Tóm tắt Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quyết Thắng, tỉnh Kon Tum

Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum là một chi nhánh loại II nằm trên địa bàn thành phố Kon Tum gần khu thương mại đa phần là các hộ kinh doanh buôn bán nên hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây khá phát triển. Đối tượng khách hàng vay của Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum chủ yếu là KHCN. Trong những năm qua Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động này. Mặc dù đã trải qua nhiều năm hoạt động, có tiềm lực tài chính cùng với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, nhưng ngân hàng vẫn gặp không ít khó khăn khi phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh do phải cạnh tranh với nhiều NHTM khác trên cùng địa bàn. Nhận thấy tầm quan trọng cũng như những vấn đề mà Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum đang gặp phải trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCNKD. Chính vì vậy, tập trung nghiên cứu thực tế hoạt động cho vay KHCNKD để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum là hết sức cần thiết và cấp bách đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Quyết Thắng tỉnh Kon Tum , làm đề tài luận văn tốt nghiệp

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quyết Thắng, tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VŨ LÂM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUYẾT THẮNG, TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. HỒ HỮU TIẾN Phản biện 1: PGS.TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum là một chi nhánh loại II nằm trên địa bàn thành phố Kon Tum gần khu thương mại đa phần là các hộ kinh doanh buôn bán nên hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây khá phát triển. Đối tượng khách hàng vay của Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum chủ yếu là KHCN. Trong những năm qua Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động này. Mặc dù đã trải qua nhiều năm hoạt động, có tiềm lực tài chính cùng với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, nhưng ngân hàng vẫn gặp không ít khó khăn khi phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh do phải cạnh tranh với nhiều NHTM khác trên cùng địa bàn. Nhận thấy tầm quan trọng cũng như những vấn đề mà Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum đang gặp phải trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCNKD. Chính vì vậy, tập trung nghiên cứu thực tế hoạt động cho vay KHCNKD để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum là hết sức cần thiết và cấp bách đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Quyết Thắng tỉnh Kon Tum , làm đề tài luận văn tốt nghiệp 2. Mục tiêu nghiên cứu a) Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum để đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động này của chi nhánh 2 b) Nhiệm vụ nghiên cứu: - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHCNKD tại Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum - Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum c) Câu hỏi nghiên cứu: - Đặc điểm, vai trò của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại? Hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh bao gồm những vấn đề gì? Kết quả hoạt động cho vay KHCNKD của NHTM được phản ánh qua những tiêu chí nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCNKD của NHTM? -Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum diễn ra như thế nào? Những thành công và hạn chế của chi nhánh trong hoạt động này ? Nguyên nhân của những hạn chế ? - Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum và các chủ thể liên quan cần làm gì để hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của chi nhánh? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là thực tiễn hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum. Đối tượng khảo sát là các chuyên viên tín dụng lâu năm, Trưởng phòng HSX&CN hội sở, phó giám đốc phụ trách tín dụng, Trưởng phòng KHKD Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum 3 để nắm rõ các quy trình quản lý cho vay, các Chính sách cho vay các sản phẩm cho vay, những thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm trong hoạt động cho vay KHCNKD. Từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay đối với các khách hàng. b) Phạm vi nghiên cứu luận văn: - Về nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động cho vay của NHTM. Trong đó, chỉ nghiên cứu về cho vay đối tượng khách hàng cá nhân vay vốn để kinh doanh (cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân), - Về không gian: Nghiên cứu tại Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm: 2015 đến 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: a) Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu thứ cấp: b) Phương pháp thống kê phân tích: c. Phương pháp phỏng vấn: e. Phương pháp phân tích diễn giải: Phương pháp này sử dụng để phân tích và tổng kết kinh nghiệm để phát hiện các vấn đề cần giải quyết, nêu lên giả thiết về mối liên hệ có tính qui luật giữa các tác động và kết quả của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh và đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Về khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cho vay KHCNKD của NHTM. - Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng, nhận định những thành công, hạn chế cùng nguyên nhân để đề xuất khuyến nghị nhằm 4 hoàn thiện hoạt động cho vay KHCNKD tại Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum. 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các từ viết tắt, lời cam đoan, luận văn dự kiến gồm có 3 chương: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại. - Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động cho vay KHCNKD tại Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum. - Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay KHCNKD tại Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài này, bản thân đã tìm hiểu các tài liệu, các công trình nghiên cứu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại các ngân hàng thương mại. Dưới đây là một số đề tài, bài báo tiêu biểu có liên quan đến đề tài mà cá nhân đã nghiên cứu: a) Các đề tài thạc sĩ liên quan đã được bảo vệ tại trường Đại học Đà Nẵng: b) Các bài báo liên quan trên các tạp chí chuyên ngành: c) Các nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Quyết Thắng tỉnh Kon Tum (Viết tắt là Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum): d) Khoảng trống nghiên cứu: 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM a) Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh: b) Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh: 1.1.3. Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM a) Đối với ngân hàng: b) Đối với khách hàng: c) Đối với nền kinh tế: 1.1.4. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM a) Phân loại theo thời hạn cho vay: b) Phân theo phương thức cho vay: c) Phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay: d) Phân theo lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh: 1.1.5. Rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự 6 phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của các tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Như vậy, rủi ro tín dụng trong cho vay KHCNKD của NHTM là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của NHTM do KHCNKD không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Trong cho vay KHCNKD, rủi ro tín dụng thường xảy ra do những nguyên nhân sau: a) Nguyên nhân từ phía ngân hàng: b)Nguyên nhân từ phía khách hàng: c) Các nguyên nhân khác: 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM 1.2.1. Mục tiêu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM Trong lĩnh vực cho vay nói chung và cho vay KHCNKD nói riêng NHTM thường hướng đến các mục tiêu: tăng trưởng qui mô cho vay, hợp lý hóa cơ cấu cho vay, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay, tăng cường bán chéo sản phẩm, kiểm soát được rủi ro tín dụng và nâng cao kết quả tài chính đạt được. 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM. NHTM thường lựa chọn một trong hai mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay: mô hình tập trung và mô hình chuyên môn hóa. 7 1.2.3. Những hoạt động mà NHTM thƣờng thực hiện để cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh a) Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu KHCNKD b) Hoạch định và thực thi chính sách marketing phù hợp * Chính sách sản phẩm dịch vụ. * Chính sách lãi suất và phí dịch vụ liên quan * Chính sách phân phối * Chính sách truyền thông, quảng bá chăm sóc khách hàng * Chính sách nguồn nhân * Chính sách cơ sở vật chất * Chính sách về quy trình c. Kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng: Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc NHTM sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để phòng ngừa, giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng; giảm thiểu những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, những ảnh hưởng không mong đợi trong hoạt động cho vay. 1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM Kết quả hoạt động cho vay KHCNKD có thể được phản ánh qua các tiêu chí: Quy mô cho vay KHCNKD, thị phần cho vay, cơ cấu cho vay, chất lượng dịch vụ, mức độ rủi ro tín dụng, kết quả bán chéo sản phẩm và kết quả tài chính của hoạt động cho vay KHCNKD. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM a) Nhân tố bên ngoài ngân hàng: b) Các nhân tố bên trong ngân hàng: 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH AGRIBANK QUYẾT THẮNG KON TUM 2.1. GIỚI THIỆU CHI NHÁNH AGRIBANK QUYẾT THẮNG KON TUM 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Agribank Quyết Thắng 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh a) Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Agribank Quyết Thắng- Kon Tum từ năm 2015-2017 Xác định huy động vốn là chỉ tiêu quyết định trong thực hiện kế hoạch kinh doanh. Nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng trưởng. Có được kết quả này là do ngân hàng đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp và kênh huy động có hiệu quả, chú trọng vào làm tốt hoạt động chăm sóc khách hàng, mở rộng thị trường. Kết quả hoạt động huy động vốn qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động giai đoạn 2015-2017 tại chi nhánh Agribank Quyết Thắng- Kon Tum Qua bảng số liệu ta thấy kết quả huy động vốn ở thời kỳ 2015- 2017 của Chi nhánh Agribank Quyết Thắng KonTum luôn có mức tăng trưởng ổn định và vững chắc, tổng nguồn vốn huy động đến năm 2017 tăng đều so với năm trước đó. Cụ thể, nguồn vốn huy động năm 2016 tăng 6,5 % so với năm 2015, và năm 2017 tăng 15,43 % so 9 với năm 2016. Nguồn tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm đều tăng ổn định, đây cũng là nguồn tiền quan trọng đảm bảo hoạt động ngân hàng có thể đạt được hiệu quả tốt nhất và có thể giúp ngân hàng luôn trong tình trạng thanh khoản tốt nhất. Theo cơ cấu về kỳ hạn của tiền gửi, nguồn vốn có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn năm 2015 là 90,92% trên tổng nguồn.Trong đó: nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 58,74% trên tổng nguồn; năm 2016 chiếm 91,2% trên tổng nguồn; năm 2017 chiếm 92,6% trên tổng nguồn. b). Kết quả cho vay tại chi nhánh Agribank Quyết Thắng- Kon Tum từ năm 2015-2017 Dư nợ và chất lượng tín dụng là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Vì hiện nay thu nhập chủ yếu của ngân hàng là thu lãi từ cho vay, có tăng trưởng được dư nợ thì mới có thu nhập. Số liệu chi tiết thể hiện tình hình cho vay qua các năm 2015 – 2017 như sau: Bảng 2.2. Dư nợ cho vay giai đoạn 2015-2017 tại chi nhánh Agribank Quyết Thắng- Kon Tum Nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2015 đạt 264.315 triệu đồng, năm 2016 đạt 327.320 triệu đồng tương ứng tăng 63.005 triệu đồng, tỷ lệ tăng 23,83% so với năm 2015. Trong năm 2017 đạt 453.934 triệu đồng tăng so với năm 2016 là 126.614 triệu đồng, tỷ lệ tăng 38,68% so với năm 2016. Mặt khác, trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 do Chính sách của Nhà nước về ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn theo Nghị định 55, nên lãi suất cho vay ngắn hạn giảm mạnh chỉ còn 6-7%/năm, còn lãi suất trung, dài hạn là từ 9,5% - 10,5%/năm. Chính vì lãi suất có sự chênh lệch lớn giữa các kỳ hạn 10 cho vay như vậy. Để tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động cho vay nên trong thời gian qua Chi nhánh Agribank Quyết Thắng cần nổ lực tìm kiếm khách hàng để tăng dư nợ cho vay trung, dài hạn. c. Kết quả tài chính của chi nhánh Agribank Quyết Thắng- Kon Tum từ năm 2015-2017. Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum mục tiêu là đạt mức lợi nhuận cao nhất đồng thời mức độ rủi ro ở mức thấp mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng qui định của NHNN và của Agribank. Bảng 2.3. Kết quả tài chính giai đoạn 2015-2017 tại chi nhánh Agribank Quyết Thắng- Kon Tum Qua bảng 2.3 về kết quả nhìn chung tình hình tài chính của Chi nhánh trong 3 năm gần nhất có một số khó khăn. Chênh lệch thu- chi không ổn định và có năm còn có xu hướng giảm. Chênh lêch thu – chi + Lương của năm 2017 là 4.68 tỷ đồng, giảm so với năm 2015 (5.905 tỷ đ). Nguyên nhân chính theo đánh giá của Chi nhánh là do: cơ cấu dư nợ trung hạn ít dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra thấp; thu nợ XLRR thấp, nợ bán cho VAMC chưa thu được; địa bàn kinh doanh đa phần là kinh doanh buôn bán nên cơ cấu dư nợ trung hạn thấp; cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt. 2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH , AGRIBANK QUYẾT THẮNG – KON TUM 2.2.1. Đặc điểm môi trƣờng cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của Chi nhánh Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum là một chi nhánh loại II nằm trên địa bàn thành phố Kon Tum gần khu thương mại đa phần là các hộ kinh doanh buôn bán nên hoạt động sản xuất kinh 11 doanh ở đây khá phát triển. Đối tượng khách hàng vay của Agribank Quyết Thắng Kon Tum chủ yếu là KHCN; ngoài ra còn có 03 xã có ranh giới liền kề chủ yếu buôn bán nhỏ và chăn nuôi trồng trọt. Tính đến năm 2017, tỉnh Kon Tum có 1 thành phố và 9 huyện với dân số đạt gần 507,8 nghìn người, mật độ dân số đạt 52 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 180,7 ngìn người, chiếm 35,58% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 399,1 ngìn người, chiếm 64,42% dân số. Dân số nam đạt 270,6 ngìn người, trong khi đó nữ đạt 237,2 ngìn người. 2.2.2. Mục tiêu hoạt động cho vay khách hàng CNKD trong thời gian qua của Chi nhánh Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum đề ra mục tiêu cụ thể đối với hoạt động CVKHCNKD để thực hiện: - Hằng năm, nỗ lực tăng trưởng dư nợ KHCNKD từ 15-18%; số lượng khách hàng CNKD trên 15%, nợ xấu < 1% trên tổng dư nợ KHCNKD. - Tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn lên 30% trên tổng dư nợ. - Thu dịch vụ: Tăng tối thiểu 30% so với năm trước liền kề; - Tài chính: Tăng tối thiểu 10% so với năm trước liền kề. Nhìn chung mục tiêu của Chi nhánh Agribank Quyết Thắng Kon Tum phù hợp với chiến lược kinh doanh và phù hợp với xu thế chung của thị trường. 2.2.3. Tổ chức quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh trong thời gian qua của Chi nhánh Chi nhánh tổ chức hoạt động cho vay thực hiện theo đúng quy định tại quyết định số 149/QĐ-HĐTV-TCKT ngày 28/02/2014, hiệu lực từ 01/4/2014,của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam về “Ban hành quy định tổ chức giao dịch với khách hàng trong hệ thống 12 Agribank”, Theo đó, có hai bộ phận chính: - Bộ phận Tín dụng. - Bộ phận Kế toán. Về quy trình cụ thể trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh, chi nhánh thực hiện theo các quy định tại quyết định số 839/QĐ-NHNo-HSX của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam, ban hành ngày 25/5/2017 về “Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Quy định cụ thể các bước như sau: a) Tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách hàng vay vốn b) Thẩm định khoản vay c) Kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định d) Quyết định khoản vay, e) Soạn thảo Hợp đồng Tín dụng, f) Giải ngân khoản vay, g) Kiểm tra, giám sát khoản vay, 2.2.4. Những hoạt động mà Chi nhánh đã thực hiện để cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh a) Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu KHCNKD Việc nghiên cứu địa bàn tại chi nhánh chưa thật sự bài bản, Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên biệt nghiên cứu thì trường mà việc nghiên cứu thị trường mới dừng lại ở việc cán bộ phụ trách địa bàn tự tìm hiểu để phục vụ cho công việc của riêng mình. b) Hoạch định và thực thi chính sách marketing - Chính sách sản phẩm dịch vụ: Hiện nay, Chi nhánh đã triển khai các sản phẩm cho vay KHCNKD như: Cho vay ngắn hạn theo hạn mức hoặc từng lần đối với hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh; cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ 13 gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ; cho vay theo nguồn vốn ủy thác đầu tư, Nhìn chung, các sản phẩm cho vay này cơ bản đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Một sản phẩm nữa cũng đang được Chính phủ khuyến khích đầu tư đó là cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (trong đó có các doanh nghiệp tư nhân), hộ gia đình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc đầu tư vào nông nghiệp sạch nhưng chi nhánh chưa triển khai; nguyên nhân do chưa có khách hàng đầu tư vào lĩnh vực này. - Chính sách giá dịch vụ: Trong cho vay, chính sách giá thể hiện chủ yếu qua lãi suất cho vay và phí, Hiện nay Agribank quy định lãi suất cho vay thông thường VND áp dụng đối với ngắn hạn tối đa là 10,5%; cho vay trung, dài hạn tối thiểu 11%, Tùy theo mục đích vay của khách hàng khác nhau được áp dụng mức lãi suất khác nhau. - Chính sách phân phối: Hiện nay ngoài kênh phân phối trực tiếp tại trụ sở chi nhánh, Agribank Việt Nam đã triển khai thêm kênh phân phối qua tổ cho vay lưu động, tổ vay vốn tại các khu dân cư, Tuy nhiên, chi nhánh chưa triển khai các kênh phân phối này. - Chính sách Quảng bá. - Chính sách chăm sóc khác hàng - Chính sách Nguồn nhân lực - Chính sách Quy trình dịch vụ. - Chính sách cơ sở vật chất c) Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc làm thường xuyên từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, Ngoài việc xử lý nợ xấu, chi nhánh tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để cải thiện hoạt động kinh doanh của chi nhánh, Kinh nghiệm từ những tồn tại của chi nhánh, cán bộ làm công tác tín dụng và lãnh đạo chi nhánh rất quan tâm đến việc kiểm 14 soát rủi ro tín dụng; khoản vay được kiểm soát chặt chẽ từ khi nhận hồ sơ cho đến khi thu hồi khoản vay, Gần như tất cả khoản vay mới đều được Trưởng phòng KHKD hoặc lãnh đạo phụ trách phòng KHKD đi thẩm định chung với cán bộ tín dụng, Hàng tuần, Trưởng phòng KHKD đều thực hiện sao kê các khoản nợ đến hạn, các khoản nợ quá hạn để nắm tình hình và
Luận văn liên quan