Được đào tạo theo chuyên ngành Sư phạm tiếng Pháp và Ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy và đào tạo ở bậc cử nhân và thạc sĩ, ban đầu chúng tôi dự định
thiết kế các mô đun dạy tiếng Pháp dưới dạng tình huống – vấn đề có sử dụng công
nghệ thông tin. Thế nhưng sau đó, chúng tôi đã thay đổi đề tài nghiên cứu của mình
sang lĩnh vực giảng dạy tiếng Pháp phục vụ các mục đích chuyên biệt (FOS), cụ thể là
giảng dạy thuyết trình cho hướng dẫn viên du lịch (sau đây gọi tắt là HDV) tiếng Pháp
tương lai. Sự thay đổi này bắt nguồn từ nhu cầu thực tế của cơ sở đào tạo nơi chúng tôi
làm việc : khoa tiếng Pháp trường Đại học Hà Nội dự định mở định hướng Du lịch cho
ngành cử nhân Ngôn ngữ Pháp. Cùng với các giảng viên khác của Khoa, chúng tôi được
huy động vào việc xây dựng chương trình và học liệu cho một số môn chuyên ngành du
lịch giảng dạy băng tiếng Pháp. Từ đó, chúng tôi đã quyết định lồng ghép đề tài nghiên
cứu này vào việc xây dựng chương trình và học liệu môn « Giao tiếp du lịch, định hướng
nghề hướng dẫn viên du lịch »
Lựa chọn dạy thuyết trình cho HDV du lịch đã đưa chúng tôi đến một lĩnh vực
nghiên cứu hoàn toàn mới : phân tích diễn ngôn. Các tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực
xây dựng giáo trình tiếng Pháp phục vụ các mục đích chuyên biệt đã chỉ ra rằng phân
tích diễn ngôn là một bước tất yếu của việc biên soạn chương trình và giáo trình các
môn ngoại ngữ chuyên ngành. Và từ đó, cấu trúc luận án của chúng tôi được hình thành
ngày càng rõ nét.
22 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Dạy thuyết trình cho hướng dẫn viên du lịch tiếng Pháp theo phương pháp tiếp cận bằng loại hình diễn ngôn loại hình diễn ngôn và thông qua các tình huống – vấn đề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO LOUVAIN
----------***----------
Tóm tắt luận án tiến sĩ
DẠY THUYẾT TRÌNH CHO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TIẾNG
PHÁP THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BẰNG LOẠI HÌNH DIỄN
NGÔN LOẠI HÌNH DIỄN NGÔN VÀ THÔNG QUA CÁC TÌNH
HUỐNG –VẤN ĐỀ
ENSEIGNEMENT DE L’EXPOSÉ ORAL DU GUIDE TOURISTIQUE
VIETNAMIEN FRANCOPHONE COMME GENRE DISCURSIF ET
PAR LES SITUATIONS-PROBLÈMES
Nghiên cứu sinh : ĐỖ QUỲNH HƯƠNG
Hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THỊ CÚC PHƯƠNG
Đồng hướng dẫn : GS. SILVIA LUCCHINI & GS. MARCEL LEBRUN (Đại học
Công giáo Louvain, Vương quốc Bỉ)
Phản biện thứ nhất : GS. JEAN-FRANÇOIS BOURDET
Phản biện thứ hai : GS. THOMAS FRANÇOIS
Phản biện thứ ba : PGS. ĐƯỜNG CÔNG MINH
Chuyên ngành : Ngôn ngữ Pháp Mã ngành : 62220203
Hà Nội, 2/2019
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Được đào tạo theo chuyên ngành Sư phạm tiếng Pháp và Ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy và đào tạo ở bậc cử nhân và thạc sĩ, ban đầu chúng tôi dự định
thiết kế các mô đun dạy tiếng Pháp dưới dạng tình huống – vấn đề có sử dụng công
nghệ thông tin. Thế nhưng sau đó, chúng tôi đã thay đổi đề tài nghiên cứu của mình
sang lĩnh vực giảng dạy tiếng Pháp phục vụ các mục đích chuyên biệt (FOS), cụ thể là
giảng dạy thuyết trình cho hướng dẫn viên du lịch (sau đây gọi tắt là HDV) tiếng Pháp
tương lai. Sự thay đổi này bắt nguồn từ nhu cầu thực tế của cơ sở đào tạo nơi chúng tôi
làm việc : khoa tiếng Pháp trường Đại học Hà Nội dự định mở định hướng Du lịch cho
ngành cử nhân Ngôn ngữ Pháp. Cùng với các giảng viên khác của Khoa, chúng tôi được
huy động vào việc xây dựng chương trình và học liệu cho một số môn chuyên ngành du
lịch giảng dạy băng tiếng Pháp. Từ đó, chúng tôi đã quyết định lồng ghép đề tài nghiên
cứu này vào việc xây dựng chương trình và học liệu môn « Giao tiếp du lịch, định hướng
nghề hướng dẫn viên du lịch »
Lựa chọn dạy thuyết trình cho HDV du lịch đã đưa chúng tôi đến một lĩnh vực
nghiên cứu hoàn toàn mới : phân tích diễn ngôn. Các tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực
xây dựng giáo trình tiếng Pháp phục vụ các mục đích chuyên biệt đã chỉ ra rằng phân
tích diễn ngôn là một bước tất yếu của việc biên soạn chương trình và giáo trình các
môn ngoại ngữ chuyên ngành. Và từ đó, cấu trúc luận án của chúng tôi được hình thành
ngày càng rõ nét.
2. Câu hỏi, giả thuyết và mục đích nghiên cứu
Chính trong bối cảnh vừa mang tính chất cá nhân, nghề nghiệp và học thuật này mà
luận án tiến sĩ của chúng tôi đã ra đời. Xuất phát điểm của luận án là một câu hỏi mang
tính thực tế : dạy thuyết trình cho HDV tiếng Pháp tương lai thế nào ? Tra cứu các tài
liệu chuyên ngành và nghiên cứu thực địa đã gợi cho chúng tôi những giả thuyết nghiên
cứu sau :
- Việc xây dựng chương trình và thiết kế học liệu của khóa học này phải dựa
vào kết quả phân tích diễn ngôn của thể loại đích : các bài thuyết trình của
HDV Việt Nam nói tiếng Pháp ;
- Sử dụng phương pháp tình huống – vấn đề có thể góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy của khóa học ;
Từ đó, chúng tôi xác định các mục đích chính của nghiên cứu, bao gồm :
- Phân tích các bài thuyết trình của HDV Việt Nam nói tiếng Pháp theo thể loại
diễn ngôn ;
2
- Đề xuất một khóa học dạy thuyết trình có sử dụng phương pháp tình huống –
vấn đề trong đào tạo hướng nghiệp HDV du lịch tiếng Pháp
3. Bố cục của luận án
Luận án gồm ba phần lớn : cơ sở lý thuyết và bối cảnh nghiên cứu, phân tích
diễn ngôn các bài thuyết trình của HDV Việt Nam nói tiếng Pháp và khóa học thyết
trình trong đào tạo hướng nghiệp HDV tiếng Pháp.
Trong phần thứ nhất, chương 1 giới thiệu thực trạng đào tạo HDV tiếng Pháp
tại Việt Nam. Chúng tôi phân tích nhu cầu đào tạo và các nét chính trong chương trình
đào tạo nghề và ngôn ngữ dành cho các HDV du lịch tương lai. Chương 2 giới thiệu bối
cảnh của nghiên cứu : đổi mới các đào tạo đại học tại Việt Nam theo xu hướng đào tạo
hướng nghiệp, việc mở các ngành đào tạo mới giảng dạy bằng ngoại ngữ tại trường Đại
học Hà Nội và cuối cùng là việc triển khai định hướng du lịch cho ngành cử nhân Ngôn
ngữ Pháp tại khoa tiếng Pháp của Trường. Trong phần cơ sở lý thuyết, trước tiên, chúng
tôi xác định lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, sau đó làm rõ một số khái niệm lý thuyết
quan trọng đối với đề tài nghiên cứu, xung quanh hai chủ đề lớn là phân tích diễn ngôn
và phương pháp tình huống – vấn đề.
Phần thứ hai củaluận án báo cáo kết quả mảng thứ nhất của đề tài nghiên cứu :
phân tích diễn ngôn các bài thuyết trình của HDV Việt Nam nói tiếng Pháp. Trong
chương đầu của phần này, chúng tôi giới thiệu phương pháp phân tích, các chương 7 và
8 dành cho các nghiên cứu về đặc tính về mặt diễn ngôn của thể loại này, các cách chuẩn
bị và trình bày các bài thuyết trình và các đặc tính ngôn ngữ phổ biến trong các bài
thuyết trình của HDV du lịch Việt Nam nói tiếng Pháp.
Phần thứ ba của luận án tổng hợp kết quả của mảng thứ hai của đề tài nghiên
cứu, tức khóa học thuyết trình cho HDV, bao gồm : thiết kế một mô đun dạy thuyết
trình theo phương pháp tình huống-vấn đề, giảng dạy thử nghiệm và phân tích kết quả
của thử nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng giáo trình trong tương lai. Phần phương
pháp thiết kế và thử nghiệm giáo trình này sẽ được trình bày trong chương 9.
Cuối cùng, trong phần kết luận, chúng tôi sẽ tóm lược những đóng
góp của luận án cũng như các đường hướng nghiên cứu trong tương lai.
3
PHẦN MỘT : BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 1. Đào tạo hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Pháp tại Việt Nam
Từ khi mở cửa ra thế giới, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam không
ngừng tăng lên, đạt 10 triệu lượt khách trong năm 2016 và 10,9 triệu trong năm 2017.
Trong hoàn cảnh này, một thị trường các dịch vụ đón khách nước ngoài tại Việt Nam
đã được hình thành, bao gồm các công ty du lịch thiết kế tour trực tiếp theo đơn đặt
hàng của khách lẻ (B2C) hay các công ty tổ chức việc đón tiếp khách, làm đại lý cho
các công ty lữ hành chuyên gom khách đoàn có trụ sở tại nước sở tại của khách (B2B).
Bối cảnh này cũng tạo điều kiện cho du lịch Pháp ngữ tại Việt Nam phát triển
mạnh. Hàng năm chúng ta đón khoảng 300 000 lượt khách nói tiếng Pháp, tuy nhiên số
lượng HDV quốc tế ngôn ngữ Pháp (có thẻ) hiện chỉ có 1 330 người. Trên thực tế, số
lượng này chắc còn ít hơn do nhiều HDV có thẻ mà không hành nghề.
Theo quy định, để có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề (thẻ hướng
dẫn viên), các ứng viên phải có trình độ tiếng Pháp bậc đại học, hoặc bằng DELF trình
độ B2. Trên thực tế, đa phần các HDV đều tốt nghiệp các khoa tiếng Pháp của các
trường đại học, vì vậy về cơ bản họ có trình độ tiếng Pháp tốt. Những năm gần đây,
môn Tiếng Pháp du lịch đã được đưa vào chương trình đào tạo, những chỉ cung cấp cho
các HDV tương lai những khái niệm cơ bản của ngành du lịch, mà không đi xa hơn
trong các tình huống giao tiếp tiêu biểu của nghề HDV du lịch Pháp ngữ.
Để có thể hành nghề HDV quốc tế nói tiếng Pháp, sinh viên tốt nghiệp ngành
tiếng Pháp của các trường đại học phải tham gia một khóa học, lấy chứng chỉ HDV bằng
tiếng Việt. Khóa học này cung cấp cho ho những kiến thức cơ bản (lịch sử, địa lý) và
chuyên ngành (kinh tế du lịch, tâm lý khách hàng, nghiệp vụ hướng dẫn) Các học
viên củng được học cách thuyết trình, nhưng môn này chỉ chiểm một phần rất nhỏ trong
chương trình.
Tóm lại, nhu cầu về HDV du lịch nói tiếng Pháp là có thực, tuy nhiên quá trình
đào tạo còn một số bất cập, và không có một chuyên ngành đào tạo hướng nghiệp nào
dành riêng cho họ. Các HDV tiếng Pháp mới vào nghề đủ trình độ tiếng Pháp để thực
hiện các tình huống giao tiếp cơ bản với khách, nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc
chuẩn bị và thực hiện các bài thuyết trình bằng tiếng Pháp, do chưa từng học kỹ năng
này trên ghế nhà trường.
Chương 2 : Bối cảnh của cơ sở đào tạo nơi thực hiện đề tài nghiên cứu
Được thành lập năm 1967, khoa tiếng Pháp trường Đại học Hà Nội vốn có
truyền thống đào tạo cử nhân tiếng Pháp, định hướng biên phiên dịch. Những năm gần
đây, Khoa cố gắng đa dạng hóa các ngành đào tạo theo xu hướng chung của các khoa
tiếng nước ngoài trong trường. Sự chuyển mình mạnh mẽ này được thể hiện bằng việc
4
mở ngành đào tạo mới - Truyền thông doanh nghiệp bằng tiếng Pháp – và đào tạo cử
nhân Ngôn ngữ Pháp đinh hướng nghề : Biên Phiên dịch và Du lịch. Lý do lựa chọn
định hướng du lịch chủ yếu do lĩnh vực này mang lại nhiều việc làm cho sinh viên tốt
nghiệp tại Khoa trong những năm gần đây.
Để chuẩn bị cho việc triển khai định hướng Du lịch, từ năm 2012, Khoa đã
thực hiện điều tra với một số chuyên gia ngành du lịch Pháp ngữ để liệt kê danh sách
các nghề có nhu cầu tuyển dụng cao trong lĩnh vực này. Từ đó, chúng tôi đã xác định
hai nghề cho định hướng Du lịch của chương trình cử nhân Ngôn ngữ Pháp : nhân viên
văn phòng du lịch và HDV du lịch. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi đặc biệt có ý nghĩa
thực tiễn với chương trình đào tạo này : các môn chuyên ngành được dạy từ học kỳ 5
bao gồm 39 tín chỉ, trong đó có 3 tín chỉ dành cho môn « Giao tiếp du lịch định hướng
nghề hướng dẫn viên du lịch ». Mô đun dạy thuyết trình cho HDV du lịch tiếng Pháp sẽ
là nội dung chính của môn học này.
Chương 3. Xác định lĩnh vực nghiên cứu
Với mục đích giảng dạy thuyết trình theo loại hình diễn ngôn và thông qua các
tình huống – vấn đề, nghiên cứu của chúng tôi nằm giữa hai lĩnh vực lớn là phương
pháp giảng dạy tiếng Pháp như một ngoại ngữ và khoa học giáo dục.
Trong lĩnh vực phương pháp giảng dạy tiếng Pháp như một ngoại ngữ, đề tài
của chúng tôi thuộc về các nghiên cứu giảng dạy tiếng Pháp theo mục đích chuyên biệt
(FOS), trong đó đặc thù chính là việc thiết kế các khóa học dựa hoàn toàn trên nhu cầu
của người học : thu thập các tình huống giao tiếp đích và các loại hình diễn ngôn dạng
viết hay nói điển hình trong các tình huống đó, thu thập các dữ liệu ngôn ngữ thực tế
chọn lọc, xử lý và sử dụng làm học liệu. Cho dù khóa học mà chúng tôi thiết kế thuộc
về tiếng Pháp chuyên ngành du lịch thì các bước triển khai cũng thể hiện định hướng
nghề cụ thể (HDV du lịch tiếng Pháp) và khai thác một thể loại diễn ngôn cụ thể (thuyết
trình) trong các tình huống giao tiếp đặc thù của nghề này.
Chúng tôi cũng áp dụng xu hướng mới của lĩnh vực giảng dạy tiếng Pháp như
một ngoại ngữ, đó là tiếp cận qua hành động. Trong khóa học của chúng tôi, người học
- các HDV tương lai – được coi như những chủ thể xã hội, sử dụng tiếng Pháp trong các
hoạt động nghề nghiệp của họ, trong giao tiếp với người bản ngữ, chính là khách du lịch
Pháp ngữ. Họ sử dụng tiếng Pháp để thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp cụ thể, trong
đó mỗi nhiệm vụ lại đòi hỏi ở HDV không chỉ những kỹ năng ngôn ngữ mà còn cả
những kỹ năng chung và nghề nghiệp. Mỗi hành động diễn ra trong một môi trường cụ
thể và thuộc về một trường hành động cụ thể, thuộc về lĩnh vực dịch vụ đón tiếp khách
du lịch quốc tế. Bối cảnh này đặt ra một số yêu cầu cụ thể dối với HDV, được chúng tôi
thể hiện trong các tình huống – vấn đề thiết kế trong giáo trình. Các hoạt động ngôn ngữ
của HDV vừa là hoạt động nhận thức và diễn đạt, thường là nghe hiểu và diễn đạt nói.
5
Để có thể thực hiện các nhiệm vụ của mình, HDV phải huy động các nguồn trí lực, các
công cụ và lực lượng trợ giúp cùng các chiến lược khác nhau. Đây là nội dung chính
của khoa học mà chúng tôi thiết kế.
Giảng dạy theo loại hình diễn ngôn cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng mới
của phương pháp giảng dạy tiếng Pháp như một ngoại ngữ theo Khung năng lực ngôn
ngữ châu Âu (CECR), trong đó trình độ kỹ năng giao tiếp trong ngoại ngữ tiếng Pháp
được xác định thông qua việc làm chủ các loại hình diễn ngôn của người học.
Trong khoa học giáo dục, nghiên cứu của chúng tôi thuộc về phương pháp dạy
nghề, bởi chúng tôi dạy một thể loại diễn ngôn (thuyết trình) của một nghề (HDV du
lịch tiếng Pháp tại Việt Nam) và phân tích cách chuẩn bị và trình bày thuyết trình thường
thấy của HDV Việt Nam nói tiếng Pháp cũng như đặc thù ngôn ngữ của thể loại này,
trên cơ sở đó xây dựng một khung năng lực nghề của HDV du lịch tiếng Pháp, phần kỹ
năng thuyết trình. Quá trình này dựa trên các lý thuyết về phương pháp giảng dạy nói
chung của ngành giáo dục học. Việc thiết kế khóa học có vận dụng các phương pháp
trong lĩnh vực công nghệ giáo dục, và việc ứng dụng các tình huống – vấn đề trong thiết
kế khóa học đi theo các trường phái kiến tạo xã hội (socioconstructive) và tương tác
(interactive) trong khoa học giáo dục.
Trong khi tìm hiểu các nghiên cứu cùng lĩnh vực, chúng tôi nhận thấy các
nghiên cứu về phân tích diễn ngôn trong lĩnh vực du lịch chủ yếu phân tích thể loại viết,
chỉ có một luận án tiến sĩ nghiên cứu các bài thuyết trình của HDV tại một nước châu
Phi, nhưng theo đường hướng so sánh với các đoạn có cùng chủ đề trong các sách cẩm
nang du lịch. Trong lĩnh vực thiết kế các khóa học tiếng Pháp du lịch cho người Việt
Nam, có vài nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, nhưng cũng chủ yếu khai thác các tài liệu
viết, và không dạy thử nghiệm trong hầu hết các trường hợp. Phương pháp tình huống
– vấn đề bắt nguồn từ thực tế giảng dạy các môn khoa học ở phổ thông và tiếng Pháp
như tiếng mẹ đẻ tại Pháp, sau này được phát triển trong giảng dạy đại học. Trong giáo
học pháp tiếng Pháp thường nói đến phương pháp tiếp cận theo nhiệm vụ, học bằng dự
án và các trò chơi giả tưởng mà không nói đến phương pháp tình huống – vấn đề.
Tóm lại, dù nghiên cứu của chúng tôi thuộc về lĩnh vực phương pháp giảng
dạy tiếng Pháp theo mục dích chuyên biệt (FOS), nhưng khi áp dụng phương pháp tình
huống- vấn đề, chúng tôi có sử dụng các nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghệ giáo dục,
và phương pháp tiếp cận của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với đường hướng hành động,
vốn là xu thế hiện hành của giáo học pháp tiếng Pháp. Chúng tôi cũng sử dụng các khái
niệm của ngành giáo học pháp đại cương, và nghiên cứu của chúng tôi rất gần với các
nghiên cứu trong lĩnh vực phương pháp dạy nghề, chuyên ngành phân tích diễn ngôn
trong hoạt động nghề nghiệp. Trong số các nghiên cứu hướng tới xây dựng các khóa
học tiếng Pháp du lịch dựa trên phân tích diễn ngôn, luận án của chúng tôi là một trong
số ít ỏi những nghiên cứu phân tích diễn ngôn dạng nói và có thực hiện dạy thử nghiệm.
6
Chương 4 : Phân tích diễn ngôn trong giảng dạy ngoại ngữ
Có rất nhiều định nghĩa về diễn ngôn nhưng chúng tôi lựa chọn định nghĩa của
Mainguenau (Mainguenau & Charaudeau, 2002) : diễn ngôn là một tổ chức liên câu có
định hướng, thể hiện tác động qua lại và tuân theo những chuẩn mực, là một dạng hành
động có hoàn cảnh cụ thể, do một chủ thể chịu trách nhiệm và nằm trong một trường
diễn ngôn. Định nghĩa này cho phép chúng tôi xem xét các bài thuyết trình của HDV
Việt Nam nói tiếng Pháp - đối tượng nghiên cứu của đề tài – trong phần hai của nghiên
cứu này dưới nhiều góc độ khác nhau của diễn ngôn. .
Cũng giống như diễn ngôn, các định nghĩa về thể loại diễn ngôn có rất nhiều,
nhưng chúng tôi lựa chọn định nghĩa của Charaudeau (Mainguenau & Charaudeau,
2002), theo đó thể loại diễn ngôn được xác định bởi hoàn cảnh ra đời, tức « các yếu tố
tâm lý, xã hội kết hợp với các thành tố về tình huống và giao tiếp » (Charaudeau, 1995b).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn lý thuyết về hợp đồng giao tiếp của
Charaudeau, bao gồm vị thế xã hội và bản sắc diễn ngôn của chủ thể phát ngôn, các yếu
tố liên quan đến nội dung phát ngôn và hoàn cảnh phát ngôn, các chiến thuật diễn ngôn
- để xác định các đặc điểm của các bài thuyết trình của HDV Việt Nam nói tiếng Pháp.
Các phân tích này được bổ sung với danh sách các phương thức chuẩn bị và trình bày
các bài thuyết trình phổ biến trong giới HDV Việt Nam nói tiếng Pháp. Phân tích cũng
đề cập đến những đặc tính của diễn ngôn dạng nói.
Giảng dạy theo thể loại được biết đến nhiều trong giảng dạy tiếng Pháp như
một ngoại ngữ, từ đường hướng giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ những năm 70 đến
giai đoạn hậu Khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu trong những năm gần đây. Trong
chương chình giảng dạy tiếng Pháp phục vụ các môn học tại trường phổ thông tại các
nước dạy tiếng Pháp như một bản ngữ, phương pháp này cũng được đề cập đến nhiều,
nhất là từ phong trào cải cách chương trình từ những năm 2000. Khi xây dựng khóa học
thuyết trình cho HDV tương lai, chúng tôi đi theo xu hướng mới trong lĩnh vực giảng
dạy tiếng Pháp theo mục đích chuyên biệt, theo đó mục đích chính của việc dạy – học
ngoại ngữ chính là làm chủ các thể loại diễn ngôn, đồng thời khả năng hiểu và biểu đạt
các thể loại diễn ngôn đặc thù trong từng hoàn cảnh giao tiếp là một kỹ năng cơ bản
trong việc hòa nhập xã hội và trong công việc của người học. Quá trình thiết kế, thử
nghiệm và đánh giá khóa học dạy thuyết trình cho HDV của chúng tôi đi theo các bước
cơ bản được Bronckart & Dolz (1999) đề ra cho việc dạy ngôn ngữ thông qua thể loại.
Việc phân tích diễn ngôn của thể loại đích dựa trên lý thuyết hợp đồng giao tiếp của
Charaudeau và có nhiều điểm chung với mô hình Phân tích diễn ngôn trung gian
(Scollon, 2005). Chúng tôi vừa phân biệt diễn ngôn được mong chờ và diễn ngôn được
thực hiện trên thực tế, vừa chú ý đến hoạt động của chủ thể diễn ngôn trong quá trình
chuẩn bị và thực hiện diễn ngôn, xem xét các đặc điểm mang tính cá nhân của chủ thể
diễn ngôn khi phân tích các diễn ngôn cùng thể loại.
7
Chương 5 : Phương pháp tình huống – vấn đề và vị trí của phương pháp
này trong các chương trình đào tạo hướng nghiệp
Không chỉ là một khái niệm, tình huống – vấn đề còn là một tình huống sư
phạm, một phương pháp giảng dạy, một đường hướng trong khoa học giáo dục. Nó bao
hàm một triết lý, triết lý của sự ngạc nhiên và khai phóng, trong đó người học được đặt
trước những trở ngại, trong những tình huống phức tạp và gần với thực tiễn, phải huy
động nhiều chiến thuật tư duy để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể, nhằm vượt qua các trở
ngại đồng thời đạt mục đích học tập và lĩnh hội các kỹ năng mà chương trình học hướng
tới. Trên con đường khám phá này, người học được chỉ dẫn theo một lộ trình chặt chẽ,
trong đó đan xen các xung đột xã hội – tri nhận, các đột phá về phương pháp tri nhận
và hướng dẫn của người dạy.
Dưới góc nhìn của người dạy, việc thiết kế các tình huống giảng dạy này phải
theo một quy trình chặt chẽ, đòi hỏi ở người thiết kế chương trình hoặc/và giáo viên
đứng lớp không chỉ có vốn kiến thức chuyên môn vững chắc, mà còn hiểu biết sâu sắc
tình trạng nhận thức của người học về nội dung học tập, điều chỉnh những nhận thức đó
nhằm đạt được mục đích học tập đề ra. Sự hiểu biết này cũng quyết định tình huống
được lựa chọn, độ khó và độ phức tạp của vấn đề, cách đặt vấn đề và phương thức tổ
chức các hoạt động học tập. Đánh giá quá trình giải quyết vấn đề là thời điểm vô cùng
quan trọng để nhấn mạnh tầm quan trọng không phải của đáp án đưa ra, mà là quá trình
giải quyết vấn đề và những thay đổi nhận thức của người học, chính là kết quả của việc
học.
Trong giáo học pháp đào tạo nghề, tình huống – vấn đề là phương pháp được
coi trọng trong các chương trình giảng dạy tại trường nghề, dựa trên việc phân tích các
hành vi nghề nghiệp phổ biến, với mục đích dạy một hoạt động nghề nghiệp nào đó.
Được đặt trong một tình huống nghề nghiệp nhất định, vấn đề được lựa chọn có thể
mang nặng tính lý thuyết hơn hay mang nặng tính thực hành hơn. Tuy nhiên, một giáo
trình dựa trên tình huống phải có bốn thuộc tính, bao gồm : tính tương tác giữa thao tác
của người học và « câu trả lời » của giáo trình, độ chân thực của các hành vi nghề nghiệp
phổ biến được đem ra giảng dạy, tính vấn đề và các tình huống lặp lại với độ khó tăng
dần trong tiến trình giảng dạy.
Trong giảng dạy đại học, giải quyết vấn đề vừa là chiến thuật giảng dạy, vừa
là mục đích cần theo đuổi, bởi quá trình giải quyết vấn đề kích ho