Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, tỷ
trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn thấp. Để thực hiện mục tiêu
phát triển công nghiệp, chính quyền tỉnh Thái Bình đã xây dựng, ban hành
nhiều chính sách, trong đó có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
công nghiệp của tỉnh. Hệ thống các chính sách này thực tế đã đạt được
những kết quả nhất định trong quá trình phát triển công nghiệp tại tỉnh Thái
Bình. Tuy nhiên, chính sách khuyến khích đầu tư của địa phương hiện bộc
lộ những chồng chéo, bất cập.
Chính sách khuyến khích đầu tư gồm nhiều chính sách bộ phận
nhưng những nghiên cứu trước đây chưa chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng
chính sách đến quá trình phát triển công nghiệp cũng như chưa phân tích
được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chính sách, đặc biệt là theo
cách tiếp cận từ nghiên cứu lý luận là áp dụng cho vùng, địa phương.
Đó là lý do tác giả lựa chọn “Chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu về chính sách
khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình. Xác định
những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách, đồng thời làm rõ các đối tượng
chịu sự tác động của chính sách.
Thứ hai, phân tích thực trạng chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm
2013, chỉ rõ những điểm mạnh cũng như những hạn chế, bất cập của chính
sách, những điều kiện để thực hiện thành công các giải pháp chính sách.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện
chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình
phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực tiễn phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh Thái Bình cũng như của của Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ tập trung nghiên cứu
trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của địa
phương bao gồm những chính sách bộ phận cơ bản nào?
- Các yếu tố nào tác động đến chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
công nghiệp của địa phương?
- Phương pháp nào được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
chính sách bộ phận thuộc chính sách khuyến khích đầu tư đến phát triển
công nghiệp của địa phương?
- Thực trạng phát triển công nghiệp của Tỉnh Thái Bình hiện nay như
thế nào?
14 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
------------
Ph¹m thÞ ¸nh nguyÖt
CHÝNH S¸CH KHUYÕN KHÝCH §ÇU T¦
PH¸T TRIÓN C¤NG NGHIÖP CñA TØNH TH¸I B×NH
Chuyªn ngµnh: Qu¶n lý kinh tÕ (Khoa häc qu¶n lý)
M· sè: 62340410
Hµ néi, n¨m 2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ph¹m hång ch¬ng
Phản biện 1: PGS.TS Dương Đình Giám
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Phản biện 3: TS. Nguyễn Quốc Việt
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước,
họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Vào hồi ........ giờ, ngày ....... tháng ........ năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, tỷ
trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn thấp. Để thực hiện mục tiêu
phát triển công nghiệp, chính quyền tỉnh Thái Bình đã xây dựng, ban hành
nhiều chính sách, trong đó có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
công nghiệp của tỉnh. Hệ thống các chính sách này thực tế đã đạt được
những kết quả nhất định trong quá trình phát triển công nghiệp tại tỉnh Thái
Bình. Tuy nhiên, chính sách khuyến khích đầu tư của địa phương hiện bộc
lộ những chồng chéo, bất cập.
Chính sách khuyến khích đầu tư gồm nhiều chính sách bộ phận
nhưng những nghiên cứu trước đây chưa chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng
chính sách đến quá trình phát triển công nghiệp cũng như chưa phân tích
được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chính sách, đặc biệt là theo
cách tiếp cận từ nghiên cứu lý luận là áp dụng cho vùng, địa phương.
Đó là lý do tác giả lựa chọn “Chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu về chính sách
khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình. Xác định
những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách, đồng thời làm rõ các đối tượng
chịu sự tác động của chính sách.
Thứ hai, phân tích thực trạng chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm
2013, chỉ rõ những điểm mạnh cũng như những hạn chế, bất cập của chính
sách, những điều kiện để thực hiện thành công các giải pháp chính sách.
2
Thứ ba, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện
chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình
phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực tiễn phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh Thái Bình cũng như của của Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ tập trung nghiên cứu
trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của địa
phương bao gồm những chính sách bộ phận cơ bản nào?
- Các yếu tố nào tác động đến chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
công nghiệp của địa phương?
- Phương pháp nào được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
chính sách bộ phận thuộc chính sách khuyến khích đầu tư đến phát triển
công nghiệp của địa phương?
- Thực trạng phát triển công nghiệp của Tỉnh Thái Bình hiện nay như
thế nào?
- Tiêu chí nào được lựa chọn để đánh giá thực trạng chính sách khuyến
khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình? Điểm mạnh, điểm
yếu của chính sách và nguyên nhân của những điểm yếu?
- Cần phải có những giải pháp và kiến nghị nào nhằm hoàn thiện chính
sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình?
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách
khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công
nghiệp của địa phương là một hệ thống phức tạp với nhiều chính sách bộ
phận.. Một số các chính sách như chính sách thuế, chính sách tín dụng
3
chính quyền địa phương triển khai theo quy định của trung ương và có rất ít
thay đổi khi áp dụng vào thực tiễn. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, với
phạm vi nghiên cứu về chinh sách của chính quyền địa phương (chính sách
ở cấp tỉnh), luận án sẽ chỉ tập trung nghiên cứu những chính sách được
phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương với 4 chính sách cơ bản sau:
(1) Chính sách ưu đãi về sử dụng đất; (2) Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng;
(3) Chính sách xúc tiến đầu tư và hỗ trợ các dịch vụ công; (4) Chính sách
hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách khuyến
khích đầu tư của tỉnh Thái Bình nhằm phát triển công nghiệp gắn liền với
hoạt động của cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nghiên cứu kinh
nghiệm của một số địa phương của các quốc gia trong khu vực, một số tỉnh
trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình.
- Về thời gian: Luận án xem xét, đánh giá thực trạng phát triển công
nghiệp và chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh
Thái Bình từ năm 2006 đến năm 2013; đưa ra quan điểm, định hướng, giải
pháp hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp
Tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng với khung nghiên cứu sẽ được trình
bày cụ thể trong chương 1.
5. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án bổ sung, làm rõ khung lý thuyết nghiên cứu chính sách
khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp cấp tỉnh dựa trên cơ sở tổng
quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về vấn
4
đề này, cụ thể là: (1) Xác định được 4 chính sách bộ phận cơ bản trong
chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp cấp tỉnh bao
gồm: Chính sách ưu đãi sử dụng đất, chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng,
chính sách xúc tiến đầu tư và hỗ trợ dịch vụ công, chính sách hỗ trợ đào
tạo nguồn nhân lực. Đây là những chính sách chủ yếu có tác động mạnh
mẽ đến sự phát triển công nghiệp địa phương, đồng thời là chính sách
mà chính quyền cấp tỉnh có khả năng vận dụng và đưa ra các quyết định
đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. (2) Đề xuất mô
hình kinh tế lượng gồm 4 biến độc lập là các chính sách nói trên và biến
phụ thuộc là dự định tiếp tục mở rộng đầu tư vào ngành công nghiệp
của các doanh nghiệp. Luận án đã kiểm định mối quan hệ phụ thuộc và
chứng minh rằng dự định tiếp tục mở rộng đầu tư vào ngành công
nghiệp của các doanh nghiệp chịu tác động từ 4 chính sách này.
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
- Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh
Thái Bình phù hợp với tình hình thực tế và là giải pháp quan trọng góp
phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện mục
tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình
- Mức độ phù hợp, hiệu quả của từng chính sách là tương đối khác
nhau theo đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn, nhưng nhìn
chung đều ở mức thấp.
- Mô hình kinh tế lượng đã cho thấy mức độ ảnh hưởng của 4 chính
sách nói trên đến quyết định mở rộng kinh doanh, đầu tư của các doanh
nghiệp vào ngành công nghiệp của tỉnh Thái Bình. Trong đó, chính sách
hỗ trợ cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng mạnh nhất.
- Luận án đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện chính
sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình.
6. Kết cấu của luận án: 4 chương
5
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.3 Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu đều tập trung vào quá trình phân tích chính sách của
trung ương, hầu hết là tìm kiếm các giải pháp chính sách với những biện
pháp khuyến khích đầu tư nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu về chính sách khuyến khích đầu
tư phát triển công nghiệp địa phương theo cách tiếp cận từ nghiên cứu lý
luận về áp dụng cho vùng, địa phương. Các nghiên cứu chưa đưa ra một
cách đầy đủ các yếu tố tác động đến chính sách khuyến khích đầu tư của
địa phương cũng như chưa đưa ra cách thức đánh giá tính hiệu lực, hiệu
quả của chính sách ở cấp chính quyền tỉnh.
Hiện chưa có nghiên cứu về chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển công nghiệp ở cấp độ chính sách của chính quyền tỉnh theo hướng
nghiên cứu về ảnh hưởng của từng chính sách bộ phận thuộc chính sách
khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của địa phương, các nhân tố
ảnh hưởng và các giải pháp hoàn thiện chính sách phù hợp với thực tiễn
của địa phương, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của địa phương
để góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế địa phương.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Khung lý thuyết
1.2.2 Quy trình nghiên cứu
6
1.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu nghiên cứu
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (tiếp cận thực tế thông qua
điều tra khảo sát)
Tác giả tiến hành khảo sát đối tượng chịu tác động của chính sách là
các doanh nghiệp đầu tư ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và khảo sát
các cán bộ quản lý (chủ thể hoạch định và tổ chức thực thi chính sách).
Việc điều tra khảo sát nhằm mục đích tiếp cận tốt hơn và sát thực hơn với
tình hình thực tế.
* Mẫu nghiên cứu: Luận án sử dụng 2 mẫu phiếu để tiến hành điều
tra khảo sát: Mẫu 1: Khảo sát doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp.
Tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu; tổng số phiếu thu về là 258 phiếu
Mẫu 2: Phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước (chủ thể hoạch định
và tổ chức thực thi chính sách). Tổng số phiếu phát ra là 95 phiếu, thu
về 91 phiếu.
*Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu:
Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phân tích kinh
tế, phương pháp nghiên cứu so sánh, phân tích theo cấu trúc logic các tài
liệu thu thập được, phương pháp điều tra, thống kê, mô hình hoá và phương
pháp kiểm định thống kê.
7
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG
2.1 Công nghiệp và tiêu chí đánh giá sự phát triển công nghiệp của địa phương
2.1.1 Công nghiệp và vai trò của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế
của địa phương
2.1.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển công nghiệp của địa phương
2.1.2.1 Giá trị sản xuất và chỉ số sản xuất công nghiệp
2.1.2.2 Tiêu chí giá trị gia tăng trong phát triển công nghiệp.
2.1.2.3 Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp.
2.1.2.4 Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành CN.
2.1.2.5 Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
2.1.2.6 Phạm vi, qui mô hoạt động, trình độ chuyên môn hoá và liên kết
kinh tế.
2.2 Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp tại địa phương
2.2.1 Khái niệm chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp
của địa phương
"Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của địa
phương là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và hành động mà
chính quyền địa phương sử dụng nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh
nghiệp trong quá trình đầu tư phát triển công nghiệp của địa phương, góp
phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương"
2.2.2 Mục tiêu của chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công
nghiệp của địa phương
8
2.2.3 Nguyên tắc thực hiện mục tiêu của chính sách khuyến khích đầu tư
phát triển công nghiệp của địa phương
- Tuân thủ chính sách, pháp luật của Trung ương
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa các chính sách bộ phận trong thực hiện
mục tiêu
- Phù hợp
- Đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả
2.2.4 Các chính sách bộ phận
2.2.4.1 Chính sách ưu đãi về sử dụng đất
- Khái niệm: Chính sách ưu đãi về sử dụng đất là những giải pháp,
công cụ về quy hoạch sử dụng đất, về những điều kiện trong quá trình cho
thuê đất như thời gian thuê đất, giá thuê đất... để doanh nghiệp có thể tiếp
cận được đất đai trong việc triển khai các dự án
- Mục tiêu của chính sách ưu đãi về sử dụng đất : (1) Tạo điều kiện
cho doanh nghiệp có mặt bằng để sản xuất kinh doanh; (2) Giảm thiểu chi
phí thuê đất cho doanh nghiệp
- Nội dung của chính sách: Ưu đãi của chính quyền địa phương đối
với doanh nghiệp về hỗ trợ tiền thuê đất, ưu đãi về thời gian thuê đất.
2.2.4.2 Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng
- Khái niệm: Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng của địa phương là tổng
thể các quan điểm, các nguyên tắc, công cụ và giải pháp mà chính quyền
địa phương áp dụng nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, có hiệu quả các dịch
vụ cơ sở hạ tầng cho quá trình phát triển công nghiệp nói riêng, phát triển
kinh tế xã hội theo chiến lược của mỗi địa phương.
- Mục tiêu của chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng: Tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất để thực hiện sản
xuất kinh doanh.
9
- Nội dung chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng: Hỗ trợ đầu tư các công
trình thiết yếu như: Đường giao thông, tuyến quốc lộ ven biển, tuyến đường
bộ cao tốc, đường sắthệ thống đường giao thông nội bộ trong các KCN;
đầu tư nâng cấp các trạm xử lý nước thải cũng như các dịch vụ tiện ích
khác như: cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc trong các KCN.
2.2.4.3 Chính sách xúc tiến đầu tư và hỗ trợ các dịch vụ công
- Khái niệm chính sách Xúc tiến đầu tư: Chính sách xúc tiến đầu tư
có thể hiểu là tổng thể các biện pháp, các hoạt động nhằm định hướng nhà
đầu tư đến với các cơ hội đầu tư tại một vùng địa phương.
- Mục tiêu của chính sách: Chính sách xúc tiến đầu tư có những đóng
góp tích cực trong việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, quảng bá hình ảnh
của địa phương và góp phần cải thiện đáng kể môi trường đầu tư. Mục tiêu
của chính sách: (1) Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ
tục đầu tư; (2) Tăng cường thông tin về hoạt động đầu tư cho doanh nghiệp.
* Chính sách hỗ trợ các dịch vụ công:
- Khái niệm: Chính sách hỗ trợ các dịch vụ công được hiểu là những
chủ trương, giải pháp của chính quyền địa phương về việc hỗ trợ các dịch
vụ công cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào địa phương.
- Nội dung: Các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương được hướng lợi
ích từ chính sách hỗ trợ dịch vụ công như: miễn phí thông tin về cơ chế
chính sách của tỉnh và nhà nước. Hỗ trợ có thể tính theo tỷ lệ % chi phí cho
quảng cáo đăng tuyển dụng trên báo, trên đài phát thanh. Chính quyền
tỉnh cũng tạo điều kiện trong quá trình cấp phép đăng ký kinh doanh, thực
hiện các thủ tục đầu tư, đăng ký đầu tư
2.2.4.4 Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
- Khái niệm chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Chính sách
hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực là tổng thể các quan điểm, giải pháp và công
10
cụ mà chính quyền địa phương sử dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong
quá trình đào tạo người lao động, nhờ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, thích ứng được với yêu cầu của doanh nghiệp.
- Mục tiêu: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhanh chóng có được
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh
- Nội dung của chính sách:
+ Xây dựng và phát triển hệ thống trường, trung tâm dạy nghề theo
quy hoạch phát triển của địa phương
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được cung cấp kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp
2.2.5 Đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả chính sách khuyến khích đầu tư
phát triển công nghiệp của địa phương
a) Đánh giá tính hiệu lực của chính sách
Hiệu lực của chính sách = Kết quả/ Mục tiêu
Tiêu chí HL1: Đánh giá kết quả của chính sách được đánh giá thông
qua một số tiêu chí: (1): Số doanh nghiệp đầu tư ngành công nghiệp trên
địa bàn tỉnh; (2): Quy mô vốn đầu tư vào ngành công nghiệp trên địa bàn
tỉnh; (3) Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp đầu
tư ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; (4) Kim ngạch xuất khẩu của các
sản phẩm chủ lực ngành công nghiệp
Tiêu chí HL2: So sánh giá trị sản xuất công nghiệp đạt được qua các
năm so với mục tiêu đề ra
Tiêu chí HL3: Thể hiện sự tuân thủ của các chủ thể chính sách khi
chính sách được ban hành và đưa vào thực tiễn, được đánh giá thông
qua:(1) Mức độ tiện lợi cho doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh; (2) Mức
độ thuận lợi cho doanh nghiệp khi tiếp cận thông tin chính sách; (3) Mức
11
độ hài lòng của đối tượng chính sách đối với các chính sách bộ phận khi
chính sách được triển khai
b) Đánh giá tính hiệu quả của chính sách
Hiệu quả của chính sách = Kết quả/ Đầu vào
Tiêu chí HQ1: Kinh phí hỗ trợ của chính quyền địa phương để thực
hiện chính sách.
Tiêu chí HQ2: Mức đóng góp vào NSNN của các DN công nghiệp
Tiêu chí HQ3: Đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả của từng
chính sách bộ phận trong chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công
nghiệp của địa phương.
2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển công nghiệp của địa phương
2.2.6.1 Nhóm yếu tố thuộc môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội (bối cảnh
của chính sách): (1) Điều kiện tự nhiên; (2) Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.6.2 Nhóm các yếu tố thuộc chủ thể của chính sách: (1) Chiến lược phát
triển công nghiệp của địa phương; (2) Bộ máy hoạch định, tổ chức thực
thi chính sách: (3) Kinh phí thực thi chính sách; (4) Hệ thống các công cụ
chính sách.
2.2.6.3 Nhóm yếu tố thuộc đối tượng chính sách: (1)Tiềm lực của doanh
nghiệp; (2) Thái độ và hành động của người dân, doanh nghiệp đối với
chính sách
2.3 Kinh nghiệm về chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công
nghiệp địa phương
2.3.1 Kinh nghiệm của nước ngoài: Kinh nghiệm của tỉnh Maha
Sorakham - 1 tỉnh thuộc Đông Bắc,Thái Lan; - Kinh nghiệm ở tỉnh Giang
Tô - Trung Quốc; - Kinh nghiệm Đài Loan
2.3.2 Kinh nghiệm trong nước – Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
12
2.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Thái Bình
- Một là, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp tại
địa phương cần phải phù hợp với đặc thù tại địa phương.
- Hai là, cần có sự thống nhất quan điểm ưu tiên, khuyến khích
những ngành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển công
nghiệp của đất nước nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng, từ đó có
các biện pháp ưu đãi phù hợp, không mâu thuẫn.
- Ba là, cần đảm bảo sự thống nhất giữa chính sách của trung ương
và chính sách của chính quyền địa phương. Chính sách khuyến khích đầu
tư phát triển công nghiệp của địa phương không thể tách rời chính sách
khuyến khích đầu tư của quốc gia
- Bốn là, chính sách khuyến khích đầu tư cần phù hợp với chiến lược
phát triển công nghiệp của địa phương và chú trọng tạo việc làm tại chỗ ở
địa phương.
- Năm là, trong quá trình tổ chức thực thi chính sách, cần có sự phân
công, phân cấp rõ ràng, tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
- Sáu là, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của
địa phương cần thu hút được sự tham gia không chỉ của các cơ quan quản
lý nhà nước mà cần thiết có sự tham gia của các đối tượng khác thuộc mọi
thành phần kinh tế.
13
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH THÁI BÌNH
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình ảnh
hưởng tới chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp
3.2 Thực trạng phát triển công nghiệp tại tỉnh Thái Bình
3.3 Thực trạng chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp
của Tỉnh Thái Bình
3.3.1 Thực trạng chính sách ưu đãi sử dụng đất
3.3.2 Thực trạng Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng
3.3.3 Thực trạng Chính sách xúc tiến đầu tư và hỗ trợ các dịch vụ công
3.3.4 Thực trạng Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
3.4 Đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách khuyến khích đ