Vượt dự toán và chậm tiến độ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau đối với nhiều loại hình
dự án khác nhau. Điều này dẫn đến nhiều tranh luận về việc làm thế nào để giảm thiểu tình trạng chậm tiến
độ và vượt dự toán. Ðã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công (Mansfield và cộng sự, 1994; Kaming và cộng sự, 1996;
Koushki và Kartam, 2004). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư
có thể kể đến từ việc quản lý dự án yếu kém cho đến các yếu tố khách quan bên ngoài. Hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới tập trung khám phá các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán tại các nước khác nhau. Điều này cho thấy tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán thật sự là vấn đề phổ biến
23 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 5663 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vượt dự toán và chậm tiến độ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau đối với nhiều loại hình
dự án khác nhau. Điều này dẫn đến nhiều tranh luận về việc làm thế nào để giảm thiểu tình trạng chậm tiến
độ và vượt dự toán. Ðã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công (Mansfield và cộng sự, 1994; Kaming và cộng sự, 1996;
Koushki và Kartam, 2004). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư
có thể kể đến từ việc quản lý dự án yếu kém cho đến các yếu tố khách quan bên ngoài. Hàng loạt các nghiên
cứu thực nghiệm trên thế giới tập trung khám phá các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán tại các nước
khác nhau. Điều này cho thấy tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán thật sự là vấn đề phổ biến.
Tại Việt Nam, tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án đầu tư công được các nhà hoạch
định chính sách, quản lý dự án xem như là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư công.
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam”
được triển khai nghiên cứu gắn với bối cảnh thực tế của các dự án đầu tư công ở Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu được mong đợi sẽ góp phần vào lý thuyết về nguyên nhân và hiệu ứng vượt dự toán và chậm tiến độ các
dự án đầu tư công.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của luận án là khám phá các yếu tố dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán
của dự án đầu tư công ở Việt Nam. Đầu tư công ở Việt Nam có khá nhiều đặc thù vốn có của một nền kinh tế
đang chuyển đổi với thể chế và chính sách đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện. Thực hiện nghiên cứu này
sẽ góp phần bổ sung lý thuyết quản trị tài chính công ở các nền kinh tế chuyển đổi. Nét đặc trưng cơ bản của
luận án là nghiên cứu cả hai vấn đề chậm tiến độ và vượt dự toán nghiên cứu trong một hệ thống đo lường
các nhân tố, qua đó giúp nhận dạng một cách tổng quát hơn các yếu tố gây yếu kém hiệu quả đầu tư đầu
công xét trên góc độ thời gian và chi phí đầu tư cũng như những hậu quả tiêu cực của nó gây ra cho xã hội.
Từ các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu của luận án là:
- Chậm tiến độ ảnh hưởng như thế nào đến chi phí thực hiện và vượt dự toán có tác động làm chậm
tiến độ thực hiện dự án công ở Việt Nam?
- Những yếu tố nào gây chậm tiến độ và vượt dự toán của dự án đầu tư công tại Việt Nam?
- Những nhà hoạch định chính sách quản lý dự án công tại Việt Nam cần có những điều chỉnh gì để
hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đối tượng của luận án tập trung vào việc nghiên cứu tình hình triển
khai và thực hiện các dự án công ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tiến hành khảo sát và đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến chậm tiến độ, vượt dự toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng phân
tích mối quan hệ giữa thời gian và chi phí của các dự án đầu tư công tại Việt Nam. Nền tảng lý thuyết cho
nghiên cứu dựa vào lý thuyết về quản lý dự án.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dữ liệu sử dụng để phân tích về tác động của vượt dự toán và chậm tiến độ đến thời gian hoàn thành
và giá trị quyết toán (hay chi phí) dự án đầu tư công là dữ liệu từ hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành của 227
2
dự án đầu tư công triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2008 – 2013 lưu trữ tại Sở Tài chính Tp.
Hồ Chí Minh.
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công
tại Việt Nam, luận án sử dụng dữ liệu sơ cấp từ việc khảo sát 240 chuyên gia đang trực tiếp quản lý, thực
hiện dự án đầu tư công công tác tại Bộ Tài chính, các tỉnh và Tp. Hồ Chí Minh. Thời gian tổ chức khảo sát:
2013-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp các phương pháp khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu:
- Nghiên cứu dùng phương pháp chuyên gia, thông qua việc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với
các chuyên gia, với những người đang trực tiếp quản lý và thực hiện dự án đầu tư công nhằm điều chỉnh một
số khái niệm, thang đo cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu định tính làm cơ sở
cho việc khảo sát, thu thập số liệu để phân tích định lượng với mô hình phân tích yếu tố khám phá (EFA) và
hồi quy (RA)..
- Để nghiên cứu việc chậm tiến độ ảnh hưởng đến chi phí thực hiện và vượt dự toán tác động làm
chậm tiến độ đối với các dự án đầu tư công, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội, áp dụng
cho nhiều mô hình, có sử dụng biến giả để nhận diện và phân tích.
- Để kiểm định và nhận diện các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tại
Việt Nam, luận án sử dụng phương pháp định lượng thực hiện qua các giai đoạn như sau:
Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi khảo sát các chuyên gia quản lý dự án đầu tư công
trên địa bàn nghiên cứu. Kích thước mẫu là 240 được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, sau đó phân tích
yếu tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm xử lý SPSS 22.0, qua đó loại bỏ các biến quan sát không giải
thích cho khái niệm nghiên cứu (không đạt độ tin cậy); đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào
các yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả
thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo.
Sau đó, nghiên cứu dùng phương pháp phân tích hồi quy bội (RA) với các quan hệ tuyến tính để
kiểm định các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam, từ đó tính được
mức độ quan trọng của từng yếu tố.
5. Tính mới và những đóng góp của luận án
5.1. Về phương diện học thuật
- Luận án đã đánh giá và làm rõ sự khác biệt giữa dự án đầu tư công với dự án khác tại Việt Nam, từ
đó xác định khung lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán chỉ riêng cho
dự án đầu tư công tại Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra chậm tiến độ (thời gian) có ảnh hưởng lớn đến vượt dự toán
(chi phí) của các dự án đầu tư công tại Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chứng minh cụ thể
thời gian thực hiện dự án công phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp của chủ đầu tư và việc phân cấp quản lý
thực hiện dự án.
- Kết quả nghiên cứu xác định rõ và định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự
toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng phát hiện thêm các yếu tố ngoại vi (lạm phát, giá
cả vật liệu tăng ngoài tầm kiểm soát, điều kiện địa chất thủy văn) và khó khăn về tài chính của các bên cũng
ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công. Đây là điểm mới của đề tài mà các
nghiên cứu trước đây đề cập chưa đầy đủ.
3
- Luận án lần đầu tiên thực hiện kiểm định kết quả nghiên cứu thông qua phân tích các yếu tố dẫn
đến thành công hoặc thất bại trong quản lý tiến độ và quản lý dự toán của hai dự án tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Kết quả kiểm định đã chứng minh các yếu tố mà luận án nhận diện chính xác và phù hợp với thực tiễn
tại Việt Nam.
5.2. Về phương diện thực tiễn
- Luận án đã làm rõ thực trạng việc quản lý dự án đầu tư công tại Việt Nam hiện nay, chỉ ra được hai
nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam thuộc
về năng lực quản lý của chủ đầu tư, năng lực thực hiện dự án của tư vấn hoặc nhà thầu.
- Luận án cũng đã phân tích những bất cập của cơ chế quản lý tài chính công hiện hành tại Việt Nam dẫn
đến chậm tiến độ và vượt dự toán. Từ đó, khuyến nghị các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý
tài chính công tại Việt Nam, khắc phục triệt để tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán.
- Nội dung luận án là cơ sở để xây dựng chương trình khung đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý dự án
cho các nhà lãnh đạo quản lý, bổ sung chương trình giảng dạy của sinh viên khối ngành kiến trúc kỹ thuật với
mục tiêu những người được đào tạo có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để quản lý và thực hiện thành công dự án
đầu tư công tại Việt Nam.
6. Kết cấu luận án
Luận án có khối lượng 139 trang, 37 bảng, 12 hình, 3 phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án
được bố cục theo 05 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan lý thuyết;
- Chương 2: Phương pháp và mô hình nghiên cứu;
- Chương 3: Phân tích thực nghiệm thời gian thực hiện và chi phí đầu tư các dự án đầu tư công:
nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh;
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công
tại Việt Nam;
- Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Khung khái niệm
1.1.1. Dự án đầu tư
Tunner (1996) cho rằng “Dự án là nỗ lực của con người, (hoặc máy móc), nguồn lực tài chính và vật
chất được tổ chức theo một cách mới để tiến hành một công việc đặc thù với đặc điểm kỹ thuật cho trước,
trong điều kiện ràng buộc về thời gian và chi phí để đưa ra một thay đổi có ích được xác định bởi mục tiêu
định tính và định lượng”.
Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6
năm 2014 xác định: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến
hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì,
nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định”.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm dự án đầu tư được hiểu như quy định của Luật Xây
dựng năm 2014 của Việt Nam do đã bao gồm nội hàm định nghĩa của các nghiên cứu trước đó và là chuẩn
mực bắt buộc mà các bên bên liên quan đến thực hiện dự án đầu tư công tại Việt Nam phải tuân thủ.
1.1.2. Đặc điểm dự án đầu tư công
Tại Việt Nam, căn cứ vào các quy định cụ thể của Luật Ngân sách, Luật Xây dựng và Luật Đầu tư
công thì dự án đầu tư công còn có những khác biệt so với dự án khu vực tư như sau:
+ Về chủ đầu tư: Có rất nhiều chủ thể khác nhau được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư công. Ngoài
các Ban quản lý dự án chuyên ngành còn có các cơ quan hành chính, cơ quan sự nghiệp tiếp nhận, quản lý tài
sản sau đầu tư được giao làm chủ đầu tư.
+ Về kế hoạch nguồn vốn: chủ đầu tư chỉ được Nhà nước giao vốn theo kế hoạch hàng năm phụ thuộc
vào dự toán ngân sách dành cho đầu tư hàng năm của Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương.
+ Về thẩm quyền của chủ đầu tư: Trong quá trình triển khai thực hiện dự án chủ đầu tư dự án công
phải xin ý kiến thẩm định từ các cơ quan chuyên môn của Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương;
+ Về khung pháp lý: chủ đầu tư dự án đầu tư công phải tuân thủ nghiêm ngặt hàng loạt các quy định
của Luật Ngân sách, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu.
+ Về chi phí đầu tư: chi phí đầu tư dự án công phải được xác định theo đúng các quy định do Bộ Xây
dựng ban hành. Trong khi chủ đầu tư dự án tư được toàn quyền xác định chi phí đầu tư phù hợp với thực tế
phát sinh và bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án.
1.2. Chu trình quản lý dự án
Bùi Ngọc Toàn (2008) định nghĩa: “Chu trình quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời
gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời
hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm, dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”.
1.3. Các nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa thời gian và chi phí thực hiện dự án
Dự đoán được thời gian và chi phí thực hiện dự án luôn được các nhà nghiên cứu và quản lý dự án
quan tâm, bởi đó là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý thực hiện dự án theo hiệu quả thời gian.
Bromilow (1969) đã tiên phong thiết lập một mô hình thể hiện mối quan hệ giữa thời gian và chi phí dựa trên
việc khảo sát của 329 dự án xây dựng tại các thành phố lớn của Úc (bao gồm Canberra, Melbourne và
5
Sydney), từ đó phát triển thành mô hình dự báo thời gian xây dựng dựa trên chi phí của dự án như sau: T =
K.CB, trong đó:
- T = Thời gian xây dựng tính bằng ngày làm việc kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng đến ngày hoàn
thành thực tế.
- C = Chi phí cuối cùng của dự án tính bằng triệu đô la
- K = Hằng số mô tả hiệu quả chung của thời gian cho dự án trị giá 1 triệu đô la.
- B = Hằng số mô tả sự nhạy cảm của hiệu quả của thời gian gian bị ảnh hưởng bởi quy mô dự án
được đo bằng chi phí.
1.4. Vấn đề chậm tiến độ của các dự án đầu tư
1.4.1. Khái niệm chậm tiến độ
Trong nghiên cứu này, khái niệm “chậm tiến độ” được hiểu chính là thời gian thực hiện dự án vượt quá
thời gian thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu quy định trong Hợp đồng ban đầu.
1.4.2. Hậu quả của chậm tiến độ
Hậu quả của chậm tiến độ gây ảnh hưởng khác nhau cho các bên tham gia vào dự án. Một trong các
hậu quả thường gặp là mất thời gian, tiền bạc và khả năng dự án bị thu hồi. Đối với chủ đầu tư, chậm tiến độ
có nghĩa là mất nguồn thu có được từ dự án và/hoặc tiếp tục phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng hiện hữu. Đối với
nhà thầu, chậm tiến độ sẽ dẫn đến việc mất thêm tiền để chi trả cho các trang thiết bị và người lao động.
Ngoài ra, vốn ứng trước của nhà thầu đã chi vào các dự án rất khó để thu hồi. Đối với công chúng, các dự án
xây dựng và các dự án cơ sở hạ tầng chưa được đưa vào để sử dụng đúng theo quy hoạch làm cho người dân
phải tiếp tục sử dụng/chia sẻ các cơ sở hạ tầng hiện hữu và cũ kỹ. Đối với Nhà nước, Chính phủ bị mất các
nguồn thu do chậm đưa vào sử dụng các công trình và cơ sở hạ tầng mới. Đối với bản thân dự án, chậm tiến
độ khiến hầu hết các dự án phải chịu thêm gánh nặng chi phí gia tăng khi hoàn thành muộn hơn kế hoạch
(Shaikh và cộng sự, 2010).
1.5. Vấn đề vượt dự toán các dự án đầu tư
1.5.1. Khái niệm vượt dự toán
Trong nghiên cứu này, khái niệm “vượt dự toán” được hiểu chính là sự gia tăng chi phí thực tế tại thời
điểm hoàn thành so với giá trị trên hợp đồng thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu lúc ban đầu.
1.5.2. Hậu quả của vượt dự toán
Theo Nega (2008), vượt dự toán có hậu quả rõ ràng cho các bên liên quan nói riêng và ngành công
nghiệp xây dựng nói chung. Đối với khách hàng, vượt dự toán ngụ ý gia tăng chi phí so với những thỏa thuận
ban đầu. Đối với người dùng cuối, các chi phí tăng thêm phải được phân bổ làm tăng chi phí hoặc giá cho
thuê, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh. Đối với đội ngũ các chuyên gia/tổ chức tư vấn, các dự án
vượt dự toán có thể làm hoen ố danh tiếng và dẫn đến mất lòng tin của khách hàng. Đối với nhà thầu, vượt dự
toán gây ra thiệt hại về lợi nhuận và tạo ra nguy cơ mất trắng chi phí ứng trước của nhà thầu bỏ vào các dự án
nếu nó bị hủy bỏ/chậm thanh toán hoặc nhà thầu bị thay thế.
1.6. Các nghiên cứu về yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư
1.6.1. Các nghiên cứu về yếu tố gây chậm tiến độ
Có rất nhiều nghiên cứu đi tìm nguyên nhân của việc chậm tiến độ các dự án, trải dài trong khoảng thời
gian từ những năm 1990 đến năm 2010. Các nghiên cứu này có thể phân thành 02 loại chính: nghiên cứu tìm
những nguyên nhân cụ thể hoặc nghiên cứu tìm những nhóm nguyên nhân của việc chậm tiến độ các dự án.
1.6.2. Các nghiên cứu về yếu tố gây vượt dự toán
6
Các nghiên cứu khác nhau về vấn đề vượt dự toán các dự án đầu tư đều chỉ ra rằng có 02 nhóm nguyên
nhân dẫn đến vượt dự toán thông thường là: (i) Nhóm nguyên nhân bên trong là năng lực dự toán của các bên
tham gia dự án; (ii) Nhóm nguyên nhân bên ngoài đến từ lạm phát, sự khan hiếm nguyên vật liệu và nhân
công hoặc từ chính sách của Chính phủ.
1.6.3. Các nghiên cứu về yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán
Bên cạnh những nghiên cứu riêng về chậm tiến độ hoặc nghiên cứu riêng về vượt dự toán các dự án
đầu tư, trên thế giới cũng có những nghiên cứu kết hợp cả chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư bởi
vì chúng có mối quan hệ mật thiết và gắn bó. Tổng kết lại, cũng giống như các nghiên cứu riêng lẻ về chậm
tiến độ hoặc vượt dự toán các dự án đầu tư, các nghiên cứu về chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư
đều xoay quanh các nhóm yếu tố chính như sau: nhóm yếu tố liên quan đến chủ đầu tư; nhóm yếu tố liên
quan đến nhà thầu; nhóm yếu tố liên quan đến tư vấn; nhóm yếu tố liên quan đến tài chính (của chủ đầu tư,
nhà thầu hoặc tư vấn) và các yếu tố ngoại vi.
1.6.4. Các nghiên cứu về yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công
Tổng quan nghiên cứu về dự án đầu tư công của các tác giả ngoài nước cho thấy, các nguyên nhân làm
chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công cũng tương tự như các nguyên nhân của các dự án khác.
Khác biệt lớn nhất chính là ảnh hưởng của các chính trị gia quyết định dự án đầu tư công với mục tiêu mang
lại lợi ích cho cử tri nơi họ ứng cử hơn là xem xét hiệu quả kinh tế của dự án. Việc thực hiện dự án công hay
tư tại các nước chỉ khác biệt về nguồn vốn thực hiện dự án, còn lại khuôn khổ pháp lý và kỹ thuật quản trị dự
án là tương tự. Do đó, các yếu tố dẫn đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án công và dự án tư tại các nước
khá tương đồng, cũng xuất phát từ sai lầm của các bên tham gia thực hiện dự án hoặc sai lầm trong quản trị
như dự án. So sánh với Việt Nam, dự án đầu tư công tại Việt Nam chỉ giống với các dự án đầu tư công tại các
nước về nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Còn lại, do thể chế chính trị khác nhau, dự án đầu tư
công tại Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi các chính trị gia; quy trình và phương thức thực hiện đầu tư công
cũng khác nhau. Chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu thi công dự án đầu tư công phải tuân thủ hàng loạt các quy
định nghiêm ngặt của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công.
7
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công, tác giả
thiết kế bốn bước cho nghiên cứu. Bao gồm:
- Bước một: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu để xác định các nội dung phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu.
- Bước hai: Xây dựng mô hình nghiên cứu (1) - Mối quan hệ giữa thời gian và chi phí của dự án đầu
tư công. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ các dự án đầu tư công hoàn
thành quyết toán lưu trữ tại Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện phân tích hồi quy và kiểm định
mô hình. Kết quả sẽ là cơ sở để tiếp tục triển khai thực hiện bước 3.
- Bước ba: Xác định mô hình nghiên cứu (2) - Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự
toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam. Triển khai nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia
và thảo luận nhóm, giúp xác định thông tin cho nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn, gửi bảng câu
hỏi đến các chuyên gia để thu thập dữ liệu sơ cấp. Từ đó sàng lọc thông tin, phân tích yếu tố khám phá, hồi
quy và kiểm định mô hình bằng phần mềm SPSS 22. Kết quả nghiên cứu được kiểm định thông qua hai dự
án công tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bước bốn: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra những khuyến nghị chính sách.
2.2. Mô hình nghiên cứu về tác động của chậm tiến độ và vượt dự toán đến thời gian hoàn thành và
giá trị quyết toán dự án đầu tư công
Để đánh giá tác động của chậm tiến độ và vượt dự toán đến tổng thể thời gian và chi phí của dự án
(bao gồm thời gian thực hiện thực tế và chi phí quyết toán thực tế), Usman, Gambo và Ibrahim (2014) đã đề
xuất mô hình thực nghiệm sau:
ATt = 1 + 2COt + 3TOt + t (1)
ACt = 1 + 2COt + 3TOt + t (2)
Với giả thuyết có sự khác nhau về thời gian và chi phí thực hiện dự án giữa nhóm dự án do cấp thành
phố quản lý với nhóm dự án do quận huyện quản lý, tác giả đề xuất bổ sung biến DECEN thể hiện cho cấp
quản lý dự án (cấp thành phố hoặc sở ngành và