Theo Thomas L.Friedman - Chuyên gia bình luận hàng đầu của Mỹ về quan hệ quốc tế, kỷ nguyên “Toàn cầu hóa” là kỷ nguyên tiếp nối sau thời kỳ “Chiến tranh lạnh”. Có thể nói, đây là “Làn sóng Toàn cầu hóa thứ ba” trên thế giới. Rõ ràng ta nhận thấy, có 2 xu hướng hoàn toàn đối lập giữa “Toàn cầu hóa” và “Chiến tranh lạnh”. Nếu như “Chiến tranh lạnh” là sự phân chia biệt lập, rạch ròi giữa các quốc gia thì “Toàn cầu hóa” là sự hội nhập. Nếu như “Chiến tranh lạnh” dựng nên bức tường chia rẽ mọi người thì “Toàn cầu hóa” là một Website liên kết mọi người lại với nhau. Nếu như “Chiến tranh lạnh” là những hiệp định chính trị thì “Toàn cầu hóa” là những thỏa thuận thương mại. Thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh: Một nửa thế giới ra khỏi cuộc chiến, cố gắng sản xuất và cải tiến cho những chiếc xe Lexus sang trọng , nửa thế giới còn lại vẫn cố gắng tranh giành xem ai là chủ của một cây Oliu nào đó. Cây Oliu có ý nghĩa quan trọng, nhưng nếu cứ khư khư giữ lấy nó thì con người sẽ cố chấp tận diệt các cộng đồng khác. Chiếc xe Lexus chính là động lực thúc đẩy con người tồn tại, cải tiến, làm giàu trong hệ thống Toàn cầu hóa ngày nay.
Toàn cầu hóa tác động trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó, có thể nói, trên lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa có sức tác động mạnh mẽ, gây nên những biến động lớn cho nền kinh tế thế giới. Nội dung của bài tiểu luận này đề cập đến vấn đề Toàn cầu hóa tác động đến môi trường kinh tế của Châu Mỹ với 2 đại điện là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Cộng Hòa Liên Bang Brasil. Qua đó, thấy được những cơ hội và thách thức mà Toàn cầu hóa đem lại cho hai nền Kinh tế này. Từ đó, đứng trên góc độ là một nhà kinh doanh quốc tế, có thể lựa chọn được một quốc gia để đầu tư vào một ngành theo một phương thức kinh doanh hợp lý.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2689 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Toàn cầu hóa và môi trường kinh tế châu Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA: THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
BỘ MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
TOÀN CẦU HÓA VÀ
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
CHÂU MỸ
DANH SÁCH NHÓM:
NGUYỄN HOÀI AN KD2
PHÙNG NGUYỄN TRÂM ANH KD2
TRẦN CÔNG TẠO KD2
CHU THIÊN KIM KD3
GIẢNG VIÊN: TS. QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
---(---
Tháng 11 – 2011
LỜI MỞ ĐẦU
((((
Theo Thomas L.Friedman - Chuyên gia bình luận hàng đầu của Mỹ về quan hệ quốc tế, kỷ nguyên “Toàn cầu hóa” là kỷ nguyên tiếp nối sau thời kỳ “Chiến tranh lạnh”. Có thể nói, đây là “Làn sóng Toàn cầu hóa thứ ba” trên thế giới. Rõ ràng ta nhận thấy, có 2 xu hướng hoàn toàn đối lập giữa “Toàn cầu hóa” và “Chiến tranh lạnh”. Nếu như “Chiến tranh lạnh” là sự phân chia biệt lập, rạch ròi giữa các quốc gia thì “Toàn cầu hóa” là sự hội nhập. Nếu như “Chiến tranh lạnh” dựng nên bức tường chia rẽ mọi người thì “Toàn cầu hóa” là một Website liên kết mọi người lại với nhau. Nếu như “Chiến tranh lạnh” là những hiệp định chính trị thì “Toàn cầu hóa” là những thỏa thuận thương mại. Thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh: Một nửa thế giới ra khỏi cuộc chiến, cố gắng sản xuất và cải tiến cho những chiếc xe Lexus sang trọng , nửa thế giới còn lại vẫn cố gắng tranh giành xem ai là chủ của một cây Oliu nào đó. Cây Oliu có ý nghĩa quan trọng, nhưng nếu cứ khư khư giữ lấy nó thì con người sẽ cố chấp tận diệt các cộng đồng khác. Chiếc xe Lexus chính là động lực thúc đẩy con người tồn tại, cải tiến, làm giàu trong hệ thống Toàn cầu hóa ngày nay.
Toàn cầu hóa tác động trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó, có thể nói, trên lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa có sức tác động mạnh mẽ, gây nên những biến động lớn cho nền kinh tế thế giới. Nội dung của bài tiểu luận này đề cập đến vấn đề Toàn cầu hóa tác động đến môi trường kinh tế của Châu Mỹ với 2 đại điện là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Cộng Hòa Liên Bang Brasil. Qua đó, thấy được những cơ hội và thách thức mà Toàn cầu hóa đem lại cho hai nền Kinh tế này. Từ đó, đứng trên góc độ là một nhà kinh doanh quốc tế, có thể lựa chọn được một quốc gia để đầu tư vào một ngành theo một phương thức kinh doanh hợp lý.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ 1
Nước Mỹ 1
Sơ nét về quá trình toàn cầu hóa ở Mỹ 1
Toàn cầu hóa mang lại cơ hội gì cho nền Kinh tế của Hoa Kỳ? 1
Toàn cầu hóa gây ra những thách thức gì cho nền Kinh tế Hoa Kỳ? 5
Brasil 10
Toàn cầu hóa mang lại cơ hội gì đến nền kinh tế Brasil? 10
Toàn cầu hóa gây ra những thách thức gì đến nền kinh tế Brasil? 12
Quy mô ảnh hưởng của Toàn cầu hóa đến 2 nền Kinh tế 14
GDP 14
Hoạt động xuất – nhập khẩu 17
Một số chỉ tiêu khác 19
SỰ KHÁC BIỆT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ GIỮA MỸ VÀ BRAZIL 20
Giống nhau 20
Khác nhau 20
CHỌN QUỐC GIA, CHỌN NGÀNH VÀ PHƯƠNG THỨC KINH DOANH 29
Lý do lựa chọn ngành da giày tại Brazil 29
Những lưu ý cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tác động của Toàn cầu hóa đến môi trường Kinh tế:
Nước Mỹ:
Sơ nét về quá trình toàn cầu hóa ở Mỹ:
Kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930 và Thế chiến II, Hoa Kỳ đã tìm cách giảm rào cản thương mại và phối hợp hệ thống kinh tế thế giới. Hoa Kỳ ngày càng mở cửa thương mại như một phương tiện không chỉ thúc đẩy lợi ích kinh tế mà còn là một chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia. Hoa Kỳ thống trị thị trường xuất khẩu của thời kì sau chiến tranh Thế giới thứ II và có những tiến bộ vượt bậc về việc phát triển khoa học – công nghệ, máy móc thiết bị. Đến những năm 1970, khoảng cách về sản lượng xuất khẩu giữa Hoa Kỳ so với các nước khác được thu hẹp dần.
Giai đoạn 1980 – 1990, cán cân thương mại của Mỹ bị thâm hụt. Nước Mỹ phải đối mặt với những cuộc cạnh tranh gay gắt từ những nước khác. Lúc này, xu hướng tự do hóa thương mại bị lung lay tại Mỹ khi mà Quốc hội nước này nhen nhóm thực hiện các chính sách bảo hộ mậu dịch trong nước.
Mặc dù vậy đến những năm 1990, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại trong các cuộc đàm phán quốc tế, phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), hoàn thành Vòng đàm phán Uruguay của đàm phán thương mại đa phương, và tham gia trong các hiệp định đa phương để thiết lập quy tắc quốc tế nhằm bảo vệ sở hữu trí tuệ và thương mại dịch vụ viễn thông tài chính và cơ bản.
Vào cuối những năm 1990, Mỹ vẫn cam kết thương mại tự do theo đuổi một vòng mới của cuộc đàm phán thương mại đa phương, làm việc để phát triển các hiệp định thương mại tự do hóa khu vực liên quan đến châu Âu, Mỹ Latinh, và châu Á, và tìm cách giải quyết tranh chấp thương mại song phương với các quốc gia khác nhau. Một số cuộc khủng hoảng tài chính, đặc biệt là làm rung chuyển châu Á vào cuối những năm 1990, đã chứng minh sự phụ thuộc lẫn nhau tăng lên giữa các thị trường tài chính toàn cầu. Hoa Kỳ và các quốc gia khác làm việc để phát triển các công cụ để giải quyết hoặc ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng đó.
Toàn cầu hóa mang lại cơ hội gì cho nền Kinh tế của Hoa Kỳ?
Cơ hội đầu tư của những doanh nghiệp Mỹ ra nước ngoài trở nên thuận lợi hơn
Như chúng ta đã biết, thị trường lao động Mỹ có giá cả khá cao so với thị trường lao động ở một số nước đông dân, lực lượng lao động nhiều như Ấn Độ, Trung Quốc, một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Philippine,… Việc các doanh nghiệp Mỹ muốn sản xuất ra được những sản phẩm giá rẻ để có thể cạnh tranh nhưng họ phải trả chi phí nhân công quá cao thôi thúc người Mỹ muốn tìm kiếm, đầu tư trên những thị trường lao động giá rẻ để tiết kiệm chi phí nhân công. Hơn nữa, tại các quốc gia này, việc tiêu thụ hàng hóa cũng trở nên đảm bảo hơn do dân số đông. Nhờ Toàn cầu hóa mà những doanh nghiệp Mỹ đã có được những cơ hội đầu tư tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Một ví dụ điển hình cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Mỹ đó là làn sóng các “đại gia” của Mỹ đổ vào đầu tư tại các tỉnh phía tây nam Trung Quốc – nơi có thị trường dồi dào nhưng đỡ phải cạnh tranh hơn kinh đô Bắc Kinh sầm uất của Trung Quốc. Tại đây, các doanh nghiệp Mỹ hy vọng rằng sẽ kiếm được một nguồn lợi nhuận đáng kể trong tương lai. Ford, Wal-Mart và một số công ty Mỹ khác đã lập kế hoạch đầu tư và mở rộng kinh doanh ở các thành phố miền tây này, tiêu biểu là Trùng Khánh, hấp dẫn với 32 triệu dân. Theo thống kê, tỉnh Tứ Xuyên có 1.171 công ty Mỹ đăng ký kinh doanh.
Ngoài đầu tư vào những thị trường rộng lớn có giá nhân công rẻ, Mỹ còn ra sức mở rộng đầu tư vào những thị trường có nguồn nguyên liệu dồi dào, giá rẻ. Điển hình có thể nhắc tới công ty khai khoáng Mines Ltd. thuộc quyền điều hành của nhà tỷ phú người Mỹ Robert M.Friedland. Ngày 31/3/2008, doanh nghiệp tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Mông Cổ cấp giấy phép cho dự án khai thác khoáng sản tại khu mỏ Ovoot Tolgoi nằm ở phía Nam nước này. Ngày 10/4/2008, Ivanhoe Mines Ltd. tiếp tục công bố thông tin sẽ bán 42% cổ phần đang nắm giữ tại chi nhánh Jin Shan Gold Mines cho China National Gold Group và tiến hành một chương trình liên kết khai thác thị trường Trung Quốc.
Như vậy, nhờ tác động của toàn cầu hóa, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của các quốc gia được khuyến khích, giúp Mỹ có được những cơ hội thuận lợi để đầu tư vào những quốc gia này, nhất là tại những quốc gia đang phát triển. Từ việc đầu tư ra nước ngoài, hằng năm, nước Mỹ thu được những nguồn lợi béo bở do tiết kiệm được chi phí nhân công và tìm được những nguồn nguyên liệu giá rẻ, hơn nữa lại có thể đảm bảo được thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định.
Những hàng rào thuế quan được gỡ bỏ hoặc giảm bớt tạo điều kiện cho Mỹ xuất hàng hóa của mình một cách thuận lợi
Khi toàn cầu hóa diễn ra, việc trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các nước ngày càng trở nên rộng rãi và phát triển mạnh mẽ hơn. Để thúc đẩy việc trao đổi và mua bán với nước ngoài, hầu hết các quốc gia đều gỡ bỏ hoặc giảm bớt những hàng rào thuế quan cho một số hàng hóa nhập vào nước mình. Việc làm này của các quốc gia giúp cho những hàng hóa của Mỹ có thể dễ dàng xâm nhập thị trường nước ngoài hơn, điển hình, ta có thể xem xét một số ví dụ sau đây:
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA nối kết 3 nền kinh tế lớn là Mỹ, Canada và Mexico tạo ra một thị trường hàng hoá và dịch vụ lớn nhất thế giới. Trong khi triển khai, NAFTA yêu cầu loại bỏ ngay lập tức các loại thuế quan của hơn nửa số lượng mặt hàng nhập khẩu của Mỹ từ Mexico và trên 1/3 số lượng mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang Mexico. NAFTA đã cam kết tất cả các bên chấm dứt những hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài là thành viên của NAFTA, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở mức độ cao, và tự do hoá thương mại dịch vụ. Tính đến 01 tháng 1 năm 2008, tất cả các thuế quan giữa ba nước đã được loại bỏ. Từ 1993-2009, thương mại tăng gấp ba lần từ 297 tỷ USD lên 1,6 nghìn tỷ USD.
Khi là thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO), cũng như những thành viên khác, Mỹ được hưởng những chính sách mở cửa, Tự do hóa thương mại và đầu tư tập trung vào việc mở cửa thị trường, được cắt giảm và dần dần dẫn đến loại bỏ hoàn toàn các rào cản thuế và phi thuế đối với thương mại và đầu tư. Các biện pháp tự do hoá đã dẫn tới việc cắt giảm khá lớn các loại thuế suất.
Ví dụ: Để thực hiện lời hứa khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc cắt giảm thuế quan nhập khẩu của một số sản phẩm điện tử, như máy tính xách tay và máy ảnh kỹ thuật số 50%, mang lại lợi ích các công ty đa quốc gia, bao gồm Hewlett-Packard Co (HP) và Dell Inc, và kích thích doanh số bán hàng của họ trên thế giới phát triển nhanh nhất trong thị trường IT.
Các công ty nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Mỹ
Theo Cơ quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc hội (CRS), các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu khoảng 10% tổng tài sản tài chính của nước Mỹ, bao gồm cổ phiếu công ty, trái phiếu và cổ phiếu chính phủ. Họ cũng đầu tư trực tiếp vào các công ty thiết bị và thị trường bất động sản của Mỹ. Vào năm 2006, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gần 1,8 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ, khoảng 184 tỷ USD trong số đó là đầu tư trực tiếp, phần còn lại là đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Với các cách tính toán khác nhau thì tổng lượng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mỹ trong năm 2005 là từ 1,6 nghìn tỷ đến 2,8 nghìn tỷ USD. “Hoa Kỳ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất trên thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới”
Trong một thập kỷ gần đây, sự vùng dậy phát triển mạnh mẽ của của nền kinh tế Trung Quốc cũng gây những tác động không nhỏ đến kinh tế thế giới. Cũng nằm trong tác động toàn cầu hóa, Trung Quốc ra sức mở rộng việc đầu tư của mình ra nước ngoài và Hoa Kỳ cũng là một trong những lựa chọn của quốc gia này. Trong khoảng từ nay đến năm 2020, Mỹ trông đợi các doanh nghiệp Trung Quốc triển khai khoảng 1 – 2 nghìn tỷ đô la cho việc đầu tư ra nước ngoài. Mỹ có thể sẽ là một đối tác được hưởng lợi nhiều nhất từ sự đầu tư này. Trong một nghiên cứu mới nhất, nước Mỹ đã thấy rằng chi phí đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Mỹ trong năm 2009 và 2010 đã tăng hơn 130% một năm. Tính riêng năm 2010, các công ty Trung Quốc đã dành hơn 5 tỷ đô la đầu tư vào Mỹ ở 25 dự án. Các công ty của Trung Quốc ngày nay đã đầu tư ít nhất vào 35 trên tổng số 50 bang của Mỹ và đang tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động. Việc các nhà đầu tư Trung quốc tăng cường đầu tư ở Mỹ đã tạo ra những lợi ích lớn cho nền kinh tế Mỹ như tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động Mỹ.
Giúp tăng năng suất sản xuất ở một số ngành Kinh tế của Mỹ
Do thay đổi công nghệ và toàn cầu hóa mà một quốc gia phát triển mạnh về công nghệ không cần phải chuyên môn hóa hoàn toàn vào một loại hàng hóa hay dịch vụ mà có thể vào từng bước cụ thể trong quá trình sản xuất. Các công đoạn có giá trị gia tăng thấp được chuyển tới các nước đang phát triển vốn có nhân công rẻ hơn. Những công việc “cao cấp” hơn như nghiên cứu và phát triển sẽ được giữ lại để thực hiện tại Mỹ.
Ví dụ như tập đoàn Apple đã chuyển việc sản xuất và lắp ráp linh kiện cho các nhà máy như Foxconn ở Trung Quốc, Holdings ở Đài Loan … còn việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới vẫn được thực hiện tại trụ sở chính của Apple tại thung lũng Silicon để công việc này được chuyên môn hóa hơn và giúp giữ được bí mật công nghệ
Người Mỹ có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa với chủng loại đa dạng hơn và giá cả thấp hơn
Toàn cầu hóa giúp cho hàng hóa của Mỹ vào thị trường các nước khác trở nên dễ dàng hơn thì ngược lại cũng giúp cho các hàng hóa của nước ngoài xâm nhập vào thị trường Mỹ đa dạng và phong phú hơn. Điều này thực tế có lợi cho người tiêu dùng Mỹ khi cơ hội có được sự lựa chọn nhiều hơn cho các mặt hàng. Chính vì tính chất cạnh tranh để chiếm được thị phần tại Mỹ, những mặt hàng này phải thực hiện cuộc chạy đua về giá, chất lượng (tuy nhiên không được vi phạm luật chống phá giá)… để có thể cạnh tranh được với những sản phẩm của những hãng khác. Chính vì vậy, người tiêu dùng tại Mỹ vẫn có thể có được những sản phẩm với giá thấp và chất lượng cao.
Ví dụ như người tiêu dùng Mỹ sử dụng các mặt hàng may mặc của Trung Quốc và Việt Nam do giá rẻ hơn. Những mặt hàng điện tử đa dạng, nhiều chủng loại của Samsung, Sony cũng tràn ngập trên thị trường Mỹ thay vì chỉ có JVC. Người tiêu dùng Mỹ có thể thỏa sức lựa chọn cho mình những mặt hàng phù hợp với nhiều mức giá, khiến cho việc mua sắm trở nên phong phú hơn.
Toàn cầu hóa gây ra những thách thức gì cho nền Kinh tế Hoa Kỳ?
Người lao động Mỹ có nguy cơ bị mất việc làm
Khi các doanh nghiệp Mỹ chạy đua trong việc tìm kiếm nguồn nhân công giá rẻ và đầu tư tại các quốc gia đang phát triển thì hàng triệu lao động Mỹ rơi vào cảnh khốn đốn vì việc làm của họ đã bị chuyển sang cho người lao động tại các nước khác. Trong số 15.000 nhân viên mà Caterpillar Inc tuyển dụng trong năm 2010, có tới hơn một nửa là ở bên ngoài nước Mỹ. Xu hướng trên lý giải tại sao tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn ở mức cao – 9,8% trong tháng 11/2010. Xu hướng trên không giới hạn ở những công ty lớn nhất nước Mỹ. Giờ đây, dù trong lĩnh vực công nghệ, bán lẻ hay sản xuất thì các doanh nghiệp đều thuê nhân công ngoại quốc ngay từ đầu.Theo nhà kinh tế học Sachs, các tập đoàn đa quốc gia không có sự lựa chọn nào khác, nhất là khi hiện tại, chất lượng lao động toàn cầu đã cải thiện. Ông nhận định nước Mỹ đang không cung cấp đủ số lao động có trình độ cao trong khi các nước khác lại làm được: “Chúng ta đang không đáp ứng được nhu cầu về giáo dục cho thanh niên. Trong một thế giới toàn cầu hóa, điều đó sẽ đem lại những hậu quả nghiêm trọng.”
Một lí do nữa khiến cho lao động ở Mỹ mất việc đó là do tình hình kinh tế thế giới nói chung và Mỹ nói riêng gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp phải đóng cửa do không thể đứng vững được trước sóng gió của nền Kinh tế đã khiến nhiều người lao động phải nghỉ việc. Trong số những người Mỹ vừa gia nhập vào hàng ngũ thất nghiệp có đến 60% đến từ các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, cho đến nay, khi nền kinh tế Mỹ đang dần hồi phục thì tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn cao. Nguyên nhân là do chi phí lao động đắt đỏ hơn trong khi thiết bị máy móc rẻ hơn do giá thiết bị giảm và chính sách miễn giảm thuế đối với đầu tư vốn đã dẫn đến việc các công ty Mỹ chi nhiều hơn để mua sắm máy móc, thiết bị thay vì thuê thêm nhân công.
Sự đầu tư của Mỹ ra nước ngoài có thể gặp rủi ro nếu bị ăn cắp bí quyết kinh doanh và công nghệ làm mất đi lợi thế cạnh tranh của Mỹ
Đối với những quốc gia tiếp nhận đầu tư của Mỹ thông qua các hình thức như hợp đồng chuyển nhượng License hay Franchise, họ sẽ cố gắng tiếp thu các bí quyết công nghệ và quản lý kinh doanh mà những doanh nghiệp của Mỹ đã tích lũy qua nhiều năm, sau đó khi hết hiệu lực sử dụng hợp đồng, những công ty tiếp nhận này đã có thể có đủ thời gian để nắm hết các bí quyết công nghệ này thậm chí cải tiến và khắc phục được những điểm yếu của công nghệ. Điều này sẽ giúp cho những nước tiếp nhận đầu tư học hỏi và nắm giữ được những bí quyết quan trọng để phát triển ngành hàng, ngược lại sẽ làm cho Mỹ bị mất đi những bí quyết giúp họ tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Nhìn lại quá khứ, tháng 6-1888, George Eastman được nhận bằng sáng chế cho chiếc máy ảnh sử dụng phim dạng cuộn đầu tiên trên thế giới có tên gọi: Kodak. Chiếc máy ảnh Kodak đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong lưu giữ hình ảnh của nhân loại. Do đó, Kodak khiến cả thế giới sục sôi kiếm tìm và trong bốn năm đầu, có tới 73.000 chiếc được tiêu thụ với giá 25 USD/chiếc. Trên cơ sở đó, thương hiệu lừng danh EK ra đời. Chỉ 5 năm sau khi được giới thiệu tại Mỹ, EK đã khai trương văn phòng đầu tiên tại London và nhanh chóng mở rộng khắp châu Âu. Năm 1930, Kodak có 75% thị phần trên thế giới trong ngành hàng thiết bị chụp ảnh và khoảng 90% lợi nhuận. Tuy nhiên, sau khi công nghệ máy ảnh này được thế giới biết đến, sự hùng mạnh của thương hiệu EK bỗng khựng lại bởi cuộc tấn công của kỹ nghệ ảnh số. Khi phát minh ra chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới vào năm 1975, Kodak lúc đó đã chần chừ với ý tưởng giảm bớt sự phụ thuộc vào máy ảnh cơ khi đó đang thu lợi nhuận cao. Như vậy, thay vì tập trung tiếp tục phát tiển công nghệ đổi mới sản phẩm khi biết những bí quyết công nghệ của EK đã bị học hỏi và phát triển cao hơn thì EK lại chạy theo lợi nhuận trước mắt trên thị trường film và máy ảnh cơ. Trong lúc đó các đối thủ của họ ở Nhật Bản là Canon và Sony có cơ hội vươn lên về máy ảnh kĩ thuật số đặc biệt vào những năm 90 của thế kí XX. Như vậy, một hãng máy ảnh của Mỹ đã từng rất lừng lẫy trong lĩnh vực nhiếp ảnh đã bị mất đi lợi thế cạnh tranh vào tay Nhật Bản
Sự đầu tư quá lớn của nước ngoài vào Mỹ có thể chi phối nền Kinh tế Mỹ
Nhiều chuyên gia lo ngại về tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế Mỹ của các chính phủ nước ngoài, khoảng 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2005.Các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn một nửa chứng khoán kho bạc của Mỹ. Và khi nhận được khá nhiều sự đầu tư của nước ngoài vào Mỹ sẽ rất dễ khiến Mỹ trở thành con nợ và rất có thể nền kinh tế sẽ bị tác động mạnh từ những chủ nợ này.
Khi đề cập tới các chủ nợ của Mỹ là nói tới nợ công. Đó là khoản nợ mà công chúng gồm các cá nhân, tập đoàn, chính quyền bang và địa phương, chính phủ nước ngoài, mua từ chính phủ liên bang Mỹ dưới dạng trái phiếu ngân khố Mỹ. Để đánh giá mức độ trầm trọng của việc nợ nần, nợ liên bang thường được tính theo số phần trăm GDP - hay giá trị tổng số hàng hóa và dịch vụ tạo ra trong một nước. Tại Mỹ, số % này tăng mạnh, từ 36% năm 2003 lên tới 62% năm 2010. Nói một cách khác, Mỹ đã tiêu hơn nửa số tiền đang có vào việc trả nợ.
Dưới đây là các chủ nợ lớn của Mỹ:
Trung Quốc
Số tiền Mỹ nợ Trung Quốc vào năm 2010 là 884 tỷ USD, số phần trăm nợ là 9,8%.
Từ năm 2005 đến 2010, Trung Quốc mua gần 500 tỷ USD tài sản ở Mỹ. Đầu năm 2011, quan hệ tài chính giữa Mỹ và Trung Quốc đi tới một mốc quan trọng mới: Giá trị trái phiếu kho bạc mà Trung Quốc nắm giữ lên tới 1 nghìn tỷ USD. Điều này có thể khiến một số người Mỹ chạy vội tới ngân hàng để đổi USD sang nhân dân tệ. Song, đây chưa phải là tin tức xấu. Thực tế, khi căng thẳng giữa Mỹ và chủ nợ đói trái phiếu nhất trở nên băng giá và nếu Trung Quốc bắt đầu bán trái phiếu Mỹ để trả đũa thì nó sẽ tạo ra một hiệu ứng dây chuyền khủng khiếp khắp Thái Bình Dương, làm tăng lãi suất và giảm giá trị đồng USD.
Nhật
Số tiền Mỹ nợ Nhật vào năm 2010 là 865 tỷ USD, số phần trăm nợ là 9,6%.
Kể từ khi trái phiếu Mỹ được cho là khoản đầu tư an toàn nhất mà một người nên mua (nói một cách khác, chính phủ Mỹ giỏi việc thanh toán nợ, thậm chí là điều này khiến Mỹ phải tăng thâm hụt ngân sách), Nhật đã mua phần lớn trái phiếu để giúp bình ổn nền kinh tế. Dù có những lo ngại rằng Mỹ sẽ vỡ nợ, đe dọa làm giảm giá trị trái phiếu Mỹ, Nhật vẫn tự tin khoản đầu tư vào Mỹ sẽ được hoàn trả đầy đủ.
Anh
Số tiền Mỹ nợ Anh vào năm 2010 là 459 tỷ USD, số phần trăm nợ là 5,1%.
Năm 2010, trong khi chính phủ liên bang Mỹ tiếp tục các nỗ lực phục hồi thị trường và nền kinh tế của mình, số nợ của Mỹ với Anh vẫn tăng 246%, lên hơn 500 tỷ, số t