Đa dạng hóa được coi là một trong những hoạt động mang tính chiến lược của doanh
nghiệp (Ramanujam và Varadarajan, 1989) và có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều mặt của doanh
nghiệp, đặc biệt là tác động tới hiệu quả và rủi ro. Trong lý thuyết về tổ chức công nghiệp
(Industrial organization – IO theory), hiệu quả của doanh nghiệp được coi là yếu tố kết quả đầu
ra và có mối liên hệ tuyến tính với cấu trúc thị trường theo khung phân tích S – C – P (Weiss,
1979). Khung phân tích S – C – P (structure-conduct-performance paradigm) mô tả cơ cấu của
thị trường sẽ quyết định hành vi của các doanh nghiệp và tiếp theo đó hành vi của các doanh
nghiệp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh (McWilliams và Smart, 1993). Doanh nghiệp có thể
cấu trúc thị trường mà mình tham gia theo nhiều cách khác nhau: mở rộng quy mô hiện có, tạo
ra sản phẩm khác biệt, mua bán và sáp nhập, hay đa dạng hóa (McWilliams và Smart, 1993).
Khung S – C – P đã được tích hợp trong lý thuyết về quản trị chiến lược (Jemison, 1981) để mô
tả tác động của các hoạt động mang tính chiến lược như hoạt động lập kế hoạch chiến lược, tạo
lập nhóm kinh doanh chiến lược, mua bán và sáp nhập, đa dạng hóa, tới mức độ tạo rào cản
thị trường hoặc mức độ hiệu quả của doanh nghiệp (McWilliams và Smart, 1993). Như vậy
xuất phát từ lý thuyết tổ chức công nghiệp, đa dạng hóa được coi là một thành phần của hoạt
động quản trị chiến lược và thành phần này có những tác động quan trọng tới hiệu quả của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, đa dạng hóa vốn là con dao hai lưỡi, nó có thể phá hủy hoặc gia tăng hiệu
quả và nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh nhận định trên (Palich và ctg, 2000). Bên
cạnh hiệu quả, rủi ro cũng là một biến số được đặc biệt quan tâm trong quản trị chiến lược của
doanh nghiệp. Mối liên hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro đã sớm được quan tâm bởi Bettis và Hall
(1982) và từ đó hình thành nên một hướng nghiên cứu cho tới ngày nay. Tác động của đa dạng
hóa tới rủi ro cũng khá phức tạp. Tính phức tạp này là do sự đa dạng về loại hình đa dạng hóa
của doanh nghiệp, từng loại hình đa dạng hóa lại được phân chia thành các loại hình đa dạng
hóa cấp thấp hơn căn cứ vào các đặc điểm phân chia khác nhau. Các loại hình đa dạng hóa ở
cấp thấp hơn lại có chiều hướng tác động khác biệt nhau tới rủi ro và chính bản thân từng loại
hình đa dạng hóa này có thể có những mối liên hệ nhất định với nhau. Ví dụ, trong doanh nghiệp,
đa dạng hóa kinh doanh được chia thành hai loại hình đa dạng có đặc điểm khác biệt nhau là đa
dạng hóa kinh doanh ngành có liên quan và đa dạng hóa kinh doanh ngành không liên quan. Đa
dạng hóa kinh doanh ngành có liên quan có thể làm gia tăng hiệu quả (Palich và ctg, 2000)
nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro đặc thù (Bettis và Hall, 1982). Trong khi đó, đa dạng
hóa ngành không liên quan có tác động ngược lại.
37 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của đa dạng hóa tới hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VŨ HỮU THÀNH
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA DẠNG HÓA TỚI HIỆU QUẢ VÀ
RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số chuyên ngành : 62 34 01 02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP HCM, năm 2018
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Phản biện
1:
Phản biện
2:
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm điểm luận án cấp trường họp tại
Trường Đại học Mở TP. HCM vào ngày.tháng..năm 2018
1
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Đa dạng hóa được coi là một trong những hoạt động mang tính chiến lược của doanh
nghiệp (Ramanujam và Varadarajan, 1989) và có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều mặt của doanh
nghiệp, đặc biệt là tác động tới hiệu quả và rủi ro. Trong lý thuyết về tổ chức công nghiệp
(Industrial organization – IO theory), hiệu quả của doanh nghiệp được coi là yếu tố kết quả đầu
ra và có mối liên hệ tuyến tính với cấu trúc thị trường theo khung phân tích S – C – P (Weiss,
1979). Khung phân tích S – C – P (structure-conduct-performance paradigm) mô tả cơ cấu của
thị trường sẽ quyết định hành vi của các doanh nghiệp và tiếp theo đó hành vi của các doanh
nghiệp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh (McWilliams và Smart, 1993). Doanh nghiệp có thể
cấu trúc thị trường mà mình tham gia theo nhiều cách khác nhau: mở rộng quy mô hiện có, tạo
ra sản phẩm khác biệt, mua bán và sáp nhập, hay đa dạng hóa (McWilliams và Smart, 1993).
Khung S – C – P đã được tích hợp trong lý thuyết về quản trị chiến lược (Jemison, 1981) để mô
tả tác động của các hoạt động mang tính chiến lược như hoạt động lập kế hoạch chiến lược, tạo
lập nhóm kinh doanh chiến lược, mua bán và sáp nhập, đa dạng hóa,tới mức độ tạo rào cản
thị trường hoặc mức độ hiệu quả của doanh nghiệp (McWilliams và Smart, 1993). Như vậy
xuất phát từ lý thuyết tổ chức công nghiệp, đa dạng hóa được coi là một thành phần của hoạt
động quản trị chiến lược và thành phần này có những tác động quan trọng tới hiệu quả của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, đa dạng hóa vốn là con dao hai lưỡi, nó có thể phá hủy hoặc gia tăng hiệu
quả và nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh nhận định trên (Palich và ctg, 2000). Bên
cạnh hiệu quả, rủi ro cũng là một biến số được đặc biệt quan tâm trong quản trị chiến lược của
doanh nghiệp. Mối liên hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro đã sớm được quan tâm bởi Bettis và Hall
(1982) và từ đó hình thành nên một hướng nghiên cứu cho tới ngày nay. Tác động của đa dạng
hóa tới rủi ro cũng khá phức tạp. Tính phức tạp này là do sự đa dạng về loại hình đa dạng hóa
của doanh nghiệp, từng loại hình đa dạng hóa lại được phân chia thành các loại hình đa dạng
hóa cấp thấp hơn căn cứ vào các đặc điểm phân chia khác nhau. Các loại hình đa dạng hóa ở
cấp thấp hơn lại có chiều hướng tác động khác biệt nhau tới rủi ro và chính bản thân từng loại
hình đa dạng hóa này có thể có những mối liên hệ nhất định với nhau. Ví dụ, trong doanh nghiệp,
đa dạng hóa kinh doanh được chia thành hai loại hình đa dạng có đặc điểm khác biệt nhau là đa
dạng hóa kinh doanh ngành có liên quan và đa dạng hóa kinh doanh ngành không liên quan. Đa
dạng hóa kinh doanh ngành có liên quan có thể làm gia tăng hiệu quả (Palich và ctg, 2000)
nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro đặc thù (Bettis và Hall, 1982). Trong khi đó, đa dạng
hóa ngành không liên quan có tác động ngược lại.
Căn cứ vào việc tìm hiểu các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của đa
dạng hóa tới hiệu quả và rủi ro phá sản, luận án phát hiện các vấn đề như sau:
Thứ nhất, việc nghiên cứu tác động của đa dạng hóa kinh doanh mà cụ thể là đa dạng
hóa kinh doanh ở ngành có liên quan và ngành không liên quan tới hiệu quả là rất phổ biến trên
thế giới nhưng tại một môi trường như thị trường chứng khoán Việt Nam thì chưa xuất hiện
nghiên cứu nào tính tới thời điểm năm 2015 theo như khả năng tìm hiểu của luận án. Tới năm
2016, xuất hiện nghiên cứu của Santarelli và Tran (2016) về chiến lược đa dạng hóa tới hiệu
2
quả của doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của Tổng cục Thống kê, đo
lường mức độ đa dạng hóa kinh doanh tổng thể và ước lượng mức độ tác động của biến số này
tới hiệu quả của doanh nghiệp. Nghiên cứu chưa thực hiện ước lượng tác động của các loại hình
đa dạng hóa thành phần, mà cụ thể là đa dạng hóa kinh doanh ngành có liên quan và đa dạng
hóa ngành không liên quan tới hiệu quả của doanh nghiệp. Theo Palichvà ctg (2000) và Benito-
Osorio và ctg (2012), đa dạng hóa ngành có liên quan và đa dạng hóa kinh doanh ngành không
liên quan tới ngành kinh doanh chính có chiều hướng tác động khác biệt nhau tới hiệu quả của
doanh nghiệp do đặc điểm khác biệt của hai loại hình đa dạng hóa. Vì vậy, khi gộp chung hai
loại hình đa dạng hóa này thành đa dạng hóa kinh doanh tổng thể để từ đó tìm hiểu tác động của
đa dạng hóa kinh doanh tới hiệu quả sẽ khó có thể giúp cho doanh nghiệp lựa chọn loại hình đa
dạng hóa nào là phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tiễn hoạt động, doanh
nghiệp cần quyết định theo đuổi loại hình đa dạng hóa nào (đa dạng hóa ngành kinh doanh có
liên quan, đa dạng hóa ngành kinh doanh không liên quan, đa dạng hóa theo địa lý, đa dạng hóa
quốc tế, ) hơn là theo đuổi mức độ đa dạng hóa nói chung.
Thứ hai, tác động của đa dạng hóa kinh doanh tới rủi ro mà đặc biệt là rủi ro phá sản
vốn ít được nghiên cứu trên thực nghiệm, luận án chỉ thống kê được khoảng 17 nghiên cứu tính
cho tới thời điểm 2016. Hơn nữa, biến số rủi ro phá sản chủ yếu được đo lường bởi chỉ số Atman
Z – Score, một chỉ số đo lường chỉ phù hợp cho thị trường Mỹ mà có thể không phù hợp với
một thị trường mới nổi như của Việt Nam.
Thứ ba, việc nghiên cứu tác động của đa dạng hóa kinh doanh tới hiệu quả và rủi ro
phá sản thường được tiến hành riêng lẻ trong từng mô hình nghiên cứu riêng biệt mà không thực
hiện đồng thời trong cùng một mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
Để giải quyết ba vấn đề nêu trên, luận án thực hiện chủ đề nghiên cứu đầu tiên với
tiêu đề là “Tác động của đa dạng hóa kinh doanh tới hiệu quả và rủi ro”. Trong chủ đề nghiên
cứu này, đề tài sẽ tìm hiểu tác động của đa dạng hóa kinh doanh dưới hai hình thức là đa dạng
hóa kinh doanh ngành có liên quan và đa dạng hóa kinh doanh ngành không liên quan tới hiệu
quả và rủi ro phá sản trong cùng một mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Thêm vào đó, biến số
hiệu quả của doanh nghiệp sẽ được nhìn nhận dưới góc độ của cổ đông và được đo lường bằng
chỉ số ROE (lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu), biến số rủi ro phá sản được đo lường theo
mô hình MKV (mô hình xác suất phá sản - probability of default). Việc sử dụng mô hình cấu
trúc tuyến tính SEM và đo lường rủi ro phá sản theo mô hình MKV có thể được coi là điểm mới
của luận án.
Thứ tư, nhận thấy đa dạng hóa có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau khi
đặt trong mối liên hệ với hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp. Đa dạng hóa có thể được nhìn
nhận ở góc độ đa dạng hóa công ty (Asoft, 1957), đa dạng hóa sản phẩm (Rumelt, 1974), đa
dạng hóa địa lý (Stopford và Wells, 1972; Daniels và Bracker, 1989; và Sullivan, 1994), đa dạng
hóa sáp nhập (Morck và ctg, 1990), và thời gian gần đây là đa dạng hóa khách hàng (Hsu và
Liu, 2008). Trong đó, loại hình đa dạng hóa sản phẩm được nghiên cứu sớm nhất và phổ biến
nhất. Các loại hình đa dạng hóa vừa nêu thường được gọi chung là đa dạng hóa kinh doanh
(business diversification) vì các hình thức này đều hướng tới hoạt động kinh doanh trên thị
trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những hình thức đa dạng hóa khác diễn ra ở môi trường
bên trong của doanh nghiệp như là đa dạng hóa nguồn tài trợ hay đa dạng hóa đầu tư tài sản vẫn
3
chưa được tìm hiểu. Ba loại đa dạng hóa là đa dạng hóa nguồn tài trợ, đa dạng hóa đầu tư tài
sản, và đa dạng hóa kinh doanh có thể có mối liên hệ nhất định với nhau đặt trong bối cảnh ra
quyết định quản trị tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, đa dạng hóa nguồn tài trợ tác động tới
đa dạng hóa đầu tư tài sản và đa dạng hóa đầu tư tài sản tác động tới đa dạng hóa kinh doanh.
Thêm vào đó, đa dạng hóa đầu tư tài sản và đa dạng hóa nguồn tài trợ cũng có thể tác động tới
hiệu quả và rủi ro nếu căn cứ vào các lý thuyết như “Giả thuyết đào thoát” (Escape hypothesis)
của Rumelt (1974, 1984), lý thuyết về quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực – RBV của
Wernerfelt (1984) và Barney (1991), hay lý thuyết cấu trúc vốn của Modilligani và Miler (1958)
và Myers (1977), lý thuyết người đại diện hoặc lý thuyết dòng tiền tự do của Jensen (1986). Nếu
những điều nêu trên diễn ra thì có hai câu hỏi đặt ra: thứ nhất, liệu thực sự có sự tác động trên
thực nghiệm của biến số đa dạng hóa đầu tư tài sản tới hiệu quả và rủi ro phá sản thông qua biến
số trung gian là đa dạng hóa kinh doanh hay không? Và thứ hai, liệu có tồn tại tác động trên
thực nghiệm của biến số đa dạng hóa tài trợ tới hiệu quả và rủi ro phá sản thông qua biến số
trung gian là đa dạng hóa đầu tư hay không?
Để trả lời hai câu hỏi vừa nêu, luận án tiếp tục thực hiện hai chủ đề nghiên cứu tiếp
theo. Chủ đề nghiên cứu thứ hai có tên gọi là “Tác động của đa dạng hóa đầu tư tài sản tới đa
dạng hóa kinh doanh, hiệu quả và rủi ro” và chủ đề nghiên cứu thứ ba được đặt tên là “Tác động
của đa dạng hóa nguồn tài trợ tới đa dạng hóa đầu tư tài sản, hiệu quả và rủi ro”.
Tại chủ đề nghiên cứu thứ hai, luận án sẽ phân tích đa dạng hóa đầu tư tài sản thành
hai thành phần nhỏ hơn là đa dạng hóa đầu tư tài sản ngành có liên quan và đa dạng hóa đầu tư
tài sản ngành không liên quan. Đồng thời luận án xây dựng mối liên hệ lý thuyết giữa các biến
số này tới đa dạng hóa kinh doanh, hiệu quả và rủi ro phá sản. Sau đó, luận án xây dựng mô
hình ước lượng cấu trúc tuyến tính SEM để ước lượng trên thực nghiệm các mối liên hệ trên tại
một thị trường cụ thể là thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc xây dựng mối liên hệ giữa đa
dạng hóa đầu tư tài sản, đa dạng hóa kinh doanh, rủi ro phá sản đồng thời ước lượng bằng mô
hình cấu trúc SEM có thể được coi là điểm mới của luận án ở chủ đề nghiên cứu thứ hai.
Tương tự, tại chủ đề nghiên cứu thứ ba, luận án sẽ nhìn nhận đa dạng hóa nguồn tài
trợ ở hai góc độ là đa dạng hóa tài trợ vốn chủ sở hữu và đa dạng hóa hóa nguồn tài trợ nợ. Sau
đó luận án xây dựng mối liên hệ lý thuyết giữa các biến số này tới đa dạng hóa tài trợ, hiệu quả
và rủi ro phá sản. Kế đến, luận án xây dựng mô hình ước lượng cấu trúc tuyến tính SEM để ước
lượng trên thực nghiệm. Việc xây dựng mối liên hệ giữa đa dạng hóa nguồn tài trợ, đa dạng hóa
đầu tư tài sản, và rủi ro phá sản đồng thời ước lượng bằng mô hình cấu trúc SEM có thể được
coi là điểm mới của luận án ở chủ đề ba.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án cần trả lời ba câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: ĐDH kinh doanh tác động như thế nào tới hiệu quả và rủi ro phá sản của
doanh nghiệp.
Câu hỏi 2: ĐDH đầu tư tài sản tác động như thế nào tới hiệu quả và rủi ro phá sản
của doanh nghiệp thông qua ảnh hưởng trung gian của ĐDH kinh doanh?
4
Câu hỏi 3: ĐDH nguồn tài trợ tác động như thế nào tới hiệu quả và rủi ro phá sản
của doanh nghiệp thông qua ảnh hưởng trung gian của ĐDH đầu tư tài sản?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án cần giải quyết ba mục tiêu nghiên cứu như sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả và rủi ro phá sản
của doanh nghiệp.
Mục tiêu 2: Đánh giá tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới hiệu quả và rủi ro phá
sản của doanh nghiệp thông qua ảnh hưởng trung gian của ĐDH kinh doanh.
Mục tiêu 3: Đánh giá tác động của ĐDH nguồn tài trợ tới hiệu quả và rủi ro phá sản
của doanh nghiệp thông qua ảnh hưởng trung gian của ĐDH đầu tư tài sản.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của ĐDH tới hiệu quả và rủi ro phá sản
của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, bao gồm các tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả và rủi
ro phá sản; tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới hiệu quả và rủi ro phá sản thông qua ảnh hưởng
trung gian của ĐDH kinh doanh; và tác động của ĐDH nguồn tài trợ tới hiệu quả và rủi ro phá
sản thông qua ảnh hưởng trung gian của đa dạng đầu tư tài sản.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội trong
thời gian từ 2008 tới 2015.
1.5. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, luận án thực hiện bốn
nội dung nghiên cứu chính như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa ba loại hình ĐDH, bao gồm
ĐDH kinh doanh, ĐDH đầu tư tài sản và ĐDH nguồn tài trợ.
Thứ hai, nghiên cứu cơ sở lý thuyết về mối liên giữa ba loại hình ĐDH (ĐDH kinh
doanh, ĐDH đầu tư tài sản và ĐDH nguồn tài trợ) đối với hiệu quả và rủi ro phá sản.
Thứ ba, xây dựng phương pháp nghiên cứu để ước lượng trên thực nghiệm các mối
liên hệ, bao gồm: (i) ĐDH kinh doanh, hiệu quả và rủi ro phá sản; (ii) ĐDH đầu tư tài sản,
ĐDH kinh doanh, hiệu quả và rủi ro phá sản; (iii) ĐDH nguồn tài trợ, ĐDH đầu tư tài sản, hiệu
quả và rủi ro phá sản.
Thứ tư, ước lượng trên thực nghiệm các mối liên hệ và thảo luận về kết quả ước
lượng.
1.6. Điểm mới của luận án
Luận án đóng góp những điểm mới ở ba chủ đề nghiên cứu như sau:
5
Chủ đề nghiên cứu một: Tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả và rủi ro. Chủ
đề này được thực hiện tại chương hai. Về bản chất, chủ đề một vẫn là một nghiên cứu mang tính
lặp lại về tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả và ĐDH kinh doanh tới rủi ro phá sản.
Nhưng bằng việc đo lường rủi ro phá sản bằng mô hình Merton - KMV (mô hình xác suất phá
sản – probability of default) mà các nghiên cứu thực nghiệm trước chưa tiếp cận và ước lượng
các mối liên hệ trên bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, đề tài đã đóng góp ở góc độ: (i) đo
lường khái niệm nghiên cứu cũ là rủi ro phá sản bằng một biến số đại diện hiệu quả hơn và (ii)
đưa ra phương pháp ước lượng khác thay thế cho phương pháp ước lượng hiện hữu.
Chủ đề nghiên cứu hai: Tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới ĐDH kinh doanh, hiệu
quả và rủi ro. Chủ đề được thực hiện tại chương ba. Chủ đề hai đã nhìn nhận ĐDH đầu tư tài
sản dưới góc độ ĐDH đầu tư tài sản có liên quan và ĐDH đầu tư không liên quan và xây dựng
mối liên hệ của hai biến số này tới ĐDH kinh doanh, hiệu quả và rủi ro. Như thế, chủ đề hai đã
đóng góp những điểm mới như sau: (i) xây dựng khái niệm mới (ĐDH đầu tư tài sản có liên
quan và ĐDH đầu tư không liên quan) và (ii) xây dựng mối liên hệ mới giữa các khái niệm
nghiên cứu (ĐDH đầu tư tài sản tới ĐDH kinh doanh, ĐDH đầu tư tài sản tới hiệu quả, và ĐDH
đầu tư tài sản tới rủi ro phá sản).
Chủ đề nghiên cứu ba: Tác động của ĐDH nguồn tài trợ tới ĐDH đầu tư tài sản,
hiệu quả và rủi ro. Chủ đề được thực hiện tại chương bốn. Trọng tâm của chủ đề ba là tìm hiểu
về ĐDH nguồn tài trợ. Luận án đã phân tích ĐDH nguồn tài trợ thành hai thành phần là ĐDH
tài trợ vốn chủ sở hữu và ĐDH tài trợ nợ. Đồng thời, luận án cũng xây dựng mối liên hệ của hai
biến số này tới ĐDH đầu tư tài sản, hiệu quả và rủi ro. Như vậy, tương tự chủ đề hai, chủ đề ba
đã đóng góp những điểm mới như sau: (i) xây dựng khái niệm mới (ĐDH nguồn tài trợ vốn chủ
sở hữu và ĐDH nguồn tài trợ nợ) và (ii) xây dựng mối liên hệ mới giữa các khái niệm nghiên
cứu (ĐDH nguồn tài trợ tới ĐDH đầu tư tài sản, ĐDH nguồn tài trợ tới hiệu quả, và ĐDH nguồn
tài trợ tới rủi ro phá sản).
1.7. Kết cấu của luận án
Luận án được chia thành năm chương có tiêu đề như sau:
Chương 1. Phần mở đầu
Chương 2. Tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả và rủi ro.
Chương 3. Tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới ĐDH kinh doanh, hiệu quả và rủi ro.
Chương 4. Tác động của ĐDH nguồn tài trợ tới ĐDH đầu tư tài sản, hiệu quả và rủi
ro.
6
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐDH KINH DOANH TỚI HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. ĐDH
Phần viết này sẽ tìm hiểu bốn vấn đề: (i) khái niệm về đa dạng hóa, (ii) phân loại đa
dạng hóa, (iii) xác định nội dung đa dạng hóa được sử dụng trong luận án, và (iv) đo lường đa
dạng hóa.
2.1.1.1. Khái niệm ĐDH
Căn cứ vào các nghiên cứu trước, luận án đưa ra khái niệm về hai loại hình thuộc về
đa dạng hóa kinh doanh như sau:
ĐDH kinh doanh ngành có liên quan: Doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm
khác ngành cấp 3 nhưng cùng ngành cấp 2 của ngành kinh doanh chính (Rumelt, 1982). Thông
thường, khi doanh nghiệp thực hiện ĐDH ngành kinh doanh có liên quan, doanh nghiệp vẫn tận
dụng được các nguồn lực ở ngành kinh doanh chính (nhân sự, kỹ năng, máy móc) để phục vụ
cho ngành có liên quan.
ĐDH kinh doanh ngành không liên quan: Doanh nghiệp kinh doanh những sản
phẩm khác ngành cấp hai của ngành kinh doanh chính (Rumelt, 1982). Thông thường, khi doanh
nghiệp thực hiện ĐDH ngành kinh doanh không liên quan, doanh nghiệp hầu như không tận
dụng được các nguồn lực ở ngành kinh doanh chính (nhân sự, kỹ năng, máy móc) để phục vụ
cho ngành không liên quan.
2.1.1.2. Đo lường các loại ĐDH
Cách đo lường đa dạng hóa phổ biến là kết hợp phân loại của Rumelt (1947) và
entropy. Tác giả đầu tiên đề xuất cách tính toán này là Jacquemin và Berry (1979). Sau đó
Palepu (1985) căn cứ vào phân loại của Rumelt và kết hợp với lý thuyết về entropy đã tính toán
ĐDH của doanh nghiệp ở các mức độ: ĐDH tổng thể, ĐDH ở những ngành liên quan và ĐDH
ở những ngành không liên quan.
Tổng ĐDH:
𝐷𝑇 = 1 − ∑ 𝑝𝑡
𝑡
𝑡=1
log2(
1
𝑝𝑡
)
Trong đó: t lĩnh vực kinh doanh thứ t, pt: tỷ lệ doanh thu lĩnh vực kinh doanh t trên
tổng doanh thu. Nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động trong một lĩnh vực thì entropy = 0.
Nếu doanh nghiệp hoạt động trong 20 lĩnh vực khác nhau thì entropy = 3.
ĐDH lĩnh vực có liên quan:
𝐷𝑅 = ∑ 𝑝𝑟
𝑟
𝑟=1
log2(
1
𝑝𝑟
)
r = lĩnh vực kinh doanh có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh chính.
7
ĐDH lĩnh vực không liên quan:
𝐷𝑈 = ∑ 𝑝𝑢
𝑢
𝑢=1
log2(
1
𝑝𝑢
)
u = lĩnh vực kinh doanh không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh chính
2.1.2. Hiệu quả của doanh nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm hiệu quả của doanh nghiệp
Đề tài sẽ tiếp cận khái niệm hiệu quả của doanh nghiệp dưới góc độ của cổ đông (một
bên liên quan của doanh nghiệp) và tương ứng với góc nhìn này là hiệu quả về tài chính của
doanh nghiệp. Khi đó, hiệu quả của doanh nghiệp dưới góc nhìn của nhà đầu tư sẽ là kết quả mà
nhà đầu tư nhận được từ số vốn mà mình bỏ ra.
2.1.2.2. Đo lường hiệu quả của doanh nghiệp
Hiệu quả của doanh nghiệp thường được đo lường dưới hai góc độ là hiệu quả phi tài
chính và hiệu quả tài chính (Santos và Brito, 2012). Luận án tiếp cận khái niệm “hiệu quả doanh
nghiệp” từ góc nhìn của cổ đông nên tương ứng với góc nhìn này sẽ là khía cạnh lợi nhuận của
doanh nghiệp. Đây là nhân tố được sử dụng trong phần lớn các nghiên cứu về tác động của ĐDH
tới hiệu quả.
2.1.3. Rủi ro phá sản của doanh nghiệp
2.1.3.1. Định nghĩa về rủi ro phá sản của doanh nghiệp
Rủi ro phá sản được hiểu là “xác suất xảy ra sự kiện mà doanh nghiệp không có khả
năng trả được các khoản nợ khi tới hạn”.
2.1.3.2. Đo lường rủi ro phá sản
Nghiên cứu này sẽ tiếp cận đo lường rủi ro theo hướng rủi ro phá sản theo mô hình
cấu trúc Merton – KMV.
2.1.4. Mối liên hệ giữa ĐDH kinh doanh và hiệu quả
2.1.4.1. Lý thuyết đề cập sự tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả của doanh nghiệp
Lý thuyết tăng trưởng của doanh nghiệp (theory of firm growth)
Theo Penrose (1959), mục tiêu của chủ sở hữu doanh nghiệp là tăng được lợi nhuận
dài hạn (long-term profit) và để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải đạt được tăng trưởng
thông qua các hoạt động mở rộng (expansion) trong đó có đa dạng hóa. Lý thuyết này gián tiếp
giải thích mối liên hệ giữa ĐDH kinh doanh và hiệu quả thông qua tăng trưởng.
Lý thuyết về tính kinh tế theo phạm vi (econo