Bệnh tiểu đường trên chó là một nhóm bệnh nội tiết. Nguyên
nhân của bệnh là do thiếu hụt insulin nhiều hoặc ít thường đi kèm với
tăng đề kháng insulin ở các mức độ khác nhau làm tăng đường huyết,
tăng đường niệu gây nhiều biến chứng cấp và mãn tính. (Catchpole et
al., 2008; Watson, 2010) làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con thú,
sức khỏe, tinh thần cũng như kinh tế gia đình của người nuôi.
Việc quản lý cũng như phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh tiểu
đường trên chó có vai trò đặc biệt quan trọng trong dự phòng các biến
chứng nặng nề là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác thú y
hiện nay. Tuy nhiên chưa có môt nghiên cứu nào để đánh giá tần suất
lưu hành, các yếu tố nguy cơ, các tác hại của bệnh và những phác đồ
điều trị phù hợp cho bệnh tiểu đường trên quần thể chó ở thành phố Cần
Thơ. Với mong muốn thông qua nghiên cứu này, sẽ có chiến lược tư vấn
về bảo vệ sức khỏe cho đàn chó nuôi nhằm giúp giảm thiểu số chó có
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường để từng bước giảm thiểu các biến chứng,
giúp người nuôi hiểu rõ hơn về căn bệnh này, góp phần giảm bớt “gánh
nặng bệnh tật” do hậu quả của bệnh tiểu đường trên chó gây ra cho
người chăn nuôi. Từ đó, đề tài: “Bệnh tiểu đường trên chó tại các
quận huyện thành phố cần Thơ” được tiến hành.
29 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH
VẬT NUÔI
Mã ngành: 62 64 01 02
TRẦN THỊ THẢO
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRÊN CHÓ TẠI CÁC
QUẬN HUYỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cần Thơ- 2018
0
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN NGỌC BÍCH
Xác nhận đã xem lại của
Chủ tịch Hội đồng
..
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
1
DANH MỤC LIỆT KÊ CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ
Các bài báo đăng trên tạp chí:
1. Trần Thị Thảo, Lê Quang Trung, Trần Ngọc Bích, Nguyễn
Dương Bảo, Lê Thị Thu Ba, 2015. Điều tra bệnh tiểu đường
trên chó trưởng thành tại thành phố Cần Thơ. Kỷ yếu Hội nghị
khoa học toàn quốc Chăn nuôi–Thú y 2015. ISBN 978-604-60-
2019-6. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 591-596
2. Trần Thị Thảo, Nguyễn Dương Bảo, Trần Ngọc Bích, Trần
Thị kiều Trinh, , 2016. Hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường trên
chó. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y ISSN: 1859-4751 số
4/2016, trang 5-11
3. Trần Thị Thảo, Trần Ngọc Bích, Võ Quốc Thịnh và Nguyễn
Phúc Khánh 2016. Bệnh gan trên chó tiểu đường tại quận Ninh
Kiều thành phố Cần Thơ. ISSN 1859-2333. Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, số 2, trang 152-156.
4. Trần Thị Thảo, Trần Ngọc Bích, 2017 “Xác định hằng số
đường huyết, glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trong máu
chó nuôi tại thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật
Thú y ISSN: 1859-4751, XXIV số 8. Trang 29 – 37.
2
Chương I. GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của luận án
Bệnh tiểu đường trên chó là một nhóm bệnh nội tiết. Nguyên
nhân của bệnh là do thiếu hụt insulin nhiều hoặc ít thường đi kèm với
tăng đề kháng insulin ở các mức độ khác nhau làm tăng đường huyết,
tăng đường niệu gây nhiều biến chứng cấp và mãn tính. (Catchpole et
al., 2008; Watson, 2010) làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con thú,
sức khỏe, tinh thần cũng như kinh tế gia đình của người nuôi.
Việc quản lý cũng như phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh tiểu
đường trên chó có vai trò đặc biệt quan trọng trong dự phòng các biến
chứng nặng nề là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác thú y
hiện nay. Tuy nhiên chưa có môt nghiên cứu nào để đánh giá tần suất
lưu hành, các yếu tố nguy cơ, các tác hại của bệnh và những phác đồ
điều trị phù hợp cho bệnh tiểu đường trên quần thể chó ở thành phố Cần
Thơ. Với mong muốn thông qua nghiên cứu này, sẽ có chiến lược tư vấn
về bảo vệ sức khỏe cho đàn chó nuôi nhằm giúp giảm thiểu số chó có
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường để từng bước giảm thiểu các biến chứng,
giúp người nuôi hiểu rõ hơn về căn bệnh này, góp phần giảm bớt “gánh
nặng bệnh tật” do hậu quả của bệnh tiểu đường trên chó gây ra cho
người chăn nuôi. Từ đó, đề tài: “Bệnh tiểu đường trên chó tại các
quận huyện thành phố cần Thơ” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu của luận án
Xây dựng thang chuẩn nồng độ glucose, HbA1c
(glycohemoglobin), insulin trong máu chó, xác định tần suất lưu hành,
đánh giá mức độ biến chứng và đánh giá hiệu quả kiểm soát đường
huyết bệnh tiểu đường trên đàn chó được nuôi dưỡng tại Thành phố Cần
Thơ.
1.3 Những đóng góp mới của luận án
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách cơ
bản có hệ thống bệnh tiểu đường trên chó. Những kết quả nghiên cứu
của đề tài là một bức tranh toàn diện về bệnh tiểu đường trên chó tại
thành phố Cần Thơ.
3
Bước đầu xây dựng thang chuẩn hằng số sinh hóa glucose,
glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trong máu chó nhằm ứng dụng
trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường trên chó.
Bằng phương pháp khám lâm sàng, sử dụng các xét nghiệm hóa
sinh máu và nước tiểu để xác lập được tần suất lưu hành, đánh giá yếu
tố nguy cơ gây bệnh, phân loại bệnh cũng như đánh giá các biến chứng
Đồng thời xây dựng được liệu trình kiểm soát đường huyết phù hợp
bệnh tiểu đường trên chó. Tất cả những thông tin này có thể bổ sung vào
các giáo trình và phục vụ giảng dạy cho chuyên ngành thú y và Chăn
nuôi thú y
1.4 Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng của luận án
Luận án là nguồn tài liệu cơ bản đầu tiên của Việt Nam làm nền
tảng khoa học trong việc nghiên cứu và giảng dạy. Kết quả nghiên cứu
của luận án nhằm bổ sung dẫn liệu khoa học về đặc điểm bệnh học bệnh
tiểu đường trên chó của một vùng miền. Các phương pháp và kết quả
của nghiên cứu có thể được ứng dụng nghiên cứu về các bệnh nội khoa
trên gia súc.
Ứng dụng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ngành bệnh lý học
và chữa bệnh vật nuôi một quy trình chẩn đoán phòng bệnh và điều trị
bệnh hiệu quả. Luận án cung cấp thông tin hữu ích về bệnh lý cũng như
việc quản lý bệnh tiểu đường trên chó giúp người dân hiểu rõ hơn về
căn bệnh này nhằm bảo vệ sức khỏe cho đàn chó nuôi.
Chương III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung 1: Xác định hằng số sinh hóa glucose,
glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trong máu chó.
3.4.1.1 Mục tiêu: Lập thang chuẩn hằng số sinh hóa glucose,
glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trong máu chó để ứng dụng trong
công tác chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh tiểu đường trên chó.
3.4.1.2 Phương pháp tiến hành
a. Xác định thang chuẩn hằng số sinh hóa glucose,
glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trên chó khỏe mạnh
4
- Phân bố mẫu khảo sát
Khảo sát 480 chó khỏe theo giống, tuổi, trọng lượng và giới tính.
Phương pháp tiến hành gồm các bước như sau
- Bước 1: Khám lâm sàng
- Bước 2: Xét nghiệm đường huyết ngoại vi (sau 8 giờ không ăn),
bằng máy One Touch Ultra 2, dựa trên phản ứng glucose-oxydase
- Bước 3: Lấy máu tĩnh mạch để định lượng glucose bằng phương
pháp enzyme sử dụng men Hexokinase và định lượng hoạt lực insulin
bằng phương pháp điện hóa phát quang dựa trên nguyên lý của phản
ứng miễn dịch kiểu “sandwich”. Tất cả các xét nghiệm máu được thực
hiện tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện 121, thành phố Cần Thơ.
Bảng 3.1: Phân bố mẫu
Yếu tố Nhóm
Nhóm giống Tổng số chó
khảo sát (con)
(n=480)
Nội Ngoại
Giới tính
(con)
Đực 120 120 240
Cái 120 120 240
Tuổi
(năm tuổi)
I (Tuổi <1) 60 60 120
II (1 ≤ tuổi ≤ 4) 60 60 120
III (4 < tuổi ≤ 7) 60 60 120
IV (Tuổi > 7) 60 60 120
Trọng
lượng (kg)
A (TL < 9 kg) 80 80 160
B (9 < TL ≤ 20) 80 80 160
D (TL >20) 80 80 160
TL: Trọng lượng
b. Xác định giá trị glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trên
chó tiểu đường
- Phương pháp thực hiện
Các bước tiến hành lấy mẫu tương
tự như việc lấy mẫu trên chó khỏe mạnh.
Chó tiểu đường được phân chia theo 3
nhóm đường huyết
3.4.1.3 Chỉ tiêu theo dõi
-Giá trị trung bình và trị số
glucose trong máu ngoại vi và máu tĩnh mạch, HbA1c, insulin trên khỏe
mạnh.
Nhóm đường
huyết (mg/dL)
SL
(con)
108 < ĐH < 180 20
180 ≤ ĐH ≤ 250 10
ĐH ≥250 10
Bảng 3.2: Phân bố mẫu
5
-Giá trị trung bình của glucose huyết, HbA1c, insulin trên nhóm
chó khỏe theo nhóm giống, nhóm tuổi, nhóm trọng lượng và giới tính.
- Giá trị trung bình HbA1c và insulin trên nhóm chó tiểu đường
với 3 mức đường huyết.
3.4.2 Nội dung 2
Tình hình bệnh tiểu đường trên chó tại thành phố Cần Thơ.
3.4.2.1 Mục tiêu
Đánh giá tần suất lưu hành của bệnh tiểu đường trên chó được
nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ.
3.4.2.2 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang và phân tích
a. Phân bố mẫu khảo sát
*Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được ước lượng theo công thức dịch tễ
của Fathman (2003).
Trong đó N: cỡ mẫu; Z: Trị số từ
bảng phân phối chuẩn = 1,96;
d: Sai số cho phép= 0,01; P: Tần
suất lưu hành bệnh tiểu đường tại
Bệnh xá Thú Y, Đại học Cần Thơ
năm 2013 là 5,7% (Trần Thị Thảo
và ctv, 2015).
Vậy cỡ mẫu cần cho kiểu
phân bố mẫu 1 là 2.065.Thành phố Cần Thơ có 9 quận, huyện nên
tổng số mẫu được chia đều cho 9, làm tròn số -> 230 con trên mỗi
quận huyên và phân bố mẫu được trình bày trong Bảng 3.3.
b. Phân bố mẫu khảo sát 2: Điều tra chó đươc khám và điều
tri tại 4 phòng mạch Thú Y trong địa bàn thành phố Cần Thơ
Địa điểm SL (con)
Huyện Phong Điền 230
Quận Cái Răng 230
Quận Ninh Kiều 230
Quận Bình Thủy 230
Quận Ô Môn 230
Huyện Thốt Nốt 230
Huyện Vĩnh Thạnh 230
Huyện Thới Lai 230
Huyện Cờ Đỏ 230
Tổng 2.070
065.2
01,0
)057,01(057,0.96,1)1(.
2
2
2
2
d
PPZ
N
Bảng 3.3: Phân bố mẫu khảo sát 1
6
Bảng 3.3: Phân bố mẫu khảo sát 2
Địa điểm Số lượng
(con)
Bệnh xá Thú Y-Đại học Cần Thơ 1.300
Phòng mạch Thú Y-Chi cục Thú Y TP. Cần Thơ 850
Phòng mạch Thú Y liên quận Ninh Kiều-Bình Thủy 780
Phòng mạch Thú Y-Chi cục Thú Y huyện Thốt Nốt 520
Tổng 3.450
3.4.2.3 Yếu tố loại trừ: Những trường hợp đã được điều tra
trong khảo sát 1 và chó không được nuôi dưỡng tại TP Cần Thơ.
3.4.2.4 Biến số nghiên cứu
a. Biến số độc lập
- Nhóm tuổi là biến số định tính được tính bằng năm và chia
ra 4 nhóm nhỏ
- Nhóm giống là biến định tính được chia làm 2 nhóm giống
bao gồm nhóm giống chó nội và nhóm giống chó ngoại
- Giới tính: Biến số định tính với 2 giá trị là đực và cái
- Phương thức nuôi: Biến định tính, 2 giá trị nuôi thả và nhốt
(1) Nuôi thả: Chó được thả vận động tự do trong khuôn viên nhà.
(2) Nuôi nhốt: Chó được nhốt trong chuồng hoặc lồng riêng
- Nhóm thể trạng: Biến định tính được chia làm 4 nhóm bao
gồm thể trạng gầy, thể trạng trung bình, thừa cân và béo phì. Đánh
giá thể trạng cơ thể chó nuôi trong nghiên cứu này được dựa theo
phương pháp đánh giá thông qua điểm thể trạng (Body condition
score-BCS) của tác giả Laflamme (1997)
b. Biến phụ thuộc: Nồng độ ĐH lúc đói, ĐH >108 mg/dl.
3.4.2.5 Phân loại bệnh tiểu đường trên chó
a. Phân loại theo mức đường huyết và triệu chứng lâm
sàng
- Đối tượng nghiên cứu: Tất cả chó có mức ĐH >108
mg/dL trong nội dung 1; phân loại theo bảng chỉ dẫn đường huyết
7
Bảng 3.5 Chỉ dẫn đường huyết
Mức đường huyết Chỉ dẫn đường huyết
Mmol/L mg/dl
ĐH <2.77 ĐH <5 Hạ đường huyết
3,44≤ ĐH ≤6 6,2≤ ĐH ≤108 ĐH ở mức bình thường (chó
không bị tiểu đường)
6< ĐH <10 108< ĐH <180 Tiểu đường tiền lâm sàng
10≤ ĐH ≤14 180≤ ĐH ≤250 Tiểu đường lâm sàng. Ngưỡng
thận, xuất hiện đường trong nước
tiểu, xuất hiện các triệu chứng
lâm sàng đặc trưng
ĐH ≥14 ĐH ≥250 Nhiễm keton và biến chứng khác
(The Merck, 2010; Reusch., 2010; Davison, 2012; Rand, 2012; Rand, 2013; Nelson, 2015)
b. Phân loại theo cơ chế sinh bệnh
- Đối tượng nghiên cứu: Tất cả chó tiểu đường lâm sàng có
mức ĐH ≥180 mg/dL.
- Phương pháp tiến hành
Chó có triệu chứng lâm sàng được chỉ định lấy máu để định
lượng HbA1c và insulin, phân loại tiểu đường trên chó theo hệ
thống phân loại mới nhất hiện nay.
Bảng 3.6: Phân loại bệnh tiểu đường trên chó theo cơ chế sinh bệnh
Loại tiểu đường Lâm sàng HbA1c(*)
(%)
Nồng độ insulin
(µU/ml)
Thiếu insulin Xuất hiện triệu chứng
lâm sàng đặc trưng
HbA1c
>6,3
Giảm thấp đến
rất thấp hoặc
không có
Kháng insulin Xuất hiện triệu chứng
lâm sàng đặc trưng
HbA1c
>6,3
Bình thường
hoặc cao
(Richard, 2005; Catchpole et al., 2005; Catchpole et al., 2008; Davison, 2012; Nelson, 2014).
Triệu chứng lâm sàng đặc trưng: Ăn nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh) (*) Mức HbA1c và insulin
dung 1 theo nội
3.4.1.5 Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường
- Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường theo nhóm tuổi, nhóm giống,
nhóm trọng lượng và giới tính
- Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường theo phương thức nuôi
- Tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường theo nhóm thể trạng
- Mối liên quan giữa hàm lượng đường huyết với các biến độc lập
8
- Tỷ lệ chó tiểu đường tiền lâm sàng
- Tỷ lệ chó tiểu đường lâm sàng
- Tỷ lệ chó tiểu đường thiếu insulin
- Tỷ lệ chó tiểu đường kháng insulin
3.4.3 Nội dung 3: Xác định những biến chứng xuất hiện trên chó
tiểu đường
3.4.3.1 Mục tiêu: Đánh giá mức độ biến chứng của bệnh tiểu
đường trên chó nhằm hỗ trợ trong công tác điều trị.
3.4.3.2 Đối tượng nghiên cứu: Tất cả chó tiểu đường thiếu
insulin và tiểu đường kháng insulin trong nội dung 2.
3.4.3.3 Phương pháp tiến hành
A. Xác định biến chứng tăng huyết áp trên chó tiểu đường
Chẩn đoán tăng huyết áp (THA) trên chó tiểu đường dựa vào mức phân
loại huyết áp (mmHg) của chó theo tiêu chuẩn của ACVIM (2007) được
trình bày trong Bảng 3.7
Bảng 3.7: Phân loại mức độ huyết áp ở chó
Phân loại Tâm thu Tâm trương Mức độ phân loại
I 130 -<150 70 -<95 Bình thường
II 150-159 95-99 Nhẹ
III 160-179 100-119 Vừa phải
IV 180 120 Nặng
ACVIM: American College of Veterinary Internal Medicine
a. Phương pháp đo huyết áp
Đo huyết áp cho chó bằng máy huyết áp SAKURA, MODEL A-
500 của Nhật theo các bước sau:
+ Cố định và cho chó nghỉ ngơi 15-20 phút
+ Bao hơi quẩn phải bao quanh chu vi đuôi sao cho trọng tâm của
bao hơi nằm ngay trên động mạch đuôi để áp suất của túi hơi phân bố
đều trên động mạch. Đặt ngón tay phía bờ trên của bao huyết áp để theo
dõi nhịp đập của động mạch.
+ Bơm bao hơi nhẹ nhàng (không quá đột ngột, không quá nhanh)
+ Xả bao hơi một cách chậm rãi với tốc độ 1-3 mmHg/giây
+ Huyết áp tâm thu (HATT) là ứng với thời điểm ngón tay cảm
giác được nhịp đập đầu tiên xuất hiện (korokoff 1). Sau đó tiếp tục xả
9
bao hơi với tốc độ 2 mmHg/giây cho đến khi mất hẳn tiếng đập cuối
cùng (korokoff cuối cùng), đó là huyết áp tâm trương.
b. Chỉ tiêu theo dõi
+ Tỷ lệ chó tiểu đường bị cao huyết áp
+ Mối liên quan của huyết áp với tiểu đường thiếu insulin và tiểu
đường kháng insulin
B. Xác định bệnh lý đục thủy tinh thể trên chó tiểu đường
a. Phương pháp tiến hành
Di chuyển 1 vật qua lại trước mắt chó để kiểm tra thị lực, dùng
đèn soi đáy mắt để kiểm tra mức độ đục thủy tinh thể. Tiêu chuẩn chẩn
đoán theo Caryn et al. (2007).
b. Chỉ tiêu theo dõi
+ Tỷ lệ đục thủy tinh thể trên chó bệnh tiểu đường
+ Mối liên quan giữa đục thủy tinh thể trên chó tiểu đường thiếu
insulin và tiểu đường kháng insulin.
C. Biến chứng trên thận của chó bị bệnh tiểu đường
a. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận trên chó bằng phương
pháp xét nghiệm nước tiểu
Chẩn đoán bệnh thận trên chó bằng phương pháp xét nghiệm
dựa theo theo tiêu chuẩn của Osborne (1999)
Bảng 3.8: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận trên chó bằng phương pháp
xét nghiệm sinh lý, sinh hóa nước tiểu
Chỉ tiêu Sinh lý Bệnh thận
Tỷ trọng 1,013-1,025 Thay đổi tùy khả năng cô đặc của thận
pH 5,5-7 Thay đổi
Glucose Không Có trong tiểu đường lâm sàng
Protein 0-25 mg/dl Bình thường hoặc cao
Albumin 2,7-4,4 g/L Bình thường hoặc cao
Hồng cầu 0-5 tế bào Bình thường hoặc nhiều
Bạch Cầu 0-5 tế bào Bình thường hoặc cao
Keton Không Có trong tiểu đường thể keton
10
Bảng 3.9: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận trên chó bằng phương pháp
soi cặn nước tiểu của chó theo Osborne (1999)
Chỉ tiêu Sinh lý Bệnh ở thận
Tế bào Rất ít Nhiều tế bào nhu mô thận, nhiều tế bào bạch
cầu khi có nhiễm trùng, nhiều hồng cầu khi
có xuất huyết
Trụ niệu 1-2 trụ
trong
Xuất hiện trụ hạt, trụ sáp, trụ bạch cầu
Tinh thể Rất ít Nhiều trong suy thận cấp và sỏi
b. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận trên chó bằng phương
pháp xét nghiệm máu
Chẩn đoán bệnh thận trên chó bằng xét nghiệm sinh lý,
sinh hóa máu theo The Meck (2010)
Bảng 3.10: Chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu
Chỉ tiêu Sinh lý Bệnh thận
Hồng cầu 5,5-8,5 (106/mm3) Bình thường hoặc giảm
Bạch cầu 6-17 (103/mm3) Giảm,bình thường hoặc tăng
Urê 3,1 mmol/L Tăng nhẹ hoặc tăng cao
Creatinine 44,2-138,4 mmol/L Tăng cao
- Phương pháp thực hiện
- Xét nghiệm nước tiểu: Nước tiểu được lấy giữa dòng
bằng ống thông thông qua niệu đạo hoặc được hứng trực tiếp lúc
thú đi tiểu.
Phần 1: Xét nghiệm sinh lý và sinh hóa nước tiểu
Cho 5 ml nước tiểu vào ống nghiệm để quan sát độ trong,
màu và mùi; sau đó nhúng băng giấy thử URS 10 khoảng 1 giây
và ghi nhận sự biến đổi màu sắc theo thời gian.
Phần 2: Soi tươi cặn nước tiểu
Cho 5 ml nước tiểu vào ống nghiệm, ly tâm, tách lấy cặn
nước tiểu, nhỏ một giọt cặn lên lame sạch, đậy lamlle, đọc mẫu
dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại X40 và X100
- Xét nghiệm máu: Lấy máu trực tiếp từ tĩnh mạch chân
trước thú bằng bơm tiêm vô trùng, lượng máu cần lấy tối thiểu 4
11
ml và được chia làm 2 phần để phân tích. Phần 1: Cho 2 ml máu
vào ống nghiệm chứa kháng đông EDTA để phân tích các chỉ tiêu
sinh lý máu và định lượng HbA1c. Phần 2: Cho 2 ml máu vào
ống nghiệm với chất kháng đông Heparine, tách lấy huyết tương,
phân tại Khoa Xét nghiệm, bệnh viện 121
d. Chỉ tiêu theo dõi
+ Tỷ lệ bệnh lý thận trên chó tiểu đường
+ Mối liên quan giữa bệnh lý thận và bệnh tiểu đường thiếu
insulin và tiểu đường kháng insulin trên chó
D. Biến chứng bệnh gan trên chó tiểu đường
a. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gan trên chó bằng xét
nghiệm sinh hóa máu
Bảng 3.11. tiêu chẩn đoán bệnh gan
b. Phương pháp thực hiện:
c. Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ bệnh gan trên chó tiểu đường
- Mối liên quan giữa bệnh lý trên gan và bệnh tiểu đường
thiếu insulin và tiểu đường kháng insulin trên chó
E. Tiểu đường thể keton
a. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thể keton theo
Richard (2005); Reusch et al. (2010); Davison (2012)
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thể keton
Đường huyết Lâm sàng Keton niệu
>250 mg/dL - Mất nước nghiêm trọng
- Bỏ ăn, nôn ói
- Thở gấp, hơi thở có mùi trái cây
- Mệt mõi, lừ đừ, đôi khi hôn mê
Dương tính
Chỉ tiêu Sinh lý Bệnh gan
Hồng cầu 5,5-8,5 (106/mm3) Bình thường hoặc giảm
Bạch cầu 6-17 (103/mm3) Giảm, bình thường hoặc tăng
SGOT 8,9-487,5 U/L Tăng nhẹ hoặc tăng
SGPT 8,2-57,3 U/L Tăng cao
Proein 55,1-75,2 mmol/L Giảm, bình thường
Albumin 25,8-39,7 g/L Giảm, bình thường
12
b. Phương pháp tiến hành
- Xét nghiệm nước tiểu: Định lượng keton trong nước tiểu
với 5 mức, mỗi mức tương ứng với hàm lượng keton khác nhau
bằng giấy thử nước tiểu ACON - URS10.
b. Chỉ tiêu theo dõi
+ Tỷ lệ chó tiểu đường thể keton
+ Mối liên hệ chó tiểu đường thể keton với tiểu đường thiếu
insulin và kháng insulin
3.4.4 Nội dung 4
Theo dõi hiệu quả điều trị tiểu đường trên chó.
3.4.4.1 Mục tiêu: Kiểm soát đường huyết cũng như các
triệu chứng lâm sàng và ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến
chứng trên chó mắc bệnh tiểu đường.
3.4.4.2 Bố trí khảo sát
a. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn lựa đối tượng
- Một số chó trong nội dung 2 được bố trí thí nghiệm
- Chủ nuôi đồng ý tham gia và hợp tác nghiên cứu
- Chó được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ Bảng
Bảng 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Nhóm tiểu đường SL (con) Thuốc điều trị
Lâm sàng Thiếu insulin 12 Insulin, 0,3 UI/kgP tiêm dưới
da trước bữa ăn, 2 lần trong
ngày, mỗi lần cách nhau 6-8
giờ
Kháng insulin 8
Tiền lâm sàng Nhóm 1 30 Metformin 500 mg, 5 mg/KgP
uống trước bữa ăn sáng
Nhóm 2 30 Diamicron 3 mg/KgP uống
trước bữa ăn sáng
13
3.4.4.3 Quy trình theo dõi hiệu quả điều trị
Bảng 3.6: Quy trình theo dõi hiệu quả điều trị
Ngày Tiểu đường lâm sàng Tiểu đường TLS
LS ĐH Hb Insulin LS ĐH Thuốc điều
trị
N0 x x x HC liều x x HC liều
N1 x x HC liều x x HC liều
N2 x x HC liều x x HC liều
N3 x x HC liều x x HC liều
N7 x x HC liều x x HC liều
N14 x x HC liều x x HC liều
N21 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N28 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N35 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N42 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N49 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N56 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N63 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N70 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N77 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N84 x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N90 x x x Liều ổn định x x Liều ổn định
N: Ngày; LS: Lâm sàng; ĐH: Đường huyết; TLS: Tiền lâm sàng, HC: hiệu chỉnh.
3.4.3.5 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường trên chó dựa
theo