Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. Đó là quá trình nhất thể hóa nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, dặc biệt là kinh tế - khoa học và kỹ thuật. cơn lốc của toàn cầu hóa làm gia tăng phân công lao động quốc tế, kinh tế thị trường phát triến sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, khoa học và công nghệ phát triển nhanh, mạnh tác động tới tính chất và trình độ cuả lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa. “ làng thông tin toàn cầu” đã rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian giữa các quốc gia dân tộc, làm cho mối quan hệ chở nên vô cùng rộng mở
Bên cạnh đó những mặt khách quan, tích cực mà toàn cầu hóa đem lại, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia dân tộc thì còn có mặt trái của toàn cầu hóa, đó là sự cạnh tranh bất bình đẳng, sự lũng đoạn của tư bản độc quyền, là sự loại trừ xã hội với sự giàu sang vô hạn độ cho những người có lợi thế, biết tận dụng cơ hội do toàn cầu hóa mang lại; là sự thất nghiệp, nghèo đói, bần cùng hóa của những người “yếu thế” bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển. mặt trái của toàn cầu hóa đặt các quốc gia dân tộc đang phát triển đứng trước nguy cơ bị các giá trị phương tây, nhất là các giá trị văn hóa mỹ xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn hóa dân tộc. mặt trái của toàn cầu hóa còn tạo nguy cơ đe dọa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia dân tộc
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành chính sách xã hội trong thời kỳ hội nhập ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM 2
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐIỂM
1
Nguyễn Thành Công
2
Lê Kim Cúc
3
Phan Hồng Diệp
4
Nguyễn Thị Thùy Dung
5
Nông Chí Dũng
6
Hồ Thị Duyên
7
Trần Thị Duyên
8
Nguyễn Văn Điệp
Mục lục
I: DẪN NHẬP
1: Khái niệm toàn cầu hóa
2. Các dấu hiệu nhận biết
II. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA
1. Mặt tích cực của toàn cầu hóa
2. Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa
III: TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CSXH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3. Về quan điểm chỉ đạo chung
3.1 Chính sách xã hội trong thời kỳ hội nhập của việt nam hiện nay
3.1.1 Nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
3.1.2 Tiếp tục phát triển thị trường lao động
3.1.3 Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo
3.1.4 Xây dựng, áp dụng hệ thống an sinh xã hội toàn dân, linh hoạt và hiệu quả
IV:VỀ CHÍNH SÁCH CỦ THỂ TRÊN CÁC LĨNH VỰC KHÁC
4.1 Trên lĩnh vực kinh tế
4.2 Trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh
4.3 Trên lĩnh vực đối ngoại
V – KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập ở Việt Nam hiện nay
I: DẪN NHẬP
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. Đó là quá trình nhất thể hóa nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, dặc biệt là kinh tế - khoa học và kỹ thuật. cơn lốc của toàn cầu hóa làm gia tăng phân công lao động quốc tế, kinh tế thị trường phát triến sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, khoa học và công nghệ phát triển nhanh, mạnh tác động tới tính chất và trình độ cuả lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa. “ làng thông tin toàn cầu” đã rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian giữa các quốc gia dân tộc, làm cho mối quan hệ chở nên vô cùng rộng mở…
Bên cạnh đó những mặt khách quan, tích cực mà toàn cầu hóa đem lại, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia dân tộc thì còn có mặt trái của toàn cầu hóa, đó là sự cạnh tranh bất bình đẳng, sự lũng đoạn của tư bản độc quyền, là sự loại trừ xã hội với sự giàu sang vô hạn độ cho những người có lợi thế, biết tận dụng cơ hội do toàn cầu hóa mang lại; là sự thất nghiệp, nghèo đói, bần cùng hóa của những người “yếu thế” bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển. mặt trái của toàn cầu hóa đặt các quốc gia dân tộc đang phát triển đứng trước nguy cơ bị các giá trị phương tây, nhất là các giá trị văn hóa mỹ xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn hóa dân tộc. mặt trái của toàn cầu hóa còn tạo nguy cơ đe dọa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia dân tộc…
Việt Nam cũng nằm trong dòng chảy của toàn cầu hóa. Với nhận thức toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu, gồm hai mặt cả tích cực lẫn tiêu cực, việt nam chủ động hội nhập chủ trương xác lập một tiến trình hội nhập quốc tế phù hợp, bảo đảm hiệu quả cả về kinh tế và chính trị, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Để hạn chế mặt trái của toàn cầu hóa, việt nam đã tích cực hoàn thiện chính sách phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển vì lợi ích hài hòa giữa các nước, giữa các tầng lớp nhân dân.
1: Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa: là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
- Wikipedia
Toàn cầu hoá là một quan niệm thu hẹp thế giới đồng thời gia tăng ý thức về thế giới như là một hợp thể (a whole) do hoạt động kinh tế, đầu tư, trao đổi thương mại xuyên qua biên giới. Kinh tế toàn cầu hoá nhằm hội nhập các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc tế xuyên qua hoạt đông thương mại, đầu tư ngoại quốc, các nguồn tư bản, di dân và chuyển giao kỹ thuật
Toàn cầu hoá cũng mô tả một tiến trình kết hợp các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội trong khu vực thành mạng lưới toàn cầu về thông tin liên lạc, vận tải và thương mại. Toàn cẩu hoá thường được nhìn nhận như là sự kết hợp những yếu tố kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, chính trị, và sinh học. Từ ngữ cũng thường được dùng cho sự lưu thông tư tưởng, ngôn ngữ, văn hoá dân gian (popular culture) do sự tiếp thu văn hoá (acculturation). Sự hình thành nên một ngôi làng tòan cầu — dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các “công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh tòan cầu
Tóm lại: Toàn cầu hóa là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường…TCH ≠ TCH kinh tế. TCH = quốc tế hóa nhưng nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia.
2. Các dấu hiệu nhận biết
Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngòai
Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại di động
Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hóa phẩm như phim ảnh hay sách báo.
Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma túy, đói nghèo...
Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hóa và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hóa, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hóa, lai tạp hóa, Tây hóa, Mỹ hóa của văn hoá.
Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC
Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
Phát triển hạ tầng viễn thông tòan cầu
Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO WIPO, IMP chuyên xử lý các giao dịch quốc tế
Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. sở hữu trí tuệ, luật bản quyền
Thúc đẩy thương mại tự do
Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có
Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát
Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương
Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ
Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia
Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Pháp cấp có thể được Mỹ thừa nhận)
II. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA
Trước hết cần phải khẳng định trong cách nói toàn cầu hóa thực chất là toàn cầu hóa kinh tế chứ không phải là toàn cầu hóa tất cả. Tất nhiên, toàn cầu hóa kinh tế tác động rất mạnh đến các lĩnh vực khác. Mỗi dân tộc trong tiến trình hội nhập toàn cầu hóa, vẫn giữ bản sắc văn hóa, những đặc trưng về đạo đức và lối sống của mình.
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế của lịch sử, là tất yếu khách quan bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường... Điều này cho thấy, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu không biết tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Mặt khác, hiện nay các nước tư bản giàu có nhất (tập trung ở nhóm G.7) với các công ty tư bản độc quyền xuyên quốc gia đang chi phối, thống trị nền kinh tế thế giới. 57.000 công ty mẹ với 500 công ty hàng đầu có 500.000 chi nhánh đang kiểm soát 80% công nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu, 90% đầu tư trực tiếp nước ngoài. Họ chi phối thế giới về vốn, kỹ thuật, công nghệ, tài chính, thương mại quốc tế, các tổ chức và thể chế kinh tế. Họ còn nắm trong tay những phương tiện sản xuất tinh thần rất mạnh và nguồn lực chất xám quan trọng. Do vậy, có thể nhận định rằng: toàn cầu hóa kinh tế trong điều kiện hiện nay về cơ bản mang tính chất TBCN, là sự bành trướng của quan hệ sản xuất TBCN ra toàn thể giới. Không hội nhập kinh tế, đóng cửa là tự sát. Nhưng nếu không biết cách chủ động hội nhập thì cũng sẽ chết trong sự “tha hóa”.
1. Mặt tích cực của toàn cầu hóa
Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động và dân cư: theo số liệu của tổng cục thống kê trong hai năm đầu mới da nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã tạo thêm được việc làm mới, dù chưa nhiều như mong đợi để giải tỏa sức ép bố trí việc làm vẫn còn cao. Thời kỳ 3 năm hội nhập 2007-2009, mức tăng bình quân hàng năm là 1,03 triệu việc làm. Đã cải thiện đới sống người dân việt nam, chúng ta từ một nước có thu nhập thấp đã thay đổi thành nước có thu nhập trung bình. Đến năm 2011 thu nhập bình quân đầu người là 1.300 USD/người/năm.
Năng suất lao động tăng, trình độ nền kinh tế không ngừng hiện đai hóa.
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần). Toàn cầu hoá góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng các sản phẩm chế tác (hiện chiếm 21,4%) và các dịch vụ (hiện đã chiếm đến 62,4%) trong cơ cấu kinh tế thế giới. Như vậy, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo thêm những tiền đề rất quý cho xã hội mới hiện đại của con người.
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn, tuy chưa được như mong muốn, những thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các dân tộc, tại nhiều nước đã đến từng gia đình, từng người dân, dọn đường cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế một mặt gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố chất lượng, yếu tố thời gian, yếu tố nâng cao giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh và hiệu quả. Mặt khác, toàn cầu hoá mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối tác mới cho từng nước, nhất là các nước đang phát triển.
Tạo cho người lao động tìm được việc làm có thu nhập cao thông qua xuất khẩu lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài
Toàn cầu hóa là điều kiện kích thích tăng năng suất lao động không ngừng. Sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân luôn được khuyến khích. Chính điều này đòi hỏi mỗi người phải học tập, rèn luyện tay nghề, rèn luyện bản thân. Kinh tế thị trường cũng rất nghiêm khắc đào thải những trì trệ, sự lạc hậu, lỗi thời của con người và các sản phẩm yếu kém về nội dung cũng như hình thức.
Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (1987) trong bối cảnh kinh tế – xã hội còn phát triển ở mức rất thấp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, khoa học và công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng phần lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chưa qua đào tạo. Từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (nay là Luật Đầu tư năm 2005) đến nay, FDI đã góp phần tích luỹ vốn và tăng thu ngân sách cho Việt Nam. Thời kỳ 1996-2000, không kể nguồn thu từ dầu thô, các doanh nghiệp có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách từ khối doanh nghiệp có vốn FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng hai năm 2006-2007 khu vực có vốn FDI đã nộp ngân sách trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005. Tính đến hết tháng 6.2009, Việt Nam có 10.409 dự án FDI với tổng mức vốn đầu tư đăng ký hơn 164,6 tỷ USD.
Tạo công ăn việc làm và đào tạo nghề là một trong những đóng góp quan trọng của khu vực FDI. Tính đến năm 2007, doanh nghiệp có vốn FDI đã tạo việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó nhiều lao động đã được đào tạo ở nước ngoài.
Một trong những đóng góp quan trọng nữa của khu vực FDI là chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ qua các doanh nghiệp có vốn FDI luôn đi kèm với đào tạo nhân lực quản lý, vận hành, nhờ đó đã góp phần hình thành một đội ngũ các cán bộ, công nhân có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Đối với một số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ đặc thù, lao động Việt Nam sau khi được tuyển dụng đều được đưa đi bồi dưỡng kỹ thuật và tay nghề tại các công ty mẹ ở nước ngoài. Đến nay, hầu hết các công nghệ tiên tiến và đội ngũ công nhân kỹ thuật cao đều tập trung chủ yếu trong khu vực có vốn FDI.
Ngoài ra, FDI cũng góp phần mở rộng hợp tác đầu tư với các nước và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tính đến hết tháng 6.2009, đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam2. Trong số 96 tập đoàn của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam có 81 tập đoàn đứng trong danh sách “Global 500” do Tạp chí Fortune bình chọn. Các tập đoàn đa quốc gia có khoảng 300 dự án đầu tư tại Việt Nam. Với công nghệ cao, tiềm lực tài chính mạnh, các tập đoàn này đã đầu tư các dự án tập trung vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam như: Công nghiệp dầu khí, ngân hàng, công nghiệp điện tử – viễn thông, sản xuất ôtô.
Các vấn đề an sinh xã hội được thúc đẩy phát triển, đối tượng của an sinh xã hội được mở rộng, hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội được nâng cao
Khi kinh tế đã phát triển nhà nước mới có điều kiện quan tâm tới các chính sách xã hội cho những vùng, những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, gặp bất trắc trong cuộc sống, những đối tượng rễ bị tổn thương vv…
Năm 2011, bất ổn về kinh tế, lạm phát cao cộng với hậu quả nặng nề của thiên tai bão lụt, nên đời sống người dân nói chung, nhất là người nghèo gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 về những giải pháp điều hành phát triển kinh tế- xã hội trong tình hình mới, trong đó thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm và sắp xếp lại đầu tư công nhưng ưu tiên tập trung chỉ đạo bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo hiện hành. Chính vì vậy, kết thúc năm 2011, tỷ lệ nghèo cả nước giảm trên 2% còn 14%
Chất lượng y tế và sức khoẻ của người dân Việt Nam cũng được cải thiện bằng hàng loạt chính sách nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Các chỉ tiêu về số giường bệnh và số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuổi thọ trung bình ước đạt 73,1 tuổi; tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 18,8%. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản giảm xuống còn 70/100.000 ca đẻ sống. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 25‰, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 6 loại vắc xin đạt trên 95%. Những con số trên cho ta thấy, từ khi tham gia vào nền kinh tế toàn cầu chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn và được cộng đồng quốc tế ca ngợi và nể trọng.
2. Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa
Thứ nhất: Toàn cầu hóa làm tăng thêm sự bất công xã hội, khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước: xu hướng tăng trưởng kinh tế nhưng chưa đi liền với công bằng xă hội. Công bằng xă hội cũng là một tiêu chí cho phát triển bền vững được cộng đồng dân cư. Thế nhưng trong quá tŕnh toàn cầu hóa, sự bất b́ình đẳng xã hội luôn luôn chưa có lời giải hữu hiệu và thường người ta hy sinh sự công bằng xă hội cho phát triển kinh tế. Thường sự khác biệt về điều kiện địa lí kinh tế giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa những ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao với những lĩnh vực xă hội ít sinh lời, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư ngân sách, những điều kiện được đào tạo nghề nghiệp để có cơ hội kiếm được việc làm, sự hưởng thụ những dịch vụ xă hội, điều kiện chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh, điều kiện học hành khác biệt cũng đă và đang tạo ra những bất b́ình đẳng về xă hội rất lớn. Giải quyết bài toán giữa tăng trưởng và bất b́ình đẳng xă hội luôn luôn vấp phải những khó khăn, mâu thuẫn. Chẳng hạn, việc phân phối, tích tụ đất đai có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước hoặc một nhóm người nào đó nhưng lại gây rất nhiều khó khăn cho đời sống người dân nghèo sống dựa chủ yếu vào đất đai và v́ì vậy làm cho bất b́ình đẳng xă hội càng tăng. Độ mở cửa của nền kinh tế, kết quả của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng khác nhau đến các đối tượng, nhóm người trong xă hội. ở nhiều nước theo xu hướng này, người nghèo chẳng những không được hưởng lợi từ tự do hóa thương mại đầu tư mà ngược lại họ c̣òn bị thiệt tḥòi v́ì những chính sách đó. Điều này lý giải tại sao nhân dân lao động nhiều nước luôn luôn phản đối sự toàn cầu hóa và tự do thương mại quốc tế. Trong 1 báo cáo mới đây của UNDP đã khẳng định các thế lực của quá trình toàn cầu hóa đã mang lại sự giàu có vô độ cho những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hóa, dịch vụ đang tràn qua các đường biên giới quốc gia trong khi đa số dân chúng bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
Xét theo nhiều khía cạnh, dân chúng ở gần 100 quốc gia trên thế giới đã có mức sống thấp hơn so với nhiều năm trước đây. Khoảng cách giữa giàu và nghèo ngày càng lớn. Các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ người chiếm 1/5 dân số thế giới hiện đang chiếm tới 85% GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp của nước ngoài và 75% số máy điện thoại; trong khi đó các nước nghèo nhất chiếm 1/5 dân số thế giới chỉ tạo ra 1%GDP toàn thế giới. Hiện nay vẫn còn hơn 1 tỷ người nghèo, những người giàu thì chỉ chiếm 20% dân số nhưng lại chiếm hơn 86% chi phí dành cho tiêu dùng trong khi sản xuất thực phẩm cơ bản toàn thế giới đã ở trên mức 110% nhu cầu thì hàng năm trên 30 triệu người vẫn tiếp tục chết đói, hàng triệu người vẫn thiếu ăn.
Ví dụ: Người giàu tiêu thụ 45% lượng thịt cá trên thế giới trong khi người nghèo chỉ tiêu thụ 5%, số người sử dụng internet đã tăng lên hàng trăm triệu nhưng mạng thông tin toàn cầu chỉ đa số được dùng nhiều trong các nước công nghiệp phát triển.
Thứ hai: Toàn cầu hóa cũng làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người thêm kém an toàn, từ kinh tế, tài chính văn hóa xã hội cho tới môi trường đến an toàn chính trị và an toàn của từng con người, từng gia đình đến an toàn của quốc gia .Toàn cầu hóa có phần thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các Nhà nước dân tộc, làm rung chuyển một nền tảng tích cực quan trọng của đời sống các quốc gia, đặt ra những vấn đề nhạy cảm và gây nên những phản ứng quyết liệt. Mặt khác, về mặt xã hội, toàn cầu hóa cũng tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất độc lập tự chủ quốc gia, nó cũng tạo ra các khả năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực như buôn bán ma túy, mại dâm, du nhập lối sống đồi trụy, chủ nghĩa khủng bố, lây truyền các bệnh dịch HIV - AIDS...
Những con số thống kê gần đây cho biết: Toàn cầu hóa kinh tế xâm nhập các quốc gia, thì các loại tội phạm cũng mang tính toàn cầu. Buôn bán ma túy bất hợp pháp chiếm khoảng 8% thương mại thế giới, lớn hơn tỷ trọng của quặng và thép hoặc xe ô tô và tương đương mức của hàng dệt (7.5%) hoặc khí đốt và dầu mỏ (8,6%).Hàng trăm triệu người đã nghiện ma túy (con số chưa đầy đủ khoảng trên 200 triệu người) đã đe dọa môi trường xã hội. Hà Nội khoảng 20.000 người đã mắc nghiện (chưa tính Hà Nội mở rộng), trong khi đó vẫn chưa kiểm soát và ngăn chặn được cơ bản nguồn ma túy quốc tế và trong nước vào thành phố. Tỷ lệ người nghiện ma túy không có việc làm chiếm 63,2%. Tỷ lệ tái nghiện vẫn ở mức cao (sau 3 năm tỷ lệ tái nghiện là trên 90%).
Đạo đức xă hội xuống cấp, tội phạm tăng, nhiều giá trị văn hóa tinh thần truyền thống bị băng hoại, gia đ́ình bị phá