Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của lợn đực lai (Piétrain Re-Hal  Duroc) có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace  Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm

Lợn đực Piétrain Re-Hal có ưu điểm tỷ lệ nạc cao, nhưng tốc độ sinh trưởng chậm hơn. Trong khi đó, đực Duroc có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, lượng mỡ giắt trong thịt nạc lớn hơn. Để tận dụng ưu điểm và hạn chế tối đa những nhược điểm của 2 dòng đực này, sử dụng đực lai giữa Piétrain Re-Hal và Duroc là giải pháp tốt nhất, đồng thời tận dụng được ưu thế lai của con đực nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi và cải thiện được chất lượng sản phẩm. Các nghiên cứu trong nước đã khẳng định các con lai với sự tham gia của đực PiDu có sức sinh trưởng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, chất lượng thịt đảm bảo (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010; Phan Xuân Hảo và cs., 2009).

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của lợn đực lai (Piétrain Re-Hal  Duroc) có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace  Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ ĐÀO ẢNH HƯỞNG CỦA LỢN ĐỰC LAI (PIÉTRAIN ReHal  DUROC) CÓ THÀNH PHẦN DI TRUYỀN KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI LAI F1 (LANDRACE  YORKSHIRE) VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA CÁC CON LAI THƯƠNG PHẨM CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 62.62.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2015 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS VŨ ĐÌNH TÔN 2. GS. TS ĐẶNG VŨ BÌNH Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC Hội Chăn nuôi Phản biện 2: TS. BÙI VĂN ĐỊNH Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. ĐOÀN VĂN SOẠN Trƣờng Đại học Nông lâm Bắc Giang Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Lợn đực Piétrain Re-Hal có ưu điểm tỷ lệ nạc cao, nhưng tốc độ sinh trưởng chậm hơn. Trong khi đó, đực Duroc có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, lượng mỡ giắt trong thịt nạc lớn hơn. Để tận dụng ưu điểm và hạn chế tối đa những nhược điểm của 2 dòng đực này, sử dụng đực lai giữa Piétrain Re-Hal và Duroc là giải pháp tốt nhất, đồng thời tận dụng được ưu thế lai của con đực nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi và cải thiện được chất lượng sản phẩm. Các nghiên cứu trong nước đã khẳng định các con lai với sự tham gia của đực PiDu có sức sinh trưởng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, chất lượng thịt đảm bảo (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010; Phan Xuân Hảo và cs., 2009). Tuy nhiên trong các nghiên cứu về sử dụng đực PiDu, các tác giả chưa đề cập đến thành phần di truyền tham gia của giống Piétrain Re-Hal và Duroc là bao nhiêu. Việc xác định rõ thành phần di truyền tham gia của Piétrain và Duroc là rất quan trọng. Với các thành phần di truyền khác nhau có thể phù hợp với từng điều kiện chăn nuôi khác nhau là vấn đề cần được nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định được lợn đực lai PiDu (Piétrain Re-Hal  Duroc) có thành phần di truyền phù hợp phối giống với lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire) nhằm nâng cao năng suất sinh sản, sinh trưởng, tỷ lệ nạc và đảm bảo được chất lượng thịt. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire) phối giống với lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75. - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn của các con lai thương phẩm được tạo ra từ lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75 phối với lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire). - Đánh giá được năng suất thân thịt và chất lượng thịt của các con lai thương phẩm được tạo ra từ lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75 phối với lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire). - Xác định được tổ hợp lai thích hợp và góp phần phát triển việc sử dụng lợn đực lai PiDu trong sản xuất chăn nuôi lợn. 2 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Cung cấp các thông tin khoa học liên quan đến năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace  Yorkshire) được phối giống với lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau và năng suất sinh trưởng, chất lượng thịt của các con lai từ các tổ hợp lai này. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Giúp các cơ sở chăn nuôi xác định tổ hợp lai thích hợp hợp nhằm nâng cao năng suất sinh sản, năng suất và chất lượng thịt góp phần phát triển việc sử dụng lợn đực lai PiDu trong sản xuất chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam. - Đóng góp thêm dữ liệu về năng suất và chất lượng sản phẩm của các tổ hợp lai trong chăn nuôi lợn để sử dụng trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và giảng dạy học tập. 1.4. Những đóng góp mới của luận án - Đánh giá được sự khác biệt về năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire) khi phối giống với lợn đực lai PiDu 25, 50 và 75% thành phần di truyền của đực Piétrain Re-Hal. - Đánh giá được sự khác biệt về năng suất, chất lượng thịt của 3 tổ hợp lai giữa đực lai PiDu 25, 50 và 75% thành phần di truyền của đực Piétrain Re- Hal với lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire). PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAI GIỐNG - Tính trạng số lượng và các yếu tố ảnh hưởng. - Lai giống và ưu thế lai. 2.2. CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở LỢN NÁI - Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái. - Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. 2.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG, KHẢ NĂNG CHO THỊT, CHẤT LƢỢNG THỊT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG - Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng, khả năng cho thịt và chất lượng thịt. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, khả năng cho thịt và chất lượng thịt. 3 2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƢỚC VÀ TRONG NƢỚC - Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước. - Tình hình nghiên cứu ở trong nước. Lai giống là biện pháp quan trọng để sản xuất lợn thịt có năng suất cao, chất lượng thịt tốt ở nhiều nước trên thế giới. Thời kì đầu chỉ mới áp dụng các tổ hợp lai kinh tế đơn giản như lai giữa 2 giống lợn, về sau có nhiều tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ ba, bốn, năm giống lợn và cao hơn nữa là các chương trình lai tạo lợn hybrid. Các công trình công bố trong và ngoài nước nêu trên đã nghiên cứu tương đối toàn diện về khả năng sản xuất của lợn đực lai PiDu, nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện một cách có hệ thống và đầy đủ, đặc biệt là chưa xác định được thành phần di truyền thích hợp của lợn đực lai PiDu trong việc nâng cao năng suất sinh sản, sinh trưởng, tỷ lệ thịt nạc và đảm bảo được chất lượng thịt của các tổ hợp lai. Như vậy việc nghiên cứu nhằm xác định được lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền thích hợp khi phối giống với nái lai F1(L  Y) cho tổ hợp lai có năng suất, chất lượng thịt cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi trang trại, gia trại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường là rất cần thiết. Nghiên cứu này cũng góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của toàn quốc nói chung, tỉnh Hải Dương, Hưng Yên nói riêng đó là tăng tỷ lệ đàn lợn hướng nạc trong cơ cấu đàn lợn. PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Lợn đực lai PiDu với tỷ lệ giống Piétrain Re-Hal là 25%, 50% và 75%. Các lợn đực lai trên được tạo ra từ đàn lợn hạt nhân Piétrain Re-Hal nhập từ Vương quốc Bỉ, nuôi thích nghi và nhân thuần chủng tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp, Hải Phòng. Số lượng lợn đực lai dùng để phối giống với lợn nái F1(LY) là: PiDu25: 3 con; PiDu50: 3 con và PiDu75: 3 con. 3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại 3 trang trại chăn nuôi lợn ngoại, cụ 4 thể: Trang trại ông Phạm Văn Lanh, phường Việt Hoà, thành Phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; Trang trại bà Phạm Thị Mây, xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương và Trang trại ông Nguyễn Văn Binh, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, 3.3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Theo dõi và đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái 3.3.1.1. Vật liệu Lợn nái F1(L × Y), lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75 Tiến hành nghiên cứu năng suất sinh sản với 141 lợn nái lai, 176 lứa đẻ của các tổ hợp đực lai thí nghiệm. Trong tổng số 176 lứa đẻ đó bao gồm: 63 lứa ở tổ hợp lai PiDu25× F1(L × Y), 40 lứa ở tổ hợp lai PiDu50× F1(L × Y) và 73 lứa ở tổ hợp lai PiDu75× F1(L × Y), mỗi trang trại đều tiến hành thực hiện cả ba tổ hợp lai. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013. 3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp bố trí theo nhóm. Lợn nái F1(L × Y) trong các tổ hợp lai được nuôi trong điều kiện chuồng hở tại các trang trại. Các lợn nái trên được đảm bảo các yếu tố đồng đều về khối lượng cơ thể, nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh và phương thức phối giống. Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho lợn nái và lợn con theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1547: 2007). Các chỉ tiêu theo dõi và xác định năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm: Số con đẻ ra/ổ (con); Số con đẻ ra còn sống/ổ (con); Số con để nuôi/ổ (con); Số con cai sữa/ổ (con); Tỷ lệ sơ sinh sống (%); Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%); Khối lượng sơ sinh/ổ (kg); Khối lượng cai sữa/ổ (kg); Khối lượng sơ sinh/con (kg); Khối lượng cai sữa/con (kg); Thời gian cai sữa (ngày); Thời gian phối lại, khoảng cách lứa đẻ (ngày); TTTA/1kg lợn con cai sữa (kg). Xác định các chỉ tiêu số con bằng cách đếm số con Xác định các chỉ tiêu khối lượng: Cân khối lượng lợn sơ sinh từng con bằng cân đồng hồ 5 kg, cân khối lượng lợn cai sữa từng con bằng cân đồng hồ 10 kg. Thời gian phối lại, khoảng cách lứa đẻ: thông qua thẻ theo dõi nái; TTTA/1kg lợn con cai sữa: dựa trên lượng thức ăn chi phí cho lợn mẹ/lứa đẻ + thức ăn tập ăn của lợn con và khối lượng cai sữa toàn ổ. 5 Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). Các tham số thống kê bao gồm: dung lượng mẫu (n), trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE), so sánh các giá trị LSM bằng phương pháp so sánh Duncan tại Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sử dụng thủ tục GLM SAS 9.1 (2002) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các tính trạng sinh sản của lợn nái. Ảnh hưởng của các yếu tố đến các tính trạng sinh sản của lợn nái được phân tích theo mô hình thống kê: yijklm =  + Di + Fj + Lk +Tl + ijklm Trong đó: yijklm: Giá trị về các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái; : giá trị trung bình của quần thể về năng suất sinh sản; Di: ảnh hưởng của đực giống có thành phần di truyền khác nhau (i = 3); Fj: ảnh hưởng của trại chăn nuôi (j = 3); Lk: ảnh hưởng của mùa vụ (k = 2); Tl: ảnh hưởng của lứa đẻ (l = 6); ijklm: sai số ngẫu nhiên. 3.3.2. Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trƣởng của con lai 3.3.2.1. Vật liệu Tổ hợp lai: PiDu25 × F1(L × Y): 64 con; tổ hợp lai: PiDu50 × F1(L × Y): 60 con và tổ hợp lai: PiDu25 × F1(L × Y): 69 con. 3.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 3 trang trại chăn nuôi lợn ngoại: 2 trang trại ở tỉnh Hải Dương, và 1 trang trại ở tỉnh Hưng Yên từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013. Các thí nghiệm nuôi theo dõi sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh, với tổng số 193 lợn, trong đó 64 con ở tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y), 60 con ở tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) và 69 con ở tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y). Mỗi trại đều thực hiện cả 3 tổ hợp lai, mỗi lô từ 10 – 12 con (tỷ lệ đực cái tương đương nhau). Lợn nuôi thí nghiệm đảm bảo đồng đều về khối lượng bắt đầu nuôi, thời gian nuôi, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh. Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1547: 2007). Đánh giá khả năng sinh trưởng của các con lai theo hai giai đoạn nuôi: Giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi và giai đoạn nuôi thịt: từ 60 ngày tuổi đến khi giết thịt (khoảng 165 ngày). 6 * Giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi, các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Khối lượng khi cai sữa (kg); Khối lượng 60 ngày tuổi (kg); Tăng khối lượng từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi (g/con/ngày); Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg). Cân khối lượng lợn cai sữa bằng cân đồng hồ 10 kg với phân độ nhỏ nhất 20g, sai số tối thiểu ± 10g, sai số tối đa ± 30g. Cân khối lượng khi 60 ngày tuổi bằng cân đồng hồ loại 30 kg, phân độ nhỏ nhất 100 g, sai số tối thiểu ± 50g, sai số tối đa ± 150g, theo phương pháp cân từng con. Lợn thí nghiệm đều được đeo thẻ tai vào thời điểm cai sữa. Tăng khối lượng trong thời gian từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi: dựa trên tăng khối lượng được trong thời gian từ cai sữa đến 60 ngày tuổi và số ngày nuôi thí nghiệm. Tăng khối lượng (g/con/ngày) = Tăng khối lượng (g)/ Số ngày nuôi (ngày). Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng = Lượng thức ăn tiêu thụ (kg)/ tăng khối lượng (kg). * Giai đoạn nuôi thịt (từ 60 ngày tuổi đến khi giết thịt), các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Khối lượng bắt đầu nuôi thịt (60 ngày tuổi) (kg); Khối lượng kết thúc nuôi thịt (kg); Tăng khối lượng trong thời gian nuôi thịt (g/con/ngày); Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg). Cân khối lượng khi 60 ngày tuổi bằng cân đồng hồ loại 30 kg, phân độ nhỏ nhất 100g, sai số tối thiểu ± 50g, sai số tối đa ± 150g, cân khối lượng kết thúc nuôi thịt bằng cân đồng hồ loại 150 kg, phân độ nhỏ nhất 500g, sai số tối thiểu ± 250g, sai số tối đa ± 750g, theo phương pháp cân từng con. Tăng khối lượng trong thời gian nuôi thịt: dựa trên tăng khối lượng được trong thời gian nuôi thịt và số ngày nuôi thịt. Tăng khối lượng (g/con/ngày)= Tăng khối lượng (g)/ Số ngày nuôi (ngày). Hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn thịt: dựa trên tổng khối lượng thức ăn và tăng khối lượng trong thời gian nuôi thịt. Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng = Lượng thức ăn tiêu thụ (kg)/ tăng khối lượng (kg). Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). Các tham số thống kê bao gồm: dung lượng mẫu (n), trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE), so sánh các giá trị LSM bằng phương pháp so sánh Duncan tại Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 7 Sử dụng thủ tục GLM SAS 9.1 (2002) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các tính trạng sinh trưởng. Ảnh hưởng của các yếu tố đến các tính trạng sinh trưởng được phân tích theo mô hình thống kê: yijkl =  + Di + Fj + Lk + ijkl Trong đó: yijkl: giá trị về các chỉ tiêu năng suất sinh trưởng; : giá trị trung bình của quần thể về năng suất sinh trưởng; Di: ảnh hưởng của đực giống có thành phần di truyền khác nhau (i = 3); Fj: ảnh hưởng của trại chăn nuôi (j = 3); Lk: ảnh hưởng của mùa vụ (k = 2); ijkl: sai số ngẫu nhiên. 3.3.3. Đánh giá năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt của con lai 3.3.3.1. Xác định độ dày mỡ lưng, độ sâu cơ thăn và tỷ lệ thịt nạc trên cơ thể lợn sống a. Vật liệu Đo dày mỡ lưng, độ sâu cơ thăn và tỷ lệ nạc ở mỗi tổ hợp lai được tiến hành trên 193 lợn nuôi thịt, trong đó tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) là 64 con, tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) là 60 con và tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) là 69 con cùng với thời điểm cân khối lượng kết thúc nuôi thịt. b. Phương pháp nghiên cứu Độ dày mỡ lưng được xác định trên lợn sống vào thời điểm kết thúc thí nghiệm bằng máy siêu âm PigLog 105 tại hai vị trí: Độ dày mỡ lưng 1 (P1): tại vị trí đốt sống lưng 3-4 tính từ đuôi lên, cách sống lưng 65 mm. Độ dày mỡ lưng 2 (P2): tại vị trí giữa xương sườn 3- 4 tính từ đuôi lên, cách sống lưng 65 mm. Độ sâu cơ thăn được xác định trên lợn sống cùng với độ dày mỡ lưng vào thời điểm kết thúc thí nghiệm bằng máy siêu âm PigLog 105. Tỷ lệ thịt nạc được xác định trên lợn sống cùng với độ dày mỡ lưng vào thời điểm kết thúc thí nghiệm bằng máy siêu âm PigLog 105. 3.3.3.2. Đánh giá năng suất thân thịt và chất lượng thịt của con lai a. Vật liệu Tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y): 16 con (8 đực thiến và 8 cái); tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y): 12 con (6 đực thiến và 6 cái) và tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y): 12 con (6 đực thiến và 6 cái). b. Phương pháp nghiên cứu Khối lượng của từng cá thể trước khi giết thịt được xác định bằng cân đồng hồ loại 150 kg, phân độ nhỏ nhất 500g, sai số tối thiểu ± 250g, sai số tối 8 đa ± 750g. Khối lượng thịt móc hàm là khối lượng thân thịt sau khi chọc tiết, cạo lông, bỏ các cơ quan nội tạng nhưng để lại hai lá mỡ. Tỷ lệ thịt móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ được tính dựa trên khối lượng móc hàm, thịt xẻ và khối lượng trước khi giết thịt. Dài thân thịt: đo bằng thước dây với độ chính xác 0,1 cm, đo từ xương Atlat đến xương Pubis. Diện tích cơ thăn: là diện tích của lát cắt cơ thăn tại điểm giữa xương sườn 13 - 14. Tỷ lệ thịt nạc được tính theo phương pháp 2 điểm của Branscheid et al. (1987). Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt gồm: màu sắc thịt ở thời điểm 24 và 48 giờ sau khi giết thịt; Giá trị pH45, pH24 và pH48 giờ sau giết thịt và tỷ lệ mất nước. Mẫu thịt được lấy tại cơ thăn ở vị trí xương sườn 13-14 của lợn mổ khảo sát để phân tích các chỉ tiêu phẩm chất thịt tại Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi và Phòng thí nghiệm trung tâm, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Xác định giá trị pH: Đo pH ở cơ thăn giữa xương sườn 13-14 vào thời điểm 45 phút (pH45), 24 giờ (pH24) và 48 giờ (pH48) bảo quản sau khi giết thịt bằng máy đo pH Testo 230 (Đức). Giá trị pH là trị số trung bình của 5 lần đo trên 5 điểm khác nhau theo phương pháp của Clinquart (2004a). - Xác định màu sắc thịt ở thời điểm 24 giờ và 48 giờ sau giết thịt, các giá trị màu sắc thịt xác định: L* (Lightness), a* (Redness), b* (Yellowness). Mẫu thịt được lấy tại cơ thăn ở vị trí xương sườn 13-14 của lợn mổ khảo sát bảo quản trong hộp đá và vận chuyển về phòng thí nghiệm (mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 40C để phân tích các chỉ tiêu màu sắc thịt ở thời điểm 24 và 48 giờ sau khi giết thịt). Đo giá trị màu sắc được thực hiện tại thời điểm 24 và 48 giờ bảo quản sau giết thịt bằng máy đo màu sắc thịt Minolta CR-410 (Nhật Bản). Giá trị màu sắc thịt là trị số trung bình của 5 lần đo trên 5 điểm khác nhau theo phương pháp của Clinquart (2004b). Tỷ lệ mất nước sau 24 và 48 giờ bảo quản (%): lấy khoảng 50 gram thịt của cơ thăn ở vị trí xương sườn 13-14 sau khi giết mổ, bảo quản mẫu trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 40C trong 24 - 48 giờ. Cân khối lượng mẫu trước và sau khi bảo quản để xác định tỷ lệ mất nước. Tỷ lệ hao hụt chế biến 24 và 48 giờ sau giết thịt. Xác định khối lượng mẫu cơ thăn sau bảo quản (24, 48 giờ) đưa vào túi nhựa chịu nhiệt và hấp trong Waterbath ở nhiệt độ 800C trong vòng 75 phút, sau đó lấy mẫu túi ra và làm mát dưới vòi nước chảy ngoài túi mẫu trong 20 phút. Thấm khô bề mặt mẫu thịt bằng giấy mềm và cân khối lượng mẫu sau chế biến. 9 Xác định tỷ lệ hao hụt chế biến theo sự chênh lệch khối lượng mẫu trước và sau khi chế biến. Xác định độ dai của thịt tại 24 và 48 giờ sau giết thịt: Mẫu thịt sau khi đã xác định tỷ lệ hao hụt chế biến, dùng dụng cụ lấy mẫu (đường kính 1,25cm) lấy 5-10 mẫu (thỏi) thịt cùng chiều với thớ cơ và đưa vào máy Warner – Bratzler 2000D (Mỹ) để xác định lực cắt. Độ dai của mẫu thịt được xác định là trung bình của 5-10 lần đo lặp lại. Xác định thành phần hóa học của thịt: Tỷ lệ vật chất khô trong cơ thăn (%) theo phương pháp sấy nhiệt (sấy ở 700C đến khối lượng không đổi); Tỷ lệ protein thô trong cơ thăn (%) theo phương pháp Kjeldahl; Tỷ lệ lipit thô trong cơ thăn (%) theo phương pháp Soxhlet; Tỷ lệ khoáng tổng số trong cơ thăn (%) theo phương pháp đốt khô trong lò nung (ở nhiệt độ 5500C - 6000C trong thời gian từ 2 - 3 giờ). Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). Các tham số thống kê bao gồm: dung lượng mẫu (n), trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE), so sánh các giá trị LSM bằng phương pháp so sánh Duncan . Sử dụng thủ tục GLM SAS 9.1 (2002) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các tính trạng năng suất thân thịt và chất lượng thịt của con lai. Ảnh hưởng của các yếu tố đến các tính trạng năng suất thân thịt, chất lượng thịt và thành phần hoá học của thịt được phân tích theo mô hình thống kê: yijklm =  + Di + Fj + Lk +Sl + ijklm Trong đó: yijklm: Giá trị về các chỉ tiêu năng suất thân thịt, chất lượng thịt và thành phần hóa học của thịt; : giá trị trung bình của quần thể về năng suất thân thịt, chất lượng thịt và thành phần hóa học của thịt; Di: ảnh hưởng của đực giống có thành phần di truyền khác nhau (i = 3); Fj: ảnh hưởng của trại chăn nuôi (j =3); Lk: ảnh hưởng của mùa vụ (k = 2); Sl: ảnh hưởng của tính biệt (l = 2); ijklm: sai số ngẫu nhiên. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Năng suất sinh suất sinh sản 4.1.1. Mức độ ảnh hƣởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng cho thấy: Yếu tố đực g
Luận văn liên quan