Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả can thiệp gạo tăng cường sắt, kẽm ở trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình

Tăng trưởng ở trẻ em bị chi phối bởi nhiều yếu tố như yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài, trong đó có dinh dưỡng. Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố môi trường quan trọng đối với sự tăng trưởng và kiểm soát sức khỏe, bệnh tật trong các giai đoạn vòng đời. Đầu tư cho dinh dưỡng xuyên suốt vòng đời không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội thiết thực như tiết kiệm chi phí chăm sóc Y tế, tăng năng lực trí tuệ và năng suất lao động của người trưởng thành. Nhiều công trình khoa học đã ghi nhận dinh dưỡng chính là nền tảng cho sự phát triển thể lực, sức khoẻ, trí tuệ, tầm vóc của trẻ [60], [115]. Tại hội nghị quốc tế cấp cao về dinh dưỡng lần thứ 2 tổ chức tại Rome tháng 11/2014, các chuyên gia cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) toàn cầu vẫn tồn tại ở mức quá cao trong thời gian dài [124]. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tình trạng dinh dưỡng cũng được cải thiện. Khi nhắc tới SDD, các chuyên gia cho rằng nó không chỉ đơn thuần là nạn đói mà còn ám chỉ khái niệm "đói tiềm ẩn" hay tình trạng thiếu các vi chất thiết yếu như Vitamin D, A, sắt và kẽm. Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt và kẽm đang là vấn đề có nghĩa sức khỏe cộng đồng, trong đó nhóm đối tượng có nguy cơ cao là phụ nữ và trẻ em. Các số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trẻ em ở mức trên 30%, có 45,7% trẻ bị thiếu máu kết hợp với thiếu kẽm [4],[17],[20]. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng hoàn toàn có thể phòng ngừa và thanh toán được nếu các đối tượng có nguy cơ được bổ sung liên tục một lượng nhỏ các vi chất đó. Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng có nhiều giải pháp trong đó có giải pháp tăng cường vi chất vào thực phẩm. Đây là giải pháp đã được thực hiện ở một số nước đang phát triển và có những thành công đáng kể. Tăng cường vi chất vào thực phẩm là can thiệp lâu dài, khả thi và bền vững nhằm cải thiện vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng trên thế giới cũng như ở nước ta [4], [12].

pdf140 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả can thiệp gạo tăng cường sắt, kẽm ở trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB BYT The Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển Châu Á Bộ Y tế CC CC/T Chiều cao Chiều cao theo tuổi CN CN/T CN/CC Cân nặng Cân nặng theo tuổi Cân nặng theo chiều cao CT Can thiệp ĐC Đối chứng CSHQ Chỉ số hiệu quả FAO Hb HQCT IZNCG SDD UNICEF UNDP VCDD WHO Food and Agriculture Organization – Tổ chức Liên hợp quốc về lương thực và nông nghiệp Hemoglobin - Huyết sắc tố Hiệu quả can thiệp International Zinc Nutrition Consultative Group – Tổ chức tư vấn quốc tế về kẽm Suy dinh dưỡng The United Nations Children's Fund - Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc Vi chất dinh dưỡng World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới WAZ Weight-for-Age Z-score - Chỉ số Z-score cân nặng/tuổi WHZ Weight-for-Height Z-score - Chỉ số Z-score cân nặng/chiều cao MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 1.1. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay và một số yếu tố liên quan ......... 3 1.1.1. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em trên thế giới ............................. 3 1.1.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em tại Việt Nam ............................ 5 1.1.3. Một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng .................................... 7 1.2. Thực trạng thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ em ........................... 10 1.2.1. Thực trạng thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em ....................................... 10 1.2.2. Thực trạng thiếu kẽm ở trẻ em ...................................................... 13 1.3. Các biện pháp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ......................... 16 1.3.1. Đa dạng hóa chế độ ăn.................................................................. 16 1.3.2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng .......................................................... 16 1.3.3. Tăng cường vi chất trong thực phẩm ............................................ 17 1.3.4. Tăng cường sắt, kẽm vào gạo để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng 25 1.4. Các nghiên cứu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cải thiện tình trạng dinh dưỡng ................................................................................ 29 1.4.1. Trên thế giới ................................................................................. 29 1.4.2. Tại Việt Nam ................................................................................ 31 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 33 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 33 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 33 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 34 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 36 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 36 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................. 41 2.2.3. Các biến số và chỉ số cần thu thập trong nghiên cứu ..................... 44 2.2.4. Các kỹ thuật, công cụ và tiêu chuẩn đánh giá áp dụng trong nghiên cứu ... 46 2.2.5. Quá trình tổ chức nghiên cứu........................................................ 52 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 54 2.2.7. Các sai số có thể mắc phải và biện pháp khắc phục ...................... 55 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu...................................................................... 57 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 58 3.1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ............. 58 3.2. Đặc điểm khẩu phần, tỷ lệ thiếu kẽm, thiếu sắt của trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tham gia nghiên cứu can thiệp............................... 67 3.3. Hiệu quả gạo tăng cường sắt, kẽm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu ................ 76 Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 87 4.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ....... 87 4.2. Phân tích đặc điểm khẩu phần, tỷ lệ thiếu sắt, thiếu kẽm của trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tham gia nghiên cứu can thiệp ................... 96 4.3. Hiệu quả can thiệp gạo tăng cường sắt, kẽm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu . 106 4.4. Tính mới của nghiên cứu .................................................................. 113 4.5. Hạn chế của nghiên cứu.................................................................... 114 KẾT LUẬN ............................................................................................... 115 KHUYẾN NGHỊ....................................................................................... 117 CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố trẻ từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tham gia nghiên cứu theo giới . ................................................................................... 58 Bảng 3.2. Phân bố tình trạng dinh dưỡng của trẻ trẻ từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi theo giới tính . ........................................................... 58 Bảng 3.3. Tỷ lệ % SDD thể nhẹ cân theo nhóm tuổi và giới tính của trẻ từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi . .................................................... 59 Bảng 3.4. Tỷ lệ % SDD thể thấp còi theo nhóm tuổi và giới tính của trẻ từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi . .................................................... 60 Bảng 3.5. Phân tích tỷ lệ SDD theo 3 chỉ tiêu nhân trắc của trẻ từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi . .................................................................... 61 Bảng 3.6. Tỷ lệ thiếu máu của trẻ từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi theo địa bàn nghiên cứu . ......................................................................... 61 Bảng 3.7. Tỷ lệ thiếu máu của trẻ trẻ từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi theo giới tính, nhóm tuổi và tình trạng dinh dưỡng. ........................... 62 Bảng 3.8. Phân tích hồi quy logistic mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với một số yếu tố nhân khẩu học . ................................... 63 Bảng 3.9. Phân tích hồi quy logistic mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi với một số yếu tố nhân khẩu học . ................................. 65 Bảng 3.10. Số lượng đối tượng tham gia giai đoạn nghiên cứu can thiệp ..... 67 Bảng 3.11. Tần suất tiêu thụ thực phẩm thường xuyên của trẻ trong tháng qua . 68 Bảng 3.12. Mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm của trẻ tham gia nghiên cứu can thiệp .............................................................................. 69 Bảng 3.13. Giá trị năng lượng khẩu phần của trẻ theo nhóm tuổi, giới tính .. 70 Bảng 3.14. Giá trị Protein khẩu phần của trẻ theo nhóm tuổi và giới tính ..... 70 Bảng 3.15. Giá trị Lipid khẩu phần của trẻ theo nhóm tuổi và giới tính ....... 71 Bảng 3.16. Tỷ lệ trẻ đạt về nhu cầu khối lượng các chất sinh năng lượng khẩu phần ................................................................................... 72 Bảng 3.17. Hàm lượng một số chất khoáng trong khẩu phần ........................ 73 Bảng 3.18. Giá trị trung bình một số chỉ số xét nghiệm ở trẻ trước can thiệp ........................................................................................... 73 Bảng 3.19. Mức độ thiếu máu ở trẻ trước can thiệp ..................................... 74 Bảng 3.20. Hiệu quả can thiệp lên cân nặng và tình trạng dinh dưỡng thể nhẹ câncủa trẻ ở 2 nhóm can thiệp và đối chứng ........................ 76 Bảng 3.21. Hiệu quả can thiệp lên cân nặng và tình trạng dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ theo nhóm tuổi ................................................... 78 Bảng 3.22. Hiệu quả các biện pháp can thiệp lên chiều cao và tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ .................................................. 79 Bảng 3.23. Hiệu quả can thiệp lên chiều cao và tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi theo nhóm tuổi .............................................................. 81 Bảng 3.24. Hiệu quả can thiệp đối với nồng độ Hb, kẽm huyết thanh và feritin, TfR qua các thời điểm can thiệp. .................................... 82 Bảng 3.25. Hiệu quả can thiệp giảm tỷ lệ thiếu máu và thiếu kẽm ............... 83 Bảng 3.26. Hiệu quả cải thiện khẩu phần ăn của trẻ trước sau can thiệp nhóm tuổi 1 ................................................................................ 85 Bảng 3.27. Hiệu quả cải thiện khẩu phần ăn của trẻ trước sau can thiệp nhóm tuổi 2 ................................................................................ 86 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các thể suy dinh dưỡng của trẻ từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi .............................................................................. 59 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ SDD thể gầy còm theo nhóm tuổi và giới tính của trẻ từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi ....................................................... 60 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thiếu máu, thiếu kẽm ở trẻ trước can thiệp .................... 74 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thiếu sắt ở trẻ trước can thiệp ........................................ 75 Biểu đồ 3.5. Hiệu quả can thiệp tình trạng dinh dưỡng thể nhẹ cân ............ 77 Biểu đồ 3.6. Hiệu quả can thiệp lên tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ ở 2 nhóm can thiệp và đối chứng ....................................... 80 Biểu đồ 3.7. Hiệu quả can thiệp đối với dự trữ sắt thấp và dự trữ sắt cạn kiệt của trẻ qua các thời điểm can thiệp ......................................... 84 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng trưởng ở trẻ em bị chi phối bởi nhiều yếu tố như yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài, trong đó có dinh dưỡng. Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố môi trường quan trọng đối với sự tăng trưởng và kiểm soát sức khỏe, bệnh tật trong các giai đoạn vòng đời. Đầu tư cho dinh dưỡng xuyên suốt vòng đời không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội thiết thực như tiết kiệm chi phí chăm sóc Y tế, tăng năng lực trí tuệ và năng suất lao động của người trưởng thành. Nhiều công trình khoa học đã ghi nhận dinh dưỡng chính là nền tảng cho sự phát triển thể lực, sức khoẻ, trí tuệ, tầm vóc của trẻ [60], [115]. Tại hội nghị quốc tế cấp cao về dinh dưỡng lần thứ 2 tổ chức tại Rome tháng 11/2014, các chuyên gia cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) toàn cầu vẫn tồn tại ở mức quá cao trong thời gian dài [124]. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tình trạng dinh dưỡng cũng được cải thiện. Khi nhắc tới SDD, các chuyên gia cho rằng nó không chỉ đơn thuần là nạn đói mà còn ám chỉ khái niệm "đói tiềm ẩn" hay tình trạng thiếu các vi chất thiết yếu như Vitamin D, A, sắt và kẽm. Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt và kẽm đang là vấn đề có nghĩa sức khỏe cộng đồng, trong đó nhóm đối tượng có nguy cơ cao là phụ nữ và trẻ em. Các số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trẻ em ở mức trên 30%, có 45,7% trẻ bị thiếu máu kết hợp với thiếu kẽm [4],[17],[20]. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng hoàn toàn có thể phòng ngừa và thanh toán được nếu các đối tượng có nguy cơ được bổ sung liên tục một lượng nhỏ các vi chất đó. Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng có nhiều giải pháp trong đó có giải pháp tăng cường vi chất vào thực phẩm. Đây là giải pháp đã được thực hiện ở một số nước đang phát triển và có những thành công đáng kể. Tăng cường vi chất vào thực phẩm là can thiệp lâu dài, khả thi và bền vững nhằm cải thiện vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng trên thế giới cũng như ở nước ta [4], [12]. 2 Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, nơi đây được coi là vựa lúa của đồng bằng sông Hồng. Gạo cũng là nguồn lương thực chính không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam nói chung và người dân Thái Bình nói riêng, mức tiêu thụ trung bình của trẻ dưới 5 tuổi khoảng 191,6 g/trẻ/ngày. Cho tới nay ở Thái Bình chưa có một chương trình tăng cường sắt, kẽm phòng chống thiếu kẽm nào được triển khai, mặc dù một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ thiếu đa vi chất ở trẻ dưới 5 tuổi tại Thái Bình chiếm tỷ lệ khá cao. Do đó, với giả thiết nếu sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm trong khẩu phần của trẻ sẽ giúp giảm tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi. Vì vậy, chúng tôi triển khai chương trình bổ sung sắt, kẽm vào gạo cho trẻ lứa tuổi 36 đến dưới 60 tháng tuổi là nhóm trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo đã thực hiện hoàn toàn chế độ ăn cơm. Việc đánh giá hiệu quả của gạo tăng cường sắt, kẽm lên tình trạng sức khỏe của người dân nói chung và trẻ em nói riêng sẽ là cơ sở để đưa ra các chính sách phù hợp về tăng cường đa vi chất vào gạo ở Việt Nam, bổ sung khuyến nghị cho nghị định 09/2016 NĐ-CP ngày 28/1/2016 của Chính phủ về qui định tăng cường vi chất vào thực phẩm. Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả can thiệp gạo tăng cường sắt, kẽm ở trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình” nhằm mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu, ở trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình năm 2015. 2. Phân tích đặc điểm khẩu phần và tỷ lệ thiếu sắt, thiếu kẽm của trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tham gia nghiên cứu can thiệp tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình năm 2015. 3. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng bằng gạo tăng cường sắt, kẽm cho trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay và một số yếu tố liên quan 1.1.1. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em trên thế giới Nghiên cứu tập hợp kết quả từ 576 cuộc điều tra đại diện của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong giai đoạn 1990 đến 2010 cho thấy năm 1990 trên thế giới tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi chiếm khoảng 40,0%. Vùng châu Mỹ La tinh và Caribe là 24,6%. Tỷ lệ SDD thấp còi châu Á năm 1990 là 48,4%. Các quốc gia đang phát triển là 44,6%; các quốc gia phát triển 6,1%. Đến năm 2010 trên toàn cầu, thấp còi ở trẻ em đã giảm từ 39,7% xuống còn 26,7%. Tuy nhiên, mức độ giảm tỷ lệ SDD thấp còi có sự khác nhau rõ rệt giữa các khu vực. Ở châu Phi tỷ lệ thấp còi hầu như ít thay đổi. Sau 20 năm, tỷ lệ SDD thấp còi vẫn dao động trong mức 40,0%; trong khi đó châu Á có những chuyển biến mạnh mẽ, giảm đáng kể tỷ lệ SDD thấp còi từ 49,0% năm 1990 xuống còn 28,0% trong năm 2010. Tuy nhiên, ở đa số các nước đang phát triển, thấp còi vẫn còn là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trong giai đoạn hiện nay [102], [105]. Khoảng 80% trẻ dưới 5 tuổi thấp còi trên thế giới nằm ở 14 quốc gia trong đó nhiều quốc gia như Đông Timor, Burundi, Niger và Madagascar, Banglades, Campuchia, Camarun, Etiopia có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thấp còi cao nhất (hơn một nửa trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi) [58], [89], [92]. Đến năm 2012 tỷ lệ thấp còi chung toàn thế giới khoảng 25,0%; trong đó 56,0% ở Châu Á, 36,0% ở châu Phi [70]. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới công bố tháng 5/2012 cho thấy trong 15 năm vừa qua các quốc gia đang phát triển trung bình mới chỉ giảm được 1,5% trẻ em SDD nhẹ cân [122]. Theo báo cáo về tình hình an ninh lương thực thế giới năm 2016, FAO đã nhận định rằng số ca SDD toàn cầu 4 tuy có giảm sau 15 năm nhưng vẫn còn ở mức cao [126]. Do đó, tình trạng này sẽ khó có khả năng đạt được “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ nhất’’ giảm một nửa tỷ lệ SDD tại các nước đang phát triển từ 20,0% vào năm 1990- 1992 xuống còn 10,0% vào năm 2015 [110]. Trong khi 98,0% nạn đói trên thế giới tập trung ở các nước đang phát triển và chiếm đến 16,0% dân số thế giới thì tại từng khu vực cho thấy châu Á là nơi tập trung chủ yếu của tình trạng SDD, đã tạo nên gánh nặng lớn về kinh tế khi cải thiện tình trạng SDD tại khu vực này cũng như cản trở việc đạt được mục tiêu thiên niên kỷ thứ nhất [59],[108],[121],[127]. Tại khu vực Đông Nam Á, tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi cũng tương tự: tỉ lệ SDD thấp còi năm 1990 là 58,6% giảm xuống 33,9% vào năm 2014; SDD nhẹ cân giảm từ 46,9% năm 1990 xuống 24,8% vào năm 2014 [100],[101],[109],[113]. Báo cáo của WHO cho thấy, đến năm 2015 trên toàn cầu có 156 triệu trẻ em bị SDD thấp còi, chiếm khoảng 23,0% tổng số trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều bằng chứng cho thấy mặc dù số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi còn cao, nhưng tỉ lệ phân bố không đều ở các khu vực trên thế giới [60], [111], [125]. SDD thấp còi có mức độ trầm trọng hơn SDD thể nhẹ cân. Ở các nước đang phát triển, trẻ ở nông thôn có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao gấp 1,5 lần so với trẻ ở thành phố [83], [88], [116]. Chiều hướng giảm SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng tương tự như với SDD nhẹ cân. Tỷ lệ SDD thấp còi ở các nước đang phát triển là 26,8% (2014), toàn thế giới là 22,5% (2013) [123]. Dự đoán đến năm 2020, tỷ lệ SDD thấp còi trên toàn thế giới tiếp tục giảm. Tỷ lệ SDD thấp còi ở các nước đang phát triển sẽ tiếp tục giảm từ 29,8% năm 2000 xuống khoảng 16,3% năm 2020. Ở Châu Phi mức độ giảm ít hơn rất nhiều, từ 34,9% xuống còn 31,1% trong khoảng 20 năm tới [90], [97]. 5 1.1.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em tại Việt Nam Theo thống kê của Liên Hợp Quốc 80,0% trẻ bị SDD thấp còi trên thế giới tập trung ở 14 nước, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, tình trạng SDD tại Việt Nam phổ biến ở khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số. Năm 2014, điều tra tại 11 tỉnh cho thấy tỷ lệ thấp còi ở trẻ dưới 24 tháng tuổi là 9,5% trong đó 5,0% trẻ dưới 6 tháng tuổi và 15,3% trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân và SDD gầy còm tương ứng là 5,8% và 3,4%. Có 3,7% trẻ dưới 6 tháng tuổi và 8,4% trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi bị nhẹ cân. Tỷ lệ gầy còm là 3,3% ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và 3,6% ở trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi. Tỷ lệ thấp còi và nhẹ cân ở trẻ trai cao hơn so với trẻ gái: 11,4% trẻ em trai so với 7,6% trẻ gái bị thấp còi; 6,4% trẻ trai so với 5,1% trẻ gái bị nhẹ cân. Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, không có sự khác biệt nào về tình trạng thấp còi, nhưng có một chút khác biệt về tình trạng nhẹ cân và gầy còm [51]. Tỷ lệ thấp còi, nhẹ cân và gầy còm khác biệt tuỳ thuộc tỉnh thành điều tra. Ở Đà Nẵng, tỷ lệ trẻ dưới 24 tháng tuổi bị thấp còi là thấp nhất (4,9%). Các tỉnh có tỷ lệ trẻ thấp còi cao là Cà Mau (11,7%), Quảng Trị (11,9%), Đắk Lắk (13,8%) và Đắk Nông (17,4%). Tỷ lệ trẻ nhẹ cân dao động từ 2,6% tại Đà Nẵng đến 7,6% tại Hải Phòng. Tỷ lệ trẻ gầy còm dao động từ 1,6% tại Đắk Nông đến 5,0% tại Hải Phòng. Tỷ lệ thấp còi và nhẹ cân tăng theo tuổi, trong số trẻ từ 18 đến 23,9 tháng tuổi, 20,8% trẻ bị thấp còi và 10,7% trẻ bị nhẹ cân [3]. Kết quả của tác giả Nguyễn Thanh Hà khi nghiên cứu về tình trạng đa vi chất của trẻ từ 6-36 tháng tuổi SDD thấp còi tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh cho thấy, thiếu máu, thiếu vitamin A và thiếu kẽm trên trẻ SDD thấp còi đều ở mức nặng theo phân loại của WHO. Trẻ bị SDD thấp còi có tỷ lệ thiếu đa vi chất khá cao. Có 37,6% số trẻ SDD thấp còi thiếu 1 loại vi chất, 23,5% trẻ thiếu 2 vi chất kế
Luận văn liên quan