Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Thủy sản khu vực I

Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường đã có những chuyển biến rõ rệt, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, dù sản xuất hay kinh doanh thương mại đều chịu ảnh hưởng của các quy luật thị trường như: cạnh tranh, cung cầu, hàng hóa. và các chính sách của nhà nước. Vì vậy, việc nắm bắt và vận dụng các quy luật thị trường một cách linh hoạt luôn là một trong những điều kiện để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Muốn vậy, các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp thương mại nói riêng phải luôn vận động theo đúng xu hướng thị trường, phải tự đi lên bằng thực lực của chính bản thân, luôn tự đổi mới hoàn thiện các phương thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như mục tiêu chung của các doanh nghiệp là phát triển sản xuất kinh doanh Trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh việc tổ chức công tác kế toán là điều không thể thiếu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Trong đó, việc tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ là một trong những mắt xích quan trọng của việc hoàn thiện các phương thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ở mỗi doanh nghiệp. Để có những thông tin, số liệu chính xác, kịp thời cho bộ máy của doanh nghiệp chủ động nắm bắt được những biến động của thị trường cũng như tình hình và khả năng thực tế của doanh nghiệp thì việc tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và nhanh chóng Chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I. Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I. Phần III: Đánh giá khái quát và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I .

doc89 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Thủy sản khu vực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường đã có những chuyển biến rõ rệt, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, dù sản xuất hay kinh doanh thương mại đều chịu ảnh hưởng của các quy luật thị trường như: cạnh tranh, cung cầu, hàng hóa.. và các chính sách của nhà nước. Vì vậy, việc nắm bắt và vận dụng các quy luật thị trường một cách linh hoạt luôn là một trong những điều kiện để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Muốn vậy, các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp thương mại nói riêng phải luôn vận động theo đúng xu hướng thị trường, phải tự đi lên bằng thực lực của chính bản thân, luôn tự đổi mới hoàn thiện các phương thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như mục tiêu chung của các doanh nghiệp là phát triển sản xuất kinh doanh Trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh việc tổ chức công tác kế toán là điều không thể thiếu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Trong đó, việc tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ là một trong những mắt xích quan trọng của việc hoàn thiện các phương thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ở mỗi doanh nghiệp. Để có những thông tin, số liệu chính xác, kịp thời cho bộ máy của doanh nghiệp chủ động nắm bắt được những biến động của thị trường cũng như tình hình và khả năng thực tế của doanh nghiệp thì việc tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và nhanh chóng Với nhận thức được điều đó, ban lãnh đạo công ty cổ phần Thủy sản khu vực I đã có sự đầu tư đích đáng cho công tác này. Công ty đã không ngừng đầu tư các thiết bị phục vụ mới cho công tác kế toán như: Máy vi tính, phần mềm tiện ích phục vụ cho công tác kế toán, máy in, máy fax…Đã giúp cho công tác kế toán trong công ty có được nhiều sự thay đổi to lớn Với mục đích nghiên cứu và vận dụng những lý thuyết đã được học trong trường đại học vào thực tế và mong muốn được đóng góp ý kiến của mình vào vào việc đánh giá và hoàn thiện quy trình tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ. Sau khi đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế công tác này tại công ty em đã chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Thủy sản khu vực I Chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I. Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I. Phần III: Đánh giá khái quát và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I . Trong một thời gian thực tập ngắn ngủi, với trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên trong chuyên đề của em khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô giáo và các cô, chú trong công ty cổ phần Thuỷ sản khu vực I để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths.Nguyễn Hồng Thuý - Giảng viên Khoa Kế toán_Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các cán bộ nhân viên phòng kinh tế tài chính của công ty cổ phần Thủy sản khu vực I đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2008 Sinh viên Trần Quốc Đoàn PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN KHU VỰC I I. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I là một thành viên của hội Thủy sản Việt Nam, là một doanh nghiệp do Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam quản lý. Tiền thân là Công ty dịch vụ bán lẻ và chi nhánh khu vực I thuộc Công ty Thuỷ sản Trung ương được thành lập theo quy định số 319 của bộ trưởng bộ thuỷ sản ngày 03/09/1989. Là tổ chức hạch toán theo sự phân cấp của Công ty Thuỷ sản Trung ương, có con dấu riêng, mở tài khoản để hoạt động. Ngày 31/03/1993 căn cứ theo quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp ban hành kèm theo nghị định 338 – HĐBT ngày 20/11/1991, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản đã ra quyết định số 224/TS/QĐ – TC quyết định thành lập Công ty Thuỷ sản khu vực I. Ban đầu Công ty chỉ kinh doanh các ngành nghề là thu mua thuỷ hải sản và thương nghiệp bán buôn bán lẻ. Thực hiện chủ trương Cổ phần hoá và quyết định số 1141/QĐ – BTS ban ngày 03/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, Công ty đã chuyển thành Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I. Công ty có trụ sở đặt tại số 36 ngõ 61 - Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt là Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I, tên tiếng anh la Seaproduct Join – Stock Compant N01. Hiện nay Công ty tổ chức kinh doanh rất nhiều ngành nghề đó là: thu mua, sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, thuỷ hải sản, nông sản tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước; tổ chức đào tạo và đưa người Việt Nam đi làm việc và chuyên gia có thời hạn ở nước ngoài kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Cơ cấu vốn của Công ty như sau: Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần là 5.000.000.000 đồng mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng tương ứng với 50.000 cổ phần. Trong đó : Tỷ lệ cổ phần Nhà nước lµ 20% vốn điều lệ bằng 1.000.000.000 đồng tương ứng với 10.000 cổ phần. Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài Công ty là 9% vốn điều lệ bằng 450.000.000 đồng tương ứng với 4.500 cổ phần. Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty là 71% vốn điều lệ bằng 3.550.000.000 đồng tương ứng với 35.500 cổ phần. Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I là đơn vị kinh tế độc lập vốn do các cổ đông tự nguyện đóng góp lãi cùng chia, lỗ cùng chịu theo tỷ lệ cổ phần vốn góp.Công ty có tư cách pháp nhântheo quy định của pháp luật Việt Nam, tự chủ sản xuất kinh doanh và quản lý theo chế độ tập thể lãnh đạo của HĐQT, theo điều lệ mới của Công ty cổ phần và luật DNNN ban hành. Khi mới thành lập bước vào cơ chế thị trường thong thoáng hơn Công ty đã gặp không ít khó khăn, thách thức: vốn đi vay chiếm tỷ lệ lớn, kinh doanh trên lĩnh vực thương mai các mặt hàng có khả năng sinh lời nhỏ và đứng trước môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt… Nhưng với sự nỗ lực của cán bộ lãnh đạo cũng như công nhân trong công tyvà sự giúp đỡ của Bộ Thuỷ sản, Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I đã từng bước hoà mình vào cuộc vận động chung của nền kinh tế đất nước. Kết quả là từ khi thành lập đến nay, Công ty đã có những bước tiến đáng kể, từng bước khẳng định mình, vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ ở thị trường trong nước và quốc tế. Các mặt hàng truyền thống của Công ty về thuỷ sản đã có mặt trên diện rộng trên thị trường thành phố Hà Nội, các tỉnh lân cận, nước ngoài; đặc biệt từ năm 2000 Công ty đã thực hiện sang một lĩnh vực mớiđó là tổ chức đào tạo và đưa người Việt Nam đi làm việc và có chuyên gia có thời hạn ở nước ngoài. Điều đó làm cho doanh thu của Công ty ngày càng tăng lên, từ năm 2000 đến nay đã có được trên 2000 lao đông đi Malaysia, Hàn Quốc… Kết quả đạt được khăng định bước tiến của Công ty ngày càng vững chắc và đúng đắn, nhất là đường lối lãnh đạo đổi mới của cán bộ quản lý Công ty. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I là một tổ chức sản xuất, kinh doanh khá nhiều ngành nghề trong đó mặt hàng truyền thống của Công ty là thuỷ hải sản và cũng là mặt hàng chủ đạo mang lại thu nhập cũng như lợi nhuận cao cho Công ty. Do vậy vấn đề tiêu thụ sản phẩm thuỷ hải sản, đáp ứng nhu cầu thị trường luôn được Công ty quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó Công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và chuyên gia - một trong những hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho Công ty. Qua đó tổng hợp xác định kết quả kinh doanh, giám sát tình hình và xây dựng kế hoạch cho tương lai. Công ty đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong điều lệ. Công ty hoạt động có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Công ty quản lý. Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh, không ngừng cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Tổ chức thu mua, nắm nguồn hàng theo đúng chính sách pháp luật. Tích cực tìm hiểu nhu cầu, sự biến động của thị trường, thị hiếu để đổi mới các mặt hàng kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, uốn nắn kịp thời các sai lệch thiếu sót nhằm hạn chế thất thoát về kinh tế và những sai lầm trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty… II. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 1. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Thuỷ sản khu vực I là pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam kể từ ngày cấp giấy phép kinh doanh và kinh doanh theo giấy phép đã dăng ký, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần và luật DNNN hiện hành. Để điều hành Công ty một cách linh hoạt, thông suốt, có sự thống nhất giữa các phòng ban, thực hiện sản xuất kinh doanh nhanh, gọn, kịp thời đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh, công tác quản lý của Công ty , Công ty đã thực hiện hoạt động theo cơ chế một thủ trưởng, một thủ trưởng hạch toán kinh doanh theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam. HĐQT cùng giám đốc trực tiếp điều hành cùng hoạt động cũng như đưa ra những quyết định mang tính chiến lược. Tổ chức bộ máy của Công theo chế độ lãnh đạo của HĐQT, HĐQT quản lý toàn bộ tài sản của các cổ đông đóng góp và vốn vay phục vụ sản xuất, kinh doanh. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và tổ chức lao động thực hiện chế độ Nhà nước đều được bàn bạc biểu quyết tại HĐQT hàng tháng và biểu quyết có hiệu lực khi quá bán thành viên HĐQT có mặt tán thành. Tổ chức bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình sơ đồ 01. Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty  Bộ máy quản lý và điều hành của Công ty HĐQT gồm 5 thành viên: 1 chủ tịch HĐQT, 1 phó chủ tịch HĐQT và 3 thành viên do HĐQT bầu ra Ban giám đốc điều hành gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc HĐQT cùng ban Giám đốc trực tiếp điều hành mọi hoạt động cũng như đưa ra những chiến lược mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty 2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận - Giám đốc: Người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm về sắp xếp bộ máy quản lý của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh cua đơn vị. Ngoài ra giám đốc còn trực tiếp giám sát thực hiện chức năng của phòng ban. - Phó giám đốc kiêm trưởng phòng kinh doanh: trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động mua và bán hàng hoá của Công tycũng như các quầy hàng, trạm kinh doanh. Ngoài ra phó giám đốc còn tham mưu cho giám đốc thực hiện chức năng kế hoạch hoá kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Điều chỉnh kịp thời kế hoạch mua, sản xuất chế biến nhằm đạt được mục tiêu đề ra có lãi và thực hiện các chương trình kinh tế xã hội của Nhà nước giao. - Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức cơ cấu bộ máy, tổ chức công tác quản lý, sản xuất, công tác quản lý cán bộ lao đông, công tác nhân sự, tiền lương và giải quyết các chế độ chính sách quyền lợi cho người lao động theo quy định của Nhà nước. - Phòng kinh tế tài chính: Có chức năng quản lý tài sản, quản lý sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền và quản lý thu chi tổng hợp và hệ thống hoá số liệu hạch toán. Tham mưu giúp giám đốc thực hiện các nghiệp vụ kế toán – thống kê – tài chính, quản lý giám sát tài sản, quản ký sản xuất kinh doanh theo đúng nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính do Nhà nước quy định. Phát hiện kịp thời các biểu hiện vi phạm chính sách quản lý tài chính của Nhà nước. - Trung tâm kỹ thuật thực nghiệm và KCS: Là bộ phận thuộc sự chỉ đạo của giám đốc Công ty có chức năng tham mưu về kỹ thuật sản xuất, kiểm tra chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn của ngành và nghiên cứu thực nghiệm sản xuất mới, kỹ thuật xử lý lại, nâng cấp, chuyển đổi chất lượng bao bì sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung. - Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, đảm bảo an toàn về hàng hoá, tài sản cũng như trật tự trong cơ quan đồng thời phát hiện tiêu cực, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm trong Công ty. - Xưởng chế biến thuỷ sản: Có nhiệm vụ sản xuất, đóng gói, tái chế các mặt hàng thuỷ sản. Thực hiện thử nghiệm của trung tâm kỹ thuật thực nghiệm nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất và các mặt hàng mới đạt năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Xưởng kinh doanh thuỷ sản đông lạnh: Có chức năng là kinh doanh các mặt hàng thuỷ sản và thực phẩm đông lạnh. - Quầy bán lẻ thực phẩm thuỷ sản: Có chức năng trực tiếp kinh doanh, giới thiệu các mặt hàng thuỷ sản của Công ty đến tận tay người tiêu dùng. Tiếp nhận những thông tin phản hồi từ người tiêu dung về sản phẩm, từ đó thông báo đến bộ phận kinh doanh và chế biến để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dung. Với cách tổ chức như của Công ty, từng bộ phận đã có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, có sự hỗ trợ của các phòng ban giúp đỡ nhau trong công tác quản lý điều hành Công ty một cách rõ ràng về mặt hành chính lẫn sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức luôn có sự chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng, không có sự chồng chéo giữa các phòng ban, đó là nhân tố quan trọng giúp Công ty nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. III. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Là một đơn vị lớn thuộc Tông Công ty Thuỷ sản Việt Nam, Công ty Cổ phần Thuỷ sane khu vực I có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình tồn tại và phát triển Công ty đã hết sức nhạy bén với cơ chế thị trường. Hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của Công ty được nhiều người tiêu dùng biết đến không chỉ chất lượng tốt mà mẫu mã, hình thức, chủng loại đa dạng phong phú. Công ty tổ chức thu mua sản phẩm hàng hoá từ nhiều nơi khác nhau, chủ yếu là từ thị trường các tỉnh phía Nam. Hầu hết các hàng hoá Công ty mua về để bán, một số khác dùng để chế biến tạo sản phẩm mới chất lưọng cao hơn phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trực tiếp tại đơn vị hoặc qua các quầy bán hàng và giới thiệu sản phẩm của Công ty. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm: Nước mắm các loại. Bột mắm các loại. Mắm ruốc các loại. Các mặt hàng thuỷ sản đông lạnh. Thực phẩm khác và một số dịch vụ nội địa. Còn dịch vụ đào tạo và đưa người lao động đi làm việc và chuyên gia có thời hạn ở nước ngoài,nguồn được lấy chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung. Người lao động sau khi được giới thiệu đến Công ty nộp hồ sơ xét tuyển, nếu thấy đủ tiêu chuẩn Công ty sẽ ký hợp đồng sau đó sẽ được Công ty đào tạo vè xuất khẩu đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tập thể lãnh đạo cũng như công nhân Công ty luôn cố gắng nỗ lực hết mình trong công tác nghiên cứu sản xuất, tìm kiếm thị trường, tạo nguồn lao động đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường cũng như biến động phức tạp của xã hội. IV. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm qua Kết quả hoạt động kinh doanh là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN trong một thời kỳ nhất định. Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I là một DNNN vừa mới thực hiện cổ phần hoá từ năm 2004 nên quy mô chưa thực sự lớn mạnh. Tuy vậy, kết quả hoạt động kinh doanh không ngừng được tăng lên đặc biệt là trong những năm gần đây, điều đó được chứng minh qua bảng 05. Bảng 05: Kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2005- 2007) Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007   DTBH và cung cấp DV  8.407.512.395  8.080.525.143  2.119.716.455   Các khoản giảm trừ  95.715.212  31.394.563  0   +Hàng bán bị trả lại  95.715.212  31.394.563  0   DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ  8.311.797.183  8.409.130.580  2.119.716.455   Giá vốn hàng bán  4.906.395.232  4.883.996.658  1.126.114.562   LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ  3.405.401.951  3.165.133.922  993.601.893   DT hoạt động tài chính      Chi phí hoạt động tài chính  8.530.000     Chi phí bán hàng  1.663.961.872  1.930.852.952  675.862.238   Chi phí quản lý DN  914.874.329  1.125.250.240  175.683.497   Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh  815.035.750  109.630.730  142.056.158   Thu nhập khác  32.035.750  6.781.521  0   Chi phí khác  60.318.253  4.395.261  0   Lợi nhuận khác  - 28.313.472  2.386.260  0   Lợi nhuận trước thuế  789.722.008  133.416.900  142.056.158   Lợi nhuận sau thuế  789.722.008  133.416.900  142.056.158   (Nguồn: Phòng Kinh tế - Tài chính) V. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty cổ phần Thủy sản khu vực I là một doanh nghiệp thương mại có quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Đặc thù sản xuất của ngành sản xuất thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kì sản xuất xen kẽ, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tuc theo một trình tự nhất định: Từ nguyên vật liệu sau khi mua về qua sơ chế sẽ được đem ngâm ướp sau đó là quá trình đóng chai và gián nhãn mác. Ta có thể hiểu theo sơ đồ tổng quát như sau Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất nước mắm VI. Đặc điểm tổ chức Kế toán tại Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I 6.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Công ty Cổ phần Thuỷ Sản khu vực I kế toán xem như một công cụ quản lý quan trọng với nhiệm vụ chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin về tình hình tài sản và sự vận động tài sản của Công ty, giúp giám đốc chỉ đạo và thực hiện đúng các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nhà Nước. Phòng kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức như sơ đồ 02: Sơ đồ 02: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty - Kế toán trưởng: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, hạch toán theo chế độ quản lý tài chính tại DN theo Nhà Nước quy định, lập số liệu kế toán thống kê để đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh hằng quý, hằng năm của Công ty. Đồng thời tham mưu cho Giám đốc trong các quyết định liên quan đến tài sản, nguồn vốn của Công ty. Tất cả các bộ phận kế toán trong phòng kế toán và nhân viên kế toán đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. - Kế toán viên: Ghi chép, hạch toán việc xuất nhập hàng hoá, thu chi hằng ngày của Công ty. Cuối ngày, cuối tháng tổng hợp rồi đưa cho kế toán trưởng xét duyệt. - Thủ quỹ: Kiểm tra, theo dõi việc thu chi của Công ty, giữ và cấp phát tiền khi có lệnh của kế toán trưởng. Công ty Cổ phần Thuỷ Sản khu vực I là một doanh nghiệp vừa và nhỏ lại kinh doanh trên địa bàn tương đối rộng, vì vậy Công ty đã áp dụng hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, bộ máy kế toán của Công ty được áp dụng tại phòng kế toán của Công ty. 6.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Cổ phần Thuỷ Sản khu vực I: 6.2.1. Các chính sách kế toán chủ yếu: - Công ty Cổ phần Thuỷ Sản Khu Vực I tổ chức kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141/TV-CĐKT do Bộ Tài chính ban hành. - Công ty hạch toán theo mô hình tập trung. - Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty là hình thức Chứng từ ghi sổ. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. - Đơn vị tiền tệ áp dụng là: Việt Nam đồng. 6.2.2. Đặc điểm hệ thống chứng từ kế toán: + Tiền mặt: Phiếu thu, Phiếu chi, Uỷ nhiệm chi, Đề nghị tạm ứng, đề nghị thanh toán, Giấy nộ
Luận văn liên quan