Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn đến sự gia tăng quần thể của nhện bắt mồi và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh

Nhện đỏ cam chanh Panonychus citri là đối tượng gây hại hàng đầu trên cây ăn quả có múi. Tác hại của nhện đỏ cam chanh là rất lớn, chúng gây hại và phát sinh quanh năm, hại chủ yếu trên lá, chúng hút dịch lá làm cho lá tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu trắng vàng. Khi mật độ cao chúng có mặt cả trên trên quả. Khi bị hại nặng toàn bộ lá và quả có màu trắng hơi vàng, lá bị rụng, cây không phát triển được, bề mặt giá thể có tơ mỏng (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Nhện đỏ cam chanh là đối tượng điển hình về tính chống thuốc và bùng phát số lượng trên cây ăn quả có múi khi sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Trên nhện đỏ cam chanh P. citri nói riêng và sâu bệnh hại cây có múi nói chung có rất nhiều các loài thiên địch, nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý và kết hợp với tính năng hữu ích của chúng thì nền nông nghiệp sản xuất cây ăn quả có múi sẽ bền vững, an toàn và hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam chưa nhân nuôi công nghiệp bất cứ loài nhện bắt mồi nào để phóng thích ra ngoài đồng ruộng phòng chống nhện đỏ cam chanh P. citri. Xuất phát từ nhu cầu sản xuất cây ăn quả có múi và phòng chống tác hại của nhện đỏ cam chanh P. citri, chúng tôi tiến hành các thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn đến sự gia tăng quần thể của nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus Evans trong phòng thí nghiệm và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh Panonychus citri McGregor ngoài đồng ruộng.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn đến sự gia tăng quần thể của nhện bắt mồi và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LƢƠNG THỊ HUYỀN ẢNH HƢỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THỨC ĂN ĐẾN SỰ GIA TĂNG QUẦN THỂ CỦA NHỆN BẮT MỒI Neoseiulus longispinosus Evans VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHÖNG TRONG PHÕNG CHỐNG SINH HỌC NHỆN ĐỎ CAM CHANH Panonychus citri McGregor (Acari: Tetranychidae) CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ : 62 62 01 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2017 2 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. GS. TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH 2. TS. LÊ NGỌC ANH Phản biện 1: GS.TSKH. VŨ QUANG CÔN Hội Côn trùng học Việt Nam Phản biện 2: GS.TS. PHẠM VĂN LẦM Viện Sinh thái và Môi trƣờng nhiệt đới Phản biện 3: PGS.TS. ĐẶNG THỊ DUNG Hội Bảo vệ thực vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nhện đỏ cam chanh Panonychus citri là đối tượng gây hại hàng đầu trên cây ăn quả có múi. Tác hại của nhện đỏ cam chanh là rất lớn, chúng gây hại và phát sinh quanh năm, hại chủ yếu trên lá, chúng hút dịch lá làm cho lá tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu trắng vàng. Khi mật độ cao chúng có mặt cả trên trên quả. Khi bị hại nặng toàn bộ lá và quả có màu trắng hơi vàng, lá bị rụng, cây không phát triển được, bề mặt giá thể có tơ mỏng (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Nhện đỏ cam chanh là đối tượng điển hình về tính chống thuốc và bùng phát số lượng trên cây ăn quả có múi khi sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Trên nhện đỏ cam chanh P. citri nói riêng và sâu bệnh hại cây có múi nói chung có rất nhiều các loài thiên địch, nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý và kết hợp với tính năng hữu ích của chúng thì nền nông nghiệp sản xuất cây ăn quả có múi sẽ bền vững, an toàn và hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam chưa nhân nuôi công nghiệp bất cứ loài nhện bắt mồi nào để phóng thích ra ngoài đồng ruộng phòng chống nhện đỏ cam chanh P. citri. Xuất phát từ nhu cầu sản xuất cây ăn quả có múi và phòng chống tác hại của nhện đỏ cam chanh P. citri, chúng tôi tiến hành các thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn đến sự gia tăng quần thể của nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus Evans trong phòng thí nghiệm và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh Panonychus citri McGregor ngoài đồng ruộng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định được điều kiện môi trường: nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn khi nuôi nhện bắt mồi (NBM) Neoseiulus longispinosus Evans phù hợp mà tại đó chúng có tỷ lệ tăng quần thể cao nhất và khả năng sử dụng N. longispinosus trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh P. citri tại Hà Nội. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định tỷ lệ gia tăng quần thể của NBM N. longispinosus ở các mức nhiệt độ khác nhau. - Xác định tỷ lệ gia tăng quần thể của NBM N. longispinosus ở các mức ẩm độ khác nhau. - Xác định tỷ lệ gia tăng quần thể của NBM N. longispinosus với các thức ăn tự nhiên và thức ăn thay thế khác nhau. - Đánh giá được hiệu quả sử dụng loài NBM N. longispinosus trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh P. citri. 2 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Loài nhện bắt mồi (còn gọi là nhện nhỏ bắt mồi) Neoseiulus longispinosus Evans, thuộc họ Phytoseiidae, bộ Ve bét (Acari). 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn đến NBM N. longispinosus và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh P. citri tại vùng Hà Nội. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Lần đầu nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống về ảnh hưởng của 3 yếu tố sinh thái nhiệt độ, ẩm độ và các loại thức ăn đến sự gia tăng quần thể của NBM N. longispinosus. - Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về thời gian phát dục, các chỉ số sinh học của NBM N. longispinosus nuôi trên nhện đỏ cam chanh P. citri và một số nhện hại cây trồng khác. - Xác định được khả năng sử dụng NBM N. longispinosus trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh P. citri trên cây ăn quả có múi trong nhà lưới có mái che và ngoài đồng ruộng. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm sinh học, sinh thái và khả năng phòng chống nhện đỏ cam chanh P. citri của loài NBM N. longispinosus. Kết quả nghiên cứu về nhân nuôi sinh học và phóng thích NBM N. longispinosus ra ngoài đồng ruộng là những đóng góp mới trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh P. citri, nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trừ nhện đỏ cam chanh trên đồng ruộng và là tư liệu cho các khuyến nông viên cũng như cán bộ kỹ thuật chuyên ngành Bảo vệ thực vật tại các vùng trồng cây ăn quả có múi để quản lý nhện đỏ cam chanh một cách hiệu quả và an toàn. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài cùng dữ liệu về diễn biến mật độ nhện đỏ cam chanh, biện pháp nhân nuôi tập trung và phóng thích, thời điểm phóng thích NBM N. longispinosus cho phép sử dụng biện pháp phòng chống sinh học đối với nhện đỏ cam chanh và một số nhện hại cây trồng khác. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Nhện nhỏ hại cây trồng nông nghiệp rất đa dạng và phong phú về loài, mỗi loài có thể hại rất nhiều cây trồng khác nhau. Nhiều loài đã trở thành nhưng loài dịch hại chủ yếu trên cây trồng như nhện đỏ hai chấm 3 Tetranychus urticae Koch hại đậu đỗ (Nguyễn Đức Tùng, 2009), hại bông (Mai Văn Hào và cs., 2008, Mai Văn Hào, 2010), rau ăn quả (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs., 2014), dưa lê (Trần Văn Lâm và cs., 2015); nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus (Boisduval) hại trên cây bông, sắn, đay, đậu đỗ, cà chua, ớt, lạc, hoa hồng, đào, mận (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002, 2005); nhện đỏ nâu chè Oligonychus coffeae Nietner hại chủ yếu trên cây chè, cà phê và một số cây khác như ổi, bông, điều, xoài (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002, 2005; Lê Thị Nhung, 2002); nhện đỏ tươi Brevipalpus sp. hại chè, cây ăn quả có múi (Trần Xuân Dũng, 2003; Nguyễn Văn Đĩnh, 2002, 2005); nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) hại một số loài cây ăn quả có múi (Trần Xuân Dũng, 2003; Nguyễn Văn Đĩnh, 2002, 2005). Trên thế giới nhện đỏ cam chanh P. citri ngoài gây hại các loài cây ăn quả có múi, ngoài ra còn gây hại trên các cây trồng khác như cây táo, lê, đào, mận, khế, đu đủ, mận Nhật, nho (Baker et al., 2008) và cây cảnh (Pratt and Croft, 1998). Ở nước ta nhện đỏ cam chanh P. citri gây hại nặng trên cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi .) (Trần Xuân Dũng, 2003; Nguyễn Văn Đĩnh, 2002, 2005) và là một trong các đối tượng dịch hại nghiêm trọng trên tất cả các khu vực thâm canh cây ăn quả có múi. Nhện đỏ cam chanh xuất hiện rải rác vào các tháng trong năm nhưng gây hại nặng vào các tháng 4, 5, 6 và tháng 10 11, 12 hàng năm (Trần Xuân Dũng, 2003; Phạm Thị Hiếu, 2013). Nhện đỏ cam chanh đã trở thành dịch hại chủ yếu và nghiêm trọng khi sử dụng các hóa chất trừ nhện (Nguyễn Văn Đĩnh, 1991). Ở các nước châu Á và khu vực Đông Nam Á, loài NBM N. longispinosus được nghiên cứu phòng chống sinh học nhện hại cây trồng tại các nước Ấn Độ (Thakur and Dinabandhoo, 2005; Chauhan et al., 2010; Chauhan et al., 2011; Rahman et al., 2011, 2012, 2013), Phillipine (Deleon and Corpuz, 2005), Thái Lan (Kongchuensin, 2007, 2011, 2015; Kongchuensin et al., 2001, 2005, 2006; Thongtab, 1998; Thongtab et al., 2001, Nusartlert et al., 2010), Hàn Quốc (Huyn et al., 1988; Kim and Lee, 1993; Lee et al., 1994), Nhật Bản (Mori and Saito, 1979; Mochizuki, 1990; Ohtani et al., 1991; Ohno et al., 2011), Indonesia (Puspitarini, 2010; Puspitarini et al., 2011), Malaysia (Ibrahim and Palacio, 1994; Ibrahim and Seo, 1995; Ibrahim and Rahman, 1997; Ibrahim and Yee, 2000), Trung Quốc (Ho et al., 1995; Zhang et al., 1998, 1999, 2000; Yeh et al., 2000; Zhang, 2003; Zhao et al., 2013). Nhện bắt mồi N. longispinosus là loài có khả năng khống chế con mồi tốt, có tính chuyên hóa về phổ thức ăn thuộc dạng (Type) tương đối hẹp II (McMurtry and Croft, 1997; McMurtry et al., 2013), chúng chỉ tiêu thụ thức ăn tự nhiên là các loài nhện nhỏ hại cây trồng thuộc họ Tetranychidae. 4 Ở Việt Nam, NBM N. longispinosus đã được nghiên cứu về một số đặc điểm sinh vật học và khả năng khống chế nhện đỏ hai chấm T. urticae hại đậu đỗ (Nguyễn Đức Tùng, 2009), về đặc điểm sinh học, sinh thái và khả năng tiêu diệt nhện đỏ hai chấm hại bông (Mai Văn Hào, 2010) và về đặc điểm sinh vật học dưới ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi trên thức ăn là nhện đỏ hai chấm hại rau ăn quả (bầu, bí, dưa, cà ) (Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013). Tuy vậy, trên các các loài nhện đỏ hại cây trồng khác nói chung và nhện đỏ cam chanh nói riêng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Trước sự gây hại ngày một tăng của các loài nhện đỏ cam chanh việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của NBM N. longispinosus để xác định điều kiện sinh thái phù hợp nhất, trên cơ sở đó nhân nuôi tập trung và phóng thích chúng ra ngoài đồng ruộng một cách hiệu quả là rất cần thiết. 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC Nhện bắt mồi N. longispinosus được miêu tả có kích thước nhỏ xấp xỉ với kích thước của nhện hại cây trồng (Muma, 1967, Helle and Sabelis, 1985; Moraes et al., 2004, Kreiter et al., 2013). Nhện bắt mồi N. longispinosus cũng như các loài NBM khác có 3 pha phát dục: trứng, nhện non (tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3) và trưởng thành. Trứng có hình oval trong suốt. Nhện tuổi 1 có 3 dôi chân, màu trắng, ít hoạt động. Nhện tuổi 2 có 4 đôi chân, bắt đầu tìm kiếm con mồi, cơ thể chuyển màu hơi vàng. Nhện tuổi 3 có 4 đôi chân, kích thước cơ thể lớn hơn, màu cam đậm hơn hoặc màu cam xám (Helle and Sabelis, 1985; Thongtab, 1998). Trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhện đực loài N. longispinosus có thời gian phát dục ở pha trứng, nhện non tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 và trưởng thành lần lượt là 2,73; 0,71; 1,92; 1,85 và 16,24 ngày. Nhện cái có thời gian phát triển ở pha trứng là 2,73 ngày, nhện non tuổi 1 là 0,74 ngày, tuổi 2 là 1,92 ngày, tuổi 3 là 2,40 ngày, trưởng thành cái là 27,2 ngày; trưởng thành trước đẻ trứng, đẻ trứng và sau đẻ trứng lần lượt là 2,3; 22,36 và 2,36 ngày. Số trứng được đẻ của con cái từ 14-52 quả (Behis, 2010) Trong điều kiện nhà kính và ngoài đồng ruộng tỷ lệ tiêu thụ con mồi cao nhất là ở công thức có tỷ lệ NBM: nhện hại (N. longispinosus:T. urtiae) là (5:50), nhện non ăn hết 13,50 con mồi/ngày và con trưởng thành ăn hết 16,54 con mồi/ngày; sau đó đến tỷ lệ 4:50, nhện non ăn hết 11,50 con mồi/ngày, nhện trưởng thành ăn hết 14,75 con mồi/ngày; Tỷ lệ 3:50 nhện non ăn hết 9,25 và trưởng thành ăn là 11,25; tỷ lệ 2:50 nhện non ăn hết 5,25 và trưởng thành ăn hết 7,75 con mồi/ngày; thấp nhất là tỷ lệm 1:50 nhện non ăn hết 3,75 và trưởng thành là 4,25 con mồi/ngày (Jeyarani et al., 2012). Sức tiêu thụ con mồi của NBM N. longispinosus đối với nhện hại T. urticae, trong 24 giờ nhện cái chưa đẻ trứng tiêu thụ 16,7 trứng nhện đỏ hai 5 chấm và 17 nhện non; nhện cái đã đẻ trứng tiêu thụ là 33,3 trứng nhện đỏ hai chấm và 27,8 nhện non. Đối với nhện hại trưởng thành, mỗi nhện cái NBM tiêu thụ khoảng 5 đến 10 con. Nhện cái chưa trưởng thành tiêu thụ trứng của nhện đỏ hai chấm là 7,9 trứng/ngày, nhện đực tiêu thụ là 6,4 trứng/ngày. NBM tuổi 3, nhện cái tiêu thụ là 4,0 trứng/ngày, nhện đực tiêu thụ là 2,9 trứng/ngày (Ibrahim and Palacio, 1994; Ibrahim and Rahman, 1997). Ở nhiệt độ 18oC NBM cái trưởng thành tiêu thụ số trứng của nhện đỏ hai chấm T. urticae là 12 quả, ở 22oC là 13 quả, ở 25oC là 18 quả, ở 28oC là 17 quả và ở 30 o C là 13 quả (Hyun et al., 1988). 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC Ở nước ta, NBM N. longispinosus đã được nghiên cứu trên nhện đỏ hai chấm T. urticae hại cây đậu đỗ (Nguyễn Đức Tùng, 2009), bông (Mai Văn Hào, 2010) và rau ăn quả (Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013; Nguyễn Thị Phương Thảo và cs., 2014). Những nghiên cứu về N. longispinosus trên các loài nhện hại cây trồng khác như nhện đỏ cam chanh P. citri, nhện đỏ nâu chè O. coffeae, là chưa có. Thời gian phát dục của NBM N. longispinosus nuôi trên nhện đỏ hai chấm T. urticae, ở nhiệt độ 25, 30 và 35oC có thời gian pha trứng là 2,37; 1,85 và 1,64 ngày; nhện non tuổi 1 là 0,74; 0,76 và 0,33 ngày; nhện non tuổi 2 là 1,27; 1,09 và 0,82 ngày và nhện non tuổi 3 là 1,31; 1,32 và 0,99 ngày (Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013). Ở 27,54 và 29,06 o C, NBM N. longispinosus có thời gian phát dục pha trứng tương ứng là 1,84 và 1,49 ngày; nhện non tuổi 1 là 1,01 và 0,55 ngày; nhện non tuổi 2 đều là 0,90 ngày và nhện non tuổi 3 là 0,98 và 0,87 ngày (Mai Văn Hào, 2010). Ở nhiệt độ 25, 30 và 35oC, nhện cái loài N. longispinosus có thời gian trước đẻ trứng lần lượt là 2,25; 0,86 và 0,45 ngày; thời gian đẻ trứng lần lượt là 16,1; 13,7 và 10,2 ngày; thời gian sau đẻ trứng lần lượt là 9,15; 8,25 và 6,95 ngày; thời gian vòng đời lần lượt là 5,69; 5,02 và 3,77 ngày; tuổi thọ của con cái lần lượt là 22,0; 19,15 và 17,82 ngày; số trứng của con cái lần lượt là 31,50; 35,60 và 30,10 quả (Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013). Ở nhiệt độ 27,54 và 29,06oC, NBM N. longispinosus có thời gian trước đẻ trứng là 2,03 và 1,61 ngày; thời gian vòng đời là 6,77 và 5,42 ngày; đời là 22,49 và 21,87 ngày (Mai Văn Hào, 2010). Tuy nhiên đối với nhện đỏ cam chanh P. citri là một trong những dịch hại chủ yếu trên cây ăn quả có múi mà cho đến nay chưa có loài thiên địch nào được nghiên cứu sử dụng. NBM N. longispinosus là một loài bản địa, là thiên địch quan trọng của nhiều loài nhện nhỏ hại cây trồng vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loài N. longispinosus có sức ăn mồi và gia tăng quần thể khá cao trên một số loài nhện nhỏ hại cây trồng. Tuy vậy, cho đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về gia tăng quần thể của loài nhện bắt 6 mồi này trên nhện đỏ cam chanh cũng như khả năng sử dụng chúng trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh. Bởi vậy, nghiên cứu cơ bản về sinh học, sinh thái học để xác định sự gia tăng quần thể của loài NBM N. longispinosus trên cơ sở đó xác định điều kiện thích hợp (nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn) mà tại đó chúng có sức gia tăng quần thể cao nhất làm chìa khóa để nhân nuôi và sử dụng chúng trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh là cần thiết. Điểm quan trọng nữa là việc xác định rõ sức ăn mồi là nhện đỏ cam chanh là cơ sở khách quan ban đầu để đánh giá tiềm năng sử dụng NBM cũng như xác định hiệu lực phòng chống sinh học của chúng cả trong quy mô nhỏ trong phòng thí nghiệm và trên đồng ruộng. Ngoài ra, việc tìm ra các loại thức ăn thay thế dễ kiếm làm cơ sở để thử nghiệm nhân nuôi với số lượng lớn để sản xuất mang tính công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sản xuất với số lượng lớn, giảm giá thành nhân nuôi làm cho biện pháp phòng chống sinh học dễ thực hiện và có thể được người sản xuất chấp thuận. PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Cây ăn quả có múi thuộc Viện nghiên cứu Rau quả trung ương tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. - Một số vùng trồng cây ăn quả có múi tại Chương Mỹ, Hà Nội. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Tiến hành nghiên cứu từ năm 2014 – 2016. 3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU - Cây bưởi Diễn Citrus grandis L., cây Ba Bét Mallotus sp. - Nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus, nhện đỏ cam chanh Panonychus citri McGregor, - Nhện hại cây trồng khác: nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae Koch, nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus Boisduval, nhện đỏ nâu chè Oligonychus coffeae Neitner, nhện đỏ tươi Brevipalpus sp. và nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead, - Thức ăn thay thế: gồm hai loài nhện kho là Carpoglyphus lactis (L.), Tyrophagus putrescentiae (Schrank) và phấn hoa Typha Typha latifolia (L.). 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài luận án có 5 nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu sự phát triển, tập tính của NBM N. longispinosus và diễn biến mật độ của chúng trên cây bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. - Xác định tỷ lệ gia tăng quần thể của loài N. longispinosus tại các mức nhiệt độ khác nhau. 7 - Xác định tỷ lệ gia tăng quần thể của loài N. longispinosus tại các mức ẩm độ khác nhau - Xác định tỷ lệ gia tăng quần thể của loài N. longispinosus nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau. - Nghiên cứu khả năng sử dụng loài N. longispinosus trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh P. citri. 3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Điều tra diễn biến mật độ nhện đỏ cam chanh và nhện nhỏ bắt mồi trên cây bƣởi Diễn tại huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội Phương pháp điều tra diễn biến mật độ nhện đỏ cam chanh và nhện nhỏ bắt mồi trên các vườn trồng cây ăn quả có múi tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội theo quy chuẩn QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT và QCVN 01 – 119: 2012/BNNPTNT của Bộ NN và PTNT. Điều tra thành phần nhện bắt mồi được tiến hành liên tục 12 tháng của năm 2015. Trên khu vực điều tra, cắt các lá bưởi Diễn của 4 cành ở mỗi cây điều tra cho vào túi nilon mang về phòng thí nghiệm quan sát dưới kính lúp soi nổi. Làm tiêu bản NBM N. longispinosus và nhện hại khác, đối chiếu với hình ảnh và xác định chính xác loài NBM N. longispinosus theo khóa định loại của NZAC (2012), NCBI (2015), TaiBIF (2012), Collyer (1982), sau đó nuôi chúng trên nhện đỏ son để tạo nguồn NBM ban đầu và tiếp tục duy trì nguồn NBM trong suốt thời gian thực hiện đề tài. 3.5.2. Nhân nuôi nguồn nhện bắt mồi N. longispinosus Trồng cây ba bét (Mallotus sp.) trong nhà lưới cách ly côn trùng với kích thước 15 m x 14 m, nhà lưới được cách ly xung quanh bằng lưới có mắt nhỏ 1 mm x 1 mm. Cắt lá ba bét bánh tẻ (kích thước 10 x 15 cm) đặt lên miếng xốp cắm hoa trong khay cách ly (kích thước 30 x 20 cm) bằng một lớp nước và đặt lên giá inox (1 m x 0,6 m x 1,2 m) bốn chân đặt trong bốn khay nước nhỏ. Sau đó thả 100 cá thể nhện đỏ son T. cinnabarinus lên trên lá ba bét, khi nhện đỏ son phát triển nhiều (sau 7 – 10 ngày) sử dụng làm thức ăn nuôi nguồn NBM N. longispinosus. Nhện đỏ son T. cinnabarinus được nhân nuôi liên tục để đảm bảo đủ thức ăn cho nhân nuôi NBM N. longispinosus và duy trì đến hết quá trình làm thí nghiệm. 3.5.3. Nghiên cứu sự phát triển, tập tính và tỷ lệ tăng tự nhiên của loài N. longispinosus Nghiên cứu sự phát triển và tỷ lệ tăng tự nhiên theo phương pháp nuôi cá thể trong điều kiện ổn định về nhiệt độ và ẩm độ, trong khi đó thức ăn và không gian là không giới hạn (Birch, 1948; Nguyễn Văn Đĩnh, 1992). Từ các số liệu nghiên cứu sẽ lập được bảng sống (life table) của NBM trên 8 từng điều kiện môi trường, qua đó xác định được các chỉ số sinh học cơ bản của nhện nhỏ bắt mồi bao gồm: tỷ lệ tăng tự nhiên (rm), hệ số nhân trong một thế hệ (Ro), thời gian của một thế hệ (T, Tc), giới hạn gia tăng quần thể (λ) và thời gian nhân đôi quần thể (DT). Nuôi cá thể NBM được tiến hành nuôi từ trứng đến khi trưởng thành cái chết sinh lý trong lồng nuôi Munger, lông nuôi có 6 lớp: - Lớp trên cùng là màng phim trong, dày 0,15 cm, ở giữa được khoét lỗ với đường kính 2,2 cm. - Lớp thứ 2 là tấm bóng kính ở giữa dùng kim côn trùng loại 00 châm 15 lỗ để cho không khí lưu thông. - Lớp thứ 3 là tấm mica đen với kích thước dày 0,3 cm, ở giữa được khoét lỗ tạo nên khoang nuôi với đường kính 2,0 cm. - Lớp thứ 4 là miếng lá bưởi, hoặc lá ba bét, hoặc lá chè bánh tẻ để làm thức ăn cho từng loài nhện hại, miếng lá thường lấy phía cuối lá, tránh lấy phần gân lá to. - Lớp thứ 5 gồm 2-3 lớp giấy thấm ẩm. - Lớp cuối cùng là tấm mica đen dày 0,2 cm. Hàng ngày theo dõi dưới kính lúp 1 lần để xác định trứng nở, sự chuyển tuổi nhờ xác lột, tỷ lệ sống sót
Luận văn liên quan