Điện năng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc
gia, đặc biệt là các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Tại Việt
Nam nhu cầu điện năng tăng trung bình 10%/năm và tiếp tục tăng trong tương lai
(Tổng sơ đồ điện VI), điều này đặt ra yêu cầu phải phát triển các nhà máy điện
trong đó có các nhà máy thủy điện để đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển
kinh tế. Việc phát triển các dự án thủy điện lại kéo theo vấn đề di dân, tái định cư
cho cư dân địa phương đảm bảm việc phát triển bền vững và dài hạn.
Việc xây dựng các con đập cho các dự án thủy điện có ảnh hưởng lớn đến
cộng đồng dân cư địa phương. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ảnh hưởng
của các dự án thủy điện tới các cộng đồng địa phương chịu ảnh hưởng rất khác
nhau cả tích cực (Nakayama & cộng sự, 1999; Agnes & cộng sự, 2009) và tiêu
cực (Bartalome & cộng sự, 2000; Cernea, 2003). Điều này đặt ra yêu cầu phải
có những cân nhắc cẩn trọng khi triển khai các dự án thủy điện, thực hiện tốt các
chính sách đầu tư phát triển cho vùng tái định cư để đảm bảo ổn định đời sống
và phát triển kinh tế cho vùng tái định cư.
Trong thực tế, bên cạnh những thành quả đạt được khi triển khai các dự
án thủy điện thì quá trình tái định cư cho người dân cũng gặp những khó khăn
nhất định. Mặc dù trên nguyên tắc thực hiện dự án tái định cư đảm bảo người
dân vùng tái định cư có đời sống tốt hơn nơi ở cũ ở các dự án thủy điện trong đó
có dự án thủy điện Sơn La. Tuy nhiên, trong thực tế đã xuất hiện việc các hộ gia
đình bỏ nơi tái định cư trở lại nơi sinh sống cũ hoặc đi nơi khác (Báo điện tử Đài
Tiếng nói Việt Nam, 2016). Đây là tín hiệu cho thấy có dấu hiệu việc thực hiện
các chính sách đối với các nhóm di dân tái định cư chưa đạt được mục tiêu đặt
ra, đặc biệt là các chính sách đầu tư phát triển vùng tái định cư như các chính
sách về phát triển hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội, chính sách cho vay vốn,
chính sách đất đai hay chính sách đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ
gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án. Bởi vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu
2
một cách có hệ thống đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện các chính sách đầu
tư phát triển cho vùng tái định cư đến kết quả công tác tái định cư trong thực tế,
sau khi các hộ gia đình đã chuyển về nơi ở mới chứ không phải những báo cáo
khi lập dự án. Từ căn cứ của kết quả nghiên cứu để đề xuất những phương
hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển cho các dự án
tái định cư thủy điện, nâng cao chất lượng chính sách và những giải pháp cho
việc cải thiện đời sống người dân chịu ảnh hưởng từ các dự án thủy điện, đặc
biệt là các khu vực còn nhiều khó khăn, đa dạng các thành phần dân tộc thiểu số
như vùng núi phía Bắc. Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Chính sách
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư trong các dự án thủy điện
vùng núi phía Bắc (Nghiên cứu trường hợp dự án thủy điện Sơn La)” cho
luận án tiến sĩ của mình
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách đầu tư phát triển kinh tế - Xã hội vùng tái định cư trong các dự án thủy điện vùng núi phía Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu luận án
Nghiên cứu của luận án tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của các chính
sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho vùng tái định cư tới kết quả công tác tái
định cư các dự án thủy điện. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về các chính
sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội, chỉ ra đặc điểm riêng của tái định cư thủy
điện và xây dựng mô hình đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát
triển tới kết quả tái định cư ở khía cạnh khảo sát các hộ gia đình chịu ảnh hưởng
từ dự án.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Điện năng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc
gia, đặc biệt là các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Tại Việt
Nam nhu cầu điện năng tăng trung bình 10%/năm và tiếp tục tăng trong tương lai
(Tổng sơ đồ điện VI), điều này đặt ra yêu cầu phải phát triển các nhà máy điện
trong đó có các nhà máy thủy điện để đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển
kinh tế. Việc phát triển các dự án thủy điện lại kéo theo vấn đề di dân, tái định cư
cho cư dân địa phương đảm bảm việc phát triển bền vững và dài hạn.
Việc xây dựng các con đập cho các dự án thủy điện có ảnh hưởng lớn đến
cộng đồng dân cư địa phương. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ảnh hưởng
của các dự án thủy điện tới các cộng đồng địa phương chịu ảnh hưởng rất khác
nhau cả tích cực (Nakayama & cộng sự, 1999; Agnes & cộng sự, 2009) và tiêu
cực (Bartalome & cộng sự, 2000; Cernea, 2003). Điều này đặt ra yêu cầu phải
có những cân nhắc cẩn trọng khi triển khai các dự án thủy điện, thực hiện tốt các
chính sách đầu tư phát triển cho vùng tái định cư để đảm bảo ổn định đời sống
và phát triển kinh tế cho vùng tái định cư.
Trong thực tế, bên cạnh những thành quả đạt được khi triển khai các dự
án thủy điện thì quá trình tái định cư cho người dân cũng gặp những khó khăn
nhất định. Mặc dù trên nguyên tắc thực hiện dự án tái định cư đảm bảo người
dân vùng tái định cư có đời sống tốt hơn nơi ở cũ ở các dự án thủy điện trong đó
có dự án thủy điện Sơn La. Tuy nhiên, trong thực tế đã xuất hiện việc các hộ gia
đình bỏ nơi tái định cư trở lại nơi sinh sống cũ hoặc đi nơi khác (Báo điện tử Đài
Tiếng nói Việt Nam, 2016). Đây là tín hiệu cho thấy có dấu hiệu việc thực hiện
các chính sách đối với các nhóm di dân tái định cư chưa đạt được mục tiêu đặt
ra, đặc biệt là các chính sách đầu tư phát triển vùng tái định cư như các chính
sách về phát triển hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội, chính sách cho vay vốn,
chính sách đất đai hay chính sách đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ
gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án. Bởi vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu
2
một cách có hệ thống đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện các chính sách đầu
tư phát triển cho vùng tái định cư đến kết quả công tác tái định cư trong thực tế,
sau khi các hộ gia đình đã chuyển về nơi ở mới chứ không phải những báo cáo
khi lập dự án. Từ căn cứ của kết quả nghiên cứu để đề xuất những phương
hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển cho các dự án
tái định cư thủy điện, nâng cao chất lượng chính sách và những giải pháp cho
việc cải thiện đời sống người dân chịu ảnh hưởng từ các dự án thủy điện, đặc
biệt là các khu vực còn nhiều khó khăn, đa dạng các thành phần dân tộc thiểu số
như vùng núi phía Bắc. Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Chính sách
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư trong các dự án thủy điện
vùng núi phía Bắc (Nghiên cứu trường hợp dự án thủy điện Sơn La)” cho
luận án tiến sĩ của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chính sách đầu tư
phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện. Những vấn đề liên
quan đến tái định cư dự án thủy điện và ảnh hưởng của các chính sách đầu tư
phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định cư dự án thủy điện.
Thứ hai, nghiên cứu đánh giá thực trạng kết quả các chính sách đầu tư phát
triển kinh tế xã hội và tác động của thực hiện chính sách đến công tác tái định
cư các dự án thủy điện phía Bắc thông qua nghiên cứu dự án thủy điện Sơn La
giai đoạn 2005 đến nay (2016).
Thứ ba, thiết lập mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đầu tư
phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định cư các dự án án thủy điện
tiếp cận ở khía cạnh cảm nhận của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án tái
định cư.
Thứ tư, đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các
chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện
vùng núi phía Bắc.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu chính được xác định bao gồm:
Một là, kết quả thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội và
kết quả công tác tái định cư cho dự án thủy điện vùng núi phía Bắc hiện nay như
thế nào (thông qua dự án tái định cư thủy điện Sơn La)?
Hai là, những chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội chính nào có ảnh
hưởng đến kết quả công tác tái định cư qua nghiên cứu trường hợp dự án thủy
điện Sơn La?
Ba là, mức độ ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội
3
khác nhau như thế nào đến kết quả công tác tái định cư dự án thủy điện Sơn La
ở khía cạnh cảm nhận của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án?
Bốn là, làm thế nào để hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã
hội và những hỗ trợ để cải thiện nâng cao hiệu quả công tác tái định cư tiếp cận
ở khía cạnh người dân chịu ảnh hưởng từ các dự án tái định cư thủy điện vùng
núi phía Bắc?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được xác định là các chính
sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội, kết quả thực hiện chính sách và tác động
của các chính sách đến các kết quả công tác tái định cư tiếp cận ở khía cạnh cảm
nhận của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án (các nhóm di dân).
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu thực hiện đánh giá với các nhóm người dân tái định
cư về kết quả thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tác động của
các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội đến công tác tái định cư các dự án thủy
điện vùng núi phía Bắc qua nghiên cứu điển hình dự án thủy điện Sơn La.
- Về thời gian: Nghiên cứu kết quả thực hiện các chính sách đầu tư phát triển
kinh tế xã hội và ảnh hưởng của các chính sách này đến kết quả công tác tái định cư
dự án thủy điện Sơn La trong giai đoạn từ 2005 đến nay (số liệu điều tra các hộ gia
đình sau tái định cư được thực hiện trọng năm 2016). Các gợi ý nhằm thực hiện hoàn
thiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện
được đề xuất đến năm 2025.
6. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu có ý nghĩa và đóng góp cả về mặt học thuật và thực tiễn đối với
các nhà quản lý:
Về mặt khoa học luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư dự án thủy
điện, tái định cư và ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã
hội tới kết quả công tác tái định cư ở khía cạnh cảm nhận của người dân vùng tái
định cư. Thông qua nghiên cứu, xem xét các dự án thủy điện đã triển khai,
nghiên cứu sinh đã khái quát hóa thành bốn đặc điểm chính của các dự án tái
định cư thủy điện cho khu vực miền núi bao gồm (1) hoạt động tái định cư diễn
ra ở những khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn; (2) số lượng di dân lớn; (3)
thành phần di dân đa dạng về các thành phần dân tộc; (4) mức độ thay đổi về
môi trường sống nhanh. Nghiên cứu thông qua các phương pháp định tính đã
thiết lập được một mô hình và các chỉ tiêu đánh giá cho các nhân tố ảnh hưởng
của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định
4
cư tiếp cận ở khía cạnh cảm nhận của các hộ gia đình bao gồm: (1) chính sách
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất (2) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng xã hội; (3) chính sách cho vay vốn; (4) chính sách đầu tư đào tạo nghề và
(5) chính sách đất đai. Bằng phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng, nghiên
cứu đã kiểm chứng được tính tin cậy của các thang đo cho các nhân tố được phát
triển trong mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy có ba nhóm chính
sách có ảnh hưởng tích cực đến kết quả công tác tái định cư là (i) chính sách đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất; (ii) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng xã hội và (iii) chính sách cho vay vốn. Nghiên cứu cũng cho thấy chính
sách đất đai và chính sách đầu tư đào tạo nghề hiện tại có ảnh hưởng tiêu cực tới
kết quả công tác tái định cư. Nghiên cứu cũng là nguồn tham khảo tốt cho các
nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố chính sách tới kết quả công
tác tái định cư từ việc thiết lập mô hình nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu đo
lường các nhân tố chính sách và kết quả công tác tái định cư cho các dự án,
chương trình di dân không tự nguyện.
Về mặt thực tiễn, luận án đưa ra được một số gợi ý nhằm hoàn thiện các
chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho dự án tái định cư thủy điện Sơn La
và trên cơ sở đó gợi ý cho việc hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế
xã hội cho các dự án di dân, tái định cư thủy điện vùng núi phía Bắc. Các gợi ý
chính từ kết quả nghiên cứu bao gồm: (1) phát huy hiệu quả và hoàn thiện chính
sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất; (2) duy trì hiệu quả và hoàn thiện
chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội; (3) hoàn thiện chính sách cho
vay vốn; (4) hoàn thiện chính sách đầu tư đào tạo nghề; (5) hoàn thiện các chính
sách về đất đai; (6) nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện quy
hoạch và kết hoạch đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư và (7) nâng
cao hiệu quả công tác huy động vốn cho việc triển khai các dự án phát triển kinh
tế xã hội vùng tái định cư.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận luận án được cấu trúc thành bốn chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội
vùng tái định cư dự án thủy điện
Chương 3: Thực trạng chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái
định cư các dự án thủy điện (Thông qua nghiên cứu dự án thủy điện Sơn La)
Chương 4: Quan điểm, định hướng và nội dung hoàn thiện chính sách đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện vùng núi phía Bắc
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1 Các nghiên cứu về thu hồi đất và tái định cư
Các nghiên cứu của Oluwamotemi (2010) về thu hồi đất, bồi thường và tái
định cư tại các nước đang phát triển nghiên cứu qua trường hợp của Kenya;
Fernando và cộng sự (2009) về di cư bắt buộc, tái định cư, các chính sách và
thực hành nghiên cứu tại Sri Lanka; Ngân hàng phát triển Châu Phi và Quỹ phát
triển Châu Phi (2003) về chính sách tái định cư không tự nguyện
1.1.1.2 Các nghiên cứu về tái định cư thủy điện
Các nghiên cứu về tái định cư thủy điện đã được thực hiện phổ biến trên
thế giới tại các dự án xây đập thủy điện như: Nghiên cứu của Wilmsem (2016)
dự án xây dựng đập Tam Hiệp tại Trung Quốc; Sayatham & Suhardiman (2015)
về tái định cư và tạo nguồn sinh kế của dự án thủy điện Nam Mang 3 tại Lào;
Singer và cộng sự (2014) về việc mở rộng sự tham gia của các bên liên quan vào
cải thiện kết quả tái định cư bắt buộc ở các dự án xây dựng đập nước tại Việt
Nam; Cernea (2008) về lý do tại sao chính sách và việc thực hiện công tác tái
định cư cần được cải tổ; Webber & Mcdonald (2004) về tái định cư không tự
nguyện đối với người dân tái định cư tại đập thủy điện Xiaolangdi trên sông
Hoàng Hà.
1.1.2 Những công trình nghiên cứu trong nước
1.1.2.2 Các nghiên cứu trong nước về tái định cư, thu hồi đất cho phát triển kinh
tế
Các nghiên cứu của CPO (2013) về các dự án cải thiện nông nghiệp có lưới
phân tích khung chính sách tái định cư cho các địa điểm từ Hà Giang, Phú Thọ,
Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Nam; Liên Hợp Quốc (2010) tại Việt
Nam về di cư trong nước những cơ hội và thách thức với sự phát triển kinh tế -
xã hội ở Việt Nam; Nguyễn Thị Hoàng Hoa (2009) về thực trạng và giải pháp di
dân tái định cư từ các công trình phát triển tài nguyên nước; Lê Thanh Sơn &
Trần Tiến Khai (2016) về thu hồi đất và thay đổi cơ cấu thu nhập của các hộ gia
đình nông thôn tại thành phố Cần Thơ; Nguyễn Doãn Hoàn (2016) về những
giải pháp nâng cao thu nhập của người lao động di cư làm thuê trong khu vực phi
chính thức tại Hà Nội; Nguyễn Hoài Nam (2015) về chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ; Nguyễn Thị
Diễn, Vũ Đình Tôn & Lebailly (2012) về đánh giá ảnh hưởng của thu hồi đất
nông nghiệp tại Hưng Yên; Nguyễn Văn Nhường (2011) về chính sách an sinh xã
6
hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp tại
Bắc Ninh; Lê Du Phong & cộng sự (2007) về thu nhập, đời sống, việc làm của
người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia
1.1.2.2 Các nghiên cứu tái định cư thủy điện trong nước
Nghiên cứu của Bui & cộng sự (2013) về phát triển thủy điện, vấn đề tái
định cư đối với thủy điện Sơn La;VRN (2012) về thực hiện các chính sách bảo
trợ xã hội của ADB về tái định cư bắt buộc và dân tộc thiểu số tại dự án thủy
điện Sông Bung 4; CIEM (2014) về những vấn đề an sinh xã hội từ công tác tái
định cư các dự án thủy điện.
1.2 Khoảng trống nghiên cứu
Các khoảng trống nghiên cứu chính được xác định là:
Thứ nhất, chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của
chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư tới kết quả công tác
tái định cư đối với dự án thủy điện nói chung và dự án thủy điện Sơn La nói
riêng.
Thứ hai, các nghiên cứu chưa xây dựng mô hình đánh giá ảnh hưởng của
các chính sách đầu tư phát triển tới kết quả thực hiện công tác tái định cư.
Thứ ba, các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu mới dừng lại ở việc đưa ra
các nhân tố có thể ảnh hưởng tới kết quả công tác tái định cư mà chưa lượng hóa
được ảnh hưởng của từng nhân tố tới kết quả công tác tái định cư.
Thứ tư, các đề xuất giải pháp thường dựa vào các đánh giá có tính chất chủ
quan, không xây dựng được cách định hướng giải pháp có tính chất ưu tiên dựa
trên các bằng chứng khách quan từ nghiên cứu.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề
và mục tiêu
nghiên cứu
Xây dựng mô hình
nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và
các NC tiên nghiệm
Phát triển thang đo
Đánh giá sơ bộ và
hiệu chỉnh thang đo
Thu thập dữ liệu
chính thức
Phân tích dữ liệu Báo cáo kết quả
nghiên cứu
7
1.3.2 Thiết kế nghiên cứu
1.3.2.1 Phát triển mô hình nghiên cứu
Mô hình được phát triển dựa trên các quy trình nghiên cứu của Suanders
và cộng sự (2007), Cresswell (2009), Mackenzie và cộng sự (2011) thông qua
phỏng vấn phi cấu trúc các chuyên gia nghiên cứu.
1.3.2.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu
H1: Nhân tố chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất có tác động tích cực
đến kết quả công tác tái định cư.
H2: Nhân tố chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội có tác động tích cực
đến kết quả công tác tái định cư.
H3: Nhân tố chính sách vay vốn có tác động tích cực đến kết quả công tác
tái định cư.
H4: Nhân tố chính sách đầu tư đào tạo nghề có tác động tích cực đến kết
quả công tác tái định cư.
H5: Nhân tố chính sách đất đai có tác động tích cực đến kết quả công tác
tái định cư.
Chính sách
cho vay vốn
Chính sách đầu tư
CSHT xã hội
Chính sách đầu tư
CSHT sản xuất
Chính sách đất đai
Chính sách đầu tư
đào tạo nghề
Kết quả tái định cư
H1
H5
H4
H3
H2
8
1.3.2.3 Phát triển các thang đo nghiên cứu
Hình 1.3 Chu trình phát triển thang đo
Thiết lập thang đo nháp bằng phỏng vấn bán cấu trúc
Trong phần này tác giả sử dụng hai kỹ thuật phỏng vấn là (1) thảo luận
tay đôi với các chuyên gia và (2) thảo luận nhóm tập trung với đối tượng điều tra
dự kiến. Mẫu được lấy theo nguyên tắc bão hòa thông tin (Hình 1.4).
Hình 1.4 Mô tả lấy mẫu nghiên cứu
Đánh giá các thang đo thiết lập được bằng phương pháp Delphi đa
chuyên gia phỏng vấn hai vòng
Phỏng vấn bán cấu
trúc
Hiệu chỉnh thang
đo
Đánh giá đa chuyên
gia hai vòng
Di-
Di D
..
D3
D2
D
1
Dữ
liệu
phát
triển
lý
thuyết
Số phần tử lấy
mẫu
9
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo đánh giá
Điều kiện đánh giá
Tiêu chuẩn đánh giá
Vòng 1 Vòng 2
Điểm đánh giá chỉ tiêu >= 3.5 và mức
khác biệt ý kiến không vượt quá 15%
Chấp nhận chỉ tiêu và
không thảo luận chi
tiết thêm
Điểm đánh giá chỉ tiêu > = 3.5 và mức
khác biệt ý kiến lớn hơn 15%
Chỉ tiêu tiếp tục được
xem xét ở vòng 2
Chấp nhận nếu điểm đánh
giá vòng 2 vẫn lớn hơn 3.5
Điểm đánh giá trong khoảng 2.5 - 3.5
và mức khác biệt ý kiến nhỏ hơn 15%
Chỉ tiêu tiếp tục được
xem xét ở vòng 2
Chấp nhận nếu tỷ lệ thay
đổi ý kiến ở vòng 2 nhỏ
hơn 15%
Điểm đánh giá trong khoản 2.5 - 3.5
và mức khác biệt ý kiến lớn hơn 15%
Loại chỉ tiêu khỏi
thang đo lường
Điểm đánh giá < 2.5
Loại chỉ tiêu khỏi
thang đo lường
Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên tham khảo từ Chu & Hwang (2008);
Trần Đình Nam và cộng sự (2016)
1.3.2.4 Chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng và phương pháp thu thập dữ liệu
Trong nghiên cứu này tác giả lấy mẫu theo nguyên tắc của Comrey &
Lee (1992) với cỡ mẫu dự kiến 300 đạt mức tốt. Dữ liệu được điều tra bằng
cách phát bảng hỏi trực tiếp tới từng hộ dân trong các vùng tái định cư của
tỉnh Sơn La.
1.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
1.3.3.1 Đối với dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu này được phân loại tiến hành phân tích bằng các phương
pháp tổng hợp, so sánh.
1.3.3.2 Đối với dữ liệu sơ cấp
Đối với dữ liệu sơ cấp định tính
Hình 1.5 Quy trình phân tích dữ liệu định tính
Nguồn: Tham khảo từ Cresswell (2009)
Phân tích dữ liệu sơ cấp định lượng
Sắp xếp dữ liệu Sàng lọc dữ liệu
Diễn tả và bàn luận Kết nối dữ liệu
Mã hóa dữ liệu
10
Các dữ liệu định lượng thông qua khảo sát được tiến hành làm sạch và
phân tích qua các bước như sau: (1) mô tả dữ liệu; (2) đánh giá sự tin cậy
thang đo các nhân tố; (3) phân tích khám phá nhân tố; (4) phân tích tương
quan; (5) phân tích hồi quy; (6) so sánh các nhóm trung bình; (4) đánh giá
mức độ cảm nhận của các hộ gia đình bằng điểm trung bình, độ lệch chuẩn và
khoảng tin cậy 95%.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN
2.1 Tái định cư các dự án thủy điện
2.1.1 Di cư không tự nguyện và đặc điểm của di cư không tự nguyện
Di cư không tự nguyện là quá trình di cư bắt buộc của các nhóm chịu ảnh
hưởng của các dự án phát triển kinh tế xã hội mà không có lựa chọn khác.
Đặc điểm: (1) di cư không tự nguyên thường liên quan đến quyền hạn của
chính quyền h; (2) người chịu ảnh hưởng được hưởng các hình thức bồi thường
và hỗ trợ; (3) các dự án cho di cư không tự nguyện cần một kế hoạch cẩn trọng.
2.1.2 Tái định cư và các loại hình tái định cư
2.1.2.1 Khái niệm tái định cư
Tái định cư thường được hiểu là quá trình ổn định chỗ ở, đời sống vật chất
tinh thần của các nhóm di cư.
2.1.2.2 Các loại hình tái định cư:
Phân loại theo hình thức tái định cư có các dạng: (i) di cư và tái định cư đô
thị; (ii) chuyển dịch nội thành; (iii) tái định cư tại chỗ; Phân loại theo sở nguyện
của các nhóm chịu ảnh hưởng có: (i) tái định cư tự phát, (ii) tái định cư tự giác
và (iii) tái định cư cưỡng bức. Phân loại theo tính chất của tái định cư có: (i) tái
địn