Từ khi Việt Nam chuyển cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường, thì sự đổ bộ ồ ạt của các
nhãn hiệu lớn kéo theo sự phát triển của ngành quảng cáo và tiếp thị thì nhu cầu truyền thông của
các doanh nghiệp ngày càng tăng .
Trong khi đó những công ty con tổ chức sự kiện được thành lập từ những nhân viên của công ty
quảng cáo mẹ đang phát triển theo cấp số nhân. Nhưng chỉ có 5% số công ty quảng cáo-tổ chức sự
kiện họat động tốt,thực lãi là một con số đáng kể.
( theo phân tích của báo Thanh Niên ngày 9/6/2009 của phóng viên Đỗ Tấn)
Công ty TNHH TRUYỀN THÔNG MẬT MÃ cũng đang gặp phải một số vấn đề trong việc định
hướng phát triển của lĩnh vực tổ chức sự kiện cũng như họat động kinh doanh của công ty trong dài
hạn.Vì do khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp lớn nên việc tìm kiếm và phát triển nguồn khách
hàng là yếu tố sống còn của công ty. Hiện tại nguồn khách hàng chủ yếu của công ty Mật Mã mang
lại chủ yếu là từ các mối quan hệ. Giữ khách hàng cũ là việc phải làm đối với công ty do họ là nguồn
doanh thu chủ yếu. Tuy nhiên để công ty có được sự phát triển bền vững trong tương lai thì không
thể không tìm kiếm thêm khách hàng mới, các khách hàng tiềm năng và công ty nên có một định
hướng phát triển mới trong tương lai. Chính vì thế mà công ty nên có một quy trình tổ chức sự kiện
hiệu quả để có thể giữ chân các khách hàng hiện tại và có thêm nguồn khách hàng mới trong tương
lai.
61 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9888 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức sự kiện và doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: ĐINH TIÊN MINH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
1 / 61
SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy
PHẦN MỞ ĐẦU
a. Đặt vấn đề:
Từ khi Việt Nam chuyển cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường, thì sự đổ bộ ồ ạt của các
nhãn hiệu lớn kéo theo sự phát triển của ngành quảng cáo và tiếp thị thì nhu cầu truyền thông của
các doanh nghiệp ngày càng tăng .
Trong khi đó những công ty con tổ chức sự kiện được thành lập từ những nhân viên của công ty
quảng cáo mẹ đang phát triển theo cấp số nhân. Nhưng chỉ có 5% số công ty quảng cáo-tổ chức sự
kiện họat động tốt,thực lãi là một con số đáng kể.
.
( theo phân tích của báo Thanh Niên ngày 9/6/2009 của phóng viên Đỗ Tấn)
Công ty TNHH TRUYỀN THÔNG MẬT MÃ cũng đang gặp phải một số vấn đề trong việc định
hướng phát triển của lĩnh vực tổ chức sự kiện cũng như họat động kinh doanh của công ty trong dài
hạn.Vì do khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp lớn nên việc tìm kiếm và phát triển nguồn khách
hàng là yếu tố sống còn của công ty. Hiện tại nguồn khách hàng chủ yếu của công ty Mật Mã mang
lại chủ yếu là từ các mối quan hệ. Giữ khách hàng cũ là việc phải làm đối với công ty do họ là nguồn
doanh thu chủ yếu. Tuy nhiên để công ty có được sự phát triển bền vững trong tương lai thì không
thể không tìm kiếm thêm khách hàng mới, các khách hàng tiềm năng và công ty nên có một định
hướng phát triển mới trong tương lai. Chính vì thế mà công ty nên có một quy trình tổ chức sự kiện
hiệu quả để có thể giữ chân các khách hàng hiện tại và có thêm nguồn khách hàng mới trong tương
lai.
b. Mục tiêu nghiên cứu:
Sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu cần đạt được các mục tiêu sau:
Hiểu rõ quy trình họat động tổ chức sự kiện của công ty.
Lập ra được giải pháp hòan thiện tổ chức sự kiện của công ty.
Để đạt được mục tiêu đó cần tìm hiểu những vấn đề sau:
Quy trình tổ chức sự kiện của công ty.
Những điều được và chưa được thông qua các sự kiện tiêu biểu.
Cách tìm kiếm nguồn khách hàng của công ty.
GVHD: ĐINH TIÊN MINH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
2 / 61
SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy
Hiểu rõ được thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng của công ty.
c. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính theo hai cách:
- Phân tích các dữ liệu thứ cấp từ sách, báo, internet, tài liệu của công ty.
- Phỏng vấn chuyên sâu sử dụng phương pháp phỏng vấn tay đôi khoảng 10 người.
Đối tượng nghiên cứu:
- Bên trong: các dữ liệu về tình hình kinh doanh, các bản báo cáo, tình hình hoạt động thực tế
của công ty Truyền Thông Mật Mã.
- Bên ngoài: các doanh nghiệp khách hàng đã và đang trực tiếp sử dụng dịch vụ của công ty.
d. Hạn chế của đề tài:
Do sự hạn chế về thời gian thực hiện cũng như nguồn tư liệu và các thông tin thu thập được, bài
viết không thể tránh khỏi những thiếu soát cần được bổ sung và khắc phục, rất mong nhận được sự
giúp đỡ và đóng góp ý kiến của thầy để bài viết của em hoàn thiện hơn.
e. Kết cấu đề tài:
Đề tài sẽ gồm 4 phần chính. Thứ nhất là nêu lên một số vấn đề cơ bản của tổ chức sự kiện và
tình hình phát triển hoạt động tổ chức sự kiện ở Việt Nam nhằm giúp chúng ta có kiến thức cơ bản
về hoạt động tổ chức sự kiện và để có một cái nhìn nhận tổng quát về tình hình tổ chức sự kiện tại
Việt Nam hiện nay.
Sau đó là giới thiệu về đơn vị thực tập để thấy được những vấn đề trong cấc trúc hoạt động của
công ty để từ đó có cơ sở để phân tích thực trạng trong quy trình tổ chức sự kiện của công ty và đưa
ra giải pháp tổng thể cho quy trình tổ chức sự kiện.
GVHD: ĐINH TIÊN MINH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
3 / 61
SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĂN BẢN CỦA TỔ CHỨC SỰ
KIỆN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HỌAT ĐỘNG TỔ CHỨC
SỰ KIỆN Ở VIỆT NAM.
I. Một Số Vấn Đề Căn Bản Của Tổ Chức Sự Kiện.
1.1. Khái niệm về tổ chức sự kiện.
Tổ chức sự kiện là một quá trình họach định việc thực hiện và giám sát những họat động liên
quan đến các lĩnh vực sau : văn hóa-nghệ thuật-tuyên truyền-công bố tại một thời điểm, một địa
điểm nhất định và tuân thủ quy định pháp luật, sao cho sự kiện diễn ra đúng mục đích của nhà tổ
chức.
( trích thông tin liên quan đến lĩnh vực tổ chức sự kiện của Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch )
1.2. Mục đích của tổ chức sự kiện.
Tổ chức sự kiện chỉ là một phần trong tòan bộ chiến lược tiếp thị và quảng bá của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc đánh bóng thương hiệu, tổ chức sự kiện còn nhằm mục đích chuyển tải một thông
điệp cụ thể, hoặc lập lại một thông điệp đồng nhất và đặc biệt công cụ đang phổ biến nhất trong hoạt
động tiếp thị với mục đích là gây sự chú ý cho sản phẩm hoặc dịch vụ của sản phẩm, tạo sự quan
tâm hơn nữa từ khách hàng, từ đó giúp tăng doanh số bán của công ty. Đồng thời tạo cơ hội để
doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, cơ quan truyền thông, cơ quan công
quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho các doanh nghiệp.
Thông điệp của sự kiện có thể được thể hiện dưới dạng:
Hình ảnh: thiệp mời, sân khấu, băng rôn, cờ phướn, bảng tên, quà tặng, túi đựng quà, đồng
phục, bảng tên….
Lời :chủ đề, bài phát biểu, thông cáo báo chí, văn nghệ, các ấn phẩm…
Họat động tổ chức sự kiện thường gắn kết doanh nghiệp. Tùy theo mục đích khác nhau mà đối
tượng doanh nghiệp muốn kết nối sẽ thay đổi.
Media Kit: quan hệ báo chí-truyền thông.
GVHD: ĐINH TIÊN MINH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
4 / 61
SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy
Crisic Management: quản lý khủng hỏang.
Government Relations: quan hệ với chính phủ.
Reputation Management: quản lý danh tiếng của công ty.
Investor Relations: quan hệ với các nhà đầu tư.
Social Responsibility: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
1.3. Phân lọai của tổ chức sự kiện.
Một số họat động tổ chức sự kiện mà ta dễ dàng thấy được:
Khai trương, khánh thành, động thổ, khởi công.
Giới thiệu sản phẩm mới, hội nghị khách hàng.
Hội chợ.
Hội nghị, hội thảo, họp báo.
Diễn trình, phát biểu của CEO trước công chúng.
Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Chương trình team building…
Các kỳ nghỉ, các ngày lễ.
Kỷ niệm thành lập, nhận danh hiệu.
Tiệc chiêu đãi, tiệc trại (catering).
Tổ chức các trò chơi và cuộc thi (thể thao)
Để phân lọai các họat động tổ chức sự kiện một cách có định hướng, người ta có thể phân lọai dựa
trên nhiều tiêu thức khác nhau:
o Theo địa điểm làm event.
Trong phòng họp: hội nghị, hội thảo, chương trình cảm ơn, chương trình giới thiệu sản phẩm…
Ngòai trời: ca múa nhạc-thời trang, lễ hội, giải thi đấu thể thao…
GVHD: ĐINH TIÊN MINH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
5 / 61
SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy
o Theo mục đích của event.
a. Chƣơng trình giải trí ,thể thao, hội chợ…
Các chương trình này là những chương trình lớn, có thể là ca nhạc ngòai trời, các hội chợ ẩm
thực, hội chợ công nghệ, game, bóng đá…
b. Chƣơng trình hội thảo chính trị hoặc khoa học
Chương trình này có thể đơn thuần là chính trị, khoa học mang tính nghiên cứu, hoặc cũng có
thể là chương trình khoa học nhân sự kiện ra mắt một sản phẩm.
c. Chƣơng trình nhân dịp đặc biệt.
Vào các ngày đặc biệt như những ngày lễ lớn, tổng kết cuối năm, tất niên, các công ty thường tổ
chức các chương trình liên hoan, giao lưu.
d. Chƣơng trình cảm ơn khách hàng.
Nhằm cảm ơn sự yêu mến, lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ, các công
ty thường tổ chức những chương trình có tính chất giao lưu chia sẻ và chỉ mời các khách hàng thân
thiết và khách hàng mục tiêu đến tham dự. Thông thường các chương trình này hay kết hợp với việc
ra mắt một dòng sản phẩm mới hoặc một chương trình xúc tiến mới.
e. Chƣơng trình kỉ niệm công ty.
Thông thường tổ chức event theo lọai này có 3 mục đích chính:
- Một là: cảm ơn khách hàng, lãnh đạo.
- Hai là: quảng bá cho thương hiệu.
- Ba là: để nhân viên trong công ty gặp gỡ, giao lưu và gắn kết lẫn nhau.
f. Chƣơng trình quảng cáo đơn thuần
Các công ty tổ chức sự kiện, roadshow với mục đích chủ yếu là quảng bá tên tuổi, thương hiệu
công ty nhân dịp khai trương, giới thiệu sản phẩm mới… nhằm gây sự chú ý đối với người tiêu dùng
mọi lúc, mọi nơi.
Thông thường, những sự kiện giới thiệu sản phẩm mới thường được đi kèm với các chương trình
giải trí, biểu diễn.
GVHD: ĐINH TIÊN MINH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
6 / 61
SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy
Theo chủ thể làm event:
a. Làm event cho các tổ chức phi lợi nhuận.
b. Làm event cho các tổ chức có lợi nhuận.
- Event do nội bộ công ty tự tổ chức.
Vào các dịp lễ, kỉ niệm công ty hay sự kiện có quy mô nhỏ, một số công ty có thể tự đứng ra tổ chức
các buổi hội thảo, họp mặt, liên hoan… ngòai mục đích quảng bá, cảm ơn khách hàng thì còn có
những sự kiện với mục đích giao lưu, học hỏi gắn kết giữa các cá nhân và ban lãnh đạo trong công
ty. Thường có một nhóm người phụ trách event. Công ty có thể có phòng event riêng hoặc lấy nguồn
nhân lực thuộc bộ phận Marketing hay PR.
- Event do các công ty chuyên event tổ chức.
Nếu công ty có nguồn kinh phí lớn, để đảm bảo tổ chức sự kiện diễn ra thành công và đạt hiệu quả
cao nhất, các công ty này thường thuê ngòai các công ty chuyên tổ chức sự kiện. Tùy thuộc mỗi sự
kiện, mỗi mục đích khác nhau mà công ty có những phương án, kế họach thuê các dịch vụ tổ chức
sự kiện thích hợp như: dịch vụ cho thuê mặt bằng, dịch vụ PGs, PBs tổ chức sự kiện dịch vụ MC, ca
sĩ, họat náo viên , hay dịch vụ nhóm nhảy, nhóm múa…
Hơn nữa, với quy mô sự kiện rất lớn, các công ty có nhu cầu sẽ thuê nhiều công ty chuyên tổ chức
sự kiện cùng một lúc để đảm bảo thực hiện được mục đích cũng như nhu cầu của công ty. Khi đó, có
nhiều công ty chuyên về một lĩnh vực tổ chức sự kiện sẽ kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện.
1.4. Quy trình của tổ chức sự kiện.
Hình thành concept
Thiết kế sự kiện
Lập kế họach
Triển khai thực hiện và giám sát
Tiến hành tổ chức
Kết thúc
Đánh giá
GVHD: ĐINH TIÊN MINH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
7 / 61
SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy
Hình 1: quy trình 7 bước tổ chức sự kiện
( Nguồn: Tổ Chức Sự Kiện - PGS, TS Lưu Văn Nghiêm -đại học Kinh Tế Quốc Dân
Chương 2: bản chất của tổ chức hoạt động sự kiện )
Bƣớc 1: hình thành concept
Mục đích của event: xác định lọai event, tổ chức cho phù hợp.
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả event.
Đối tượng chính của event.
Địa điểm.
Thời gian diễn ra sự kiện.
Ngân sách.
Đặc tính sản phẩm và dịch vụ: tạo ra điểm khác biệt thu hút khán giả.
Ý tưởng (chủ đề cho sự kiện) còn phụ thuôc nhiều vào yếu tố khác nữa như luật (regulation), khu
vực tổ chức (site choise), văn hóa riêng của khách hàng (client culture), nguồn lực (resource), và
những vấn đề quy mô như địa điểm tổ chức(venue), âm thanh ánh sáng (sound and light), các kỹ
xảo, hiệu ứng đặc biệt (audiovisual, special effects).
Bƣớc 2: thiết kế sự kiện (viết proposal)
Trong một thời gian ngắn phải thiết kế một chương trình khá hòan hảo. Không chỉ đơn thuần là
nhiệm vụ lồng tên của công ty lên từng sản phẩm mà phải làm sao cho sản phẩm ấy được sống trong
sự chiêm ngưỡng của khách hàng.
- Bản thiết kế sự kiện thường trình bày dưới dạng word hoặc power point.
- Thể hiện nội dung, ý tưởng về chương trình, đồng thời kèm bảng báo giá.
Thông thường đối với một event, đây là giai đọan quan trọng nhất, tạo sự khác biệt giữa các công
ty event với nhau. Nhưng một ý tưởng hay vẫn chưa đảm bảo sự thành công của event bởi còn phụ
thuộc nhiều vào khâu tổ chức.
Nội dung chính thường gồm:
GVHD: ĐINH TIÊN MINH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
8 / 61
SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy
- Nền tảng, mục đích: nên nêu tổng quát và nói ra được cái họ cần.
- Các ý tưởng phát thảo một cách tổng quan về chương trình.
- Thiết kế: nên có các thiết kế hoặc hình ảnh minh họa cho bản thiết kế sự kiện , không cần quá
chi tiết nhưng cụ thể hóa được ý tưởng của bạn.
- Tính thực thi của chương trình: lịch trình sơ bộ, form mẫu cần thiết…, càng chi tiết sẽ càng
thiết phục.
Ngòai ra nếu mở rộng có thể kể thêm:
- Mục tiêu: khác với mục đích là lý do làm event, mục tiêu định lượng và định tính hóa những
gì cần đạt được thông qua event.
- Mô tả địa điểm dự kiến tổ chức: sơ đồ, mặt bằng, đặc điểm…
- Các phương án để đảm bảo số người tham gia, đảm bảo việc tài trợ.
- Kế họach PR, quảng cáo, tuyên truyền cho event.
- Cấu trúc nhân sự nhóm là event.
- Kinh phí dự kiến.
- Bạn cung cấp được những gì cho khách hàng thông qua event. Tại sao họ nên chọn agency
của bạn.
Bước 3: lập kế họach
Để thực hiện event thành công, ta sẽ quy ngược lại vấn đề từ ngày thực hiện event, (ngày thực
hiện là ngày x, ngày x-1 làm gì, ngày x-2 cần làm gì…) từ đó lên danh sách các công việc cần thực
hiện, ta tổ chức nhân sự và tổ chức thực hiện-giám sát các họat động đó một cách chi tiết nhất. Kế
họach càng chi tiết thì việc tổ chức, thực hiện và giám sát càng thuận tiện.
Địa điểm Ăn uống, quà tặng
Đội kỹ thuật
Đội tổ chức
Đội trang trí
Đội hậu cần
Đội F&B
GVHD: ĐINH TIÊN MINH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
9 / 61
SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy
Thiết kế sắp xếp Tiền tài trợ, tiền vé
Báo chí, khách mời Nội dung chương
trình, người biểu diễn
Giấy phép, in ấn
Hình 2:mô hình tổ chức nhân sự cho một event
(Nguồn: Tổ Chức Sự Kiện - PGS, TS Lưu Văn Nghiêm - đại học Kinh Tế Quốc Dân
Chương 2: dự toán ngân sách và lập kế hoạch tổ chức sự kiện )
Giải thích sơ đồ nhân sự:
- Đội kỹ thuật, đội tổ chức, đội trang trí: 3 nhóm này sẽ kết hợp với nhau lo trang trí toàn bộ
sân khấu, nhạc cho chương trình, trình chiếu power point, ánh sáng sân khấu,….Thường thì đội kỹ
thuật và đội trang trí sẽ được thuê từ các công ty chuyên cung cấp âm thanh, ánh sáng cho các
chương trình event và họ sẽ lo toàn bộ khâu trang trí sân khấu cho công ty event. Và đội tổ chức sẽ
quản lý việc trang trí, dàn dựng cho sân khấu , trình chiếu power point.
- Đội hậu cần, đội F& B: lo toàn bộ vật dụng dùng trong chương trình như: trang phục cho PG,
PB, quà tặng, nước uống, thức ăn…. xuyên suốt trong quá trình diễn ra sự kiện.
- Đội giao tế ngoại giao: sẽ lo liên lạc với các nhà báo mời họ đến tham dự chương trình, đồng
thời liên lạc với các cơ quan báo chí để đang các bài viết PR cho chương trình. Và giải thích tất cả
các vấn đề thắc mắc cuả họ. Nếu chương trình này do công ty event tự tổ chức thì do công ty event
đảm nhiệm toàn bộ công việc giao tế, còn nếu chương trình được làm cho khách hàng thì công việc
này sẽ do hai bên cùng kết hợp.
Event manager + điều hành
chương trình
Đội giao tế
đối ngọai
Đội tài chính
Đội thu ngân
Đội chương trình
Đội hành chính , giấy tờ
GVHD: ĐINH TIÊN MINH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
10 / 61
SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy
- Đội chương trình, đội hành chính giấy tờ: sẽ lo toàn bộ các thủ tục pháp lý, giấy tờ xin công
văn từ Sở về giấy phép tổ chức, thuê ca sĩ, bản quyền sử dụng nhạc của các nhạc sĩ thuê mặt
bằng….để cho chương trình có thể diễn ra theo đúng kế hoạch đã định sẵn trong nội dung chương
trình đã đề ra.
- Event manager + điều hành chương trình: là người quản lý và điều hành toàn bộ đội ngũ thực
hiện chương trình, người quản lý chương trình phải nắm hết toàn bộ tiến độ công việc đang diễn ra
từ việc nhận thông tin từ các đội, để có thiệp can thiệp kịp thời giải quyết các tình huống xấu có thể
xảy ra.
Những hạng mục thường có trong một bảng kế họach :
Những công việc cần làm: kế họach tài chính, kế họach truyền thông, kế họach tổ chức (chuẩn bị cơ
sở vật chất, công tác logistis, kế họach biểu diễn, vấn đề an ninh, ngọai giao, các thủ tục pháp lý…)
tùy vào từng event mà có kế họach có danh sách những việc cần làm khác nhau.
Bảng phân công công việc, người chịu trách nhiệm chính cho từng công việc, hay nói cách khác đây
là khâu tổ chức nhân sự để chạy event .
Bước 4: triển khai công tác thực hiện và giám sát.
Lúc này mọi người sẽ thực hiện công việc theo kế họach và có sự giám sát của các trưởng bộ
phận..
Liên hệ chặc chẽ với các đối tác bên ngòai (công ty cho thuê dụng cụ, thiết bị, dịch vụ vận
chuyển, các lực lượng biểu diễn…)
Tổ chức các cuộc họp định kỳ với những người tham gia tổ chức sự kiện để đảm bảo rằng các
công việc đang đựơc triển khai.
Bước 5: tiến hành tổ chức
Trước khi diễn ra event chính thức sẽ có một buổi chạy thử, thường sẽ diễn ra trước ngày tổ
chức. Điều này giúp công tác phối hợp giữa các bộ phận suông sẻ và có hiệu quả hơn, mức độ rủi ro
của phòng event cũng thấp hơn.
Các trưởng bộ phận sẽ điều phối nhân lực theo công việc đã được phân công. Những lúc có
phát sinh ngòai dự kiến, mọi người sẽ cùng tập hợp lại để cùng giải qyết tại chỗ.
GVHD: ĐINH TIÊN MINH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
11 / 61
SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy
Bước 6: kết thúc.
Dọn dẹp nơi tổ chức (cleaning), sửa lại các vật dụng đã sử dụng(repair), thanh toán hợp đồng cho
các nhà cung cấp (contract acquittal), bảo quản kho (storage)…
Bước 7: đánh giá
Sau khi event kết thúc, mỗi bộ phận sẽ báo cáo ghi lại những thiếu sót về quá trình chuẩn bị, quá
trình diễn ra và quá trình kết thúc để cùng nhau rút kinh nghiệm cho những sự kiện sau.
II. Tình Hình Phát Triển Họat Động Tổ Chức Sự Kiện Ở Việt Nam.
2.1. Tình hình chung và những cột mốc về event.
2.1.1 Tình hình chung
Từ khi Việt Nam chuyển cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường, sự đổ bộ ồ ạt của các nhãn
hiệu lớn kéo theo sự phát triển của ngành quảng cáo và tiếp thị thì nhu cầu truyền thông của các
doanh nghiệp ngày càng tăng. Kết quả khảo sát được thực hiện năm 2006 của công ty nghiên cứu thị
trường FTA ( là công ty nghiên cứu chuyên nghiệp được hình thành từ giám đốc nghiên cứu, giám
đốc tiếp thị, giám đốc fieldword từng tu nghiệp ở nước ngoài, từng làm việc cho các công ty nghiên
cứu thị trường và các công ty sản xuất đa quốc gia như AC NIELSEN, PHILIP MORRIS,
UNILEVER, LAVIE, NFO. Từ năm 2002, FTA là thành viên chính thức của ESOMAR là hiệp hội
các công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp thế giới với chuẩn chất lượng ICC/ESOMAR) cho
thấy tổ chức sự kiện là một công cụ marketing được sử dụng phổ biến chỉ đứng sau quảng cáo và
nghiên cứu thị trường.
Tại Việt Nam, số lượng các công ty chuyên về tổ chức sự kiện ngày càng nhiều. Chỉ riêng tại
thành phố Hồ Chí Minh số lượng công ty quảng cáo, tổ chức sự kiện và tổ chức biểu diễn có đăng kí
kinh doanh đã gần mức 5000 công ty. Tuy nhiên chỉ có khỏang 250 công ty thật sự đạt được hiệu
quả trong kinh doanh và có danh tiếng, điển hình là các công ty PRO Event, Le Bros, Cool Event,
Big Solution.
Trong khi đó những công ty chuyên tổ chức sự kiện đựơc thành lập từ những công ty quảng cáo
đang ngày một phát triển theo cấp số nhân.
GVHD: ĐINH TIÊN MINH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
12 / 61
SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy
Lĩnh vực tổ chức sự kiện ở Việt Nam trước kia chưa có những lớp đào tạo bài bản, chính quy mà
chủ yếu là học về sự thành bại của mỗi event và từ chính đòi hỏi của khách hàng. Tuy nhiên, gần
đây đã có một số trung tâm chuyên tổ chức đào tạo về PR và tổ chức sự kiện một cách chuyên
nghiệp. Hy vọng trong một tương lai không xa, các họat động tổ chức sự kiện ở Việt Nam sẽ chuyên
nghiệp và có một bước tiến sâu hơn.
Nguồn:
Một vài hình ảnh về các công ty PRO Event,Le Bros,Cool Event,Big Solution.
- Pro event : là công ty chuyên về tổ chức các buổi hòa nhạc, lễ hội, sự kiện của công ty, hay
các sự kiện đặc biệt. Hiện tại công ty có tổng cộng 7 chi nhánh, bên cạnh đó công ty còn cung cấp
các thiết bị âm thanh, đèn chiếu sáng cho các sự kiện quang trọng.
- Công ty Le Bros: được thành lập từ tháng 9/2002 với sự tham gia của các thành viên lãnh đạo
chủ chốt của HQ Vision. Le Bros hiện nay đã trở thành một trong những công ty quảng cáo, PR và
tổ chức sự kiện hàng đầu Việt Nam. Khách hàng của Le Bros bao gồm nhiều tập đoàn đa quốc gia,
các doanh nghiệp Việt Nam lớn, các tổ chức quốc tế, các cơ quan nhà nước và nhiều cơ quan truyền
thông. Kinh nghiệm của Le Bros bao trùm nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, từ dầu khí đến viễn
thông, từ ô tô -