Thực tiễn giáo dục đã chứng minh: Chất lượng và hiệu quả của GDTC trong đào tạo đại học phụ thuộc phần lớn vào kết quả tự rèn luyện của sinh viên. Vì vậy, “Phát triển GDTC và thể thao trường học bảo đảm tính khoa học và thực tiễn”, trang bị cho sinh viên khả năng tự học, tự triển khai hoạt động ngoại khóa không chỉ có ý nghĩa góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới công tác đào tạo giáo viên, mà còn là quá trình hiện thực hóa nội dung và yêu cầu của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. GDTC trong các nhà trường sư phạm vùng Trung Bắc còn những tồn tại cơ bản: “Chương trình chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn sinh viên tham gia”. Cơ chế tổ chức hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ chưa được vận dụng để biến thành động lực thúc đẩy sinh viên tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa. Giữa GDTC nội khóa và ngoại khóa thiếu sự liên kết, đồng bộ; đa số sinh viên không thực hiện giờ tự học đối với môn học; các hình thức hoạt động ngoại khóa thiếu cân đối giữa phong trào có tính bề nổi với các hoạt động rèn luyện thân thể theo nhu cầu cá nhân của sinh viên. Để khắc phục thực trạng, nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa, các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc cần có các biện pháp nhằm: Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa GDTC nội và ngoại khóa, biến nội dung và yêu cầu của GDTC nội khóa thành định hướng hoạt động ngoại khóa; đảm bảo cho quá trình ngoại khóa của sinh viên đồng thời tích hợp được ba tiêu chí: Tự nguyện - tự học - tự phát triển; biến hoạt động tự học thành nghĩa vụ và nhu cầu hoạt động ngoại khóa của sinh viên; hiện thực hóa mục tiêu biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Vì những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa trong các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm vùng Trung Bắc".
32 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm vùng trung bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
VŨ TUẤN ANH
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
THỂ THAO NGOẠI KHÓA TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI
HỌC, CAO ĐẲNG SƢ PHẠM VÙNG TRUNG BẮC
Tên ngành: Giáo dục học
Mã ngành: 9140101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO HỌC DỤC
Hà Nội - Năm 2019
Công trình đƣợc hoàn thành tại: Viện Khoa học TDTT
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Hồ Đắc Sơn
Hướng dẫn 2: PGS.TS Vũ Đức Thu
Phản biện 1: GS.TS Lê Quý Phượng
Trường Đại học TDTT Tp. Hồ Chí Minh
Phản biện 2: PGS.TS Bùi Quang Hải
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phản biện 3: GS.TS Nguyễn Xuân Sinh
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:
Viện Khoa học TDTT, vào hồi: ... giờ. ngày. tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Viện Khoa học TDTT
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
3. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vũ Tuấn Anh (2018), “Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khoá trong
đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường sư phạm vùng Trung Bắc”, Tạp chí
khoa học,số 57, Trường ĐHSP Hà Nội 2.
2. Vũ Tuấn Anh, Hồ Đắc Sơn (2018), “Biện pháp nâng cao hiệu quả
TDTT ngoại khoá trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường sư phạm vùng
Trung Bắc”, Tạp chí khoa học, số 6, Viện khoa học TDTT, Hà Nội.
1
A. GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tiễn giáo dục đã chứng minh: Chất lượng và hiệu quả của GDTC
trong đào tạo đại học phụ thuộc phần lớn vào kết quả tự rèn luyện của sinh
viên. Vì vậy, “Phát triển GDTC và thể thao trường học bảo đảm tính khoa
học và thực tiễn”, trang bị cho sinh viên khả năng tự học, tự triển khai hoạt
động ngoại khóa không chỉ có ý nghĩa góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi
mới công tác đào tạo giáo viên, mà còn là quá trình hiện thực hóa nội dung
và yêu cầu của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.
GDTC trong các nhà trường sư phạm vùng Trung Bắc còn những tồn
tại cơ bản:
“Chương trình chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa
còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn sinh viên tham gia”.
Cơ chế tổ chức hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ chưa được vận
dụng để biến thành động lực thúc đẩy sinh viên tích cực tham gia hoạt
động ngoại khóa.
Giữa GDTC nội khóa và ngoại khóa thiếu sự liên kết, đồng bộ; đa số
sinh viên không thực hiện giờ tự học đối với môn học; các hình thức hoạt
động ngoại khóa thiếu cân đối giữa phong trào có tính bề nổi với các hoạt
động rèn luyện thân thể theo nhu cầu cá nhân của sinh viên.
Để khắc phục thực trạng, nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao
ngoại khóa, các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc cần có các biện pháp
nhằm: Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa GDTC nội và ngoại khóa, biến nội
dung và yêu cầu của GDTC nội khóa thành định hướng hoạt động ngoại
khóa; đảm bảo cho quá trình ngoại khóa của sinh viên đồng thời tích hợp
được ba tiêu chí: Tự nguyện - tự học - tự phát triển; biến hoạt động tự học
thành nghĩa vụ và nhu cầu hoạt động ngoại khóa của sinh viên; hiện thực
hóa mục tiêu biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Vì những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa trong các trƣờng Đại
học, Cao đẳng Sƣ phạm vùng Trung Bắc".
Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ ưu thế của cơ chế đào tạo theo học chế tín chỉ, đề tài hướng
tới mục đích: chuyển hóa nội dung và yêu cầu của GDTC nội khóa thành
động lực để phát triển phong trào thể thao ngoại khóa; biến yêu cầu tự học
thành nhu cầu và tính tích cực của sinh viên đối với hoạt động ngoại khóa,
đảm bảo cho phong trào phát triển bền vững cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
2
Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định hai mục tiêu
nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng GDTC nội khóa và hoạt động thể
thao ngoại khóa trong các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể
thao ngoại khóa trong các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc; thực
nghiệm và đánh giá hiệu quả.
Giả thuyết khoa học của đề tài
Đề tài nêu giả thuyết rằng:
Trong mỗi nhà trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc, hoạt động thể
thao ngoại khóa chưa trở thành phong trào sâu rộng và bền vững, thiếu bộ
máy chuyên trách để thống nhất tổ chức và quản lý phong trào, GDTC
nội khóa chưa trở thành động lực để phát triển nhu cầu tập luyện cho
sinh viên.
Thực trạng nêu trên sẽ được khắc phục cơ bản nếu quá trình nghiên
cứu lựa chọn được các biện pháp đảm bảo tính khoa học và khả thi.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên các trường
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế cơ bản sau:
Số đông sinh viên không tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa dưới
mọi hình thức, kể cả hình thức tự học và ôn luyện nội dung GDTC nội khóa.
Giữa GDTC nội khóa và ngoại khóa thiếu sự liên kết, đồng bộ; các
hình thức hoạt động ngoại khóa thiếu cân đối giữa phong trào có tính bề
nổi với hoạt động rèn luyện thân thể theo nhu cầu cá nhân của sinh viên.
Tính pháp lý của cơ chế đào tạo theo học chế tín chỉ, của môn học chưa
được vận dụng để tạo thành động lực nhằm phát triển tính tự nguyện, nhu
cầu và trách nhiệm của sinh viên đối với hoạt động thể thao ngoại khóa.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa
Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 3 biện pháp theo định hướng:
Có giá trị nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức và quản lý hoạt động thể
thao ngoại khóa của các nhà trường; tạo ra sự đồng bộ, cân đối giữa hoạt
động bề nồi với hoạt động tự tập luyện của sinh viên.
GDTC nội khóa phải thực sự phát huy được chức năng: Định hướng về
nội dung và hình thức tập luyện đối với hoạt động thể thao ngoại khóa;
hình thành nhu cầu và thói quen tích cực rèn luyện thân thể của đa số
sinh viên.
3
Phát huy hiệu lực của cơ chế đào tạo theo học chế tín: lấy tự học của sinh
viên làm phương tiện cơ bản để thực hiện mục tiêu của GDTC nội khóa.
Dẫn dắt, thu hút và tạo môi trường để sinh viên tự học có kết quả; phát
triển hoạt động tự học thành phong trào thể thao ngoại khóa sâu rộng và
bền vững. Đảm bảo cho quá trình ngoại khóa của sinh viên đồng thời tích
hợp được ba tiêu chí: Tự nguyện - tự học - tự phát triển.
Kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính hiệu quả, tính tính khả thi của
định hướng nêu trên.
2. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 147 trang: Đặt vấn đề (4 trang); Chương
1, Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (41 trang); Chương 2: Đối tượng,
phương pháp và tổ chức nghiên cứu (10 trang); Chương 3: Kết quả nghiên
cứu và bàn luận (90 trang); Kết luận và kiến nghị 2 trang. Trong luận án có
54 bảng, 11 biểu đồ; 96 tài liệu tiếng Việt và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG
1.1.1. Đào tạo giáo viên và quá trình đổi mới đào tạo giáo viên
Khác với nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam đào tạo giáo viên được thực
hiện đồng thời giữa đào tạo chuyên ngành với đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
Trước xu thế đổi mới giáo dục phổ thông, các nhà trường sư phạm đã
có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức đào tạo, triển khai hoạt động
đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, tập trung phát triển năng lực
tự học, đảm bảo cho giáo viên sau khi ra trường có thể tự học tập, tự nâng
cao trình độ.
1.1.2. Quan điểm và định hƣớng đổi mới đào tạo giáo viên của
Đảng và Nhà nƣớc
Đảng và Nhà nước khẳng định: “Chỉ có đổi mới GD&ĐT, khoa học và
công nghệ mới thúc đẩy nhanh được quá trình phát triển kinh tế xã hội”.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 - QĐ/TW của Ban chấp hành
Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Bộ GD&ĐT đã
xác định định hướng đổi mới công tác đào tạo trong các nhà trường sư
phạm gồm các nội dung cơ bản sau:
Đổi mới mục tiêu đào tạo theo hướng tiếp cận “chuẩn nghề nghiệp” của
giáo viên phổ thông.
4
Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng tiếp cận đổi mới nội dung giáo
dục phổ thông.
Đổi mới về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học.
Đổi mới về sử dụng phương tiện dạy học.
Đổi mới kiểm tra đánh giá trong đào tạo giáo viên.
1.2. GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về GDTC trƣờng học
qua các thời kỳ
Xuất phát từ quan điểm: “Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất
của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính
phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có
sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng”, GDTC trường học luôn được
Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện phát triển, coi đó là cơ sở ban
đầu để hình thành một thế hệ trẻ “có tri thức, thể lực để làm chủ thiên
nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân”.
1.2.2. Đặc điểm của GDTC nội và ngoại khóa trong đào tạo
đại học
GDTC là môn học bắt buộc thuộc nội dung đào tạo của tất cả các
chuyên ngành ở bậc đại học và cao đẳng, có mục tiêu và tiến trình thực
hiện được qui định thông qua chương trình khung của Bộ GD&ĐT.
Trong nhiều năm, kết quả GDTC nội khóa là điều kiện để xét và cấp
bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
Nội dung GDTC nội khóa được nhiều trường đại học chuyển hóa phù
hợp với yêu cầu chuyên môn của lĩnh vực đào tạo nhằm góp phần nâng
cao năng lực hoạt động nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường.
Buổi tập Thể thao ngoại khóa được thực hiện dưới các hình thức: Buổi
tự tập của cá nhân; buổi tập theo nhóm tự nguyện; buổi tập theo nhóm có
tổ chức, có giáo viên hướng dẫn.
Hoạt động thể thao ngoại khóa được coi là nội dung, phương tiện cơ
bản để hình thành cho sinh viên năng lực tự học và hoàn thành mục tiêu
của chương trình GDTC nội khóa; là hình thức hoạt động đa dạng, phù
hợp với nhu cầu, điều kiện của từng sinh viên và nhà trường.
1.2.3. Những thành tựu và hạn chế của GDTC trong đào tạo
đại học
Để tạo điều kiện cho công tác GDTC trường học thực sự trở thành một
bộ phận trọng yếu của sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, công tác quản lý nhà
nước, quản lý ngành đã có những thay đổi cơ bản, toàn diện cả về chương
trình đào tạo, cơ chế tổ chức và thực hiện; các hoạt động của phong trào
5
thể thao sinh viên đã chính thức trở thành một nội dung quan trọng của
phong trào TDTT ở qui mô quốc gia; GDTC theo định hướng nghề đang
trở thành xu thế trong đào tạo của nhiều nhà trường và phát huy tốt tác
dụng góp phần đào tạo năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.
Tuy nhiên, GDTC ở bậc đại học đã bộc lộ một số tồn tại cơ bản: Công
tác tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ chậm đổi mới; hoạt động tự học của
sinh viên chưa được tổ chức và phát huy có hiệu quả; nhận thức và tính tích
cực của sinh viên trong học tập môn học còn nhiều hạn chế; kiểm tra đánh
giá kết quả học tập còn phiến diện, chưa động viên và phát huy năng lực tự
học, tự rèn luyện của sinh viên.
Hoạt động thể thao ngoại khóa chưa trở thành phong trào sâu rộng và nề
nếp, chưa thu hút được đông đảo sinh viên tích cực và tự nguyện tham gia.
1.2.4. Đặc điểm của GDTC trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ là
một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học , là những bước
đi đầu tiên của quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đại
học Việt Nam.
Có thể nói, học chế tín chỉ là điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa chức
năng cơ bản của GDTC nội khóa: định hướng về nội dung và yêu cầu đối với
hoạt động thể thao ngoại khóa; tạo ra sự liên kết bền vững giữa GDTC nội
khóa và ngoại khóa; phát triển nhu cầu, rèn luyện và hình thành tính tích
cực vận động cho đông đảo sinh viên.
Hoạt động thể thao ngoại khóa là phương tiện, môi trường để sinh viên
thực hiện chức năng tự học, tự rèn luyện và hoàn thành nội dung và yêu
cầu của GDTC nội khóa.
1.3. KHÁI NIỆM VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.3.1. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Khái niệm về GDTC
GDTC được hiểu là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là
dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động
của con người.
Khái niệm về GDTC nội khóa
GDTC nội khóa: là quá trình dạy học động tác và phát triển có chủ đích
các tố chất vận động cho học sinh, sinh viên, được tổ chức theo qui định
của “Chương trình giáo dục” và “Chương trình đào tạo” trong hệ thống
nhà trường các cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Khái niệm về hoạt động thể thao ngoại khóa
6
Khác biệt cơ bản với GDTC nội khóa, hoạt động thể thao ngoại khóa
không thuộc chương trình và kế hoạch đào tạo của cấp học, bậc học, được
thực hiện dưới 2 hình thức cơ bản: hoạt động có tính chất phong trào do
nhà trường tổ chức và quản lý; hoạt động tự tập luyện (của cá nhân, nhóm,
lớp..) theo nhu cầu, sở thích của bản thân sinh viên.
Trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ, một tỷ lệ lớn thời lượng
của chương trình GDTC nội khóa được thực hiện dưới hình thức tự học.
Vì vậy, hoạt động thể thao ngoại khóa còn được hiểu là hoạt động tự học
theo nội dung và yêu cầu GDTC nội khóa nhằm thực hiện có hiệu quả mục
tiêu của chương trình GDTC.
1.3.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu về GDTC và thể thao trường học đã được nhiều tác giả
quan tâm, tuy nhiên cho đến nay, chưa có đề tài nào đặt vấn đề nghiên cứu
các loại hình biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại
khóa trong các nhà trường sư phạm vùng Trung Bắc.
1.4. KHÁI QUÁT VỀ CÁC NHÀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
SƢ PHẠM VÙNG TRUNG BẮC
Cụm các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc nằm trên địa bàn các tỉnh
Vĩnh Phúc (ĐHSP Hà Nội 2 và CĐ Vĩnh Phúc), tỉnh Phú Thọ (Đại học Hùng
Vương), tỉnh Yên Bái (CĐSP Yên Bái), tỉnh Tuyên Quang (Đại học Tân trào),
tỉnh Hà Giang (CĐSP Hà Giang) và tỉnh Lào Cai (CĐSP Lào Cai).
Các trường sư phạm vùng Trung Bắc gồm 2 hệ thống trường:
Hệ thống đại học gồm 3 trường: ĐHSPHN2, đại học Hùng Vương và
đại học Tân Trào; thời gian đào tạo cho mỗi khóa học là 4 năm, có nhiệm
vụ cung cấp giáo viên cho các nhà trường trung học phổ thông. Hệ thống
cao đẳng gồm 4 trường: Cao đẳng Vĩnh Phúc, CĐSP Yên Bái, CĐSP
Lào Cai, CĐSP Hà Giang; thời gian đào tạo cho mỗi khóa học là 3 năm, có
nhiệm vụ cung cấp giáo viên cho cấp Trung học cơ sở và Tiểu học.
Năm 1996, Bộ GD&ĐT đã quyết định thành lập cụm các trường
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc với nhiệm trao đổi và bồi dưỡng cán bộ, liên
kết và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động đào tạo; cung cấp giáo viên bậc học
phổ thông cho các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
7
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa trong các
trường ĐH&CĐSP vùng Trung bắc.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDTC trong các trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc.
Hoạt động thể thao ngoại khóa trong các trường ĐH&CĐSP vùng
Trung Bắc.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp: Phân tích và tổng
hợp tài liệu, phỏng vấn, quan sát sư phạm, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm
sư phạm, toán học thống kê.
2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.3.1. Địa điểm và cơ quan phối hợp nghiên cứu
Viện Khoa học TDTT, trường ĐHSPHN2 và khoa GDTC các trường
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc.
2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu
Giai đoạn 1 từ 2013 đến 2014; giai đoạn 2 từ 2014 đến 2016; giai đoạn
3 từ 2016 đến 2018.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỂ THAO NGOẠI KHÓA CỦA
SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG SƢ PHẠM
VÙNG TRUNG BẮC
3.1.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên các
trƣờng ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về hoạt động thể thao ngoại khóa
Quá trình nghiên cứu xác định: Mức độ, tính toàn diện về nhận thức đối
với hoạt động thể thao ngoại khóa là điều kiện cơ bản để hình thành động
cơ, nhu cầu tập luyện ở mỗi sinh viên; là điều kiện quyết định tính bền
vững và hiệu quả của phong trào; là biểu hiện quan trọng của thực trạng
trong mỗi nhà trường.
3.1.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các
trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về vai trò của hoạt động thể thao
ngoại khóa
So sánh kết quả khảo giữa giảng viên và cán bộ quản lý với sinh viên
cho thấy sự hạn chế đáng kể về nhận thức của sinh viên đối với hoạt động
thể thao ngoại khóa. Kết quả đó, đồng thời bước đầu đã phản ánh sự hạn
chế mang tính tất yếu về chất lượng và hiệu quả của phong trào thể thao
ngoại khóa trong các nhà trường sư phạm vùng Trung Bắc.
8
Trong mối quan hệ với GDTC nội khóa, số đông sinh viên không đánh giá
cao vai trò của thể thao ngoại đối với quá trình tiếp thu và hoàn thiện nội dung
môn học. Điều đó chứng tỏ, GDTC nội khóa chưa trở thành định hướng và
động lực để thúc đẩy quá trình tự học, tự rèn luyện thân thể của sinh viên; thời
gian tự học theo qui định của chương trình chưa trở thành phương tiện để sinh
viên giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ của GDTC nội khóa.
3.1.1.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các
trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về các yếu tố cấu thành và chi phối
hoạt động thể thao ngoại khóa
Kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các
trường ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc về các yếu tố cấu thành và chi phối
hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên được trình bày tại bảng 3.3 và
3.4 trong luận án, cho thấy:
Với sự thống nhất cao, cán bộ quản lý, giảng viên cho rằng GDTC nội
khóa được coi là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến hình thức, nội
dung và chất lượng phong trào thể thao ngoại khóa.
Hầu hết sinh viên không nhận thấy mối quan hệ giữa GDTC nội khóa
với hoạt động thể thao ngoại khóa. Điều đó cho thấy: GDTC nội khóa
chưa trở thành động lực để hình thành và phát triển nhu cầu học tập, rèn
luyện thân thể của sinh viên thông qua hoạt động thể thao ngoại khóa.
3.1.2. Thực trạng các loại hình biện pháp nhằm phát triển hoạt
động thể thao ngoại khóa đã đƣợc triển khai tại các trƣờng
ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc
Kết quả khảo sát đối với 71 cán bộ quản lý và giảng viên khoa GDTC
về các loại hình biện pháp đã triển khai nhằm thu hút sinh viên tham gia
tập luyện TDTT được trình bày tại bảng 3.5 và 3.6 trong luận án cho thấy:
Các nhà trường đã thực sự quan tâm, đầu tư phát triển phong trào thể
thao ngoại khóa, coi đó là loại hình giáo dục quan trọng nhằm nâng cao
hiệu quả đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai cho vùng Trung Bắc.
Các biện pháp đã phản ánh tính cập nhật, tính phổ biến của những đổi
mới trong tổ chức và phát triển phong trào thể thao ngoại khóa, đã đem lại
những thành tựu nhất định cho công tác GDTC nói chung, thể thao ngoại
khóa nói riêng.
Các biện pháp vẫn còn nhiều hạn chế về tính bền vững và hiệu quả trên
diện rộng; nội dung và hình thức triển khai biện pháp chỉ dừng lại ở việc
kêu gọi, động viên, thu hút sự tích cực, tự giác của sinh viên; chưa khai
thác, tận dụng hiệu quả và tính pháp lý của GDTC nội khóa, chưa tạo ra sự
gắn kết cơ hữu giữa hoạt động thể thao ngoại khóa với GDTC nội khóa;
9
chưa vận hành quá trình GDTC nội khóa theo hướng tạo động lực thúc đẩy
sinh viên đến với thể thao ngoại khóa như một nhu cầu tất yếu.
3.1.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động thể thao
ngoại khóa trong các trƣờng ĐH&CĐSP vùng Trung Bắc
Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.7, 3.8, 3.9 trong luận án cho thấy:
Về cơ cấu tổ chức
100% các nhà trường chưa thành lập Hội thể thao Đại học; đầu tư cho
phong trào chưa được tiến hành theo bề rộng và chiều sâu; các hình thức
tập luyện cá nhân chưa được tạo điều kiện phát triển.
Khoa GDTC vừa là cơ quan tham mưu, vừa là đơn vị trực tiếp quản lý
phong t