước thải. Phần lớn các cơ sở tái chế giấy ở các làng nghề của Việt Nam tạo ra lượng nước thải tương đối và chưa có hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy mà em muốn tìm hiểu đặc trưng của nước thải và thiết hệ thống xử lý nước thải của một cơ sở tái chế giấy điển hình Hình 1.Sự ô nhiễm môi trường tại các làm nghề giấy I.3 Quy trình tái chế giấy điển hình và hiện trạng môi trường tại các cơ sở tái chế I.3.1. Quy trình sản xuất điển hình của cơ sở tái chế giấy - Giấy vụn: Đây chính là nguồn nguyên liệu cơ bản của quá trình tái chế giấy. Giấy được thu gom thông qua các đại lý và sau đó trở về cơ sở tái chế của làng. - Ngoài nguyên liệu chính là giấy vụn thì làng nghề còn sử dụng một số nguyên liệu khác như: than hóa chất (NaOH, phèn cho xử lý nước, nước Javen, nhựa trong, điện...) Giấy loại Phân loại Giấy lề Ngâm, tẩy Nghiền thuỷ lực xeo Sấy Sản phẩm thô Chất thải rắn Nước thải cũng chứa một lượng sơ sợi lớn Hơi được cung cấp từ là hơi Hơi nước thoát ra Nghiền đĩa Nhựa thông Javen Nước thải có lẫn hóa chất Kiềm Nước thải có hóa chất Nước bể chứa Bể trộn Nước Hình I.1: Quy trình sản xuất tái chế giấy ăn, giấy vệ sinh kèm dòng thải - Các công đoạn trong chính trong quá trình sản xuất giấy tái chế : + Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu: Giấy vụn sau khi được tập kết về kho phải qua khâu phân loại. Có thể chia giấy vụn thành các loại sau: Giấy lề trắng, giấy viết, giấy in, giấy bìa cát tông,giấy xi măng - Ô nhiễm chủ yếu trong khâu này là ô nhiễm bụi và các chất thải vẫn như: Nilong, phế phẩm loại bỏ của quá trình phân loại chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ. + Công đoạn ngâm kiềm Giấy được đưa vào 1 bể ngâm kiềm để tẩy trắng. Thời gian ngâm tùy thuộc vào loại giấy. VD: Giấy in thì thời gian ngâm lâu nhất, các hóa chất sử dụng trong khâu này là NaOH, Javen. - Ô nhiễm chính trong công đoạn này là ô nhiễm nguồn nước do lượng hóa chất được hòa tan trong bể ngâm kiềm được được thải trực tiếp ra ngoài không hề qua bất kỳ một khâu xử lý nào. + Công đoạn nghiền giấy Đây là công đoạn kết hợp sau công đoạn tước giấy sau khi ngâm tẩy được đưa vào máy nghiền và tạo ra bột giấy có màu đục được chứa trong 1 bể rộng. - Ô nhiễm chủ yếu trong khâu này là do lượng bột giấy bị hòa vào nước thải ra môi trường bên ngoài tạo ra một lớp bột tương đối dày trong các kênh, mương và nó cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng yếm khí trong nước tạo mùi hôi thối khó chịu. + Công đoạn nghiền đĩa : bột được đưa vào hệ thống nghiền đĩa nhằm nghiền nhỏ bột đạt đến độ nghiền theo chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm rồi cho vào bể chứa để pha loãng trước khi đưa vào công đoạn xeo giấy + Công đoạn xeo giấy Bột giấy được dẫn qua 1 hệ thống máy lên lưới hình thành và đưa trực tiếp lên máy xeo, ép ướt bằng một nhiệt độ cao được cung cấp từ lò hơi. Giấy sau khi được sấy, ép được chuyển đến bộ phận hoàn thành để gia công, chế biến thành sản phẩm cuối cùng. - Phế phẩm của công đoạn này là các đấu xén, đấu lề giấy và được tận dụng đưa lại quá trình tái chế. Hầu hết các khâu trong quá trình tái chế giấy đều gây ra ô nhiễm mà ảnh hưởng lớn nhất chính là đến môi trường nước. Nước ô nhiễm không qua bất kỳ m
Luận văn liên quan