Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành (giá thành sản phẩm) hoạt động kinh doanh buồng ngủ ở Công ty Khách sạn

Phần i Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch I . sự cần thiết khách quan phải tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch Du lịch là tập hợp các hoạt động nhằm đảo bảo cho khách du lịch một tiện nghi và điều kiện dễ dàng trong việc mua và sử dụng dịch vụ, hàng hóa trong thời gian khách lưu lại. Hoạt động về dịch vụ du lịch phát triển góp phần đảm bảo mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân một cách toàn diện, cân đối và thống nhất. Từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh x• hội, tăng thu nhập quốc dân và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của x• hội. Một vấn đề đặt ra cho bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh trong lĩnh vực du lịch dịch vụ là phải làm thế nào để thu hút được nhiều khách du lịch, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ du lịch, tăng lợi nhuận và không ngừng tăng tích lũy cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu ổn định và nâng cao đời sống cho người lao động. Muốn làm được điều đó thì trong quá trình hạch toán cần phải quản lý chặt chẽ, hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí bỏ ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Có như vậy mới đảm bảo bù đắp được chi phí về lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình hoạt động du lịch và để lại lợi nhuận cho đơn vị. Vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạch toán chi phí dịch vụ du lịch và tính giá thành sản phẩm, giúp cho bộ máy quản lý của đơn vị thường xuyên nắm được tình hình thực hiện các định mức hao phí về lao động sống, nguyên liệu và các chi phí khác của đơn vị, nắm được tình hình l•ng phí và tổn thất trong quá trình phục vụ, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của đơn vị. Ngoài ra còn giúp cho bộ máy của đơn vị nắm được những mặt tốt, những mặt còn tồn tại trong quá trình hoạt động của đơn vị, trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và hạ giá thành phẩm dịch vụ. Chính vì vậy, tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng cường và cải tiến công tác quản lý giá thành nói riêng và quản lý đơn vị nói chung. Ii. Chi phí và phân loại chi phí dịch vụ du lịch 1.Chi phí dịch vụ du lịch. Để tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch một cách bình thường các đơn vị cần phải tiêu hao một lượng lao động sống, lao động vật hoá nhất định. Cụ thể, những hao phí về vật chất như: khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên liệu vật liệu, điện năng, nhà cửa, trang thiết bị, công cụ lao động nhỏ. những hao phí này gọi chung là hao phí về lao động vật hoá, còn hao phí về lao động sống như tiền lương, tiền công. Ngoài ra, còn có một khoản chi phí mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra đó là các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, các loại thuế không được hoàn trả như thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ, thuế tài nguyên, l•i vay ngân hàng. Trong tổng chi phí đó thì chi phí về lao động sống chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các khoản chi phí khác. Sở dĩ như vậy là vì trong du lịch nói chung và khách sạn nói riêng, sản phẩm dịch vụ du lịch cung cấp cho khách hàng là các lao vụ dịch vụ là kết quả của lao động sống. Khối lượng và chất lượng của các lao vụ dịch vụ này phụ thuộc vào yếu tố con người đó là: kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ, ý thức hay nói cách khác đó là mức độ thích hợp của nhân viên cho một công việc cụ thể. Do đó, bên cạnh những điều kiện vật chất như: số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá. vai trò của yếu tố con người trong quá trình phục vụ không đơn thuần chỉ giới hạn trong mối quan hệ giữa người phục vụ và khách mà còn là phẩm chất tư cách, trình độ tay nghề, kiến thức về văn hoá x• hội, trình độ ngoại ngữ. có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nói tóm lại, chi phí mà doanh nghiệp chi ra để cấu thành nên sản phẩm thì giá trị của sản phẩm bao gồm 3 bộ phận là: c + v + m, trong đó: •c là toàn bộ giá trị của tư liệu sản xuất đ• tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ như: khấu hao TSCĐ, công cụ lao động nhỏ, nguyên vật liệu, điện năng. còn gọi là hao phí lao động vật hoá. •v là chi phí về tiền lương, tiền công phải thanh toán cho người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm dịch vụ còn gọi là hao phí lao động sống. •m là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, để tiến hành kinh doanh tạo ra sản phẩm thì doanh nghiệp phải bỏ ra 2 bộ phận là c và v còn gọi là chi phí dịch vụ mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Như vậy, chi phí kinh doanh dịch vụ du lịch là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí kinh doanh dịch vụ du lịch, là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định. Chi phí kinh doanh dịch vụ du lịch được biểu hiện qua hai mặt đó là mặt định tính và mặt định lượng. ?Về mặt định tính: Nó thể hiện các yếu tố vật chất phát sinh và tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm dịch vụ. ?Về mặt định lượng: Thể hiện mực tiêu hao cụ thể của từng yếu tố vật chất trong quá trình doanh và được biểu hiện thông qua các thước đo tiền tệ. Về mặt định lượng của chi phí kinh doanh dịch vụ du lịch phụ thuộc vào 2 nhân tố: ?Nhân tố khối lượng các yếu tố vất chất đ• tiêu hao trong một kỳ nhất định. ?Nhân tố giá cả các yếu tố vật chất đ• tiêu hao trong quá trình đó. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, giá cả có sự biến động theo nhịp độ của thị trường thì việc đánh giá chính xác các khoản chi phí là cần thiết nhằm xác định đúng việc chi phù hợp với giá cả thị trường, đảm bảo doanh nghiệp có điều kiện bảo toàn vốn. Mặt khác, trong điều kiện như thế thì công tác tính toán cũng phải khoa học, hợp lý. Do đó cần phải tính toán chính xác, đầy đủ và kịp thời chi phí theo từng thời kỳ, từ đó giúp cho công tác tính giá thành sản phẩm dịch vụ du lịch được chính xác và phù hợp. Vì vậy, phân loại chi phí là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác chi phí và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm dịch vụ. 2.Phân loại chi phí kinh doanh dịch vụ. Tuỳ theo góc độ xem xét chi phí mà chi phí được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Việc phân loại chi phí theo tiêu thức thích hợp vừa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, vừa đáp ứng được yêu cầu của kế toán tập hợp chi phí kinh doanh dịch vụ, thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ. Nó không những có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hạch toán mà còn là tiền đề rất quan trọng của việc lập kế hoạch, kiểm tra và phân tích chi phí dịch vụ trong toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận cấu thành bên trong doanh nghiệp. Đứng trên góc độ phục vụ công tác hạch toán chi phí và tính giá thành thì có một số cách phân loaị chi phí sau đây: a.Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất được chia thành các yếu tố chi phí sau (hiện nay chế độ mới chỉ quy định các yếu tố chi phí chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, không có quy định riêng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ). ?Nguyên liệu, vật liệu chính mua ngoài (gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) ?Vật liệu phụ mua ngoài (gồm cả bao bì, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ mua ngoài) ?Nhiên liệu mua ngoài. ?Năng lượng mua ngoài. ?Tiền lương của công nhân viên. ?Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân viên. ?Khấu hao TSCĐ. ?Chi phí bằng tiền khác. Nguyên tắc: phân loại chi phí theo cách này là những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế thì được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào, dùng vào mục đích gì trong kinh doanh. ý nghĩa: cách phân loại này là cơ sở cho việc tập hợp chi phí theo yếu tố và lập báo cáo chi phí theo yếu tố, cho biết được chi phí của doanh nghiệp theo từng yếu tố so với tổng chi phí phục vụ cho việc giám đốc tình hình dự toán chi phí dịch vụ du lịch. b.Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế (theo khoản mục chi phí) Nguyên tắc: theo cách này chi phí được phân loại theo những khoản chi phí có công dụng kinh tế được sắp xếp vào một khoản mục chi phí, không tính đến chi phí đó là gì và nội dung kinh tế của nó như thế nào. Theo cách phân loại này, chi phí kinh doanh dịch vụ được chia thành các khoản mục sau: ?Chi phí nguyên liệu vật liệu: khoản mục chi phí này bao gồm các loại chi phí như xà phòng, giấy vệ sinh, thuốc tẩy. ?Tiền lương của công nhân viên bao gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, tiền thưởng và các khoản có tính chất lương khác của công nhân phục vụ. ?Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân viên. Các khoản trích nộp này được tính theo tỷ lệ % quy định bao gồm: BHXH trích 15% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên, BHYT là 2% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên, KPCĐ là 2% trên tổng tiền lương phải trả công nhân viên. ?Khấu hao TSCĐ: khoản mục này được tính theo tỷ lệ % trên nguyên giá TSCĐ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. ?Chi phí điện nước: khoản mục này bao gồm tiền điện, tiền nước phải trả cho bên cung cấp. ?Chi phí công cụ lao động nhỏ: khoản mục này bao gồm cốc, chén, khăn tắm, ga, đệm, gối. ?Chi phí đào tạo, tuyên truyền quảng cáo: khoản mục này bao gồm chi phí cho việc đào tạo các lớp tay nghề tập trung, bồi dưỡng chuyên môn, chi phí cho việc quảng cáo. ?Chi phí vệ sinh. ?Chi phí sửa chữa. ?Chi phí bằng tiền khác: khoản mục này bao gồm l•i vay ngân hàng, chi phí vận chuyển thuê ngoài và các chi phí khác. Tuy nhiên tuỳ theo từng loại hoạt động kinh doanh cụ thể, số lượng khoản mục chi phí, nội dung và cấu thành của chúng có khác nhau. ý nghĩa: Cách phân loại này là cơ sở để hạch toán chi phí theo khoản mục, phân tích, kiểm tra chi phí theo khoản mục tạo điều kiện tăng cường chế độ tiết kiệm chi phí tạo điều kiện hạch toán kinh tế nội bộ có hiệu quả.

doc59 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành (giá thành sản phẩm) hoạt động kinh doanh buồng ngủ ở Công ty Khách sạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan