Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhàn nước, các doanh nghiệp nhà nước ngày càng được nâng cao vai trò tự chủ của
mình. Những vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt và
phức tạp. Để luôn đánh giá được tổng quát và đảm bảo sự an toàn, phát triển của doanh
nghiệp mình, bộ phận kế toán trong bản thân mỗi doanh nghiệp là không thể thiếu và
chiếm vị trí ngày càng quan trọng. Kết quả của kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến các
quyết định hoạt động doanh nghiệp của nhà quản lý, quyết định đầu tư của nhà đầu
tư Chính vì vậy mà bản thân những người làm kế toán ở mỗi doanh nghiệp cũng
chiếm một vị trí chủ chốt và vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Sau khi được trang bị và đào tạo cơ bản về các kiến thức chuyên ngành kế toán,
nhà trường cùng các thầy cô bộ môn đã tổ chức cho các sinh viên đi thực tập tại các
doanh nghiệp để tạo điều kiện tiếp xúc thực tế, nâng cao hiểu biết cho sinh viên trước
khi rời khỏi ghế nhà trường. Để có thể tiếp cận với công việc kế toán thực tế và hoàn
chỉnh kiến thức của bản thân, em đã đăng kí thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất và
kinh doanh thiết bị VVMI. Sau thời gian thực tập vừa qua tại công ty, với cái nhìn tổng
quan về bộ máy, hoạt động của công ty, và đặc biệt là bộ máy kế toán, em viết báo cáo
này để trình bày lại hiểu biết của mình về công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh vật
tư thiết bị VVMI.
Bài báo cáo của em gồm có 3 phần:
Phần 1: Đặc điểm kinh tế - kĩ thu ật và t ổ chức bộ máy quản lí hoạt đ ộng sản
xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh vật tư thi ết bị -VVMI.
Phần 2: T ổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty
CPSXZ&KDVTTB - VVMI.
Phần 3: M ột số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán t ại công ty
CPSX&KDVTTB - VVMI.
58 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6465 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống
kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất
và Kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhàn nước, các doanh nghiệp nhà nước ngày càng được nâng cao vai trò tự chủ của
mình. Những vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt và
phức tạp. Để luôn đánh giá được tổng quát và đảm bảo sự an toàn, phát triển của doanh
nghiệp mình, bộ phận kế toán trong bản thân mỗi doanh nghiệp là không thể thiếu và
chiếm vị trí ngày càng quan trọng. Kết quả của kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến các
quyết định hoạt động doanh nghiệp của nhà quản lý, quyết định đầu tư của nhà đầu
tư…Chính vì vậy mà bản thân những người làm kế toán ở mỗi doanh nghiệp cũng
chiếm một vị trí chủ chốt và vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Sau khi được trang bị và đào tạo cơ bản về các kiến thức chuyên ngành kế toán,
nhà trường cùng các thầy cô bộ môn đã tổ chức cho các sinh viên đi thực tập tại các
doanh nghiệp để tạo điều kiện tiếp xúc thực tế, nâng cao hiểu biết cho sinh viên trước
khi rời khỏi ghế nhà trường. Để có thể tiếp cận với công việc kế toán thực tế và hoàn
chỉnh kiến thức của bản thân, em đã đăng kí thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất và
kinh doanh thiết bị VVMI. Sau thời gian thực tập vừa qua tại công ty, với cái nhìn tổng
quan về bộ máy, hoạt động của công ty, và đặc biệt là bộ máy kế toán, em viết báo cáo
này để trình bày lại hiểu biết của mình về công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh vật
tư thiết bị VVMI.
Bài báo cáo của em gồm có 3 phần:
Phần 1: Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh vật tư thiết bị -
VVMI.
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty
CPSXZ&KDVTTB - VVMI.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
CPSX&KDVTTB - VVMI.
PHẦN I:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ
KINH DOANH THIẾT BỊ VVMI
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT VÀ KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ VVMI
Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư, thiết bịVMI từ khi mới được hình
thành ngày 26/06/1993 là một xí nghiệp vật tư vận tải và chế biến than thuộc Tập đoàn
công nghiệp than khoáng sản Việt Nam- TKV. Khi đó, nhiệm vụ chính của công ty là
vận chuyển than của 2 mỏ Khánh Hòa và Núi Hồng đi tiêu thụ tại các tỉnh miền Bắc,
cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên.
Sau này, Công ty được thành lập theo quyết định số: 68/2004 QĐ - BCN ngày
30/7/ 2004 của Bộ Công Nghiệp về việc: “Chuyển Xí nghiệp vật tư vận tải và chế biến
than “thành” công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI ”
Sau khi chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang loại hình công ty cổ phần
(51% vốn Nhà nước nằm trong Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam), công
ty vận hành theo mô hình công ty mẹ - công ty con và hoạt động theo luật doanh nghiệp
hiện hành.
Đến ngày 05 tháng 10 năm 2004, Công ty được Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố
Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103005556.
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI
Tên giao dịch quốc tế: Matraco.Ltd
Trụ sở cụng ty: Tổ 26 thị trấn Đông Anh - huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04 8833247 Fax: 04 9689871
Chủ tịch HĐQT: Vũ Viết Thái - Kỹ sư
Giám đốc điều hành: Nguyễn Như Hạ - Cử nhân kinh tế
Mã số thuế: 0101854047
Công ty có 02 tài khoản (VNĐ):
- 421101000018 tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Anh
- 102010000063331 tại NH Công thương huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội.
Vốn do cổ đông đóng cổ phần: 3.000.000.000 đồng (giá trị cổ phiếu: 100.000
đồng/CP)
Những năm đầu, công ty hoạt động còn bị giới hạn về quyền tự chủ, làm giảm
sức sáng tạo, năng động của công ty. Nhưng từ sau khi chuyển đổi thành nền kinh tế thị
trường, có sự điều tiết của nhà nước, các nền kinh tế hoạt động bình đẳng và có hiệu quả
hơn. Khi đó công ty lại đối mặt với sự cạnh tranh của các công ty vận tải tư nhân với giá
cước rẻ, hoạt động năng động hơn. . Việc đưa vào hoạt động có hệ thống đường sắt chở
than từ Núi Hồng về Quán Triều đã làm cho công ty gần như mất hẳn việc làm từ lĩnh
vực vận tải, xe ô tô cất hẳn trong kho bãi. Thiếu việc làm, đời sống cán bộ công nhân
viên gặp nhiều kho khăn và thiếu thốn.
Nhạy bén trước nhu cầu về chất đốt và để giải quyết vấn đề về việc làm cho
công nhân viên lúc bấy giờ, năm 1994, công ty đã đầu tư thêm 3 dây chuyền sản xuất
than tổ ong của Trung Quốc với công suất 35 triệu viên than/1 năm với công nghệ được
cơ giới hóa. Việc làm táo bạo nhưng đi trước thời cuộc đã giúp cho công ty giải quyết
được vấn đề về nguồn lao động dư thừa và sản phẩm của công ty bước đầu đã có chỗ
đứng trên thị trường.
Công ty với mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề, đã
tiếp tục đầu tư thêm một xưởng may vỏ bao xi măng cung cấp cho nhà máy xi măng La
Hiên, một xưởng sản xuất bếp đun than, một xưởng lưới thép lót nóc lò, và thành lập
trạm chế biến, kinh doanh than vào năm 1995.
Không chỉ dừng lại ở đó,từ năm 1996 đến nay, công ty liên tục đầu tư và mở
rộng sản xuất, tăng cường hoạt động Marketing và tìm kiếm thị trường. Chính vì vậy mà
hiệu quả hoạt động của công ty cũng ngày càng được nâng cao, người lao động tăng thu
nhập, sản phẩm và uy tín của công ty dần có chỗ đứng trên thị trường. Với việc không
ngừng khắc phục những khó khăn đồng thời phát huy những ưu điểm của mình, công ty
còn có những biện pháp đầu tư thích hợp như: hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang
bị các dây chuyền chế biến hiện đại có công suất cao và chất lượng dịch vụ tốt. Trong
giai đoạn này công ty đã gặt hái được nhiều thành công và được nhà nước, cấp trên tặng
thưởng nhiều huân, huy chương cho đơn vị tiên tiến xuất sắc.
Sau khi cổ phần hóa và đổi tên, Nguồn vốn sản xuất kinh doanh được bổ xung
từ vốn đóng góp của người lao động, công ty tiếp tục đầu tư thêm một dây chuyền sản
xuất vỏ bao xi măng mới với công xuất thiết kế là 10.000.000 vỏ/năm, một số máy đan
lưới đơn và máy đan lưới thép liên hoàn một xe ô tô tải có trọng tải 8 tấn, phục vụ cho
việc tiêu thụ sản phẩm lưới thép và vỏ bao xi măng. Sản xuất kinh doanh được mở rộng
đã thu hút thêm không ít lao động vào làm việc tại công ty, doanh thu sản xuất, kinh
doanh và lợi nhuận năm sau luôn tăng cao hơn so với năm trước, hoàn thành vượt mức
kế hoạch sản xuất kinh doanh do Đại hội cổ đông đề ra, đời sống vật chất và tinh thần
của cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện rõ dệt.
Sau đây là kết quả hoạt động, tình hình tài chính của công ty trong 3
năm gần nhất( Bảng 1.1)
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
01 Tài sản ngắn hạn 26.360.814.459 29.110.634.705 44.297.278.222
02 Tài sản dài hạn 9.257.160.437 9.215.372.029 7.959.808.419
03 Tài sản 35.617.974.896 38.326.006.734 52.257.086.640
04 Nợ phải trả 29.807.599.163 32.299.850.352 45.246.386.601
05 Nguồn vốn chủ sở
hữu 5.810.375.733 6.026.156.382 7.010.700.039
06 Nguồn vốn 35.617.974.896 38.326.006.734 52.257.086.640
07 Doanh thu thuần 275.432.964.768 384.727.472.358 604.250.549.891
08 Giá vốn hàng bán 268.657.322.675 365.678.911.816 567.755.843.864
09 Lợi nhuận sau thuế 1.057.642.653 1.553.430.799 2.337.649.076
Bảng 1.1: Tình hình tài chính của công ty từ năm 2007 đến 2009
So sánh một số chỉ tiêu giữa năm 2009 và năm 2008( Bảng 1.2)
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 22008 Chênh lệch
+/- %
01 Tài sản ngắn hạn 44.297.278.222 29.110.634.705 15.186.278.222 52,1
02 Tài sản dài hạn 7.959.808.419 9.215.372.029 (1.255.563.419) 13,6
03 Tài sản 52.257.086.640 38.326.006.734 13.931.079.906 36,3
04 Nợ phải trả 45.246.386.601 32.299.850.352 12.946.563.250 40,1
05 Nguồn vốn chủ sở hữu 7.010.700.039 6.026.156.382 984.543.657 16,3
06 Nguồn vốn 52.257.086.640 38.326.006.734 13.931.079.906 36,3
07 Doanh thu thuần 604.250.549.891 384.727.472.358 219.523.077.533 57.1
08 Giá vốn hàng bán 567.755.843.864 365.678.911.816 202.076.932.048 55,2
09 Lợi nhuận sau thuế 2.337.649.076 1.553.430.799 784.218.277 50,5
Bảng 1.2: Phân tích tình hình tài chính của công ty năm 2009 so với năm 2008
- Tổng tài sản của công ty năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 13.931.079.906
đ tương ứng tăng 36,35% trong đó:
+ Tài sản ngắn hạn tăng 15.186.278.222 đ, tương ứng tăng 52,17%
+ Tài sản dài hạn giảm 1.255.563.419 đ, tương ứng giảm 13,62%
Tài sản dài hạn giảm đi, nhưng tốc độ giảm của tài sản dài hạn nhỏ hơn tốc độ
tăng của tài sản ngắn hạn nên tổng tài sản năm 2009 vẫn tăng lên đáng kể so với năm
2008
-> Tài sản ngắn hạn tăng lên so với năm 2008 nguyên nhân do tiền và các tài
khoản tương đương tiền, các khoản phải thu tăng lên. Khoản phải thu năm 2009 tăng
14.356.252.398 đ so với năm 2008 tương ứng tăng 114,5% và chiếm 51,45% Tổng tài
sản. Điều này chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn, nếu điều này kéo dài sẽ ảnh
hưởng không tốt cho công ty, nên công ty cần huy động thu hồi các khoản phải thu ngắn
hạn để giảm thiểu rủi ro.
-> Tài sản dài hạn năm 2009 giảm do nguyên nhân: Hao mòn lũy kế tăng với tốc
độ lớn hơn tốc độ tăng của giá trị tài sản mới mua sắm
- Nợ phải trả của công ty tăng lên 12.946.563.250 đ so vơi năm 2008 là do các
khoản nợ ngắn hạn tăng lên 43.519.571.789 đ .=> Điều này chứng tỏ công ty đang
chiếm dụng vốn của khách hàng, nhưng công ty cần tính toán lại chiếm dụng vốn ở mức
hợp lý mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.
- Nợ ngắn hạn tăng lên nhiều và chiếm tỷ trọng chủ yếu (83.28%) trong tổng
Nguồn vốn. Nhưng bên cạnh đó, nợ dài hạn lại giảm 2.439.643.084 đ so với năm 2008 -
> Đây cũng là một mỗi lo lắng của công ty.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng lên 219.523.077.533 đ
so với năm 2008, tương ứng tăng 57,06%. Điều này chứng tỏ Công ty có công tác tiêu
thụ sản phẩm tốt và sản phẩm có chất lượng ngày càng cao chiếm được uy tín của khách
hàng và công ty ngày càng mở rộng được thị trường.
- Giá vốn hàng bán cũng tăng 202.076.932.048 đ tương ứng với tăng 55,26% so
với năm 2008. Nguyên nhân chính là do tình hình giá nguyên vật liệu nhập đầu vào tăng
lên do xu thế chung của thị trường, ngoài ra cũng chứng tỏ doanh nghiệp đang dần tập
trung vào chất lượng của sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm sản xuất ra.
- Mức tăng giá vốn không cao hơn mức độ tăng doanh thu nên lợi nhuận của
doanh nghiệp không những được đảm bảo mà còn tăng hơn so với năm 2008. Lợi nhuận
gộp bán hàng cà cung cấp dịch vụ tăng lên 17.446.145.485 đ, tương ứng với 91,59% so
với năm 2008. Nguyên nhân do năm 2009 tiêu thụ sản lượng cao hơn năm 2008
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng lên 672.173.681 đ,
tương ứng với tăng 43,45%, nguyên nhân do các khoản doanh thu từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ, doanh thu tài chính đều tăng
- Chi phí bán hàng tăng 14.201.990.860 đ tương ứng tăng 105% so với năm
2008, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.947.349.841 đ tương ứng với tăng 89,2%.
=>Nguyên nhân chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên là do công ty
tập trung chi phí chi cho các khoản chi như: tìm kiếm khách hàng, nâng cao chuyên
môn cho đội ngũ nhân viên…( Được thể hiện qua doanh thu tiêu thụ). Nhưng bên cạnh
đó, công ty cũng cần có kế hoạch và đề ra những mục tiêu tiết kiệm chi phí, nhằm nâng
cao them nữa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Doanh thu Tài chính tăng 376.050.368 đ tương ứng tăng 358,45%. Bên cạnh đó
chi phí Tài chính cũng tăng so với năm 2008 là 1.63.681.471 đ, nhưng mức độ tăng vẫn
thấp hơn so với mức độ tăng của doanh thu tài chính
-> Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty tăng so với năm 2008 là 784.218.277 đ,
ứng với tăng 50,48%. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh
đã tăng lên nhiều trong năm 2009
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh( Bảng 1.3)
STT Chỉ tiêu Công thức tính Tỷ lệ
2008 2009
01
Lợi nhuận sau thuế so với tài
sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế
0.042 0.052
Tài sản bình quân
02
Lợi nhuận sau thuế so với
nguồn vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
0.262 0.357
VCSH bình quân
03
Lợi nhuận sau thuế so với
doanh thu (ROS)
Lợi nhuận sau thuế
0.004 0.004
Doanh thu
Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh năm 2008, 2009
ROA và ROE năm 2009 đều tăng so với năm 2008, còn ROS không đổi( =
0.004). Điều này có nghĩa là Hiệu quả sử dụng Tài Sản và hiệu quả sử dụng nguồn vốn
năm 2009 đã tăng lên còn hệ số sinh lời của doanh thu không đổi. Chứng tỏ công ty đã
có những chính sách quản lý Tài sản và Nguồn vốn một cách hiệu quả, giảm thất thoát,
lãng phí như : nghiên cứu, tăng cường kiểm soát….
Để nâng cao hiệu quả hạt động và tăng lợi nhuận cho công ty, tận dụng hệ thống
công nghệ hiện đại sẵn có, công ty luôn cập nhật nền công nghệ tiên tiến trên thị trường
đồng thời đào tạo các cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp.
Với mục tiêu chất lượng sản phẩm luôn được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu
ngày càng khó tính của khách hàng, tăng uy tín, mở rộng thị trường,
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và
kinh doanh thiết bị VVMI.
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Chức năng:
Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh thiết bị VVMI là công ty hạch toán độc
lập thuộc Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng Sản Việt Nam, hoạt động theo luật
doanh nghiệp nhà nước và theo quy ước trong điều lệ tổ chức của công ty với phương
thức thu chi hoạt động có lãi, tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm theo nhu cầu của
thị trường, từ khâu sản xuất đến nơi tiêu thụ.
- Nhiệm vụ:
Hoạt động theo luật Doanh nghiệp Việt Nam, công ty đã đề ra một số nhiệm vụ
chính:
+ Thứ nhất, công ty luôn chấp hành theo đúng luật pháp Nhà nước Việt Nam đã
quy định, thực hiện đúng các chế độ và chính sách về quản lý, sử dụng tiền vốn, vật tư,
tài sản, nguồn lực….Thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước và đảm bảo thực hiện mọi
cam kết trong các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế.
+ Thứ hai, xây dựng các phương án hoạt động về cả sản xuất và kinh doanh, phát
triển theo kế hoạch, mục tiêu, chiến lược của công ty. Liên doanh liên kết với các đơn vị
trong và ngoài ngành để không ngừng gia tăng và mở rộng thị trường ngày càng lớn
mạnh hơn.
+ Tăng cường các công tác kiểm tra, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm hạn chế thất thoát về kinh tế từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty.
+ Quá trình sản xuất và hoạt động của công ty phải đảm bảo an toàn với môi
trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội theo quy định của Nhà nước
thuộc phạm vi quản lý của công ty.
+ Cuối cùng, điều quan trọng nhất đối với công ty là phải tạo ra được các sản
phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và giá cả dịch
vụ. Sự tín nhiệm của khách hàng là mục tiêu cao nhất của công ty. Với vai trò là nhân tố
quan trọng quyết định tới mọi hoạt động, mọi cố gắng, nỗ lực, quyết định tới sự sống
còn của công ty. Khách hàng luôn được công ty đặt làm xuất phát điểm cho mọi hoạt
động kinh doanh của mình. Chỉ có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng công ty mới
có thể đứng vững trên thị trường.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty VVMI
Ngành nghề sản xuất kinh doanh được cấp phép:
- Sản xuất và chế biến kinh doanh vỏ bao xi măng.
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Sản xuất và kinh doanh lưới thép lót nóc lò.
- Vận tải đường bộ.
- Kinh doanh hàng hoá, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng phục vụ sản xuất
và đời sống.
Nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao cùng theo sự phát triển của Xã
hội, vì vậy mà một số mặt hàng của Công ty sản xuất hiện nay không còn phù hợp như:
than tổ ong, bếp đun than...đã được chuyển đổi sang đầu tư sản xuất một số mặt hàng
với tính thực tiễn cao hơn. Sau một loạt các giai đoạn hoạt động và phát triển của công
ty, hiện nay, ngành nghề chính công ty thực hiện là:
- Sản xuất chế biến và kinh doanh vỏ bao xi măng.
- Sản xuất và kinh doanh lưới thép lót nóc lò.
Ứng với từng loại sản phẩm là các phân xưởng sản xuất tương ứng với từng loại
sản phẩm đó:
+ Xưởng sản xuất vỏ bao xi măng.
+ Xưởng sản xuất lưới thép lót nóc lò.
1.2.3. Đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần
sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị VVMI
- Quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao xi măng (Sơ đồ 1.1)
Là một quy trình khép kín với công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ Ấn Độ và Nhật
Bản công ty đã cho ra đời sản phẩm vỏ bao xi măng đạt chất lượng cao nhất.
Giai đoạn tạo sợi:
+ Đầu vào: hạt nhựa PP và các phụ gia
+ Đầu ra: các ống sợi PP
Sau khi tạo thành các ống sợi PP, các nhân viên kiểm tra sẽ trực tiếp xem xét chất
lượng của sợi. Giai đoạn này thì máy hoạt động liên tục, không ngừng giữa các ca. Thời
gian ủ nhựa khoảng 30 phút, tạo màng 10 phút, thời gian chẻ thành sợi và cuốn thành
quả rất nhanhh. Trung bình 1 ca làm việc của công nhân tạo ra được 2 mẻ bán thành
phẩm này, trong đó mỗi mẻ được 240 quả sợi.
Giai đoạn tạo mành dệt:
+ Đầu vào: Các ống sợi PP, ống thép ø 80
+ Đầu ra: Vải PP dạng mành dệt.
Các manh dệt này được cuộn vào các lắp trên máy cuộn bao cuộn thành từng cuộn
có trọng lượng nhất định. Cứ 10 phút thì thu được 1m2 manh dệt bán thành phẩm. Bán
thành phẩm giai đoạn này không có giá trị thương phẩm.
Giai đoạn tạo mành tráng:
+ Đầu vào: Các cuộn manh dệt và giấy Krapt
+ Đầu ra: Mành tráng KP
Mành tráng KP được kiểm tra theo tiêu chuẩn: Giấy ghép manh tráng 153g/1m2,
không có hiện tượng bong rộp, phải đảm bảo bám dính. Thời gian của giai đoạn này là:
1 phút tráng được 40 m mành tráng.
Sau đó mành tráng KP này được cuộn thành các cuộn mành.
Giai đoạn dựng bao:
+ Đầu vào: Mành tráng, mực in, giấy Krapt, hạt Taikal, hạt PE.
+ Đầu ra: Thân bao
Kiểm tra độ kết dính tại thân bao và các nét chữ được in trên thân bao có rõ ràng,
đầy đủ chi tiết yêu cầu hay không. Một phút ở giai đoạn này có thể tạo ra khoảng 20 bao
bán thành phẩm và bán thành phẩm này cũng không có giá trị thương phẩm
Giai đoạn may đầu bao:
+ Đầu vào: Thân bao
+ Đầu ra: Bao bì hoàn chỉnh
Thời gian giai đoạn này cũng rất nhanh khoảng 1 phút may được 10 bao. Giai
đoạn thành phẩm:
Các vỏ bao hoàn chỉnh sau khi được kiểm tra lại một lần nữa bởi phòng kỹ thuật
nếu đạt yêu cầu kỹ thuật sẽ được đưa sang máy ép kiện thành phẩm với số lượng 100 vỏ
bao/kiện và nhập kho. Yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm vỏ bao xi măng là: Khổ bao
chưa có van dài 760cm; van: 50 cm; hông bao: 80 cm. Về hình thức thì mặt bao phải in
rõ nét, đẹp, các mối dán phải chắc, không có hiện tượng bong, rộp và các lỗ xăm thoát
khí phải được đảm bảo.
Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao xi măng
Nhựa PP Phụ gia
Máy trộn
Hệ thống tạo sợi
Máy dệt tròn
Hệ thống tráng
mành phức hợp
Hệ thống in + tạo
ống cắt
Máy may đầu bao
Máy ép kiện
Kiện thành phẩm
Nhựa PP Giấy Krapt
Mực in Giấy Krapt
- Quy trình sản xuất lưới thép( Sơ đồ 1.2):
- Thông số kỹ thuật về lưới thép lót nóc lò:
+ Đường kính dây thép kéo nguội: 2,2 ÷ 4mm.
+ Chiều dài mắt lỗ lưới – Mắt lưới: 30 ÷ 80mm.
+ Chiều rộng tấm lưới (W): 0,8 ÷ 2,5 m.
+ Chiều dài tấm lưới (L) : Theo yêu cầu của khách hàng.
+ Chiều dầy tấm lưới: (14 ÷ 20) mm.
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất lưới thép
Giai đoạn chuẩn bị:
Chuẩn bị các nguyên vật liệu chính cho quá trình sản xuất như: thép đặc các loại,
…
Giai đoạn gia công:
Nguyên vật liệu
Gia công (rèn,
đột,dập)
Hệ thống tạo
ống + cắt gọt
Máy tạo khuôn
Lắp ráp
Nhập kho thành
phẩm
Thử nghiệm
chất lượng lưới
thép
Đối với thép chưa qua sử lý đ