Phenolic, flavonoid và sự chống oxy hóa Thuật ngữ “phenolic” hoặc “polyphenol” được xác định về mặt hóa học là nhóm chất sở hữu một vòng thơm mang một hoặc nhiều nhóm hydroxyl, bao gồm các dẫn xuất chức năng như este, este methyl, glycosid, (Han et al., 2007), thường xuất hiện dưới dạng kết hợp với đường (dạng glycosid) và do đó có xu hướng hòa tan trong nước (Harish et al., 2014). Polyphenol là hợp chất có rất nhiều trong thực vật và là sản phẩm trao đổi chất phong phú của thực vật. Hơn 8.000 cấu trúc phenolic được tìm thấy, từ các phân tử đơn giản như các acid phenolic đến các chất polymer như tanin (Chu et al., 2001). Polyphenol không hòa tan được liên kết với các thành phần tế bào khác nhau tạo nên sức bền cơ học thành tế bào và đóng vai trò điều tiết trong sự tăng trưởng thực vật (Vladimir et al., 2012). Polyphenol có thể được phân loại thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào số lượng vòng phenol và cấu trúc liên kết giữa các vòng (Harish et al., 2014; Vladimir et al., 2012). Tùy thuộc vào cấu trúc hóa học, phân chia thành bốn nhóm: flavonoid, acid phenolic, stillben và lignan (Manach et al., 2004). Cấu trúc các hợp chất polyphenol quyết định cơ chế hoạt động chống oxy hóa (Christine et al., 2008). Về y học, polyphenol là một trong những hợp chất tự nhiên có nhiều tác dụng như: chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng, 15 chống lão hóa và một số bệnh liên quan như ung thư, tim mạch, rối loạn thoái hóa thần kinh, các hợp chất này cũng có vai trò biến đổi hệ vi sinh vật đường ruột theo chiều hướng có lợi cho sức khỏe (Jin and Rusell, 2010). Flavonoid là một nhóm lớn phổ biến nhất trong thực phẩm và được chia thành sáu tiểu nhóm, bao gồm flavonol, flavon, isoflavone, flavone, anthocyanidin và flavol (Manach et al., 2004). Các hợp chất phenolic thực vật có tác dụng chống lại bức xạ tia cực tím hoặc ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, ký sinh trùng và động vật ăn thịt cũng như làm tăng các sắc màu thực vật và có khắp các bộ phận của cây trái, do đó là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống con người (Han et al., 2007).
314 trang |
Chia sẻ: khanhvy204 | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ TRÁI LÊ-KI-MA (Pouteria campechiana), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRẦN XUÂN HIỂN
NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN SẢN PHẨM
CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ TRÁI
LÊ-KI-MA (Pouteria campechiana)
LUẬN ÁN TIẾN SỸ
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành: 62 54 01 01
2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRẦN XUÂN HIỂN
MSNCS: P1116006
NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN SẢN PHẨM
CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ TRÁI
LÊ-KI-MA (Pouteria campechiana)
LUẬN ÁN TIẾN SỸ
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành: 62 54 01 01
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. HUỲNH LIÊN HƯƠNG
PGS.TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH
2022
i
LỜI CẢM ƠN
Luận án hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân còn nhờ sự hỗ trợ rất
lớn từ các đơn vị và cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Cần Thơ và
Trường Đại học An Giang. Xin trân trọng gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc
đến những tấm lòng của quý Thầy, Cô, gia đình, người thân cùng bạn bè!
Trường Đại học Cần Thơ - nơi gắn liền với bao kỷ niệm tuổi trẻ và hoài
bảo, nơi nâng bước tôi từ một sinh viên, học viên cao học đến hiện tại là
nghiên cứu sinh. Vì vậy, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường
Đại học Cần Thơ, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp, Bộ môn Công nghệ
Thực phẩm, Bộ môn Công nghệ Hóa học, Khoa Sau đại học đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện cho tôi thực hiện chương trình nghiên cứu sinh trong 4 năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học An Giang,
Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp & TNTN, Bộ môn Công nghệ Thực phẩm
và Bộ phận Thực hành Thí nghiệm - Trường Đại học An Giang đã giúp đỡ, hỗ
trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi được thực hiện chương trình nghiên
cứu sinh trong những năm qua.
Tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô hướng dẫn
PGs.Ts. Huỳnh Liên Hương và Thầy hướng dẫn PGs.Ts.Nguyễn Trung Thành
cùng với sự hỗ trợ của Gs.Ts.Hà Thanh Toàn, Gs.Ts.Nguyễn Văn Mười,
Ts.Phan Thị Bích Trâm trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, động viên,
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, chăm bồi
kiến thức và hoàn thành luận án. Xin cảm ơn sâu sắc đến PGs.Ts. Nguyễn
Công Hà đã hướng dẫn giúp tôi hoàn thành chuyên đề chuyên môn.
Chân thành cảm ơn tập thể quý Thầy/Cô Bộ môn Công nghệ Thực
phẩm - Khoa Nông Nghiệp (Trường Đại học Cần Thơ) đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận án này. Kết quả của luận án cũng
nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của các em sinh viên ngành Công nghệ Thực
phẩm (Đại học An Giang) và ngành Công nghệ Hóa học (Đại học Cần Thơ).
Cám ơn vợ - Ts.Lê Thị Thúy Hằng, luôn nắm chặt tay và giúp anh vượt
mọi khó khăn trong cuộc sống, hỗ trợ anh rất nhiều trong nghiên cứu. Xin gửi
đến gia đình, các con, anh, chị, em và bạn bè những tình cảm yêu thương về sự
giúp đỡ, động viên để tôi có thêm nghị lực hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin
gửi lòng biết ơn sâu sắc và sự kính yêu vô bờ bến đến Ba, Mẹ tôi, người đã
cho tôi hình hài, trái tim và khối óc - người đã nuôi dưỡng và giáo dục tôi
bằng tất cả tình yêu thương cho tôi có được cuộc sống ngày hôm nay và luôn
là điểm tựa tinh thần cho tôi phấn đấu để vượt qua mọi thử thách!
Trân trọng,
Trần Xuân Hiển
ii
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chính là đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học của trái lê-ki-ma (Pouteria campechiana)
bao gồm điều kiện thu hoạch, tồn trữ và chế biến sâu, làm cơ sở cho việc chế
biến các sản phẩm có hoạt tính sinh học từ trái lê-ki-ma. Nội dung luận án tập
trung vào các nội dung chính sau: (i) xác định điều kiện tồn trữ tối ưu (thời
gian, nhiệt độ tồn trữ) nhằm duy trì các đặc tính hóa lý và hoạt tính sinh học
của trái lê-ki-ma ở mức tốt nhất; (ii) đánh giá tác động của các yếu tố kỹ thuật
đến thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của trái lê-ki-ma trong quá trình
chế biến sâu (trích ly, thủy phân, cô quay chân không, sấy phun), từ đó tối ưu
hóa điều kiện chế biến bằng phương pháp bề mặt đáp ứng nhằm đảm bảo tối
đa hoạt tính sinh học của sản phẩm thu được; tương tự ảnh hưởng của quá
trình chế biến sâu đến hoạt tính sinh học các sản phẩm từ trái lê-ki-ma được
đánh giá thông qua hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid tổng, hàm lượng
carotenoid, tannin và khả năng loại gốc tự do bằng phương pháp DPPH; (iii)
bước đầu đánh giá hiệu quả bảo vệ gan của các sản phẩm từ trái lê-ki-ma,
hướng đến mở rộng và đa dạng hóa sử dụng trái lê-ki-ma.
Kết quả thực nghiệm cho thấy trái lê-ki-ma sau thu hoạch tồn trữ ở
nhiệt độ 30÷32oC giữ được chất lượng cao nhất trong khoảng thời gian 8÷10
ngày, được thể hiện qua các yếu tố đánh giá như hàm lượng chất khô hòa tan,
tinh bột, acid tổng số, carotenoid, tannin, polyphenol tổng, flavonoid tổng và
khả năng loại gốc tự do bằng phương pháp DPPH. Dịch trái lê-ki-ma có hoạt
tính sinh học cao nhất (IC50 = 7,32 mg/mL) khi được trích ly với nồng độ
ethanol 70%, ở nhiệt độ 50°C trong thời gian 45 phút, tỷ lệ paste lê-ki-
ma/ethanol 1/7 g/mL và dịch trích ly lê-ki-ma thu được ở điều kiện tối ưu có
hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid tổng, carotenoid và tannin lần lượt là
9,59 mgGAE/g; 8,62 mgQE/g, 150,54 µg/g; 68,84 mgTAE/g; khả năng loại
gốc tự do DPPH 84,59 % với IC50 = 7,32 mg/mL. Tương tự, điều kiện thích
hợp nhất cho việc điều chế dịch thủy phân từ trái lê-ki-ma là nhiệt độ 61°C
trong thời gian 65 phút với nồng độ enzyme pectinase 60 UI/g và dịch quả
thủy phân ở điều kiện tối ưu có hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid tổng,
carotenoid và tannin tương ứng là 8,73 mgGAE/g; 7,79 mgQE/g; 119,14 µg/g;
53,55 mgTAE/g; khả năng loại gốc tự do DPPH 86,21% với IC50 đạt 7,82
mg/mL. Dịch trái lê-ki-ma thu được từ quá trình thủy phân được cô đặc bằng
phương pháp cô quay chân không (71oC, 51 phút) và sấy phun với nhiệt độ
không khí đầu vào 171,5oC, tốc độ dòng nhập liệu 16 rpm và tỷ lệ
maltodextrin 17,8%, thu được sản phẩm chính là dịch lê-ki-ma cô quay (có aw
0,801) và bột lê-ki-ma thành phẩm (có aw 0,422). Kết quả đánh giá hoạt tính
iii
dịch lê-ki-ma cô quay cho thấy hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid tổng,
carotenoid và tannin lần lượt là 8,02 mgGAE/g; 7,03 mgQE/g; 101,83 µg/g và
40,89 mgTAE/g; khả năng loại gốc tự do DPPH 79,64% với IC50 = 7,35
mg/mL. Trong khi đó, bột lê-ki-ma sấy phun có khả năng loại gốc tự do DPPH
77,28% với IC50 = 9,48 mg/mL; hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid tổng,
carotenoid và tannin lần lượt là 6,93 mgGAE/g; 6,18 mgQE/g, 28,01
mgTAE/g; 92,93 µg/g. Từ các số liệu phân tích thu được cho thấy luận án đã
đạt được mục tiêu tối ưu hóa điều kiện chế biến nhằm đảm bảo tối đa hoạt tính
sinh học các sản phẩm từ trái lê-ki-ma. Hiệu quả bảo vệ gan của dịch lê-ki-ma
trích ly, dịch lê-ki-ma cô quay và bột lê-ki-ma sấy phun cũng được tiến hành
thử nghiệm in-vivo trên chuột được gây viêm gan mạn bằng CCl4. Hiệu quả
bảo vệ gan được đánh giá thông qua nồng độ aspartate aminotransferase,
alanine aminotransferase, protein toàn phần, albumin, cholesterol, triglyceride
và gamma glutamyl transferase trong huyết thanh chuột và khối lượng của
chuột cũng như phân tích bệnh học mô gan ở chuột. Kết quả nghiên cứu cho
thấy dịch lê-ki-ma trích ly, dịch lê-ki-ma cô quay và bột lê-ki-ma sấy phun đều
cho hiệu quả bảo vệ gan tương đương silymarin.
Kết quả nghiên cứu chế biến sản phẩm có hoạt tính sinh học từ trái lê-
ki-ma đã mở ra tiềm năng to lớn cho việc sử dụng nguồn nguyên liệu trái lê-
ki-ma tương đối rẻ tiền và dồi dào ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, mở ra
triển vọng mới cho việc phát triển các sản phẩm thực phẩm giàu các hợp chất
có hoạt tính sinh học, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe cũng như góp phần nâng cao giá
trị cho trái lê-ki-ma.
Từ khóa: Trái lê-ki-ma, chống oxy hóa, hoạt tính sinh học, trích ly,
thủy phân, tối ưu hóa, sấy phun, cô quay chân không.
iv
ABSTRACT
The study's specific objective was to determine the elements impacting
the biological activity of Pouteria campechiana fruit, including harvesting,
storage, and deep processing conditions, as a basis for processing bioactive
products from P.campechiana fruit. The thesis's content focuses on the
following principal components: (i) Determining the appropriate storage
conditions (duration, temperature) for P.campechiana fruit to maintain the
physicochemical properties and biological activities at the highest qualities;
(ii) Evaluating the impact of technical factors on the chemical composition
and biological activity of P.campechiana fruit during deep processing
(extraction, hydrolysis, vacuum rotary evaporator, and spray drying) and
optimising processing conditions utilising the response surface method to
ensure the highest possible biological activity of the resulting product; as well
as the influence of deep processing on biological activities of P.campechiana
fruit products, which were evaluated through total polyphenol content, total
flavonoid content, carotenoid content, tannins and antioxidant activity by
DPPH method; (iii) Initially evaluate the hepatoprotective efficacy of lekima
fruit products, aiming to expand and diversify the use of P.campechiana fruit.
The experimental results indicated that after harvest, P.campechiana
fruit stored at 30÷32oC maintains the highest quality for 8÷10 days, as
measured by soluble dry matter, starch, total acid, carotenoids, tannins, total
polyphenols, total flavonoids, and antioxidant activity as determined by the
DPPH method. P.campechiana fruit juice demonstrated the highest biological
activity (IC50 = 7.32 mg/mL) when extracted with 70% ethanol concentration,
at 50°C for 45 minutes, P.campechiana paste/ethanol 1/7 g/mL and
P.campechiana extract obtained under optimal conditions contained total
polyphenols, total flavonoids, carotenoids and tannins of 9.59 mgGAE/g, 8.62
mgQE/g, 150.54 µg/g, 68.84 mgTAE/g, respectively; DPPH's ability to
neutralize free radicals of 84.59% with IC50 = 7.32 mg/mL. Likewise, the
optimal conditions for the preparation of P.campechiana fruit hydrolysate
were 61°C for 65 minutes with 0.6% pectinase enzyme and hydrolyzed fruit
juice with total polyphenols, total flavonoids, carotenoids, and tannins of 8.73
mgGAE/g; 7.79 mgQE/g; 119.14 µg/g; and 53.55 mgTAE/g, respectively;
DPPH's ability to neutralize free radicals of 86.21% with IC50 reaching 7.82
mg/mL. The juice obtained from hydrolysis was concentrated by a vacuum
rotary evaporator (71oC, 51 min) and spray-dried with an inlet air temperature
of 171.5oC, an inlet flow rate of 16 rpm, and a maltodextrin ratio 17.8%, the
main products were P.campechiana rotary liquid (aw = 0.801) and finished
P.campechiana powder (aw = 0.422). The results of evaluating P.campechiana
rotary liquid activity demonstrated that the contents of total polyphenols, total
v
flavonoids, carotenoids, and tannins were 8.02 mgGAE/g; 7.03 mgQE/g;
101.83 µg/g and 40.89 mgTAE/g, respectively; DPPH's ability to neutralize
free radicals of 79.64% with IC50 = 7.35 mg/mL. Meanwhile, spray-dried
P.campechiana powder had the ability to remove DPPH free radicals 77.28%
with IC50 = 9.48 mg/mL; total polyphenols, total flavonoids, carotenoids and
tannins were 6.93 mgGAE/g; 6.18 mgQE/g, 28.01 mgTAE/g; and 92.93 µg/g,
respectively. According to the results, the thesis accomplished its objective of
optimising processing conditions to assure optimum biological activity of
P.campechiana fruit products. The hepatoprotective benefits of
P.campechiana extract, P.campechiana rotary liquid, and spray-dried
P.campechiana powder were also evaluated in-vivo in mice suffering from
chronic hepatitis with CCl4. The hepatoprotective efficacy was determined by
alanine aminotransferase and total cholesterol levels in serum,
malondialdehyde, and protein carbonyl levels in the liver, mice weight, as well
as histopathological analysis of liver tissue. P.campechiana extract,
P.campechiana rotary liquid, and spray-dried P.campechiana powder all have
the same hepatoprotective effect as silymarin, according to research.
The study results on the processing of bioactive compounds from
P.campechiana fruit have revealed significant potential for utilising relatively
inexpensive and abundant sources in the Mekong Delta, creating new
opportunities for the development of bioactive compound-rich food products
that promote health protection, while also bolstering the value-add of
P.campechiana fruit.
Keywords: Pouteria campechiana, antioxidant, biological activity,
extraction, hydrolysis, optimization, spray drying, vacuum concentration.
vi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận án “Nghiên cứu chế biến sản phẩm có hoạt tính
sinh học từ trái lê-ki-ma (Pouteria campechiana)” được hoàn thành dựa trên
kết quả nghiên cứu của bản thân với sự hướng dẫn của PGs.Ts. Huỳnh Liên
Hương và PGs.Ts. Nguyễn Trung Thành. Các số liệu và kết quả trình bày
trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận án cùng
cấp nào trước đây.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Người hướng dẫn Người thực hiện
PGs.Ts. Huỳnh Liên Hương Trần Xuân Hiển
PGs.Ts. Nguyễn Trung Thành
vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ . i
TÓM TẮT ... ii
ABSTRACT iv
LỜI CAM ĐOAN ... vi
MỤC LỤC ... vii
DANH SÁCH HÌNH .. xii
DANH SÁCH BẢNG.. xvi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xviii
Chương 1. GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề .. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .. 3
1.3 Đối tượng và nghiên cứu 3
1.4 Nội dung nghiên cứu .. 3
1.5 Ý nghĩa của luận án ... 4
1.6 Điểm mới của luận án 4
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 5
2.1 Tổng quan về trái lê-ki-ma 5
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại trái lê-ki-ma. 5
2.1.2 Thành phần hóa học trái lê-ki-ma .. 7
2.1.3 Các hợp chất có hoạt tính sinh học trong trái lê-ki-ma. 9
2.2 Kỹ thuật trích ly.. 19
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly 20
2.2.2 Các nghiên cứu đến quá trình trích ly.. 21
2.3 Kỹ thuật thủy phân pectin... 23
2.3.1 Enzyme pectianase .. 24
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme... 26
2.3.3 Các nghiên cứu đến quá trình thủy phân .. 27
2.4 Kỹ thuật cô đặc (cô quay chân không)... 28
2.4.1 Các biến đổi của nguyên liệu trong quá trình cô đặc.. 29
2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cô đặc. 30
viii
2.4.3 Các nghiên cứu đến quá trình cô đặc... 31
2.5 Kỹ thuật sấy phun 31
2.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy phun. 33
2.5.2 Tính chất chính của bột sấy phun.. 34
2.5.3 Maltodextrin 36
2.5.4 Các nghiên cứu đến quá trình sấy phun.. 37
2.6 Thử nghiệm in-vivo trên gan của chuột. 38
2.6.1 Vai trò của các hợp chất sinh học trong bảo vệ gan 38
2.6.2 Thử nghiệm in-vivo tổn thương gan 41
2.6.2 Các nghiên cứu thử nghiệm in-vivo 43
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................... 46
3.1 Phương tiện nghiên cứu.. 46
3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 46
3.1.2 Nguyên liệu sử dụng 46
3.1.3 Thiết bị và dụng cụ . 46
3.1.4 Hóa chất . 47
3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
3.2.1 Phương pháp thí nghiệm. 48
3.2.2 Phương pháp phân tích 48
3.3 Nội dung và bố trí thí nghiệm 50
3.3.1 Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng độ chín trái lê-ki-ma sau thu
hoạch đến thành phần hóa học (vật lý) cũng như hàm lượng các hợp
chất có hoạt tính sinh học .................
51
3.3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố công nghệ quá
trình trích ly đến khả năng trích ly hợp chất sinh học paste lê-ki-ma
52
3.3.2.1 Thí nghiệm 2.1: Khảo sát ảnh hưởng nồng độ dung môi ethanol
đến khả năng trích ly các hợp chất sinh học trong paste lê-ki-ma ....
52
3.3.2.2 Thí nghiệm 2.2: Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ paste lê-ki-ma/ethanol
đến khả năng trích ly hợp chất sinh học paste lê-ki-ma.
52
3.3.2.3 Thí nghiệm 2.3: Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ đến khả năng trích
ly các hợp chất sinh học trong paste lê-ki-ma
53
3.3.2.4 Thí nghiệm 2.4: Khảo sát ảnh hưởng thời gian đến khả năng
trích ly các hợp chất sinh học trong paste lê-ki-ma
53
ix
3.3.2.5 Thí nghiệm 2.5: Tối ưu hóa quá trình trích ly đến khả năng trích
ly các hợp chất sinh học trong paste lê-ki-ma .
54
3.3.3 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng yếu tố công nghệ quá trình
thủy phân đến khả năng thu nhận hợp chất sinh học paste lê-ki-ma.
55
3.3.3.1 Thí nghiệm 3.1: Khảo sát ảnh hưởng nồng độ pectinase thủy
phân đến khả năng thu nhận hợp chất sinh học trong paste lê-ki-ma
55
3.3.3.2 Thí nghiệm 3.2: Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ thủy phân đến khả
năng thu nhận các hợp chất sinh học trong paste lê-ki-ma
56
3.3.3.3 Thí nghiệm 3.3: Khảo sát ảnh hưởng thời gian thủy phân khả
năng thu nhận đến các hợp chất sinh học trong paste lê-ki-ma
56
3.3.3.4 Thí nghiệm 3.4: Tối ưu hóa quá trình thủy phân đến khả năng
thu nhận các hợp chất sinh học trong paste lê-ki-ma.
57
3.3.4 Nội dung 4: Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ và thời gian cô quay
chân không thu nhận hợp chất sinh học cao trong dịch quả lê-ki-ma.......
58
3.3.5 Nội dung 5: Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố công nghệ quá
trình sấy phun đến sự biến đổi các hợp chất sinh học bột lê-ki-ma..
59
3.3.5.1 Thí nghiệm 5.1: Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ maltodextrin bổ sung
đến sự biến đổi các hợp chất sinh học trong bột lê-ki-ma
59
3.3.5.2 Thí nghiệm 5.2: Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ không khí đầu vào
đến sự biến đổi các hợp chất sinh học trong bột lê-ki-ma ...
60
3.3.5.3 Thí nghiệm 5.3: Khảo sát ảnh hưởng tốc độ dòng nhập liệu đến
sự biến đổi các hợp chất sinh học trong bột lê-ki-ma ...
61
3.3.5.4 Thí nghiệm 5.4: Tối ưu hóa quá trình sấy phun tạo bột lê-ki-ma
giàu các hợp chất sinh học
61
3.3.6 Nội dung 6: Thử nghiệm in-vivo đối với sản phẩm chế biến từ trái
lê-ki-ma về khả năng chống oxy hóa trong bảo vệ gan.
62
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.. 64
4.1 Sự thay thành phần hóa học trái lê-ki-ma trong quá trình tồn trữ.. 64
4.2 Ảnh hưởng một số yếu tố đến quá trình trích ly trái lê-ki-ma thu
nhận hợp chất sinh học .
71
4.2.1 Ảnh hưởng nồng độ dung môi ethanol đến thu nhận các hợp chất
sinh học trong dịch trích ly.. ....
71
4.2.2 Ảnh hưởng tỷ lệ paste lê-ki-ma/ethanol đến thu nhận các hợp chất
sinh học trong dịch trích ly...................................................................
73
x
4.2.3 Ảnh hưởng nhiệt độ trích ly đến thu nhận các hợp chất sinh học
trong dịch trích ly..................................................................................
76
4.2.4 Ảnh hưởng thời gian trích ly đến thu nhận các hợp chất sinh học
trong dịch trích ly..................................................................................
78
4.2.5 Tối ưu hóa quá trình trích ly đến thu nhận các hợp chất sinh học
trong dịch trích ly..
80
4.3 Ảnh hưởng một số yếu tố đến quá trình thủy phân paste lê-ki-ma thu
nhận hợp chất sinh học .
100
4.3.1 Ảnh hưởng nồng độ pectinase đến thu nhận hợp chất sinh học... 100
4.3.2 Ảnh hưởng nhiệt độ thủy phân đến thu nhận hợp chất sinh học.. 103
4.3.3 Ảnh hưởng thời gian thủy phân đến thu nhận hợp chất sinh học. 105
4.3.4 Tối ưu hóa của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân
paste lê-ki-ma thu hợp chất sinh học
107
4.4 Ảnh hưởng nhiệt độ và thời gian cô quay chân không thu nhận các
hợp chất sinh học trong dịch lê-ki-ma cô quay..
121
4.5 Ảnh hưởng các yếu tố đến quá trình sấy phun dịch quả lê-ki-ma thu
nhận các hợp chất sinh học trong bột sấy phun.
133
4.5.1 Ảnh hưởng tỷ lệ maltodextrin bổ sung đến các hợp chất sinh học
trong bột lê-ki-ma sấy phun..
133
4.5.2 Ảnh hưởng nhiệt độ không khí đầu vào đến các hợp chất sinh học
trong bột lê-ki-ma sấy phun..........................
137
4.5.3 Ảnh hưởng tốc độ dòng nhập liệu đến các hợp chất sinh học trong
bột lê-ki-ma sấy phun....
140
4.5.4 Tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến các hợp chất sinh học trong
bột lê-ki-ma sấy phun
143
4.6 Thử nghiệm in-vivo đối với các sản phẩm từ trái lê-ki-ma về khả
năng chống oxy hóa trong hỗ trợ tổn thương gan....
4.6.1 Trọng lượng tương đối