Tổ chức công tác kế toán giá thành và phân tích giá thành Sản Phẩm tại công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh
mục lục Lời nói đầu1 Chương I: Lý luận chung về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường3 1.1. Chiến lược kinh doanh3 1.1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh3 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh4 1.2. Khái niệm và vai trò của quản trị chiến lược5 1.2.1. Khái niệm quản trị chiến lược5 1.2.2. Vai trò của quản trị chiến lược6 1.2.3. Hệ thống chiến lược trong doanh nghiệp6 1.3. Nội dung cơ bản của quản trị chiến lược9 1.3.1. Hoạch định chiến lược10 1.3.2. Thực thi chiến lược11 1.3.3. Đánh giá chiến lược12 1.4. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp13 1.4.1. Xác định hệ thống mục tiêu13 1.4.2. Phân tích và phán đoán môi trường kinh doanh14 1.4.3. Xây dựng các phương án chiến lược và lựa chọn chiến lược tối ưu24 Chương II: Phân tích thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đại lý FORD28 2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần đại lý FORD ( Hanoi Ford)28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đại lý FORD28 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban29 2.2.Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Hanoi Ford34 2.2.1. Những căn cứ hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty34 2.2.2- Tiến trình hoạch định chiến lược kinh doanh tại Hanoi Ford39 2.2.3- Đánh giá khái quát công tác hoạch định chiến lược của Hanoi Ford63 Chương III: Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược tại Hanoi ford65 3.1- Tăng cường công tác dự báo chiến lược65 3.1.1-Tiềm năng - thị phần của Công ty trên thị trường65 3.1.2-Dự báo cơ hội và thách thức đối với Công ty68 3.2- Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định chiến lược70 3.3- Vận dụng ma trận EFE và IFE71 3.4. Vận dụng phân đoạn chiến lược SBU73 3.4.1. Vận tải Taxi74 3.4.2. Kinh doanh Ôtô75 3.4.3. Bảo hành bảo dưỡng xe Ôtô75 Kết luận76 Thực tế trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng x• hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước theo hướng mở cửa, hội nhập thì khái niệm và công tác hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp mới đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững và có sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường để đương đầu với môi trường luôn luôn thay đổi, phát triển không ngừng một doanh nghiệp muốn thành công cần phải có khả năng ứng phó với mọi tình huống. Điều này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải nắm được những xu thế đang thay đổi, tìm ra những yếu tố then chốt đảm bảo thành công, biết cách khai thác những ưu thế tương đối, hiểu được những điểm mạnh và những điểm yếu của doanh nghiệp và của các đối thủ cạnh tranh, hiểu được những mong muốn của khách hàng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, biết cách tiếp cận thị trường nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh và từ đó tạo ra những bước đi sáng tạo cho doanh nghiệp của mình. Đó chính là những yếu tố cần thiết đối với nhà hoạch định chiến lược. Chiến lược kinh doanh không nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể, chi tiết như một kế hoạch mà nó được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể về bản thân mình cũng như về môi trường kinh doanh bên ngoài để hình thành nên các mục tiêu chiến lược và các chính sách, các giải pháp lớn thực hiện thành công các mục tiêu đó. Trong những năm gần đây ở nước ta môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên sức ép về hội nhập, cạnh tranh, môi trường kinh doanh luôn biến động, hệ thống luật pháp đang trong quá trình hoàn chỉnh, đó là những thách thức không nhỏ cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh lâu dài của các doanh nghiệp. Công ty Cổ phần đại lý Ford Hà Nội (hay còn gọi là Hanoi Ford) trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của mình cũng gặp phải những thách thức như vậy và theo em nó đ• bộc lộ một số vấn đề cần phải điều chỉnh và hoàn thiện nhằm định hướng phát triển Công ty lâu dài và bền vững.