Tóm tắt Luận án An ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật quốc tế và thực tiễn của Việt Nam

Đóng góp một vai trò quan trọng cho thương mại quốc tế với hơn 90% khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, ngành hàng hải càng phát triển, thì an ninh tàu biển, cảng biển càng bị đe dọa bởi nhiều hiểm họa. Trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm quản lý, bảo đảm an ninh hàng hải, Liên Hợp quốc, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), các tổ chức quốc tế khu vực cùng các quốc gia đã soạn thảo, ban hành nhiều văn bản pháp lý về ANHH đối với tàu biển, cảng biển, tạo cơ sở cho các quốc gia thành viên nội luật hóa và thực thi trong hệ thống pháp luật quốc gia. Nhận thức rõ vai trò của bảo đảm ANHH đối với tàu biển, cảng biển trong sự phát triển của ngành hàng hải, Việt Nam đã sớm phê chuẩn và gia nhập các công ước quốc tế về ANHH và luật hóa các quy định đó vào trong pháp luật quốc gia. Nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam về ANHH đối với tàu biển, cảng biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với Việt Nam bởi hơn lúc nào hết ANHH đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam hiện đang bị đe dọa bởi nhiều hiểm họa trong khi hệ thống pháp luật quốc gia về ANHH đối với tàu biển, cảng biển còn chưa đầy đủ, tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn thi hành và cần có một hệ thống các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường bảo đảm ANHH. Trước những đòi hỏi cấp thiết đó, NCS đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “An an hàng hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật quốc tế và thực tiễn của Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho mình.

pdf28 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án An ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LƯƠNG THỊ KIM DUNG AN NINH HÀNG HẢI ĐỐI VỚI TÀU BIỂN, CẢNG BIỂN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Quốc Tế Mã số: 9 38 01 08 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀNỘI–2019 Công trình được hoàn thành tại : TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp Phản biện 2: PGS.TS. Đoàn Năng Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Trung Tín Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1) Thư viện Quốc gia 2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đóng góp một vai trò quan trọng cho thương mại quốc tế với hơn 90% khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, ngành hàng hải càng phát triển, thì an ninh tàu biển, cảng biển càng bị đe dọa bởi nhiều hiểm họa. Trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm quản lý, bảo đảm an ninh hàng hải, Liên Hợp quốc, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), các tổ chức quốc tế khu vực cùng các quốc gia đã soạn thảo, ban hành nhiều văn bản pháp lý về ANHH đối với tàu biển, cảng biển, tạo cơ sở cho các quốc gia thành viên nội luật hóa và thực thi trong hệ thống pháp luật quốc gia. Nhận thức rõ vai trò của bảo đảm ANHH đối với tàu biển, cảng biển trong sự phát triển của ngành hàng hải, Việt Nam đã sớm phê chuẩn và gia nhập các công ước quốc tế về ANHH và luật hóa các quy định đó vào trong pháp luật quốc gia. Nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam về ANHH đối với tàu biển, cảng biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với Việt Nam bởi hơn lúc nào hết ANHH đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam hiện đang bị đe dọa bởi nhiều hiểm họa trong khi hệ thống pháp luật quốc gia về ANHH đối với tàu biển, cảng biển còn chưa đầy đủ, tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn thi hành và cần có một hệ thống các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường bảo đảm ANHH. Trước những đòi hỏi cấp thiết đó, NCS đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “An an hàng hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật quốc tế và thực tiễn của Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về 2 ANHH đối với tàu biển, cảng biển, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật quốc tế và Việt Nam về ANHH đối với tàu biển, cảng biển và đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường bảo đảm ANHH của Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của Luận án là ANHH đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật quốc tế hiện đại. Luận án chỉ nghiên cứu về một số hiểm họa chính của ANHH. Khu vực biển Đông được tập trung nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, tổng hợp, thông kê, so sánh.để làm sáng tỏ vấn đề. 5. Những đóng góp mới của đề tài Luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên, toàn diện về ANHH đối với tàu biển, cảng biển dưới góc độ luật pháp quốc tế tại Việt Nam. Luận án làm sâu sắc thêm hệ thống lý luận về ANHH đối với tàu biển, cảng biển, khái quát được nội dung, bản chất của ANHH đối với tàu biển, cảng biển dưới góc độ pháp lý nhằm tạo khuôn khổ hợp tác quốc tế. Luận án cũng phân tích, đánh giá được một cách khoa học và toàn diện về thực trạng pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn thi hành pháp luật quốc tế tại một số quốc gia để từ đó có được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Luận án cũng có những luận giải sâu sắc thực tiễn Việt Nam về ANHH, chỉ ra những bất cập để đề xuất một hệ thống các giải pháp khoa học, khả thi cho tăng cường bảo đảm ANHH đối với tàu biển, cảng biển Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 3 Công trình nghiên cứu sẽ có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan lập pháp, cơ quan Nhà nước, cho các công ty vận tải biển, các cảng biển, cho các học giả nghiên cứu và các sinh viên chuyên ngành Luật Hàng hải . 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình của tác giả đã công bố trước đó và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận án được chia thành bốn chương. CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài Có rất nhiều công trình nghiên cứu ở ngoài nước về ANHH đối với tàu biển, cảng biển liên quan đến khái niệm ANHH, pháp luật quốc tế về ANHH, các hiểm họa đe dọa ANHH, các biện pháp tăng cường ANHH, thực tiễn thi hành pháp luật quốc tế về ANHH tại một số quốc gia. Qua quá trình phân tích, NCS đã chỉ ra những giá trị có thể kế thừa từ các bậc tiền bối, cũng như những vấn đề mà NCS cần tiếp tục nghiên cứu. 1.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài Đề cập tới các công trình nghiên cứu ở Việt nam, NCS có thể rút ra kết luận, ANHH đối với tàu biển, cảng biển chưa nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các học giả Việt nam, các công trình chỉ dừng lại ở mức tiếp cận từng khía cạnh nhỏ của vấn đề, chưa có một công trình nào, nhất là ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu một cách toàn diện về ANHH đối với tàu biển, cảng biển trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam cũng như đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho bảo đảm ANHH đối với tàu biển, cảng biển Việt 4 Nam. 1.3.Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đế cần tiếp tục nghiên cứu Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và pháp luật quốc tế về ANHH đối với tàu biển, cảng biển, chỉ ra những điểm bất cập của pháp luật Việt nam về ANHH, tạo cơ sở khoa học để tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo như chưa xây dựng được một định nghĩa thống nhất về ANHH đối với tàu biển, cảng biển, chưa nghiên cứu toàn diện pháp luật Việt Nam về ANHH đối với tàu biển, cảng biển cũng như đề xuất các giải pháp, kiến nghị bảo đảm tăng cường ANHH đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu mà các học giả trong nước và ngoài nước đã đạt được, thì luận án cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau: (1) tiếp tục làm sáng tỏ hơn hệ thống lý luận về ANHH đối với tàu biển, cảng biển, (2) nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế và thực thi pháp luật quốc tế về an ninh hàng hàng hải đối với tàu biển, cảng biển tại một số quốc gia, (3) nghiên cứu vấn đề pháp luật Việt Nam về ANHH đối với tàu biển, cảng biển.Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu chỉ ra các bất cập còn tồn tại trong hệ thống pháp luật và thực tiễn thi hành để xây dựng những kiến nghị, đề xuất đồng bộ, khả thi nhằm bảo đảm tăng cường ANHH đối với tàu biển và cảng biển của Việt Nam. Giả thuyết nghiên cứu của luận án Giả thuyết thứ nhất : Bối cảnh hội nhập và thương mại hóa toàn cầu đã hình thành nhiều hiểm họa an ninh ANHH đối với tàu biển, cảng biển. Giả thuyết thứ hai: Pháp luật quốc tế về ANHH đối với tàu biển, cảng biển là công cụ hữu hiệu và hợp tác quốc tế là xu hướng 5 tất yếu cho các quốc gia trong ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa an ninh. Giả thuyết thứ ba: Thực trạng pháp luật Việt Nam về ANHH đối với tàu biển, cảng biển chưa đầy đủ, tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn thi hành, đòi hỏi phải xây dựng chính sách và hệ thống các giải pháp đồng bộ để bảo đảm ANHH Việt Nam trước các hiểm họa an ninh tàu biển cảng biển trong tình hình mới. Câu hỏi nghiên cứu - Khái niệm, vai trò và nhận diện các hiểm họa ANHH đối với tàu biển cảng biển? - Mối quan hệ giữa ANHH với an toàn hàng hải, ANHH với an ninh quốc gia? - Tại sao pháp luật quốc tế về ANHH đối với tàu biển, cảng biển quy định tương đối đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, các chủ thể liên quan trong hợp tác, ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa an ninh nhưng lại chưa hiệu quả trong bảo đảm tăng cường an ninh tàu biển, cảng biển trên thực tế? - Hệ thống pháp luật Việt Nam đã đầy đủ và phù hợp với các điều ước quốc tế về ANHH đối với tàu biển, cảng biển mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia chưa và cần hoàn thiện như thế nào để trở thành một công cụ hữu hiệu trong tăng cường bảo đảm ANHH đối với tàu biển cảng biển? Hướng tiếp cận của luận án: gồm tiếp cận hệ thống, tiếp cận liên ngành, tiếp cận lịch sử, tiếp cận so sánh. Kết luận chương 1 Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ANHH đối với tàu biển, cảng biển ở trong và ngoài nước đã cho tác giả một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về các vấn đề liên 6 quan đến đề tài luận án. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, dù có nhiều công trình nghiên cứu về ANHH nhưng chưa có một công trình nào, đặc biệt ở cấp độ luận án tiến sĩ tiếp cận một cách đầy đủ, toàn diện về vấn đề này. Nhận thức được điều đó, nghiên cứu sinh đã xác định rõ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Đó là luận án sẽ tiếp tục tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về an ninh hàng hải, pháp luật quốc tế và thực tiễn của Việt Nam về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển để từ đó đề xuất những giải pháp vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính toàn diện nhằm tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển tại Việt Nam. CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH HÀNG HẢI ĐỐI VỚI TÀU BIỂN, CẢNG BIỂN 2.1.Khái niệm và vai trò của ANHH đối với tàu biển, cảng biển trong quan hệ quốc tế 2.1.1.Định nghĩa a.Định nghĩa an ninh Dù có nhiều định nghĩa khác nhau về an ninh nhưng có sự tương đồng ở chỗ an ninh là không tồn tại sự đe dọa và nguy hiểm. An ninh là một nội dung quan trọng trong quan hệ quốc tế, ban đầu an ninh truyền thống coi quốc gia là đối tượng của an ninh, sau này, an ninh được mở rộng với cách tiếp mới là an ninh phi truyền thống. b.Định nghĩa ANHH đối với tàu biển, cảng biển - Tàu biển: Luận án đề cập tới khái niệm tàu biển trong các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia và trong sự nghiên cứu của các học giả. Tuy nhiên, phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đồng ý với định nghĩa tàu biển được đưa ra trong Bộ luật Hàng Hải Việt Nam 2015, bởi lẽ, định nghĩa này phù hợp với các định nghĩa về tàu biển trong các Công ước quốc tế, 7 thể hiện rõ nét thuộc tính nổi, di động, hoạt động trên biển với mục đích thương mại- vốn là những đặc điểm cơ bản của tàu biển. - Cảng biển: Định nghĩa cảng biển được tiếp cận trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia. Phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả bày tỏ quan điểm đồng ý với định nghĩa cảng biển được quy định trong Bộ luật Hàng Hải Việt Nam 2015, bởi lẽ định nghĩa này đã khái quát được những đặc điểm cơ bản của cảng biển và hoàn toàn tương đồng với cách hiểu về cảng biển trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia. - Định nghĩa ANHH đối với tàu biển, cảng biển Quan điểm thứ nhất: coi ANHH đối với tàu biển cảng biển là một bộ phận của ANHH. Với quan điểm này, tùy cách tiếp cận như an ninh truyền thống – an ninh phi truyền thống, cách tiếp cận “positive” – cách tiếp cận “negative” hoặc kết hợp cả hai cách trên mà có định nghĩa khác nhau về ANHH đối với tàu biển, cảng biển. Quan điểm thứ hai: coi ANHH đối với tàu biển, cảng biển chính là ANHH. Cách này được ghi nhận phổ biến trong Chiến lược an ninh hàng hải của các quốc gia. Mặc dù còn nhiều quan điểm và cách giải thích khác nhau, nhưng về cơ bản trong Luận án này ANHH đối với tàu biển, cảng biển được hiểu “là sự kết hợp của các biện pháp phòng ngừa và ứng phó được quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia nhằm bảo vệ hệ thống tàu biển, cảng biển trước các hiểm họa đe dọa quá trình vận tải biển quốc tế”. 2.1.2.Đặc điểm của ANHH đối với tàu biển cảng biển - Chủ thể bảo đảm ANHH đối với tàu biển, cảng biển là quốc gia và các thiết chế quốc tế. - Định nghĩa ANHH đối với tàu biển, cảng biển xác định rõ đối 8 tượng bảo vệ của ANHH chính là là tàu biển, cảng biển. - Cơ sở pháp lý của ANHH đối với tàu biển, cảng biển là các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia - Các hiểm họa đe dọa ANHH đối với tàu biển, cảng biển rất đa dạng, có tính xuyên quốc gia và đòi hỏi sự hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa các quốc gia trong ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa. 2.2.3.Vai trò của ANHH đối với tàu biển, cảng biển trong quan hệ quốc tế - ANHH ghi nhận sự tồn tại của một thuật ngữ mới trong quan hệ quốc tế trên nền tảng của khái niệm đã có và các yếu tố cấu thành. -ANHH đối với tàu biển, cảng biển góp phần hình thành nên quan điểm tổng thể trong nhận thức và hành động của các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế đối với vấn đề toàn cầu. - ANHH đối với tàu biển, cảng biển khẳng định vai trò của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc và IMO. - ANHH đối với tàu biển, cảng biển có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu thông qua hoạt động vận tải biển quốc tế. 2.2.Nhận diện các hiểm họa ANHH đối với tàu biển, cảng biển Trong mục này, NCS tập trung nhận diện các hiểm họa an ninh chính gồm tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền giữa các quốc gia, khủng bố hàng hải, cướp biển/cướp có vũ trang, vận chuyển trái phép chất ma túy bằng đường biển, người trốn theo tàu. Tương ứng với mỗi hiểm họa. NCS đưa ra khái niệm về hiểm họa, đánh giá những tác động của từng hiểm họa đó với an ninh tàu biển, cảng biển thông qua những số liệu minh chứng khoa học, cụ thể, từ đó giúp các nhà lập pháp, nhà hoạch định chính sách có những giải pháp, chiến lược hiệu quả trong ngăn ngừa và ứng phó với từng hiểm họa. 9 2.3. Anh ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong mối quan hệ với an toàn hàng hải và an ninh quốc gia Trong mục này, NCS làm rõ mối quan hệ giao thoa giữa ANHH và an toàn hàng hải. Hai khái niệm có mối quan hệ mật thiết và thường gắn liền trong một chế định pháp luật bởi chúng chia sẻ mục tiêu chung và củng cố lẫn nhau. Tuy nhiên, an toàn hàng hải chủ yếu đề cập đến tại nạn, sự cố, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong khi ANHH lại đề cập tới hiểm họa an ninh đối với tàu biển, cảng biển. NCS cũng làm rõ mối quan hệ phụ thuộc giữa ANHH với an ninh quốc gia, ANHH là một bộ phận nằm trong tổng thể chiến lược an ninh quốc gia, phản ánh chiến lược an ninh quốc gia, lợi ích của ANHH trở thành lợi ích cốt lõi và là mục tiêu mà chính sách an ninh quốc gia theo đuổi Tuy nhiên, ANHH cũng có tác động ngược trở lại với an ninh quốc gia. Kết luận chương 2 Trong chương 2, tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về ANHH đối với tàu biển, cảng biển qua định nghĩa tàu biển, cảng biển, an ninh, ANHH đối với tàu biển, cảng biển với các đặc điểm đặc trưng cơ bản, phân tích vai trò của ANHH đối với tàu biển, cảng biển trong quan hệ quốc tế, nhận diện, đánh giá những tác động của các hiểm họa ANHH đối với tàu biển, cảng biển, nghiên cứu ANHH trong mối quan hệ với an toàn hàng hải, an ninh quốc gia để thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách, pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong tăng cường bảo đảm ANHH đối với tàu biển, cảng biển. CHƯƠNG 3. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH HÀNG HẢI ĐỐI VỚI TÀU BIỂN, CẢNG BIỂN 3.1. Sự hình thành và phát triển của chế định ANHH đối với tàu 10 biển, cảng biển trong luật quốc tế hiện đại Mục này đề cập đến sự hình thành và phát triển của chế định ANHH đối với tàu biển, cảng biển qua các giai đoạn từ năm 1600 trở về trước; từ năm 1600 đến năm 1850, từ năm 1850 đến năm 1945, từ năm 1945 đến năm 1991 và từ năm 1991 đến nay. 3.2. Pháp luật quốc tế về ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa đe dọa ANHH đối với tàu biển, cảng biển 3.2.1. Tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia 3.2.1.1.Thực trạng pháp luật quốc tế về tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia Nội dung của mục này phân tích các quy định của UNCLOS như một văn bản pháp lý quốc tế nhằm kiềm chế và quản lý các mối đe dọa ANHH, duy trì trật tự trên biển. 3.2.1.2.Thực tiễn thi hành pháp luật quốc tế về tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền giữa các quốc gia trên biển Đông NCS đánh giá quá trình thực thi UNCLOS như một công cụ quản lý, kiểm soát tranh chấp, được hầu hết các quốc gia tuân thủ. Tuy nhiên, trên thực tiễn thi hành, một số quy định trong UNCLOS đã không được hiểu đúng, điển hình là việc Trung Quốc cố tình giải thích và vận dụng sai các quy định của UNCLOS có liên quan đến chế độ các đảo, quần đảo, quốc gia quần đảo, các bãi cạn, bãi đá nhằm phục vụ cho yêu sách chủ quyền vô lý trên biển Đông. Sự kiện Philipin kiện Trung Quốc và phán quyết của Tòa trọng tài cũng được đề cập tới. Việc bác bỏ đường 9 đoạn của Trung quốc, giải thích rõ ràng thống nhất các định nghĩa về đảo, đá và bãi cạn lúc nổi lúc chìm cũng như quy chế pháp lý của các thực thể được đưa ra trong Phán quyết trọng tài sẽ có ý nghĩa cho tất cả các quốc gia trong đó có Việt nam có cách hiểu thống nhất UNCLOS, từ đó vận dụng Công ước 11 như một cơ sở pháp lý cho bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên biển Đông. 3.2.2. Cướp biển/cướp có vũ trang đối với tàu thuyền 3.2.2.1.Thực trạng pháp luật quốc tế về đấu tranh chống cướp biển/cướp có vũ trang đối với tàu thuyền Mục này sẽ phân tích các quy định về đấu tranh chống cướp biển được ghi nhận trong UNCLOS, Hiệp định hợp tác khu vực và các hướng dẫn vô cùng hữu ích của Tổ chức Hàng hải quốc tế. 3.2.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật quốc tế về đấu tranh chống cướp biển/cướp có vũ trang đối với tàu thuyền Trong phần này, NCS đề cập tới quá trình luật hóa các quy định pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia thông qua việc ban hành luật phòng chống cướp biển, hình sự hóa tội danh cướp biển. Thực tiễn thi hành quyền truy đuổi tàu cướp biển và thực hiện nghĩa vụ hợp tác quốc gia trong đấu tranh chống cướp biển được đề cập tới thông qua triển khai các sáng kiến, các chiến dịch hợp tác, tuần tra chung trên biển giữa các quốc gia, góp phần đẩy lùi cướp biển, đặc biệt khu vực Somalia và Đông Nam Á. 3.2.3.Khủng bố hàng hải 3.2.3.1. Thực trạng PLQT về đấu tranh chống khủng bố hàng hải. Phần này tập trung phân tích Công ước SUA 1988 và Nghị định thư 2005 liên quan đến vấn đề xác lập quyền tài phán quốc gia trong xét xử khủng bố, dẫn độ tội phạm và nghĩa vụ hợp tác quốc tế của các quốc gia. 3.2.3.2.Thực tiễn thi hành pháp luật QT về đấu tranh chống khủng bố hàng hải. NCS đánh giá quá trình thực thi Công ước SUA tại một số quốc gia, phân tích sự bất cập trong thực tiễn thi hành Công ước SUA qua 12 án lệ Hoa Kỳ v. Shi dẫn đến tình trạng có từ hai quốc gia trở lên đều có quyền truy tố, xét xử đối với một tội phạm khủng bố. Trên thực tế, Công ước SUA 1988 không mang lại nhiều hiệu quả bởi nó chỉ tập trung vào việc truy tố người phạm tội mà không cung cấp khả năng hành động vũ lực để trấn áp tội phạm. 3.2.4.Vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển 3.2.4.1.Thực trạng pháp luật quốc tế về phòng chống vận chuyển trái phép chất ma túy bằng đường biển Phần này phân tích các quy định pháp luật về phòng chống vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển được ghi nhận trong UNCLOS, Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, Công ước Viên về chống buôn bán các chất ma túy bất hợp pháp và các chất hướng thần năm 1988 và các hướng dẫn của IMO. 3.2.4.2.Thực tiễn thi hành pháp luật quốc tế về phòng chống vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển Hiệu quả của
Luận văn liên quan