Tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp được xếp hạng tại Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hội nhập và toàn cầu hóa là xu thế phát triển chung hiện nay trên thế giới. Nền kinh tế của mỗi quốc gia vừa chịu sự ảnh hưởng vừa là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, cơ hội đâu tư được mở rộng song rủi ro và thách thức đi kèm cũng không nhỏ. Đã có không ít vụ đổ bể tài chính của các ngân hàng, các tập đoàn kinh tế diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới từ các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Đức .đến các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc Thực trạng này đã khiến các nhà hoạch định chính sách quốc gia và các tổ chức tài chính có sự quan tâm đặc biệt tới hoạt động quản lí rủi ro. Vì thế quản lí rủi ro tài chính trở thành hoạt động chủ chốt, có vị trí trung tâm trong quản trị tài chính hiện đại. Trong quản lí rủi ro tài chính hiện đại nếu chỉ đơn thuần dựa vào các chính sách định tính thì chưa đủ, mà quan trọng hơn là phải hình thành và phát triển một hệ thống các phương pháp khoa học nhằm lượng hóa mức độ rủi ro và tổn thất tài chính có thể xảy ra trong những điều kiện nhất định của thị trường và của nền kinh tế để từ đó đưa ra các giải pháp quản lí và giảm thiểu rủi ro hữu hiệu. Một trong những căn cứ, những cơ sở hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lí rủi ro đó là hệ thống xếp hạng tín dụng do các tổ chức xếp hạng trên thế giới thực hiện. Chúng cho phép nâng cao hiệu quả của đánh giá rủi ro tín dụng ban đầu và quản trị rủi ro tín dụng một cách thường xuyên, liên tục . Đó là xét trên phạm vi toàn thế giới, còn đối với Việt Nam thì sao? Quá trình cải cách tài chính – ngân hàng là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trong thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng cải cách đã đóng góp đáng kể trong các thành tựu chung của nền kinh tế Việt Nam. Trong các hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, tín dụng là hoạt động chủ yếu và giữ vai trò quan trọng nhất . Tuy mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các Ngân hàng thương mại , nhưng tín dụng lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất . Vì thế các ngân hàng thường sử dụng những giải pháp khác nhau nhằm giảm thiểu những rủi ro này như: nâng cao chất lượng thẩm định , tập trung vào các khách hàng mục tiêu, thực hiện các quy định về an toàn tín dụng Trong đó việc căn cứ vào các thông tin xếp hạng tín dụng doanh nghiệp do Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC ) cung cấp là 1 biện pháp được rất nhiều Ngân hàng thương mại áp dụng. Với hệ thống xếp hạng chuyên nghiệp này trong những năm gần đây đã giúp các Ngân hàng, các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách đánh giá được năng lực tài chính của các khách hàng vay vốn ( mà ở nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp), đồng thời đưa ra những quyết định hợp lí trong công tác kiểm soát những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Tuy nhiên hiện nay, cách xếp hạng của CIC vẫn còn thiên về lịch sử vay vốn, quan hệ với các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp, phương thức đánh giá còn khá đơn giản, không phân tích chuyên sâu về khả năng cạnh tranh của các ngành, cũng như những thay đổi chất lượng tín dụng do tác động của những thay đổi biến động của nền kinh tế .

doc130 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp được xếp hạng tại Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập và toàn cầu hóa là xu thế phát triển chung hiện nay trên thế giới. Nền kinh tế của mỗi quốc gia vừa chịu sự ảnh hưởng vừa là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, cơ hội đâu tư được mở rộng song rủi ro và thách thức đi kèm cũng không nhỏ. Đã có không ít vụ đổ bể tài chính của các ngân hàng, các tập đoàn kinh tế diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới từ các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Đức ….đến các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc …Thực trạng này đã khiến các nhà hoạch định chính sách quốc gia và các tổ chức tài chính có sự quan tâm đặc biệt tới hoạt động quản lí rủi ro. Vì thế quản lí rủi ro tài chính trở thành hoạt động chủ chốt, có vị trí trung tâm trong quản trị tài chính hiện đại. Trong quản lí rủi ro tài chính hiện đại nếu chỉ đơn thuần dựa vào các chính sách định tính thì chưa đủ, mà quan trọng hơn là phải hình thành và phát triển một hệ thống các phương pháp khoa học nhằm lượng hóa mức độ rủi ro và tổn thất tài chính có thể xảy ra trong những điều kiện nhất định của thị trường và của nền kinh tế để từ đó đưa ra các giải pháp quản lí và giảm thiểu rủi ro hữu hiệu. Một trong những căn cứ, những cơ sở hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lí rủi ro đó là hệ thống xếp hạng tín dụng do các tổ chức xếp hạng trên thế giới thực hiện. Chúng cho phép nâng cao hiệu quả của đánh giá rủi ro tín dụng ban đầu và quản trị rủi ro tín dụng một cách thường xuyên, liên tục . Đó là xét trên phạm vi toàn thế giới, còn đối với Việt Nam thì sao? Quá trình cải cách tài chính – ngân hàng là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trong thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng cải cách đã đóng góp đáng kể trong các thành tựu chung của nền kinh tế Việt Nam. Trong các hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, tín dụng là hoạt động chủ yếu và giữ vai trò quan trọng nhất . Tuy mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các Ngân hàng thương mại , nhưng tín dụng lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất . Vì thế các ngân hàng thường sử dụng những giải pháp khác nhau nhằm giảm thiểu những rủi ro này như: nâng cao chất lượng thẩm định , tập trung vào các khách hàng mục tiêu, thực hiện các quy định về an toàn tín dụng… Trong đó việc căn cứ vào các thông tin xếp hạng tín dụng doanh nghiệp do Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC ) cung cấp là 1 biện pháp được rất nhiều Ngân hàng thương mại áp dụng. Với hệ thống xếp hạng chuyên nghiệp này trong những năm gần đây đã giúp các Ngân hàng, các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách đánh giá được năng lực tài chính của các khách hàng vay vốn ( mà ở nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp), đồng thời đưa ra những quyết định hợp lí trong công tác kiểm soát những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Tuy nhiên hiện nay, cách xếp hạng của CIC vẫn còn thiên về lịch sử vay vốn, quan hệ với các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp, phương thức đánh giá còn khá đơn giản, không phân tích chuyên sâu về khả năng cạnh tranh của các ngành, cũng như những thay đổi chất lượng tín dụng do tác động của những thay đổi biến động của nền kinh tế . Từ vai trò quan trọng của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và từ những thực tế đặt ra như vậy, sau thời gian thực tập tại Trung tâm Thông tin Tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, em quyết định chọn đề tài “Tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp được xếp hạng tại Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “ cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình . Chuyên đề này chia ra làm ba phần : Lời mở đầu Nội dung chính: gồm 3 chương Chương I: Những nội dung cơ bản về xếp hạng tín dụng Chương II: Cơ sở lí luận : Mô hình CreditMetrics và phương pháp tính toán xác suất chuyển hạng dựa vào mô hình này Chương III: Cơ sở thực tiễn : Ứng dụng mô hình CreditMetrics tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp Việt Nam. Chương IV: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro ở Việt Nam – Đánh giá và khuyến nghị Kết luận Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại chuyên ngành Toán tài chính, khoa Toán kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân kết hợp với thời gian thực tập tại Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa, đặc biệt là thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Quang Dong và của Trung tâm nơi em thực tập đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Mặc dù CreditMetrics đã được áp dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới nhưng mô hình này còn khá mới mẻ đối với chúng ta, hiện nay nó vẫn chưa được đưa vào áp dụng ở Việt Nam. Hơn thế nữa, do điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, ngành Ngân hàng tài chính mới thực sự phát triển trong vài năm gần đây nên cơ sở dữ liệu còn thô sơ và nhiều hạn chế, khả năng máy móc, công nghệ thông tin còn nhiều bất cập. Vì thế nên trong quá trình xây dựng chuyên đề này vẫn còn nhiều thiếu sót do khách quan và chủ quan. Vì thế em rất mong được sự chỉ bảo, chỉnh sửa của thầy để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Quang Dong đã hướng dẫn nhiệt tình để giúp em hoàn thành chuyên đề này ! Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đặc biệt cảm ơn chị Trần Tuyết Nhung – trưởng phòng phân tích tại trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập! CHƯƠNG I NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG I. Giới thiệu chung về xếp hạng tín dụng 1.Khái niệm xếp hạng tín dụng Xếp hạng tín dụng là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng nó được đưa ra cách đây gần 1000 năm ( từ năm 1909). Tên tiếng anh của thuật ngữ này là CREDIT RATING, trong đó Credit như chúng ta đã biết có nghĩa là tín dụng, còn rating chính là sự đánh giá , xếp hạng. Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ này chính là Jonh Moody – người có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xếp hạng tín dụng trên toàn thế giới, người sáng lập ra tổ chức xếp hạng tín dụng lớn nhất thế giới và từ đó được sử dụng cho đến ngày nay. Theo Moody “ Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá khả năng thanh toán trong tương lai và sự sẵn sàng thanh toán của một tổ chức phát hành về việc thực hiện thanh toán đúng hạn cả gốc lẫn lãi đối với một khoản nợ nào đó“. Hay nói cách khác, đó chính là đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong tương lai, phản ánh khả năng và sự sẵn sàng của Nhà phát hành ( người đi vay ) trong việc thanh toán cả lãi và gốc đúng hạn . Sau này với sự xuất hiện của nhiều tổ chức xếp hạng tín dụng như S&P ( Stand & Poor ), hay công ty Duff & Phelps, công ty Fitch ….có nhiều cách hiểu khác nhau về xếp hạng tín dụng , chẳng hạn như theo định nghĩa của công ty Standard & Poor thì “ Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá về mức độ tin cậy ( tín nhiệm ) nói chung của khách hàng , hoặc là sự tín nhiệm của một khách hàng có liên quan đến một khoản nợ cụ thể hoặc một nghĩa vụ tài chính khác , dựa trên những yếu tố rủi ro hợp lí “. .. Ở Việt Nam , xếp hạng tín dụng được Trung tâm Thông tin tín dụng định nghĩa như sau “ xếp hạng tín dụng là sự đánh giá mức độ tin cậy của một thực thể ( cá nhân ,doanh nghiệp hay quốc gia …) dựa trên lịch sử các lần vay, trả nợ cũng như độ sẵn sàng về tài sản và mức độ nợ “. Trong giai đoạn hiện nay , cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thì xếp hạng tín dụng không chỉ bó hẹp trong hoạt động của các ngân hàng mà nó còn được xem như là một căn cứ giúp các nhà đầu tư, các tổ chức tiến hành đầu tư chứng khoán. Vì thế xếp hạng tín dụng được hiểu rộng ra là “ sự đánh giá, nhận định về mức độ tín nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với một doanh nghiệp . Các tổ chức cá nhân ở đây có thể là các ngân hàng, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lí, người tiêu dùng … 2. Mục đích của xếp hạng tín dụng : Tuy xếp hạng tín dụng phục vụ cho tất cả các tổ chức, các cá nhân yêu cầu nhưng tổ chức cần thông tin xếp hạng tín dụng nhất vẫn là các Ngân hàng thương mại,vì hoạt động tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro.Vì thế chúng ta sẽ đứng trên quan điểm những người cần thông tin là ngân hàng thương mại để xem xét mục đích của công tác xếp hạng tín dụng . Mục đích của xếp hạng tín dụng là đưa ra những nhận xét đánh giá về tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc: Thứ nhất, ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng của một khách hàng, số tiền cho vay/ bảo lãnh, thời hạn, mức lãi suất/phí, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng . Thứ hai, giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; hạng tín dụng của khách hàng cho phép ngân hàng cho vay lường trước được những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay, từ đó có những biện pháp đối phó kịp thời . Xét trên góc độ quản lí toàn bộ danh mục cho vay của ngân hàng thương mại thì hệ thống xếp hạng tín dụng còn nhằm mục đích: Thứ nhất, phát triển chiến lược Marketing nhằm hướng tới khách hàng có ít rủi ro hơn . Thứ hai, ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng một cách hợp lí nhất. 3. Nhiệm vụ chủ yếu của xếp hạng tín dụng Xếp hạng tín dụng tập trung vào việc đánh giá hai mảng chính, đó là : Thứ nhất, khả năng thực hiện các cam kết tài chính. Khả năng này được xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ánh tiềm năng trong tương lai của công ty như: khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, kì thu tiền bình quân, hiệu quả sử dụng tài sản, các chỉ tiêu về thu nhập, hệ số khả năng trả lãi, hệ số khả năng trả gốc,năng lực và kinh nghiệm quản lí…. Từ việc đánh giá và cho điểm dựa trên những chỉ tiêu này, một hạng tín dụng sẽ cho ta kết luận tương ứng về khả năng thực hiện các cam kết của khách hàng là các doanh nghiệp. Thứ hai, đó là mong muốn thực hiện các cam kết tài chính. Điều này được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu phi tài chính như: Số lần trả nợ đúng hạn, số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ, nợ quá hạn trong quá khứ, số lần cam kết mất khả năng thanh toán, số lần nhận trả lãi vay, các chỉ tiêu về năng lực và kinh nghiệm quản lí, môi trường kinh doanh … Mặc dù xếp hạng tín dụng được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của các doanh nghiệp nên kết quả của nó có độ tin cậy khá cao và được coi là một cơ sở, căn cứ quan trọng hỗ trợ Ngân hàng trong các quyết định tín dụng, và là một hình thức tư vấn chứng khoán cho các nhà đầu tư nhưng lưu ý rằng xếp hạng tín dụng không phải là một lời đảm bảo về khả năng trả một khoản nợ cụ thể khuyến nghị cho các nhà đầu tư. Mà nó đưa ra một ý kiến đáng tin cậy, sau khi đã thực hiện các phân tích định tính và định lượng phù hợp. Điều này có nghĩa là các kết quả xếp hạng tín dụng được đưa ra từ các tổ chức xếp hạng tín dụng chỉ mang tính chất tương đối chứ không phải là tuyệt đối. 4. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống xếp hạng tín dụng trên thế giới Mặc dù xếp hạng tín dụng mới chính thức ra đời vào đầu thế kỷ 20 ,nhưng trước đó một thời gian khá dài thì việc buôn bán trao đổi của các thương nhân hay chính là các nhà buôn vẫn dựa trên một nguyên tắc khá phổ biến đó là: trước khi thực hiện việc trao đổi buôn bán với đối tác nào đó, các nhà buôn này đều phải tìm hiểu rất kĩ về đối tác đó. Việc tìm hiểu này được tiến hành thông qua việc thăm dò ý kiến của những người có quan hệ rộng , quen biết rộng để biết được mức độ tín nhiệm của đối tác đó.Từ đó xúc tiến việc buôn bán ở các mức độ khác nhau. Rõ ràng hình thức này tương tự như hình thức xếp loại tín dụng, trong đó chỉ thay thế các nhà buôn bằng các ngân hàng thương mại, các tổ chức và cá nhân khác. còn những người có quan hệ rộng ở đây chính là các tổ chức xếp hạng tín dụng, có vai trò cung cấp thông tin tổng quát nhất về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hạng tín dụng của doanh nghiệp đó. Vào đầu thế kỉ 20, có một loại chứng khoán mới ra đời, đó là trái phiếu công ty.Việc phát hành trái phiếu công ty được coi là một hiện tượng của thế kỉ 20. Việc phát hành trái phiếu công ty diễn ra cùng khoảng thời gian với các bài báo bài luận đầu tiên được xuất bản có nội dung viết về các chỉ số phân tích tài chính, kế toán của các công ty. Các chỉ số này được dùng như là tiêu chuẩn để chuẩn đoán sức mạnh tài chính của một công ty. Nhưng những chỉ tiêu đó chỉ xuất hiện trong các bài báo cho đến những năm đầu của thập kỉ 20, thì nó mới chính thức được các tổ chức đưa ra để trao đổi và nghiên cứu một cách chuyên sâu, và nâng cao hơn vai trò của các chỉ số phân tích tài chính. Đó là những nguồn gốc sâu xa cho sự ra đời của hệ thống xếp hạng tin dụng Cùng thời gian ra đời của trái phiếu công ty, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá các công ty phát hành trái phiếu thì vào năm 1909, John Moody chính thức đưa ra khái niệm xếp hạng tín dụng (Credit Rating) trong một cuốn sách “Cẩm nang chứng khoán đường sắt “, ở đó ông đã tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra Bảng xếp hạng tín nhiệm đầu tiên cho 1500 trái phiếu của 250 công ty đường sắt theo hệ thống kí hiệu hết sức đơn giản và dễ hiểu, với 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt từ Aaa đến C. Sự kiện này đánh một dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của hệ thống xếp hạng tín dụng trên thế giới, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử ngành Ngân hàng – Tài chính. Cũng từ đó tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s ra đời và sau này trở thành một trong những tổ chức xếp hạng lớn nhất trên thế giới. Sau sự ra đời của Moody’s thì năm 1916, công ty định mức tín nhiệm Standard & Poor cũng được thành lập và tổ chức này đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi cũng như vị trí của mình trong hệ thống xếp hạng trên toàn thế giới. Cùng với Moody’s thì Standard & Poor cũng được đánh giá khá cao về độ tin cậy của các thông tin mà ở đây cụ thể là các bản xếp hạng tín dụng của các công ty trên toàn thế giới do họ đưa ra . Sau Moody’s, Standard & Poor thì có hàng loạt các tổ chức xếp hạng tín dụng ra đời như: Duff & Phelps hay Fitch…Hoạt động xếp hạng tín dụng ngày càng được cải tiến, được nâng cao cả về phương pháp xếp hạng lẫn kĩ thuật, công nghệ sử dụng. Đặc biệt là kể từ thập kỉ 80 trở lại đây, khi hoạt động đầu tư – kinh doanh của các tổ chức tài chính gặp nhiều rủi ro hơn trước, khủng hoảng tài chính xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới đã gây ra những tổn thất vô cùng to lớn thì vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng lại càng được nâng cao và hoạt động này được quan tâm chú trọng hơn bao giờ hết. Nếu như trước kia xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chỉ là công việc của các tổ chức xếp hạng lớn như Moody’s hay Standard & Poor hoặc là Fitch ….thì ngày nay, tất cả các quốc gia kể cả các quốc gia đang phát triển thì đều thành lập các cơ quan chuyên trách về mảng xếp hạng tín dụng các doanh nghiêp. Và xếp hạng tín dụng trở thành một công việc quan trọng trong hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại. Cùng với sự phát triển về số lượng các tổ chức xếp hạng tín dụng thì chất lượng của công tác xếp hạng tín dụng cũng ngày một nâng cao hơn. Trên thế giới đã có nhiều phương pháp, nhiều mô hình đưa ra nhằm tối đa hóa độ tin cậy của các kết quả xếp hạng, chuyển từ hướng đánh giá xếp hạng mang tính chất định tính sang định lượng, chuyển từ các phương pháp đánh giá truyền thống ( phương pháp chuyên gia ) sang các phương pháp mang tính khách quan, chính xác hơn, chuyển từ mô hình phi cấu trúc sang mô hình cấu trúc,,, Đó là hiện tại, còn tương lai hệ thống xếp hạng sẽ phát triển như thế nào? Rõ ràng tuy được cải tiến rất nhiều và hệ thống xếp hạng tín dụng đã ngày càng đạt được độ tin cậy cao nhưng hiện nay hệ thống xếp hạng tín dụng toàn cầu vẫn còn gặp nhiều bất cập, đó là sự chưa đồng bộ về phương pháp cũng như kĩ thuật xếp hạng giữa các quốc gia khác nhau, thậm chí ngay trong cùng một quốc gia thì đối với các tổ chức xếp hạng khác nhau cũng cho kết quả khác nhau về mức độ tín nhiệm của 1 doanh nghiệp. Vì thế , trong tương lai các nhà quản lí kinh tế, tài chính nói chung và các tổ chức xếp hạng tín dụng nói riêng đều mong muốn xây dựng một khung phương pháp tính toán và xếp hạng chung trên toàn thế giới, đạt được sự đồng bộ thống nhất giữa các tổ chức xếp hạng tín dụng cũng như giữa các quốc gia, để từ đó có cái nhìn nhất quán về tình hình hoạt động, mức độ tín nhiệm của các công ty, các khách hàng. 5. Phân loại xếp hạng tín dụng Có nhiều cách để phân loại các hình thức xếp hạng tín dụng. Tùy thuộc vào các căn cứ để phân loại chúng ta có các loại xếp hạng tín dụng tương ứng. Ta sẽ xét lần lượt hai căn cứ phân loại : 5.1.Căn cứ vào đối tượng xếp hạng Dựa vào tiêu thức này, người ta phân xếp hạng tín dụng thành 4 loại như sau Thứ nhất, đó là xếp hạng tín dụng cá nhân. Đây là hình thức xếp hạng được áp dụng đối với các cá nhân tham gia vào hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, hay chính là các khách hàng cá nhân. Việc xếp hạng tín dụng cá nhân được thực hiện dựa trên lịch sử trả nợ, số lượng và loại tài sản mà cá nhân đó đang sở hữu, những khoản thanh toán chậm hoặc nợ quá hạn. Tất cả những thông tin đó đều được thu thập và tổng hợp trong các báo cáo tín nhiệm về cá nhân đó. Thứ hai, đó là định mức tín nhiệm doanh nghiệp. Hình thức xếp hạng này tập trung vào đối tượng xếp hạng là các doanh nghiệp . Việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau , nhưng về cơ bản vẫn dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp để đánh giá . Thứ ba là xếp hạng tín dụng quốc gia. Loại hình xếp hạng tín dụng này đánh giá mức độ tin cậy của một quốc gia, để từ đó có thể so sánh môi trường đầu tư giữa các quốc gia, quốc gia nào càng được xếp hạng tín dụng cao thì càng nhận được sự tín nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài nên sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Việc xếp hạng tín dụng các quốc gia dựa trên các chỉ số phát triển chung như: chỉ số phát triển các ngành, chỉ số an toàn vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, mức độ bình ổn chính trị,… Cuối cùng, đó là xếp hạng tín dụng các công dụ đầu tư. Các công cụ được xếp hạng chủ yếu vẫn là các công cụ có thu nhập cố định như : trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và các loại trái phiếu, kì phiếu ngân hàng. Ở một số nước và một số tổ chức xếp hạng tín dụng hiện nay còn xếp hạng tín dụng cả cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường …Việc xếp hạng tín dụng đối với các loại công cụ đầu tư được thực hiện dựa trên một số chỉ tiêu như: khả năng thanh khoản , kì hạn , lãi suất , mệnh giá , các rủi ro có thể gặp phải ,…. Hiện nay, ở nước ta mới chỉ tập trung xếp hạng các doanh nghiệp tham gia hoạt động tín dụng ở các ngân hàng thương mại, còn các loại hình xếp hạng tín dụng khác vẫn chưa được triển khai do thị trường chứng khoán nước ta vẫn còn trong thời kì phát triển sơ khai, chưa có nhiều sản phẩm, công cụ đầu tư,…nên việc xếp hạng tín dụng các công cụ đầu tư là không cần thiết. Xếp hạng quốc gia thì chúng ta chưa có khả năng thực hiện mà chỉ dành cho những tổ chức xếp hạng lớn như Moody’s, Stand&Poor hay Fitch,…xếp hạng, còn xếp hạng tín dụng cá nhân thì do hoạt động của các cá nhân không phức tạp và khó phân tích như khách hàng doanh nghiệp nên cũng không cần thiết phải xếp hạng. 5.2.Căn cứ vào phương pháp xếp hạng Dựa vào căn cứ này, thì xếp hạng tín dụng được chia làm 2 loại sau : Thứ nhất đó là xếp hạng tín dụng theo phương pháp truyền thống. Hiện nay thì rất nhiều các quốc gia trên thế giới sử dụng loại hình xếp hạng tín dụng này. Nội dung cơ bản của hình thức xếp loại này đó là việc đánh giá xếp hạng tín dụng được thực hiện dựa trên những kinh nghiệm đã được đúc kết của các chuyên gia để có thể tìm ra bản chất của mối quan hệ giữa vỡ nợ và các nhân tố tác động đến nó. Các tổ chức xếp hạng tín dụng dựa trên lịch sử những lần trả nợ, cho vay để đưa ra những đánh giá về khả năng trả nợ c