Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định tại Công ty Khai Thác Công trình Thuỷ lợi Hoà Bình

Kết cấu đề tài gồm các phần chính sau: Phần I : Lý luận cơ bản về tổ chức hạch toán TSCĐ. Phần II : Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty. Phần III: Phương hướng hoàn thiện tố chức hạch toán TSCĐ tại Công ty. Phần I Lý luận chung về hạch toán TSCĐ ở các doanh nghiệp sản xuất I- Những vấn đề cơ bản về TSCĐ. 1. Khái niệm về TSCĐ. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần thiết phải có 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tất cả các yếu tố này đều quan trọng và không thể thiếu được với mỗi doanh nghiệp. TSCĐ là những tư liệu lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của sản xuất. Song không phải tát cả các tư liệu lao động đều là TSCĐ mà TSCĐ chỉ gồm những tư liệu chủ yếu có đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành. Hiện nay Nhà nước quy định 2 tiêu chuẩn đó là: -Giá trị từ 5.000.000 đ trở lên. -Thời gian sử dụng trên 1 năm. TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính. + TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái vật chất có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. + TSCĐ vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đ• được đầu tư, tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. 2. Đặc điểm của TSCĐ. a.TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu giá trị của nó bị hao mòn dần và được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm dịch vụ. Phần giá trị này được kết chuyển bằng cách tính khấu hao TSCĐ theo cách tính khác nhau. Tạo nên nguồn vốn khấu hao cho doanh nghiệp. Khi sản phẩm tiêu thụ được thì hao mòn này của TSCĐ sẽ được chuyển thành vốn tiền tệ. Vốn này hàng tháng phải tích luỹ lại thành một nguồn vốn đó là nguồn vốn XDCB để tái sản xuất lại TSCĐ khi cần thiết. TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu, là điều kiện quan trọng tăng năng suất lao động và giúp cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay vai trò của TSCĐ ngày càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Ngoài ra TSCĐ phải là sản phẩm của lao động tức là vừa có giá trị, vừa có giá trị sử dụng. Nói cách khác nó phải là hàng hoá như vậy nó phải được mua bán, chuyển nhượng, trao đổi với nhau trên thị trường trao đổi sản xuất. b.Yêu cầu của việc quản lý TSCĐ. TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ về nguyên giá về giá trị còn lại về giá trị hao mòn, về tình hình sửa chữa bảo dưỡng, tình hình thu hồi vốn khấu hao, về thanh lý, về nguồn hình thành TSCĐ.Nói cách khác phải quản lý TSCĐ như là một yếu tố tư liệu sản xuất cơ bản, bộ phận cơ bản nhất của vốn kinh doanh. Đảm bảo bảo toàn vốn sau mỗi niên độ kế toán, kẻ cả vốn do ngân sách cấp và vốn do doanh nghiệp tự bổ sung. Phải thể hiện và phản ánh được phần TSCĐ đ• dùng và tiêu hao với tư cách là một khoản chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, để bảo toàn sử dụng TSCĐ có hiệu quả, đúng mục đích, để tài sản không chỉ tồn tại mà “sống có ích” cho doanh nghiệp, đồng thời quản lý còn phải bảo đảm khả năng tái sản xuất TSCĐ và có kế hoạch đầu tư mới. 3. Phân loại TSCĐ. TSCĐ có nhiều loại, có nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, cần thiết phải phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là sắp xêpts thành từng loại từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như theo hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng. a.Phân loại theo hình thái biểu hiện: TSCĐ được phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. *TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể gồm có: - Nhà cửa, vật kiến trúc: bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như: nhà cửa, vật kiến trúc hàng rào, bể tháp nước các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu.phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Máy móc thiết bị; bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như: Máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây truyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ. - Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: là các phương tiện dùng để vận chuyển như các loại đầu máy, đường ống và phương tiện khác (ôtô, máy kéo, xe goòng, xe tải, ống dẫn,.). - Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý như đo lường , máy tính, máy điều hoà, . - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm (cà phê, chè, cao su, . .), súc vật làm việc (voi, bò, ngựa cày kéo.) và súc vật nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản,.). - TSCĐ hữu hình khác: bao gồm những TSCĐ mà chưa được quy định phản ánh vào các loại trên (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật.) Cách phân loại này giúp cho người quản lý và sử dụng hiểu rõ tính năng tác dụng về mặt kỹ thuật của từng loại TSCĐ. Từ đó đề ra biện pháp sử dụng có hiệu quả. * TSCĐ vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng có giá trị kinh tế lớn gồm có: - Quyền sử dụng đất: bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến việc giành quyền sử dụng đất đai, mặt nước . trong một khoảng thời gian nhất định. - Chi phí thành lập doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc thành lập, chuẩn bị sản xuất, chi phí khai hoang như chi cho công tác nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tư, chi phí về huy động vốn ban đầu, chi phí đi lại, hội họp, quảng cáo, khai trương. - Bằng phát minh sáng chế: là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế, hoặc trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế. - Chi phí nghiên cứu, phát triển: là các chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp do đơn vị tự thực hiện hoặc thuê ngoài. - Lợi thế thương mại: là các khoản chi phí về lợi thế thương mại do doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực tế của các TSCĐ hữu hình bởi sự thuận lợi của vị trí thương mại, sự tín nhiệm đối với bạn hàng, danh tiếng của doanh nghiệp. - TSCĐ vô hình khác: bao gồm những loại TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở trên như: quyền đặc nhượng, quyền thuê nhà, bản quyền tác giả, quyền sử dụng hợp đồng, độc quyền nh•n hiệu và tên hiệu. Cách phân loại này giúp chúng ta biết được cơ cấu TSCĐ mà chúng ta sử dụng tài sản cấp I, cấp II cho phù hợp.

doc70 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định tại Công ty Khai Thác Công trình Thuỷ lợi Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan