Tối ưu hóa mạng liên quan đến nhiều lĩnh vực như toán ứng dụng,
khoa học máy tính, vận trù học, kỹ thuật, mạng truyền thông,
Nhiều bài toán thực tế trong lĩnh vực mạng truyền thông, chẳng hạn
như các bài toán Optimal Communication Spanning Trees, Steiner
Minimal Trees, Bounded Diameter Minimum Spanning Trees -
BDMST, Minimum Routing Cost Spanning Trees thuộc lớp bài toán
NP-khó hoặc NP-đầy đủ.
Minimum Routing Cost Spanning Trees-MRCST là một bài toán tối
ưu đồ thị nổi tiếng và có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực
mạng truyền thông và trong tin sinh học. Bài toán này lần đầu tiên
được giới thiệu bởi T. C. Hu vào năm 1974 qua công trình
“Optimum communication spanning trees”.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các thuật toán gần đúng giải bài toán cây khung với chi phí định tuyến nhỏ nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
PHAN TẤN QUỐC
CÁC THUẬT TOÁN GẦN ĐÚNG GIẢI BÀI TOÁN
CÂY KHUNG VỚI CHI PHÍ ĐỊNH TUYẾN NHỎ NHẤT
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 62480101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
Hà Nội –2015
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Đức Nghĩa
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoài
Phản biện 2: TS. Nguyễn Đức Dũng
Phản biện 3: TS. Hoàng Tuấn Hảo
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi .. giờ, ngày .. tháng .. năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
Tối ưu hóa mạng liên quan đến nhiều lĩnh vực như toán ứng dụng,
khoa học máy tính, vận trù học, kỹ thuật, mạng truyền thông,
Nhiều bài toán thực tế trong lĩnh vực mạng truyền thông, chẳng hạn
như các bài toán Optimal Communication Spanning Trees, Steiner
Minimal Trees, Bounded Diameter Minimum Spanning Trees -
BDMST, Minimum Routing Cost Spanning Trees thuộc lớp bài toán
NP-khó hoặc NP-đầy đủ.
Minimum Routing Cost Spanning Trees-MRCST là một bài toán tối
ưu đồ thị nổi tiếng và có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực
mạng truyền thông và trong tin sinh học. Bài toán này lần đầu tiên
được giới thiệu bởi T. C. Hu vào năm 1974 qua công trình
“Optimum communication spanning trees”.
Mô hình toán học của bài toán MRCST có thể phát biểu như sau:
Cho G là một đồ thị vô hướng liên thông có chi phí định tuyến
không âm trên cạnh. Giả sử T là một cây khung của G. Chi phí định
tuyến cho mỗi cặp đỉnh trên T được định nghĩa là tổng các chi phí
định tuyến trên các cạnh của đường đi đơn nối chúng trên T và chi
phí định tuyến của T được định nghĩa là tổng của tất cả các chi phí
định tuyến giữa mọi cặp đỉnh của T. Bài toán MRCST đặt ra là tìm
một cây khung có chi phí định tuyến nhỏ nhất trong số tất cả các
cây khung của G. Bài toán MRCST đã được chứng minh thuộc lớp
bài toán NP-khó.
Việc đề xuất thuật toán dạng metaheuristic giải bài toán MRCST có
ý nghĩa quan trọng, một mặt, nhằm giải quyết những bài toán ứng
dụng thực tiễn vừa nêu; mặt khác, còn là cơ sở để giải quyết những
bài toán cây khung tối ưu dạng NP-khó khác trên đồ thị.
Bài toán MRCST đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học trong hơn bốn mươi năm qua. Hiện nay đã có hàng
loạt thuật toán giải bài toán MRCST được đề xuất theo các hướng:
tìm lời giải đúng, tìm lời giải gần đúng cận tỉ lệ, heuristic,
metaheuristic.
Mục đích của luận án là phát triển một số thuật toán gần đúng dạng
metaheuristic giải bài toán MRCST cho chất lượng lời giải tốt hơn
so với các thuật toán có cùng cỡ thời gian tính hoặc đòi hỏi thời
gian tính ít hơn khi so sánh với các thuật toán có chất lượng lời giải
2
tương đương hoặc đưa ra lời giải tốt nhất mới cho một số bộ dữ liệu
thực nghiệm chuẩn.
Các kết quả nghiên cứu của luận án đã được công bố ở 4 bài báo tạp
chí và 2 bài báo hội nghị chuyên ngành.
Luận án được trình bày trong 5 chương.
Luận án đã phân tích được ưu nhược điểm của từng thuật toán đối
với từng loại dữ liệu thực nghiệm cụ thể và qua đó định hướng
phạm vi áp dụng cho từng thuật toán đề xuất.
Phụ lục của luận án ghi nhận kết quả thực nghiệm của các công
trình nghiên cứu liên quan cho đến thời điểm hiện tại.
Chương 1. TỔNG QUAN
Chương này giới thiệu tổng quan về bài toán MRCST, các ứng dụng
của bài toán MRCST, khảo sát các thuật toán giải bài toán MRCST,
các tiêu chí đánh giá chất lượng một thuật toán giải gần đúng và hệ
thống dữ liệu thực nghiệm chuẩn được sử dụng cho bài toán
MRCST.
1.1.BÀI TOÁN MRCST
1.1.1.Một số định nghĩa
Cho G = (V(G), E(G)) là một đồ thị vô hướng, liên thông, có trọng
số không âm trên cạnh; trong đó V(G) là tập gồm n đỉnh, E(G) là
tập gồm m cạnh, w(e) là trọng số của cạnh e, e E(G).
Định nghĩa 1.1 (Chi phí định tuyến giữa một cặp đỉnh). Cho T =
(V(T), E(T)) là một cây khung của G, trọng số trên cạnh e được hiểu
là chi phí định tuyến của cạnh e, ta gọi chi phí định tuyến (routing
cost) của một cặp đỉnh (u,v) trên T, ký hiệu là dT(u,v), là tổng chi
phí định tuyến của các cạnh trên đường đi đơn (duy nhất) nối đỉnh u
với đỉnh v trên cây T.
Định nghĩa 1.2 (Chi phí định tuyến của một cây khung). Cho T =
(V(T), E(T)) là một cây khung của G, chi phí định tuyến của T, ký
hiệu là C(T), là tổng chi phí định tuyến giữa mọi cặp đỉnh thuộc cây
T, tức là:
, ( )
( ) ( , ).T
u v V T
C T d u v
(1-1)
Bài toán MRCST: Cho đồ thị G được định nghĩa như trên, bài toán
đặt ra là trong số tất cả các cây khung của đồ thị G cần tìm một cây
khung có chi phí định tuyến nhỏ nhất.
3
Bài toán này được đặt tên là bài toán cây khung với chi phí định
tuyến nhỏ nhất (Minimum Routing Cost Spanning Tree-MRCST).
Bài toán MRCST đã được chứng minh thuộc lớp bài toán NP-khó.
Định nghĩa 1.3 (Tải định tuyến một cạnh của cây khung) Cho T =
(V(T), E(T)) là một cây khung của đồ thị G. Nếu loại khỏi cây T
một cạnh e thì T sẽ được tách ra thành hai cây con T1 và T2 với hai
tập đỉnh tương ứng là V(T1) và V(T2). Ta gọi tải định tuyến của cạnh
e, ký hiệu là l(T,e), là giá trị 2×V(T1)×V(T2).
Từ định nghĩa, dễ thấy rằng tải định tuyến của cạnh e chính bằng số
lượng đường đi trên cây T có chứa cạnh e.
Định lý 1.1 sau cho ta cách tính chi phí định tuyến của cây khung
thông qua tải định tuyến của các cạnh.
Định lý 1.1. Cho T là một cây khung của G, ta có:
)(
)(),()(
TEe
eweTlTC (1-2)
và chi phí định tuyến của T có thể tính được trong thời gian O(n).
1.1.2.Thuật toán tính chi phí định tuyến của cây khung
Đây là thuật toán được đề cập trong tất cả công trình giải bài toán
MRCST; ở đây chúng tôi trình bày thuật toán tính chi phí định tuyến
của cây khung chi tiết hơn các công trình kể trên ở góc độ kỹ thuật.
Algorithm 1.1. Thuật toán tính chi phí định tuyến của một cây
khung
RoutingCost(T)
Đầu vào: Cây khung T được biểu diễn là cây có gốc tại v1
Đầu ra: Chi phí định tuyến của cây khung T
1. if (T = ) return +; // Qui ước cây rỗng có chi phí +
2. Thực hiện duyệt cây T theo chiều sâu (Depth First Search) bắt
đầu từ đỉnh v1 ta thu được biểu diễn của T dưới dạng cây có gốc
tại đỉnh v1. Gọi nu là số lượng đỉnh của cây con có gốc là u. Với
mỗi đỉnh u của cây T, u v1, ký hiệu eu = (p(u), u); trong đó p(u)
là cha của u trong cây T.
3. C=0;
4. for (mỗi đỉnh u V(T){v1}) {
5. l(eu) = 2 nu (n nu);
6. C = C + l(eu) w(eu);
7. }
4
8. return C;
RoutingCost là thủ tục quan trọng được sử dụng trong tất cả các
thuật toán giải bài toán MRCST. Các thuật toán giải bài toán
MRCST thường xuyên thực hiện thao tác loại một cạnh của cây
khung và sau đó thêm một cạnh khác sao cho kết quả thu được là
một cây khung có chất lượng tốt hơn hoặc là thêm một cạnh vào
cây khung và sau đó loại một cạnh trong chu trình vừa mới hình
thành sao cho kết quả thu được là một cây khung có chất lượng tốt
hơn; hai thao tác này mặc dù chỉ đem lại sự thay đổi nhỏ về mặt cấu
trúc cây, nhưng để tính chi phí định tuyến của cây khung thu được
sau mỗi thao tác trên vẫn đòi hỏi độ phức tạp O(n).
1.1.3.Đánh giá chi phí định tuyến của cây khung
Định lý 1.2. Giả sử T là một cây khung của đồ thị G. Khi đó với
mọi cạnh e E(T) ta có:
22( 1) ( , ) / 2.n l T e n (1-3)
Từ định lý 1.1 và định lý 1.2 trên, chúng tôi đề xuất các hệ quả sau:
Hệ quả 1.1. Chi phí định tuyến của cây khung T bất kỳ thỏa mãn
bất đẳng thức sau:
2 2
min max2( 1) ( ) ( 1) / 2,n w C T n n w (1-4)
Trong
đó min min{ ( ) : ( )}w w e e E G và max max{ ( ) : ( )}w w e e E G
Hệ quả 1.2. Đối với đồ thị đầy đủ G với trọng số trên các cạnh đều
là w0, ta có chi phí định tuyến của cây khung tối ưu là
2(n−1)2w0 (1-5)
1.2.ỨNG DỤNG
Có thể tìm thấy các ứng dụng của bài toán MRCST trong các lĩnh
vực mạng thiết kế mạng và tin sinh học.
1.3.CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN BÀI TOÁN MRCST
Đối với bài toán thuộc lớp NP-khó như bài toán MRCST thì khó hy
vọng tìm được một thuật toán vượt trội cả về chất lượng lời giải lẫn
thời gian tính trên mọi bộ dữ liệu thực nghiệm. Do đó đã có nhiều
thuật toán giải bài toán MRCST được đề xuất. Mỗi thuật toán giải
bài toán MRCST, tại thời điểm công bố có một đóng góp nhất định,
hoặc là cải thiện chất lượng lời giải, hoặc là cải thiện thời gian tính,
5
hoặc là đề xuất một cách tiếp cận mới cho chất lượng lời giải tương
đương.
Bảng 1.1. Danh sách các thuật toán giải bài toán MRCST hiện biết
Thứ
tự
Tên gọi thuật toán Kiểu thuật toán
Năm
đề xuất
1 Branch And Bound giải đúng 1979
2 Branch And Bound + Column Generation giải đúng 2002
3 Wong cận tỉ lệ 2 1980
4 General Star cận tỉ lệ 4/3 1999
5 Parallelized Approximation Algorithm cận tỉ lệ 4/3 2008
6 PTAS cận tỉ lệ 1+ 1999
7 Add heuristic 2005
8 Campos heuristic 2008
9
ESCGA (thuật giải di truyền mã hóa
cạnh)
metaheuristic
2005
10
BCGA (thuật giải di truyền mã hóa
Prũfer)
metaheuristic
2005
11 SHC (tìm kiếm leo đồi ngẫu nhiên) Metaheuristic 2005
12 PBLS (tìm kiếm địa phương) metaheuristic 2008
13
PABC (thuật toán Artificial Bee
Colony)
Metaheuristic
2011
14
ABC+LS (thuật toán Artificial Bee
Colony + Local Search)
metaheuristic
2011
15 Distributed Approximation Algorithm cận tỉ lệ 2 2014
1.4.TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THUẬT TOÁN
Chất lượng của một thuật toán gần đúng được đánh giá qua chất
lượng lời giải và thời gian tính.
Đối với lớp những thuật toán gần đúng cận tỷ lệ, có thể đánh giá
đóng góp mới thông qua cận tỷ lệ của thuật toán. Tuy nhiên, đối với
phần lớn các thuật toán gần đúng hiện nay, việc đánh giá tiên
nghiệm chất lượng của lời giải mà chúng đưa ra là không thể thực
hiện được. Trong tình huống này, các nhà khoa học chấp nhận giải
pháp là đánh giá qua thực nghiệm.
Để chứng tỏ thuật toán đề xuất của mình có những đóng góp mới để
giải bài toán đặt ra, các nhà khoa học cần tiến hành thực nghiệm
trên các bộ dữ liệu chuẩn để chỉ ra thuật toán của mình đề xuất so
với những thuật toán hiện biết có những điểm tốt hơn hoặc ở tiêu
chí thời gian, hoặc ở tiêu chí chất lượng lời giải, chẳng hạn:
6
hoặc thuật toán đề xuất đòi hỏi thời gian ít hơn khi so với các
thuật toán có cùng chất lượng lời giải tương đương,
hoặc thuật toán đề xuất cho lời giải với chất lượng tốt hơn so
với các thuật toán có cùng cỡ thời gian tính,
hoặc thuật toán đề xuất đưa ra lời giải tốt nhất mới (new best
solution) cho một số bộ dữ liệu trong bộ dữ liệu chuẩn,
hoặc tốt nhất, thuật toán đề xuất là tốt hơn mọi thuật toán hiện
biết ở cả hai tiêu chí thời gian lẫn chất lượng lời giải đem
lại,
Trong lý thuyết phân tích độ phức tạp tính toán của thuật toán, các
nhà khoa học đã đưa ra tiêu chí khách quan để đánh giá thời gian
tính của thuật toán: đó là đánh giá thời gian tính của thuật toán giải
bài toán bởi một hàm của kích thước dữ liệu đầu vào của bài toán,
được ghi nhận dưới dạng ký pháp tiệm cận (asymptotic notation),
trong đó ký hiệu O được sử dụng để ghi nhận đánh giá tiệm cận
trên. Tuy nhiên, một nhược điểm của việc sử dụng ký hiệu tiệm cận
chính là kết quả so sánh tốc độ tăng của các hàm chỉ đúng khi đối
số “đủ lớn”. Vì thế khi đối số chưa đủ lớn thì kết quả so sánh có thể
là không đúng. Chẳng hạn, một thuật toán có đánh giá thời gian tính
là f(n) = 1000n2O(n2) là nhanh hơn thuật toán có đánh giá g(n) =
2n3O(n3) khi n đủ lớn. Nhưng khi n<100, dễ thấy là đòi hỏi
1000n2 (= 107, khi n=100) là lớn hơn đòi hỏi 2n3 (= 2*106, khi
n=100) đến 5 lần.
Mặt khác, người sử dụng rất cần thông tin chi tiết về thời gian mà
thuật toán đòi hỏi để đưa ra lời giải có chất lượng đáp ứng yêu cầu
đặt ra đối với những kích thước cụ thể tương ứng với kích thước bài
toán ứng dụng mà họ cần lựa chọn thuật toán giải. Để đáp ứng yêu
cầu này, bên cạnh việc đưa ra đánh giá thời gian tính lý thuyết của
thuật toán trong ký pháp tiệm cận, các nhà khoa học khi phát triển
thuật toán thường đưa ra thông tin về thời gian tính thực nghiệm
của thuật toán.
Khi so sánh thời gian tính của các thuật toán khác nhau dựa trên
thực nghiệm, lại phát sinh một yêu cầu Khi so sánh các thuật toán
cần chạy trên một hạ tầng thông tin; mà để đáp ứng yêu cầu này,
khi tiến hành thực nghiệm các tác giả không những phải cài đặt
thuật toán của mình mà còn phải cài đặt lại các thuật toán của các
7
tác giả khác trên cùng một ngôn ngữ lập trình và chạy trên cùng
một cấu hình máy tính để giải cùng bộ dữ liệu chuẩn. Đây là một
thách thức với cộng đồng những nhà khoa học trong lĩnh vực phát
triển thuật toán. Do đó, ngay cuối những năm 1980, có một cách
giải quyết vần đề này được cộng đồng các nhà khoa học sử dụng
trong những tình huống như vậy: Đó là dựa vào thông tin đánh giá
tốc độ xử lý của các máy tính được các chuyên gia máy tính đưa ra.
Hiện nay, trong công trình Performance of Various Computers
Using Standard Linear Equations Software của Jack J. Dongarra đã
trình bày cách đánh giá hiệu quả của các hệ thống máy tính khác
nhau bằng việc sử dụng các phần mềm tính toán giải hệ phương
trình tuyến tính. Công trình này sử dụng đơn vị đo Mflop/s (Million
Floating-point Operations Per Second – triệu phép tính dấu phảy
động trên giây) để đánh giá hiệu suất của các máy tính. Kết quả của
công trình nghiên cứu là bảng số liệu về tốc độ đo bởi Mflop/s cho
mỗi một cấu hình máy tính. Sử dụng bảng thông tin này các tác giả
không cần cài đặt lại thuật toán của người khác, mà để so sánh
tương đối thời gian tính của các thuật toán có thể đưa ra các thông
tin sau: Thời gian tính được công bố bởi chính tác giả thuật toán;
thông tin về cấu hình máy tính thực hiện thuật toán; qui đổi thời
gian tính dựa trên thông tin về tốc độ máy tính lấy từ công trình của
Dongarra.
1.5.HỆ THỐNG DỮ LIỆU THỰC NGHIỆM CHUẨN
Trong các công trình nghiên cứu gần đây về bài toán MRCST, các
tác giả thường sử dụng 35 bộ dữ liệu là các đồ thị đầy đủ: Trong đó
21 bộ dữ liệu là các đồ thị đầy đủ Euclid được lấy từ website
và 14 bộ dữ liệu
đồ thị đầy đủ ngẫu nhiên được đề xuất từ công trình của tác giả
Bryant A. Julstrom (B. A. Julstrom là tác giả đầu tiên sử dụng 35
bộ dữ liệu này).
Trong nhiều giáo trình cấu trúc dữ liệu, lý thuyết đồ thị; khi bàn về
các cách biểu diễn đồ thị trên máy tính, đều nhấn mạnh là hầu hết
các đồ thị gặp trong thực tế ứng dụng là đồ thị thưa. Vì vậy, trong
luận án, để phân tích hiệu quả của các thuật toán trên các đồ thị
thưa, chúng tôi sử dụng thêm 14 bộ dữ liệu là các đồ thị thưa; trong
đó có 7 bộ dữ liệu 500 đỉnh và 7 bộ dữ liệu 1000 đỉnh. Toàn bộ 14
8
bộ dữ liệu bổ sung này chúng tôi lấy lấy từ website
Như vậy, luận án sử dụng tổng cộng 49 bộ dữ liệu, và chúng tôi gọi
đây là hệ thống dữ liệu thực nghiệm chuẩn cho bài toán MRCST;
viết tắt là BDMRCST.
1.6.KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM CÁC THUẬT TOÁN GIẢI BÀI
TOÁN MRCST
1.6.1.Cấu hình máy tính thực nghiệm các thuật toán
Bảng 1.3 ghi nhận cấu hình máy tính được sử dụng khi tiến hành
thực nghiệm các thuật toán giải bài toán MRCST hiện biết. Trong
đó, cột “Tốc độ” ghi nhận tốc độ của CPU (Theoretical Peak) được
tính theo đơn vị Mflop/s; các thông số này được trích dẫn từ công
trình của Dongarra. Các số trên cột “Hệ số” được tính như sau: Máy
tính có tốc độ thấp nhất được gán hệ số 1, hệ số của mỗi máy tính
còn lại được tính bằng tỷ số giữa tốc độ của máy tính đó với tốc độ
của máy tính có hệ số 1.
Bảng 1.3. Cấu hình máy tính thực nghiệm các thuật toán
Thứ
tự
Tên gọi
thuật toán Bộ xử lý
Tốc
độ
Hệ
số
Bộ nhớ
RAM
Hệ điều
hành
1 WONG
Intel (R) Core i3-
2330M, 2.20 GHz
22170 4.38 4 GB Windows 7
2 ADD
Intel (R) Core i3-
2330M, 2.20 GHz
22170 4.38 4 GB Windows 7
3 CAMPOS
Intel (R) Core i3-
2330M, 2.20 GHz
22170 4.38 4 GB Windows 7
4 ESCGA Pentium 4, 2.53 GHz 5060 1.00 256 MB
Red Hat
Linux 9.0
5 BCGA Pentium 4, 2.53 GHz 5060 1.00 256 MB
Red Hat
Linux 9.0
6 SHC Pentium 4, 2.53 GHz 5060 1.00 256 MB
Red Hat
Linux 9.0
7 PBLS Pentium 4, 3.0 GHz 6000 1.19 512 MB
Red Hat
Linux 9.0
8 PABC Pentium 4, 3.0 GHz 6000 1.19 512 MB
Red Hat
Linux 9.0
9 ABC+LS Pentium 4, 3.0 GHz 6000 1.19 512 MB
Red Hat
Linux 9.0
9
1.6.2.Chất lượng lời giải
Kết quả thực nghiệm từ các thuật toán đã công bố của các tác giả
khác như ESCGA, BCGA, SHC, PBLS, PABC, ABC+LS trên các đồ
thị đầy đủ Euclid và đồ thị đầy đủ ngẫu nhiên được trích nguyên
gốc từ các công trình tương ứng. Với 14 bộ dữ liệu là các đồ thị
thưa; do chưa có một công trình nào công bố chất lượng lời giải,
nên chúng tôi đã cài đặt lại các thuật toán SHC, PBLS, ABC+LS
trên cùng môi trường triển khai các thuật toán đề xuất trong luận
án. Để kiểm tra chất lượng các chương trình do chúng tôi cài đặt,
chúng tôi đã đối sánh output từ các chương trình do chúng tôi cài
đặt với output mà các tác giả đã công bố (trên các bộ dữ liệu đã có
kết quả công bố).
Chi phí định tuyến trong các bảng thực nghiệm được ghi nhận bằng
½ giá trị tính theo công thức (1-2).
Đánh giá chung trên 49 bộ dữ liệu thì các thuật toán được xếp hạng
theo chất lượng lời giải như sau: ABC+LS, PABC, PBLS, SHC,
ESCGA, BCGA, CAMPOS, WONG, ADD.
Từ chất lượng lời giải thu được trên, luận án rút ra một số nhận xét
sau: Đối với đồ thị đầy đủ Euclid, trong các thuật toán nhanh
WONG, CAMPOS, ADD thì thuật toán CAMPOS cho chất lượng lời
giải tốt nhất; thuật toán ABC+LS cho chất lượng lời giải tốt nhất
trong số tất cả các thuật toán đã khảo sát. Đối với đồ thị đầy đủ
ngẫu nhiên, trong các thuật toán nhanh thì thuật toán WONG cho
chất lượng lời giải tốt nhất; các thuật toán SHC, PBLS, PABC,
ABC+LS cho chất lượng lời giải tương đương và chúng cho chất
lượng lời giải tốt hơn các thuật toán di truyền ESCGA, BCGA.
1.6.3.Thời gian tính
Thời gian thực nghiệm trong luận án được tính theo đơn vị giây.
Thời gian tính của các thuật toán metaheuristic ESCGA, BCGA,
SHC, PBLS, PABC, ABC+LS đã được công bố trong các công trình
tương ứng.
Thời gian tính các thuật toán trên các máy tính khác nhau đã được
quy đổi về một mức theo trên cơ sở của công trình Dongarra.
1.7.KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này đã trình bày một số nội dung chính sau: Thứ nhất, giới
thiệu bài toán MRCST; MRCST là bài toán thuộc lớp bài toán NP-
10
khó. Thứ hai, trình bày về ứng dụng của bài toán MRCST trong lĩnh
vực mạng truyền thông và trong tin sinh học. Thứ ba, giới thiệu một
số thuật toán gần đúng điển hình giải bài toán MRCST như WONG,
GENERAL STAR, PTAS, ADD, CAMPOS, ESCGA, BCGA, SHC,
PBLS, PABC, ABC+LS; cũng trong phần này, luận án đã giới thiệu
một số công việc liên quan như mã hóa cây khung, tính chi phí định
tuyến của cây khung và một số cách thức tạo lời giải ban đầu được
áp dụng trong các thuật toán metaheuristic giải bài toán MRCST.
Thứ tư, trình bày tiêu chí đánh giá chất lượng thuật toán giải gần
đúng. Thứ năm, giới thiệu chi tiết về hệ thống dữ liệu thực nghiệm
chuẩn cho bài toán MRCST và ghi nhận kết quả thực nghiệm của các
thuật toán trên đối với hệ thống dữ liệu thực nghiệm chuẩn này. Từ
khảo sát thực nghiệm khẳng định tiếp cận giải bài toán MRCST theo
hướng metaheuristic là có tiềm năng nhất. Trong đó, thuật toán
ABC+LS cho chất lượng lời giải tốt hơn các thuật toán gần đúng
hiện biết trên đồ thị đầy đủ Euclid.
Chương này có một số đóng góp cụ thể sau: Về mặt lý thuyết, luận
án đã đề xuất định lý đánh giá cận trên và cận dưới của tải định
tuyến một cạnh thuộc cây khung (Định lý 1.2), từ đó đưa ra hệ quả
1.1 và hệ quả 1.2 về cận trên và cận dưới của chi phí định tuyến
một cây khung. Về mặt thực nghiệm, luận án đã đề xuất bổ sung 14
bộ dữ liệu thực nghiệm là các đồ thị thưa có kích th