Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” tại xí nghiệp giầy Barotex

Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đặc biệt là việc đầu tư và phát triển các ngành nghề truyền thống. Điều này là cần thiết để hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên cơ chế thị trường với tính năng huy động vốn đã tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Để tồn tại và đứng vững trong cuộc cạnh tranh đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ khi doanh nghiệp bỏ vốn ra đến khi thu vốn về. Làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất là câu hỏi đặt ra với tất cả các doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp mới có lãi, có thể cải thiện đời sống người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, tăng tích luỹ và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Để thực hiện được điều đó yêu cầu đặt ra đối với tất cả các nhà doanh nghiệp là phải quản lý chặt chẽ toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (NVL và CCDC) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí trong sản xuất kinh doanh cũng như giá thành sản phẩm. Vì vậy doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí NVL và CCDC nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ nhận thức đó, trong thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại xí nghiệp Giầy thể thao xuất khẩu- Kiêu Kỵ- Gia Lâm- Hà Nội, em nhận thấy tầm quan trọng của công tác tổ chức kế toán NVL và CCDC. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực tế công tác kế toán NVL và CCDC tại xí nghiệp giầy, em đã nghiên cứu đề tài : “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” tại xí nghiệp giầy Barotex. Phần I : Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ

pdf73 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” tại xí nghiệp giầy Barotex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” tại xí nghiệp giầy Barotex Lời nói đầu Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đặc biệt là việc đầu tư và phát triển các ngành nghề truyền thống. Điều này là cần thiết để hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên cơ chế thị trường với tính năng huy động vốn đã tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Để tồn tại và đứng vững trong cuộc cạnh tranh đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ khi doanh nghiệp bỏ vốn ra đến khi thu vốn về. Làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất là câu hỏi đặt ra với tất cả các doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp mới có lãi, có thể cải thiện đời sống người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, tăng tích luỹ và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Để thực hiện được điều đó yêu cầu đặt ra đối với tất cả các nhà doanh nghiệp là phải quản lý chặt chẽ toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (NVL và CCDC) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí trong sản xuất kinh doanh cũng như giá thành sản phẩm. Vì vậy doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí NVL và CCDC nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ nhận thức đó, trong thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại xí nghiệp Giầy thể thao xuất khẩu- Kiêu Kỵ- Gia Lâm- Hà Nội, em nhận thấy tầm quan trọng của công tác tổ chức kế toán NVL và CCDC. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực tế công tác kế toán NVL và CCDC tại xí nghiệp giầy, em đã nghiên cứu đề tài : “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” tại xí nghiệp giầy Barotex. Phần I : Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ I . Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của công tác kế toán vật liệu- công cụ dụng cụ 1. Khái niệm nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ Nguyên liệu vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm. Đây là một bộ phận của tài sản lưu động và thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, là đối tượng cấu thành nên thực thể sản phẩm. Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. 2. Đặc điểm của nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ a. Đặc điểm của nguyên liệu vật liệu Đối với doanh nghiệp sản xuất thì vật liệu chiếm tỷ trọng, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh nhất định. Trong quả trình sản xuất kinh doanh, vật liệu chuyển dịch toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất trong kỳ gọi là chi phí nguyen vật liệu trực tiếp (TK 621) và là yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, vật liệu thay đổi hình thái vật chất ban đầu. b. Đặc điểm của công cụ dụng cụ Công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh và chuyển dịch từng phần giá trị vào sản phẩm mới trong kỳ. Trong quả trình sản xuất kinh doanh, công cụ dụng cụ không thay đổi hình thái vật chất ban đầu. 3. Nhiệm vụ của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Ghi chép phản ánh kịp thời số liệu hiện có và tình hình sử dụng các loại nguyên vật liệu công cụ dụng cụ. Tính toán đúng đắn trị giá vốn của các loại vật tư hàng hoá khi nhập kho và xuất kho. - Kiểm tra chặt chẽ quá trình mua hàng ,bảo quản và tiêu dùng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo kế hoạch và thực tế. - Cung cấp kịp thời các thông tin báo cáo về vật tư hàng hoá cho bộ phận quản lý khi có yêu cầu. II. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ . 1. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ . 1.1 .Phân loại + Nguyên vật liệu chính :Là các loại nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể sản phẩm (bao gồm cả nửa sản phẩm). ở các doanh nghiệp sản xuất các vật liệu chính khác nhau về chủng loại quy cách như đối với doanh nghiệp xây dựng cơ bản thì có săt, xi măng, thép ...doanh nghiệp sản xuất có bông,vải sợi... Những nguyên vật liệu chính này là đối tượng lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và chuyển dịch toàn bộ giá trị vào giá trị thành phần đó là chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp . + Nguyên vật liệu phụ : Là các loại vật liệu được sử dụng làm tăng chất lượng của sản phẩm chính để hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục cho công tác bảo quản bao gói sản phẩm như thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn, dầu nhờn, cúc áo, chỉ khâu... + Nhiên liệu được sử dụng phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh như xăng dầu , than củi, khí gas ... + Phụ tùng thay thế: gồm các loại phụ tùng chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải... + Thiết bị xây dựng cơ bản: Là những thiết bị phục vụ cho xây dựng như thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ khí cụ, vật kết cấu dùng cho công tác xây lắp xây dựng cơ bản. + Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên. Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra, phế liệu được thu hồi từ việc thanh lý tài sản cố định. Căn cứ vào nguồn gốc nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu của doanh nghiệp được chia thành nguyên vật liệu mua ngoài và nguyên vật liệu tự chế biến gia công Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu của doanh nghiệp chia thành nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng vào sản xuất kinh doanh và nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác như quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm... 1.2. Phân loại công cụ dụng cụ Công cụ dụng cụ: Là tư liệu lao động có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ. Công cụ dụng cụ được phân loại như sau: a. Căn cứ vào thời gian phân bổ - Loại phân bổ 100% ( 1 lần ) - Loại phân bổ nhiều lần Loại phân bổ 1 lần là những công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng ngắn và có trị giá nhỏ. Loại phân bổ nhiều lần thường có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài hơn và những công cụ dụng cụ chuyên dùng. Loại này được chia thành loại phân bổ 2 lần và loại phân bổ nhiều lần b. Căn cứ vào nội dung kinh tế của công cụ dụng cụ - Các loại lán trại tạm thời , đà giáo, cốp pha dung trong xây dựng cơ bản, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất - Bao bì tính riêng gía trị đi kèm với hàng hoá thành phẩm để bảo quản và vận chuyển. - Dụng cụ đồ dùng bằng thuỷ tinh sành sứ. - Quần áo bảo hộ lao động chuyên dùng để làm việc. - Công cụ dụng cụ khác. c. Theo yêu cầu quản lý và yêu cầu ghi chép kế toán công cụ dụng cụ - Công cụ dụng cụ - Công cụ dụng cụ cho thuê - Bao bì luân chuyển d. Theo mục đích và nơi sử dụng công cụ dụng cụ - CCDC dùng cho sản xuất kinh doanh - CCDC dùng cho quản lý - CCDC dùng cho nhu cầu khác Mỗi cách phân loại có yêu cầu mục đích riêng phục vụ cho công tác quản lý vật tư của doanh nghiệp theo yêu cầu cụ thể 2. Đánh giá vật tư hàng hoá 2.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Quá trình vận động của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở doanh nghiệp chính là quá trình vận động của vốn kinh doanh. Vì vậy kế toán phải sử dụng nhiều tài khoản kế toán để phản ánh theo đúng trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại thời điểm xác định trị giá. - Sự hình thành trị giá vốn của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được phân biệt ở giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh như: + Trị giá vốn của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại thời điểm mua hàng là số tiền thực tế phải trả cho người bán ( còn gọi là trị giá mua thực tế ) + Trị giá vốn của hàng mua nhập kho là trị giá mua thực tế của hàng mua nhập kho cộng với các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng như chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu ( nếu có ),... + Trị giá vốn của hàng xuất kho là trị giá vốn thực tế của hàng tại thời điểm nhập kho + Trị giá vốn của hàng tiêu thụ: bao gồm trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho cộng với chi phí bảo quản, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng đã tiêu thụ . 2.2 .Các cách đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Trong hệ thống tài khoản kế toán hiện hành, các tài khoản cấp 1 phản ánh trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ như sau: Tài khoản 152 – nguyên liệu vật liệu Tài khoản 153 – công cụ dụng cụ... - Hiện nay việc đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được áp dụng một số phương pháp chủ yếu sau: a. Đối với trường hợp nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Trường hợp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Trị giá vốn Giá mua Chi phí mua NVL-CCDC (hoá đơn) (vận chuyển, bốc dỡ...) - Trường hợp tự gia công chế biến ( GCCB) Trị giá vốn Trị giá xuất NVL-CCDC Tiền thuê (chi phí) NVL-CCDC để gia công chế biến để gia công chế biến - Trường hợp thuê GCCB Trị giá vốn Trị giá xuất NVL-CCDC Chi phí thuê Chi phí khác NVL-CCDC để GCCB GCCB phục vụ GCCB - Trường hợp liên doanh liên kết Trị giá vốn bằng trị giá được hội đồng liên doanh đánh giá - Trường hợp được biếu tặng, được thưởng, viện trợ Trị giá vốn được xác định là giá tương đương giá bán trên thị trường - Đối với các loại phế liệu thu hồi Trị giá vốn bằng giá ước tính hoặc giá có thể bán được. b. Đối với trường hợp xuất vật tư (1) Tính giá xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp bình quân gia quyền : Theo phương pháp này tính theo công thức: Trị giá NVL-CCDC Trị giá NVL-CCDC Đơn giá xuất tồn đầu kỳ nhập trong kỳ bình quân Số lượng NVL-CCDC Số lượng NVL-CCDC tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Trị giá xuất NVL-CCDC = Đơn giá xuất NVL-CCDC * Số lượng xuất NVL-CCDC (2) Theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này giả thiết hàng nào nhập kho trước thì xuất kho trước và lấy trị giá mua thực tế của số hàng đó là giá trị hàng xuất kho. (3) Theo phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) Theo phương pháp này lô hàng nào nhập sau thì được xuất ra trước theo đúng đơn giá của lô hàng đó. (4) Xuất kho theo giá đích danh Theo phương pháp này lô hàng nhập với giá nào thì xuất theo đúng giá lô hàng đó . (5) Xuất kho theo phương pháp đơn giá tồn kho đầu kỳ Theo phương pháp này đơn giá tồn kho đầu kỳ được sử dụng là đơn giá để tính giá xuất trong kỳ. (6)Tính giá theo phương pháp cân đối (kiểm kê định kỳ) Trị giá NVL-CCDC Trị giá NVL-CCDC Trị giá NVL-CCDC Trị giá NVL- CCDC xuất trong kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ (7) Tính giá xuất NVL-CCDC theo đơn giá hạch toán Trị giá thực tế NVL-CCDC Trị giá thực tế NVL-CCDC tồn đầu kỳ nhập trong kỳ H = Trị giá hạch toán NVL-CCDC Trị giá hạch toán NVL-CCDC tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Trị giá thực tế H Trị giá hạch toán NVL-CCDC nhập NVL-CCDC xuất Trong đó H là hệ số giá giữa giá thực tế và giá hạch toán III. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được bố trí giữa kho và kế toán. Hiện nay có 3 phương pháp kế toán chi tiết NVL-CCDC phổ biến : - Phương pháp thẻ song song - Phương pháp đối chiếu luân chuyển - Phương pháp sổ số dư 1. Phương pháp thẻ song song a. Nội dung - ở bộ phận kho: mở sổ theo dõi trên thẻ kho khi có chứng từ nhập–xuấtchỉ theo dõi chỉ tiêu số lượng Cuối tháng tính số dư trên thẻ kho ở chỉ tiêu số lượng và đối chiếu chi tiết ở phòng kế toán - ở bộ phận kế toán : Theo dõi trên sổ chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ khi có chứng từ xuất nhập. Theo dõi chỉ tiêu số lượng và giá trị của vật tư hàng hoá . Cuối tháng tính số dư trên sổ chi tiết cả chỉ tiêu số lượng và giá trị và đối chiếu với thẻ kho ở bộ phận kho. b. Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng - Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu - Nhược điểm: Ghi chép còn trùng lặp, khối lượng ghi chép còn nhiều - Điều kiện áp dụng: áp dụng với những đơn vị ít chủng loại vật tư hàng hoá. Tuy nhiên đây là phương pháp phổ biến nhất. Sơ đồ (1) (1) (3) (2) (2) (4) Ghi chú : : cuối tháng Chứng từ xuất Sổ chi tiết vật tư hàng Bảng kê nhập xuất tồn Chứng từ nhập Thẻ kho : hàng ngày : đối chiếu cuối tháng 2. Phương pháp đối chiếu luân chuyển a. Nội dung - ở bộ phận kho: Khi nhận được các chứng từ nhập xuất thủ quỹ sẽ phản ánh vào thẻ kho. Thủ kho chỉ theo doi chỉ tiêu số lượng - ở bộ phận kế toán: Khi nhận được các chứng từ nhập xuất kế toán phản ánh trên bảng kê nhập và bảng kê xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ b. Sơ đồ Ghi chú : hàng tháng ; cuối tháng ; đối chiếu c. Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng - Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng công tác ghi chép vì chỉ ghi vào sổ ở thời điểm cuối tháng - Nhược điểm: Hạn chế công việc kiểm tra thường xuyên Sổ đối chiếu luân Thẻ kho Bảng kê xuất Chứng từ xuất Bảng kê nhập Chứng từ nhập - Điều kiện áp dụng: áp dụng cho những doanh nghiệp ít nghiệp vụ nhập xuất, không có nhân viên kế toán riêng về vật tư hàng hoá 3. Phương pháp sổ số dư a. Nội dung - ở bộ phận kho: Khi có chứng từ nhập xuất thủ kho sẽ phản ánh trên thẻ kho. Cuối tháng tính số dư ở chỉ tiêu số lượng và ghi vào sổ số dư - ở bộ phận kế toán: Khi có chứng từ nhập xuất kế toán sẽ phản ánh vào bảng kê nhập và bảng kê xuất. Căn cứ vào bảng kê nhập và bảng kê xuất kế toán sẽ lập bảng luỹ kế nhập và bảng luỹ kế xuất Cuối tháng khi nhận được sổ số dư của thẻ kho thì tính toán giá trị tồn kho và ghi vào cột số tiền, đồng thời lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn. b. Sơ đồ c. Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng - Ưu điểm: Ghi chép chi tiết hơn, giảm khối lượng ghi chép, tránh trùng lặp giữa kho và kế toán. - Nhược điểm: Hạn chế công việc kiểm tra vì kế toán chỉ theo dõi về giá trị. Muốn biết chỉ tiêu khối lượng phải kiểm tra trên thẻ kho. Thẻ kho Bảng tổng hợp nhập - xuất -tồn Bảng luỹ kế nhập Bảng luỹ kế xuất Sổ số dư Bảng kê xuất Bảng kê nhập Chứng từ xuất Chứng từ nhập - Điều kiện áp dụng: áp dụng với những đơn vị sử dụng giá hạch toán để ghi chép và đối với những doanh nghiệp có khối lượng nhập nhiều thường xuyên nhiều chủng loại vật tư hàng hoá IV. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Có 2 phương pháp : - Phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp kiểm kê định kì  Phương pháp kê khai thường xuyên - Khái niệm : Phương pháp kê khai thường xuyêntheo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên sổ kế toán một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống trên các tài khoản 152, 153 - Đặc điểm: + Phương pháp kê khai thường xuyên mọi biến động tăng giảm và số dư của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được phản ánh trên tài khoản 152, 153 + Cuối kỳ kiểm kê đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và thẻ kho để đảm bảo tính chính xác của việc ghi chép.  Phương pháp kiểm kê định kỳ - Khái niệm : Phương pháp kiểm kê định kỳ phản ánh không thường xuyên liên tục tình hình xuất nhập tồn của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trên các tài khoản 152, 153. - Đặc điểm : + Phương pháp kiểm kê định kỳ mọi biến động tăng giảm của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được phản ánh trên tài khoản 611 + Cuối kỳ kiểm kê hàng tồn và kết chuyển sang tài khoản 152, 153. Trị giá hàng xuất kho để kết chuyển được xác định theo phương pháp cân đối. Công thức : Trị giá thực tế Trị giá vật tư Trị giá vật tư Trị giá vật tư vật tư xuất kho tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ 1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên a. Chứng từ sử dụng Kế toán tăng vật tư cần sử dụng các chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn theo quy định cuả nhà nước , cụ thể : - Chứng từ bắt buộc + Phiếu nhập kho (mẫu số 01-VT) + Biên bản kiểm kê vật tư (mẫu số 08-VT) + Phiếu mua hàng (mẫu số 13-BH) - Chứng từ hướng dẫn + Biên bản kiểm nghiệm ( mẫu số 05-VT) + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( mẫu số 07- VT) + Chứng từ hoá đơn giá trị gia tăng b. Tài khoản sử dụng : Tài khoản 152, 153 Kết cấu : Tài khoản 152, 153 Số dư đầu kỳ - Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập trong kỳ - Số tiền điều chỉnh tăng giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ khi đánh giá lại - Trị giá hàng hoá thừa phát hiện khi kiểm kê - Kết chuyển trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ từ tài khoản 611 sang (kiểm kê định kỳ) - Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ giảm trong kỳ do xuất dùng - Số tiền giảm giá, trả lại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ khi mua - Trị giá hàng háo thiếu phát hiện khi kiểm kê - Kết chuyển trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ sang tài khoản 611 ( phương pháp kiểm kê định kỳ ) Số dư cuối kỳ c. Phương pháp hạch toán c.1.Kế toán tăng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (1) Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã có háo đơn giá trị gia tăng - Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu hao trừ Nợ tài khoản 152, 153 – trị giá vốn Nợ tài khoản 1331 – thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Có tài khoản 111, 112, 141, 331 – tổng giá thanh toán - Đối với doanh nghiệp tính thuế trực tiếp Nợ tài khoản 152, 153 – tổng giá thanh toán Có tài khoản 111, 112, 141, 331 – tổng giá thanh toán (2) Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã về kho nhưng chưa nhận được hoá đơn Nợ tài khoản 152, 153 – giá tạm tính Nợ tài khoản 1331 Có tài khoản 111, 112, 141, 331 (3) Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã nhận được hoá đơn nhưng hàng chưa về kho Nợ tài khoản 151 Nợ tài khoản 1331 Có tài khoản 111, 112, 141, 331 (4) Khi nhận được hoá đơn của lô hàng đã nhập kho - Trường hợp giá tạm tính = giá trên hoá đơn thì không cần điều chỉnh - Trường hợp giá tạm tính > giá ghi trên hoá đơn thì xử lý giảm vật tư a. Nợ tài khoản 111, 112, 141, 331 Có tài khoản 1331 Phần chênh lệch Có tài khoản 152, 153 - Trường hợp giá tạm tính < giá ghi trên hoá đơn thì xử lý tăng vật tư b. Nợ tài khoản 152, 153 Phần chênh lệch Có tài khoản 111, 112, 141, 331 (5) Trường hợp nhập khẩu vật tư chịu thuế giá trị gia tăng - Phản ánh trị giá mua : a. Nợ tài khoản 152, 153 Có tài khoản 3333 - thuế xuất nhập khẩu Có tài khoản111, 112, 331 - Phản ánh thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu b. Nợ tài khoản 1331 Có tài khoản 33312 (6) Cuối tháng nhận được vật tư đi đường về nhập kho Nợ tài khoản 152, 153 Có tài khoản 151 (7) Nhập vật tư tự gia công chế biến Nợ tài khoản 152, 153 Có tài khoản 154 (8) Trường hợp doanh nghiệp tự gia công chế biến vật tư không nhập kho đưa ngay vào sản xuất hoặc quản lý Nợ tài khoản 621, 627, 641, 642 Có tài khoản 154 (9) Trường hợp nhận liên doanh góp vốn bằng vật tư Nợ tài khoản 152, 153 Có tài khoản 411 (10)Trường hợp xuất dùng không hết nhập lại kho Nợ tài khoản 152, 153 Có tài khoản 621, 627, 641, 642 (11) Đánh giá lại vật tư hàng hoá làm tăng giá trị Nợ tài khoản 153, 153 Có tài khoản 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản (12) Phát hiện thừa nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong kho Nợ tài khoản 152, 153 Có tài khoản 338 ( 3381 ) Thu hồi vốn góp liên doanh bằng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Nợ tài khoản 152, 153 Có tài khoản 222 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 111,112,141 (4a) Tài khoản 152,153 xxx xxx (1) (2) Mua NVL-CCDC Tài khoản133 (4a) (4a) (4b) (5a) Tài khoản 333 xxx xxx Tài khoản 331 xxx (1) (2) Mua NVL-CCDC xxx Tài khoản 151 xxx (6) Hàng đi đường về n
Luận văn liên quan