Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là sự tăng lên của nồng độ của
khí nhà kính (KNK) mà phần lớn do lượng khí thải của khí carbon dioxide (CO2). Theo ước
tính của IPCC, CO2 chiếm tới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu, nồng độ CO2 trong
khí quyển đã tăng 28% từ 288 ppm lên 366 ppm trong giai đoạn 1850-1998 (IPCC, 2000). Ở
giai đoạn hiện nay, nồng độ khí CO2 tăng khoảng 10% trong chu kỳ 20 năm (UNFCCC,
2005).
Trong bối cảnh chung của sự biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong các nước nằm
trong vùng có nguy cơ rủi ro cao. Theo dự đoán phát thải khí nhà kính đến năm 2030 ở Việt
Nam thì phát thải khí nhà kính các ngành sản xuất gồm năng lượng và nông nghiệp đều tăng
lên nhanh chóng, thậm chí đối với ngành năng lượng năm 2030 gấp hơn 14 lần so với năm
1993 (396,35 triệu tấn so với 27,55 triệu tấn). Chỉ duy nhất ngành lâm nghiệp được kỳ vọng
sẽ tăng dần lượng hấp thụ cacbon (C) và lên đến khoảng 32,10 triệu tấn vào năm 2030 (Phan
Minh Sang và Lưu Cảnh Trung, 2005).
Rừng nói chung và rừng ngập mặn nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy
C. Rừng đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu do ảnh hưởng của
nó đến chu trình C toàn cầu. Tổng lượng tích lũy dự trữ C của rừng trên toàn thế giới, trong
đất và thảm thực vật là khoảng 830 Pg, trong đó C trong đất lớn hơn 1,5 lần C dự trữ trong
thảm thực vật (Brown, 1997). Đối với rừng nhiệt đới, có tới 50 % lượng C dự trữ trong thảm
thực vật và 50 % dự trữ trong đất (Dixon et al., 1994; Brown, 1997; IPCC, 2000; Pregitzer
and Euskirchen, 2004).
Tuy nhiên, việc phá rừng nói chung và RNM nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, đặc biệt là ở ĐBSCL và Cà Mau đang diễn ra mạnh mẽ. Năm 2014, Cà Mau có diện
tích RNM khoảng 65.469 ha (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2015). Vấn đề này đã
góp phần làm giảm đi sự hấp thụ khí thải CO2 do rừng bị suy thoái từ đó làm gia tăng sự biến
đổi khí hậu.
Sự tồn tại, phân bố và phát triển của các cây rừng ngập mặn phụ thuộc vào một số
những yếu tố tự nhiên. Theo Chapman (1977), các yếu tố môi trường tác động đến sự hình
thành và phân bố của cây ngập mặn như nhiệt độ, thể nền, thủy triều, điều kiện nước mặn.
Còn theo Robertson và Alongi (1992), các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố rừng ngập mặn
bao gồm tính chất đất, chế độ triều, địa hình, khoáng hữu dụng, độ tơi xốp của đất, gió, hoạt
động của dòng chảy và sóng. Sự phân bố rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi nhiệt độ
(Duke et al., 2002) và độ ẩm (Saenger và Snedaker, 1993). Theo Lê Tấn Lợi (2010) thì chế độ
thủy văn có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và sinh khối của các loài thực vật ngập mặn.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các dạng lập địa và chế độ triều lên khả năng tích lũy cacbon của rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
Mã ngành: 9440303
Tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN HÀ QUỐC TÍN
TÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG LẬP ĐỊA VÀ CHẾ ĐỘ TRIỀU LÊN
KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CACBON CỦA RỪNG NGẬP MẶN
TẠI TỈNH CÀ MAU
Cần Thơ, 2018
ii
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Tấn Lợi
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại:
Vào lúc .. giờ .. ngày .. tháng .. năm ..
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên,
Trường Đại học Cần Thơ.
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.
iii
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Hà Quốc Tín, Lê Tấn Lợi, Đỗ Thanh Tân Em, 2014. Research on
carbon accumulation of Rhizophora apiculata on the different mangrove types at
Ngoc Hien dictrict, Ca Mau province. Journal of Science and Technology, Viet
Nam Academy of Science and Technology 52 (3A): 274 – 279. ISSN: 0866 708X.
2. Nguyễn Hà Quốc Tín, Lê Tấn Lợi, 2015. Ảnh hưởng của cao trình đến khả năng
tích lũy cacbon trên mặt đất của rừng ngập mặn cồn Ông Trang, huyện Ngọc Hiển,
tỉnh Cà Mau. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề Môi trường
và biến đổi khí hậu: 218 – 225. ISSN: 1859-2333.
3. Nguyễn Hà Quốc Tín, Lê Tấn Lợi, Lý Hằng Ni, 2014. Nghiên cứu sự tích lũy
cacbon trong cây tại cồn Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Kỷ yếu Hội
nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh: 18-25. ISBN: 978-604-82-1375-6.
4. Đỗ Thanh Tân Em, Nguyễn Hà Quốc Tín, Lê Tấn Lợi, 2014. Tích lũy C của cây
Đước theo các dạng lập địa rừng tại huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. Kỷ yếu Hội
nghị KHCN tuổi trẻ các trường đại học & cao đẳng khối Nông – Lâm – Ngư – Thủy
toàn quốc lần thứ VI năm 2014:853-856 (Bằng khen của Ban Chấp hành trung ương
Đoàn tặng cho báo cáo đạt giải nhì).
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là sự tăng lên của nồng độ của
khí nhà kính (KNK) mà phần lớn do lượng khí thải của khí carbon dioxide (CO2). Theo ước
tính của IPCC, CO2 chiếm tới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu, nồng độ CO2 trong
khí quyển đã tăng 28% từ 288 ppm lên 366 ppm trong giai đoạn 1850-1998 (IPCC, 2000). Ở
giai đoạn hiện nay, nồng độ khí CO2 tăng khoảng 10% trong chu kỳ 20 năm (UNFCCC,
2005).
Trong bối cảnh chung của sự biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong các nước nằm
trong vùng có nguy cơ rủi ro cao. Theo dự đoán phát thải khí nhà kính đến năm 2030 ở Việt
Nam thì phát thải khí nhà kính các ngành sản xuất gồm năng lượng và nông nghiệp đều tăng
lên nhanh chóng, thậm chí đối với ngành năng lượng năm 2030 gấp hơn 14 lần so với năm
1993 (396,35 triệu tấn so với 27,55 triệu tấn). Chỉ duy nhất ngành lâm nghiệp được kỳ vọng
sẽ tăng dần lượng hấp thụ cacbon (C) và lên đến khoảng 32,10 triệu tấn vào năm 2030 (Phan
Minh Sang và Lưu Cảnh Trung, 2005).
Rừng nói chung và rừng ngập mặn nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy
C. Rừng đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu do ảnh hưởng của
nó đến chu trình C toàn cầu. Tổng lượng tích lũy dự trữ C của rừng trên toàn thế giới, trong
đất và thảm thực vật là khoảng 830 Pg, trong đó C trong đất lớn hơn 1,5 lần C dự trữ trong
thảm thực vật (Brown, 1997). Đối với rừng nhiệt đới, có tới 50 % lượng C dự trữ trong thảm
thực vật và 50 % dự trữ trong đất (Dixon et al., 1994; Brown, 1997; IPCC, 2000; Pregitzer
and Euskirchen, 2004).
Tuy nhiên, việc phá rừng nói chung và RNM nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, đặc biệt là ở ĐBSCL và Cà Mau đang diễn ra mạnh mẽ. Năm 2014, Cà Mau có diện
tích RNM khoảng 65.469 ha (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2015). Vấn đề này đã
góp phần làm giảm đi sự hấp thụ khí thải CO2 do rừng bị suy thoái từ đó làm gia tăng sự biến
đổi khí hậu.
Sự tồn tại, phân bố và phát triển của các cây rừng ngập mặn phụ thuộc vào một số
những yếu tố tự nhiên. Theo Chapman (1977), các yếu tố môi trường tác động đến sự hình
thành và phân bố của cây ngập mặn như nhiệt độ, thể nền, thủy triều, điều kiện nước mặn.
Còn theo Robertson và Alongi (1992), các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố rừng ngập mặn
bao gồm tính chất đất, chế độ triều, địa hình, khoáng hữu dụng, độ tơi xốp của đất, gió, hoạt
động của dòng chảy và sóng. Sự phân bố rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi nhiệt độ
(Duke et al., 2002) và độ ẩm (Saenger và Snedaker, 1993). Theo Lê Tấn Lợi (2010) thì chế độ
thủy văn có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và sinh khối của các loài thực vật ngập mặn.
Trước đây cũng đã có nhiều nghiên cứu về phân bố, sinh khối và tích lũy C của rừng
ngập mặn. Tuy nhiên, đã số chỉ xác định khả năng tăng sinh khối hay tích lũy C của rừng
ngập mặn hoặc chỉ xác định các yếu tố môi trường của rừng ngập mặn một cách đơn lẽ,
nhưng chưa có đề cập đến những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên tác động
2
trong mỗi quan hệ có tương tác đến khả năng tích lũy sinh khối cũng như C, đặc biệt trên các
dạng lập địa khác nhau.
Từ đó, luận án “Ảnh hưởng của các dạng lập địa và chế độ triều lên khả năng tích
lũy cacbon của rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau” đã được thực hiện nhằm nghiên cứu sự
sinh trưởng và phát triển của rừng ngập mặn dựa trên những ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường đặc trưng ở các dạng lập địa và chế độ thủy triều đến khả năng tích lũy C của rừng
ngập mặn. Nội dung luận án đã được thực hiện ở hai khu vực Vàm Lũng và Cồn Ông Trang
huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau là cơ sở dữ liệu quan trọng cung cấp cho việc quản lý rừng
ngập mặn tại Cà Mau và cả nước nói chung góp phần quản lý rừng ngập mặn bền vững, đa
chức năng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định những yếu tố môi trường đặc trưng cụ thể trên các dạng lập địa và chế độ triều
biển Đông (cửa sông Vàm Lũng) và biển Tây (cửa sông Ông Trang) từ đó tìm ra ảnh hưởng
cũng như mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường đến khả năng tích lũy C của rừng ngập
mặntại Cà Mau.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố môi trường đặc trưng của các dạng lập địa tại biển Đông (cửa
sông Vàm Lũng) và biển Tây (cửa sông Ông Trang).
- Xác định chế độ triều biển Đông (cửa sông Vàm Lũng) và biển Tây (cửa sông Ông
Trang).
- Xác định sinh khối và khả năng tích lũy C của rừng ngập mặn tại hai dạng lập địa biển
Đông (cửa sông Vàm Lũng) và biển Tây (cửa sông Ông Trang).
- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và chế độ triều đến khả năng tích lũy C
của rừng ngập mặn biển Đông (cửa sông Vàm Lũng) và biển Tây (cửa sông Ông Trang).
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát các yếu tố môi trường đặc trưng của các dạng lập địa như: cao trình mặt đất,
tần số ngập và độ sâu ngập triều, độ mặn của nước trong đất, pH, Eh, dung trọng và hàm
lượng chất hữu cơ.
- Khảo sát và đánh giá sinh khối và khả năng tích lũy C của rừng ngập mặn tại các dạng
lập địa.
- Xác định ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đặc trưng của các dạng lập địa và chế
độ triều đến khả năng tích lũy C của rừng ngập mặn.
1.4 Điểm mới của luận án
Luận án cung cấp số liệu về các yếu tố môi trường đặc trưng của các dạng lập địa và chế
độ triều ảnh hưởng đến khả năng tích lũy C của rừng ngập mặn ở Cà Mau, làm nền tảng cho
việc quản lý và phát triển rừng ngập mặn nói chung và hàm lượng CO2 được hấp thụ trong hệ
sinh thái rừng trong việc làm giảm nhẹ tác động của thiên tai do biến đổi khí hậu.
3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án đã chọn đối tượng là nước và đất ở vùng giáp biển Đông và biển Tây, chế độ
ngập triều; thực vật rừng ngập mặn tại cửa sông Vàm Lũng và Cồn Trong Ông Trang trong
nghiên cứu về các dạng lập địa và chế độ triều ảnh hưởng đến sự tích lũy C của rừng ngập
mặn tại tỉnh Cà Mau.
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố môi trường đặc trưng của các dạng lập địa như: cao
trình mặt đất, tần số và thời gian ngập triều, pH, Eh, độ mặn, dung trọng và hàm lượng chất
hữu cơ.
Ngoài ra, sinh khối và khả năng tích lũy C của rừng ngập mặn tại các dạng lập địa và
ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đặc trưng của các dạng lập địa và chế độ triều đến khả
năng tích lũy C của rừng ngập mặn là đối tượng nghiên cứu.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng lập địa và chế độ triều lên khả năng tích lũy C của
rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau được thực hiện trong thời gian từ tháng 01 năm 2014 đến
tháng 12 năm 2014.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học, ứng dụng trong việc bảo tồn, quản lý và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng ngập mặn theo hướng bền vững góp phần làm giảm nhẹ
tác động của thiên tai do biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, đề tài còn cung cấp những dẫn liệu tham khảo trong nghiên cứu rừng ngập
mặn tại Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung, đặc biệt những vấn đề nghiên cứu sâu về
mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường tự nhiên và khả năng tích lũy C của hệ sinh thái ngập
mặn.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp những thông tin khoa học về:
- Các yếu tố môi trường đặc trưng của các dạng lập địa và chế độ triều.
- Khả năng tích lũy C của rừng ngập mặn.
- Ảnh hưởng các yếu tố môi trường đặc trưng của các dạng lập địa và chế độ triều đến
khả năng tích lũy C của rừng ngập mặn ở Cà Mau.
4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm về Rừng ngập mặn
Theo FAO (1994), rừng ngập mặn (RNM) là dạng cấu trúc thực vật đặc trưng của vùng
ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, là một trong những hệ sinh thái rừng ngập nước quan
trọng. Chúng còn được gọi là rừng ven biển, rừng thủy triều hay rừng ngập mặn. Nói chung,
rừng ngập mặn bao gồm những cây gỗ và cây bụi phát triển dưới mực nước cao của thủy
triều. Hệ thống rễ của chúng thường xuyên bị ngập nước mặn, hay có thể được pha loãng do
bề mặt nước ngọt chảy tràn và chỉ ngập một lần hoặc hai lần trong năm.
“Rừng ngập mặn” theo tiếng anh là “mangrove”, đây là một thuật ngữ rất khó có thể
định nghĩa một cách chính xác. Theo một số tác giả, từ “mangrove” được dùng để chỉ các loài
thực vật hoặc một khu rừng có nhiều loài cây sống trong môi trường đầm lầy mặn ven biển.
Quần xã rừng ngập mặn bao gồm nhiều chi và họ thực vật đa số không có quan hệ họ hàng,
nhưng lại có những nét chung về đặc tính thích nghi hình thái, sinh lý và sinh sản phù hợp với
môi trường sống hết sức khó khăn là ngập mặn, thiếu không khí và đất không ổn định. Dựa
trên sự phân bố về loài thì rừng ngập mặn thuộc nhóm nhiệt đới và cận nhiệt đới mặc dù có
một số loài nằm sâu xuống phía nam hoặc lên phía bắc của vùng cận ôn đới (Nguyễn Hoàng
Trí, 1999).
Rừng ngập mặn (Mangrove) là những cây mọc trên vùng chuyển tiếp giữa đất liền và
biển ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nơi đó cây tồn tại trong các điều kiện có độ mặn cao,
ngập triều, gió mạnh, nhiệt độ cao, đất bùn và yếm khí. Rừng ngập mặn bao gồm những cây
thân gỗ, cây bụi và cây thân thảo thuộc nhiều họ cây khác nhau nhưng có đặc điểm chung là
cây thường xanh, đặc điểm sinh lý giống nhau và thích nghi trong điều kiện sống ảnh hưởng
bởi chế độ thủy triều và yếm khí (Viên Ngọc Nam, 2010).
Theo Clough (2013), rừng ngập mặn là một tổ hợp đa dạng của các loài cây gỗ, cây bụi
và địa dương xỉ sinh trưởng trong một môi trường sống đặc thù – lập địa bán nhật triều nằm
giữa đất liền và biển, dọc theo bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Rừng
ngập mặn cũng thường được dùng để diễn đạt cả quần xã thực vật cấu thành lẫn môi trường
sống của chúng. Cùng với hệ động vật và các sinh vật khác trong cùng một môi trường sống,
chúng hình thành nên một kiểu hệ sinh thái tiêu biểu, đó là hệ sinh thái rừng ngập mặn.
2.2 Lập địa và phân chia lập địa rừng ngập mặn
2.2.1 Khái niệm lập địa
- Lập địa là nơi sống của một loài hay tập hợp loài cây dưới ảnh hưởng của tất cả các
yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1996).
- Theo Hoàng Văn Thân và Nguyễn Văn Thêm (2000) thì Lập địa là nơi sinh sống của
sinh vật, hay một tập hợp các nhân tố sinh thái, ấn định sự tồn tại của các quần xã sinh vật.
- Lập địa là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố của ngoại cảnh ảnh
hưởng tới sinh trưởng của cây cối. Lập địa theo nghĩa hẹp bao gồm 3 thành phần: khí hậu, địa
hình, thổ nhưỡng và theo nghĩa rộng bao gồm 4 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và
thế giới động thực vật. Đơn vị cơ bản trong phân loại lập địa là dạng lập địa và nhóm dạng lập
địa, trong đó: (1) Dạng lập địa là tập hợp tất cả những lập địa riêng lẻ có các yếu tố cấu thành
5
dạng lập địa được xem là đồng nhất, là đơn vị cơ bản, cuối cùng của hệ thống phân vị để đánh
giá lập địa. (2) Nhóm dạng lập địa là tập hợp các dạng lập địa có độ phì tổng quát và hướng
sử dụng tương tự nhau, có quan hệ gần gủi về mặt sinh thái, có cùng biện pháp kinh doanh
(Ngô Đình Quế, 2011; Ngô Đình Quế, 2011; Ngô Đình Quế và Nguyễn Xuân Quát, 2012; Đỗ
Đình Sâm và ctv., 2005a; Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2000).
2.2.2 Phân loại lập địa rừng ngập mặn
Theo Lugo (1974) chia lập địa rừng ngập mặn thành các dạng sau:
+ Lập địa rừng ngập mặn ven biển (Fring mangroves) là loại rừng hình thành ở bờ biển
hoặc đảo với địa hình cao hơn thủy triều cao trung bình với hệ rễ phát triển tốt và đôi khi chịu
ảnh hưởng của gió, bão.
+ Lập địa rừng ngập mặn ven sông (Riverine mangroves) là loại rừng hình thành ở dọc
theo dòng sông hoặc nhánh sông với địa hình thấp và ngập triều hàng ngày.
+ Lập địa rừng ngập mặn đảo hoặc cồn là lập địa với rừng ngập mặn hình thành trên đảo
hoặc cồn ở vịnh hoặc cửa sông cạn với địa hình bị ngập khi triều cao với thực vật tương đối
đồng nhất theo địa hình.
+ Lập địa rừng ngập mặn lưu vực là lập địa với rừng ngập mặn hình thành trong theo bờ
biển, ven sông và cồn.
+ Lập địa rừng ngập mặn khó khăn là loại rừng hình thành ở vùng thấp của bờ biển với
cây ít thành phần loài và phát triển trong điều kiện thiếu dinh dưỡng.
Theo Ngô Đình Quế và Ngô An (2001) dựa trên các kết quả điều tra lập địa về phân bố
thảm thực vật, đất đai và cây trồng ở vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long có thể đề xuất
các yếu tố quan trọng có liên quan đến sinh trưởng của cây trồng. Có 3 yếu tố chính được lựa
chọn đó là:
- Loại đất: Vùng ngập mặn ven biển được chia làm 2 loại
+ Đất ngập mặn
+ Đất ngập mặn phèn tiềm tàng.
- Chế độ ngập triều
- Độ thành thục của đất là căn cứ quan trọng đến sự phân bố của thảm thực vật, điều
kiện và khả năng sinh trưởng của cây trồng, thể chia làm 4 cấp: bùn loãng, bùn chặt, sét mềm,
sét cứng.
Theo Đỗ Đình Sâm và ctv. (2005) việc đánh giá tiềm năng sản xuất cho đất ngập mặn
vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện trên cơ sở các tiêu chí về loại đất, độ thành
thục đất, hàm lượng chất hữu cơ và chế độ ngập triều.
Theo Đoàn Đình Tam (2011) thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng
và phát triển của RNM như địa hình, chế độ mưa, nhiệt độ, độ mặn, chế độ ngập triều, độ
thành thục của đất, Tuy nhiên sau khi xem xét vai trò của từng yếu tố, lựa chọn 4 yếu tố
chính là chế độ ngập triều, loại đất, thành phần cơ giới và độ thành thục của đất để làm cơ sở
phân chia lập địa.
6
Tóm lại, căn cứ vào những nghiên cứu về định nghĩa và phân chia lập địa rừng ngập
mặn của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả đã tiến hành chọn phân chia lập địa rừng
ngập mặn chế độ triều, điều kiện lý, hóa đất và thực vật.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố rừng ngập mặn
Sự tồn tại và phân bố của các cây rừng ngập mặn phụ thuộc vào một số những yếu tố cơ
bản. Theo Chapman (1977), các yếu tố môi trường tác động đến sự hình thành và phân bố của
cây ngập mặn như nhiệt độ, thể nền, thủy triều, điều kiện nước mặn. Còn theo Robertson và
Alongi (1992), các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố rừng ngập mặn bao gồm đất, triều, địa
hình, khoáng hữu dụng, độ tơi xốp của đất, gió, hoạt động của dòng chảy và sóng. Sự phân bố
rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi nhiệt độ (Duke et al., 2002) và độ ẩm (Saenger và
Snedaker, 1993).
Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản (1993) cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phân bố của cây ngập mặn tại Cà Mau là các nhân tố khí hậu, nhân tố thuỷ văn, đất và địa
hình. Theo Trần Phú Cường (1996) những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành các đai rừng
ngập mặn theo các loài cây là độ mặn và đặc điểm của đất.
Tần số và thời gian ngập triều là yếu tố quan trọng để xác định lập địa phân bố và thành
phần loài của rừng ngập mặn (Wilkinson and Baker, 1997).
Thủy triều là nhân tố quan trọng đối với sự phân bố và sinh trưởng của cây ngập mặn, vì
không những có tác động trực tiếp lên thực vật do mức độ và thời gian ngập, mà còn ảnh
hưởng đến nhiều yếu tố khác như kết cấu, độ mặn của đất (Phan Nguyên Hồng, 1999).
Tần suất và thời gian ngập triều là yếu tố quan trọng để xác định lập địa, phân bố và
thành phần loài của rừng ngập mặn. Một số tác giả đã chia vùng rừng ngập mặn vào ba mức
liên quan đến sự phân bố thực vật rừng ngập mặn là vùng triều thấp, trung bình và cao
(Wilkie và Fortuna, 2003). Theo Lê Tấn Lợi (2008), tần suất và độ ngập triều ảnh hưởng đến
năng suất sơ cấp và sự phân bố các loài, ngoài ra còn ảnh hưởng đến các yếu tố khác như sự
lắng tụ phù sa, sự tích luỹ chất hữu cơ
Watson (1928) đã phân loại sự phân bố của thực vật rừng ngập mặn vào năm nhóm:
+ Nhóm 1: Vùng ngập triều cao. Ở vùng này thường chỉ xuất hiện loài Đưng
(Rhizophora mucronata).
+ Nhóm 2: Vùng ngập triều trung bình cao. Thường tìm thấy những loài như Mấm lưỡi
đòng (Avicennia alba), Mấm biển (Avicennia marina) và Bần đắng (Sonneretia alba) và
Đưng (Rhizophora mucronata) hình thành dọc theo các nhánh sông.
+ Nhóm 3: Vùng ngập triều thông thường. Rừng ngập mặn phát triển mạnh nhất trong
nhóm này, đặc biệt là Đước (Rhizophora), Dà vôi (Ceriops tagal), Su (Xylocarpus), và Giá
(Excoecaria).
+ Nhóm 4: Vùng ngập nước do con nước triều. Vùng này thì quá khô đối với Đước
(Rhizophora) nhưng ổn định đối với Vẹt (Bruguiera), Su (Xylocarpus) và Giá (Excoecaria).
7
+ Nhóm 5: Những vùng có chế độ thuỷ triều khác thường. Hầu hết thực vật trong vùng
này có Vẹt dù (Bruguiera gymnorhira), Gõ nước (Intsia bijuca), Cui biển (Heritiera
littoralis), Giá (Excoecaria agallocha) và Dừa nước (Nypa fruticans).
Bảng 2.1 Cấp độ ngập triều theo cách phân chia của Waston (1928)
Cấp độ Đặc điểm ngập triều Số lần ngập/tháng
1 Đất ngập triều cao 50 – 62
2 Đất ngập triều trung bình cao 45 – 56
3 Đất ngập bởi triều trung cao bình thường 20 – 45
4 Đất chỉ ngập khi triều cường 2 – 20
5 Đất chỉ ngập khi triều bất thường 2
Còn theo De Haan (1931), ông phân chia mức độ ngập triều thành 5 nhóm nhưng lại
phân theo số ngày ngập trong tháng và có khoảng dao động thấp hơn theo cách phân chia của
Watson. Sự phân nhóm của De Haan như sau:
Nhóm 1: Vùng ngập triều cao, có trung bình 20 ngày ngập trong tháng.
Nhóm 2: Vùng ngập triều trung bình cao, có trung bình khoảng 10 – 19 ngày ngập trong
tháng.
Nhóm 3: Là những vùng ngập triều thông thường, có trung bình khoảng 4 – 9 ngày
ngập trong tháng .
Nhóm 4: Vùng ngập nước do con nước triều cường, có trung bình khoảng 2 – 4 ngày
ngập trong tháng.
Nhóm 5: Những vùng có chế độ thủy triều bất thường, có trung bình 2 ngày ngập triều
trong tháng.
Hiện nay ở Việt Nam đã phân loại được 8 đới triều dọc theo bờ biển, có thể gom lại
thành 4 đới được đặt tên như sau: bờ biển miền Trung, bờ biển miền Bắc, bờ biển phía Đông
Nam và bờ biển phía Tây Cà Mau. Bờ biển miền Trung có chế độ nhật triều không đều. Bờ
biển phía Bắc có chế độ nhật triều đều trong khi bờ biển phía Đông Nam có chế độ bán nh