Chính sách phát triển thương mại ở nước ta nói chung và chính sách
phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam nói riêng ra
đời đều đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Ngành may mặc là
ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm có hơn 2,5 triệu lao động làm
việc trong ngành dệt may đặc biệt là lao động phổ thông tập trung
chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long đó là một lợi
thế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Vì vậy, cần chú trọng đến
phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam để tạo thêm
nhiều công ăn việc mới cho người lao động là một tất yếu. Thương
mại nội địa hàng may mặc Việt Nam sẽ trở thành một “bộ phận” của
thương mại thế giới với nhiều tác nhân tham gia, cung cầu hàng may
mặc sẽ được mở rộng ra ngoài biên giới lãnh thổ với chủng loại hàng
may mặc đa dạng hơn, cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường nội
địa ngày càng khốc liệt. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh hàng may mặc nội địa chịu sức ép ngày càng tăng từ các công
ty nước ngoài. Trong những năm gần đây, hàng dệt may nói chung và
hàng may mặc Việt Nam nói riêng dưới tác động của khủng hoảng
kinh tế và tài chính toàn cầu. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu bị
ảnh hưởng không nhỏ nên các doanh nghiệp này đã coi trọng phát
triển thương mại nội địa nhằm tạo cơ sở bền vững hơn cho phát triển
kinh doanh. Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong một thời
gian dài đã quá chú trọng vào xuất khẩu và thị trường nước ngoài,
chưa xác định đúng vai trò của thị trường trong nước khiến thương
mại nội địa hàng may mặc Việt Nam lâm vào tình trạng bị động trước
hội nhập, thị trường trong nước đối mặt với nhiều vấn đề có tính
“sống còn” như cạnh tranh quốc tế, thôn tính và sát nhập trên thị
trường nội địa, chênh lệnh giữa giá sản xuất và tiêu dùng, hàng giả,
hàng kém chất lượng từ các quốc gia đối tác. Nghiên cứu về mặt lý
thuyết, tìm hiểu về chính sách nói chung và chính sách thương mại
nội địa nói riêng đã có rất nhiều học giả và các nhà khoa học nghiên
cứu: Có đề tài nghiên cứu về chính sách nhà nước phát triển làng
nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam, có đề tài nghiên cứu về chính sách
xóa đói giảm nghèo Các đề tài nghiên cứu khoa học trước đây
được tiếp cận từ các góc độ khác nhau và đưa ra nhiều quan điểm về
chính sách, chính sách thương mại nhưng theo NCS được biết chưa
có nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ toàn diện đến chính sách2
phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam. Nghiên cứu
về mặt thực tế, chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may
mặc Việt Nam đã và đang được điều chỉnh và hoàn thiện, đem lại
hiệu quả cho các doanh nghiệp và tác động tích cực đối với phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do hội nhập quốc tế cùng với đặc trưng
về độ trễ và tính khó dự báo trong hoạch định chính sách nhiều chính
sách đã trở nên lỗi thời, không phù hợp vì vậy không giải quyết được
các mục tiêu chính sách và mục tiêu phát triển thương mại nội địa
gắn với hội nhập và phát triển bền vững. Trong khi thực tiễn đa sắc
màu của “bức tranh thương mại” đang và sẽ ngày càng phong phú,
sinh động và thay đổi rất nhanh chóng đòi hỏi phải có sự thay đổi và
hoàn thiện hơn trong chính sách thương mại nói chung và chính sách
phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam nói riêng là
hết sức cần thiết. Ngoài ra các chính sách vẫn còn tồn tại những
vướng mắc, bất cập cần phải có sự điều chỉnh, hoàn thiện cho phù
hợp hơn. Đó là các Luật, Nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn
của nhà nước đối với phát triển thương mại nội địa hàng may mặc
Việt Nam còn hạn chế: độ trễ, sự chồng chéo của chính sách, chính
sách không phù hợp với đối tượng còn nhiều. Vì những lý do trên,
cần thiết phải thực hiện đề tài: “Chính sách phát triển thương mại
nội địa hàng may mặc Việt Nam ”.
25 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần t t n n c u t
Chính sách phát triển thương mại ở nước ta nói chung và chính sách
phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam nói riêng ra
đời đều đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Ngành may mặc là
ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm có hơn 2,5 triệu lao động làm
việc trong ngành dệt may đặc biệt là lao động phổ thông tập trung
chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long đó là một lợi
thế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Vì vậy, cần chú trọng đến
phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam để tạo thêm
nhiều công ăn việc mới cho người lao động là một tất yếu. Thương
mại nội địa hàng may mặc Việt Nam sẽ trở thành một “bộ phận” của
thương mại thế giới với nhiều tác nhân tham gia, cung cầu hàng may
mặc sẽ được mở rộng ra ngoài biên giới lãnh thổ với chủng loại hàng
may mặc đa dạng hơn, cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường nội
địa ngày càng khốc liệt. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh hàng may mặc nội địa chịu sức ép ngày càng tăng từ các công
ty nước ngoài. Trong những năm gần đây, hàng dệt may nói chung và
hàng may mặc Việt Nam nói riêng dưới tác động của khủng hoảng
kinh tế và tài chính toàn cầu. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu bị
ảnh hưởng không nhỏ nên các doanh nghiệp này đã coi trọng phát
triển thương mại nội địa nhằm tạo cơ sở bền vững hơn cho phát triển
kinh doanh. Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong một thời
gian dài đã quá chú trọng vào xuất khẩu và thị trường nước ngoài,
chưa xác định đúng vai trò của thị trường trong nước khiến thương
mại nội địa hàng may mặc Việt Nam lâm vào tình trạng bị động trước
hội nhập, thị trường trong nước đối mặt với nhiều vấn đề có tính
“sống còn” như cạnh tranh quốc tế, thôn tính và sát nhập trên thị
trường nội địa, chênh lệnh giữa giá sản xuất và tiêu dùng, hàng giả,
hàng kém chất lượng từ các quốc gia đối tác. Nghiên cứu về mặt lý
thuyết, tìm hiểu về chính sách nói chung và chính sách thương mại
nội địa nói riêng đã có rất nhiều học giả và các nhà khoa học nghiên
cứu: Có đề tài nghiên cứu về chính sách nhà nước phát triển làng
nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam, có đề tài nghiên cứu về chính sách
xóa đói giảm nghèo Các đề tài nghiên cứu khoa học trước đây
được tiếp cận từ các góc độ khác nhau và đưa ra nhiều quan điểm về
chính sách, chính sách thương mại nhưng theo NCS được biết chưa
có nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ toàn diện đến chính sách
2
phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam. Nghiên cứu
về mặt thực tế, chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may
mặc Việt Nam đã và đang được điều chỉnh và hoàn thiện, đem lại
hiệu quả cho các doanh nghiệp và tác động tích cực đối với phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do hội nhập quốc tế cùng với đặc trưng
về độ trễ và tính khó dự báo trong hoạch định chính sách nhiều chính
sách đã trở nên lỗi thời, không phù hợp vì vậy không giải quyết được
các mục tiêu chính sách và mục tiêu phát triển thương mại nội địa
gắn với hội nhập và phát triển bền vững. Trong khi thực tiễn đa sắc
màu của “bức tranh thương mại” đang và sẽ ngày càng phong phú,
sinh động và thay đổi rất nhanh chóng đòi hỏi phải có sự thay đổi và
hoàn thiện hơn trong chính sách thương mại nói chung và chính sách
phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam nói riêng là
hết sức cần thiết. Ngoài ra các chính sách vẫn còn tồn tại những
vướng mắc, bất cập cần phải có sự điều chỉnh, hoàn thiện cho phù
hợp hơn. Đó là các Luật, Nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn
của nhà nước đối với phát triển thương mại nội địa hàng may mặc
Việt Nam còn hạn chế: độ trễ, sự chồng chéo của chính sách, chính
sách không phù hợp với đối tượng còn nhiều. Vì những lý do trên,
cần thiết phải thực hiện đề tài: “Chính sách phát triển thương mại
nội địa hàng may mặc Việt Nam ”.
2. Tổn quan các côn trìn n n c u
2.1 Tổn quan các n n c u l n quan n c ín sác , c ín
sác t ƣơn mạ nộ ịa
Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình
chính sách, NXB Đại học quốc gia TP. HCM, HCM; Lê Hữu Nghĩa,
Lê Danh Vĩnh (2006), Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới, Kỷ yếu
hội thảo khoa học quốc gia “Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới”,
NXB Chính trị Quốc gia; Lê Danh Vĩnh (2006), 20 năm đổi mới cơ
chế chính sách phát triển thương mại Việt Nam, NXB Thế giới, Hà
Nội; Đinh Văn Sơn (2009), Chính sách tài chính với phát triển xuất
khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tài
chính; Phạm Ngọc Linh (2009), Phân tích chính sách phát triển-
Phương pháp và kỹ năng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân;
Hoàng Thị Hảo (2017), Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo
ở Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học
Thương mại
2.2 Tổn quan các n n c u l n quan n p át tr ển t ƣơn
3
mạ nộ ịa n may mặc V ệt Nam
Đỗ Thị Loan (2009), Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và vị trí của dệt
may Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại - Đại học Ngoại Thương,
Hà Nội, số 39/2009; Bộ Công Thương (2010), Sản phẩm công nghiệp
với thị trường nội địa,NXB Công Thương; Bộ Công Thương (2010),
Ngành dệt may với thị trường nội địa, NXB Công Thương; Bộ
Công Thương (2010), Xúc tiến thương mại và kích cầu nội địa thực trạng và
giải pháp, NXB Công Thương; Nguyễn Hoàng Việt (2011), Phát triển
chiến lược thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp ngành may Việt
Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại, Hà Nội, số 44/2011;
Nguyễn Hoàng Long, Lưu Thị Thùy Dương (2011), Thực trạng và
các vấn đề đặt ra về phát triển chiến lược marketing trực tuyến tại
các doanh nghiệp may mặc thuộc Vinatex trong hoạt động xuất khẩu,
Tạp chí Khoa học Thương mại, Hà Nội, số 44/2011; Bộ Công
Thương (2014), Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận
động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; Phạm Thu
Hương, Đào Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Hồng Hải (2006), Chiến lược
và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sau
khi dỡ bỏ hệ thống hệ thống hạn ngạch dệt may một cách tiếp cận
trong chuỗi giá trị toàn cầu, Báo cáo nghiên cứu dự án hợp tác
nghiên cứu Việt Nam – Đan Mạch; Dương Văn Hòa (2016), Chính
sách nhà nước đối với các doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh
nghiệp nhà nước (nghiên cứu tại các doanh nghiệp dệt may), Luận án
Tiến sĩ, Đại học Thương mại
2.3. K oản trốn trí t c
Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến các nội dung của
chính sách, chính sách thương mại, chính sách thương mại nội địa. Và
cũng có một số công trình nghiên cứu về chính sách phát triển thương mại
mặt hàng thủy sản, nông sản, cũng có công trình nghiên cứu về may mặc
nhưng mỗi công trình lại đi sâu nghiên cứu các vấn đề và các cách tiếp
cận khác nhau mà chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và có hệ
thống các nội dung thuộc nội hàm về chính sách phát triển thương mại
nội địa hàng may mặc Việt Nam. Thứ hai, các mô hình lý thuyết phân tích
về chính sách xây dựng và nghiên cứu ở một số khía cạnh như: Chính
sách xóa đói giảm nghèo, chính sách tăng trưởng kinh tế chính sách xuất
khẩu thủy sản, chính sách xuất khẩu nông sản nhưng đối với mặt hàng
may mặc nói chung và hàng may mặc Việt Nam nói riêng vấn đề này
chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ nên vẫn còn là một khoảng trống
4
cần nghiên cứu.Thứ ba, các nghiên cứu về chính sách phát triển thương
mại nội dịa trước đây chủ yếu là phân tích những chính sách chung của
nhà nước, chưa có công trình nào phân tích chính sách riêng (chính sách
đặc thù) của Bộ chủ quản mà những chính sách này có vai trò quan trọng
trong phát triển ngành hiện nay
2.4 N ữn á trị k oa ọc luận án ƣợc k t ừa
Luận án kế thừa những gía trị khoa học của các nhà khoa học trong và
ngoài nước như sau:
Một số lý thuyết về thương mại, thương mại hàng hóa, chính sách, chính
sách kinh tế, chính sách thương mại, tiêu chí đánh giá chính sách, những
nguyên lý cơ bản của hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách. Các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định và tổ chức thực thi chính sách
Kinh nghiệm thực tiễn vận dụng chính sách phát triển hàng may mặc của
một số quốc gia. Từ đó vận dụng cho Việt Nam trong quá trình hoạch
định, tổ chức thự thi và đánh giá chính sách.
Các dữ liệu thứ cấp về thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu,quy mô tiêu
dùng nội địa. Các dữ liệu liên quan đến chính sách phát triển thương mại
2.5 Hƣớn n n c u của luận án
Từ những tổng hợp và kết luận trên đây, NCS xác định hướng nghiên cứu
của luận án là:
(1) Tổng hợp, hệ thống và hình thành khung lý luận cơ bản về bản chất và
vai trò của chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc.
(2) Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phát triển thương mại nội
địa hàng may mặc Việt Nam. Từ những phân tích, đánh giá thực trạng là
cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp khả thi cho luận án.
(3)Trình bày các quan điểm và một số giải pháp hoàn thiện chính sách
phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam đến năm 2020 và
những năm tiếp theo
3. Mục tiêu v n ệm vụ n n c u
3.1 Mục t u: Xây dựng luận cứ lý luận và thực tiễn để đề xuất giải
pháp hoàn thiện chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may
mặc Việt Nam.
3.2 N ệm vụ: Để đạt được các mục tiêu của luận án nêu trên, luận
án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
(i) Tổng hợp, phân tích và xác lập khung lý thuyết cơ bản về chính
sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc. (ii) Phân tích và
đánh giá thực trạng các chính sách phát triển thương mại nội địa hàng
may mặc Việt Nam thông qua các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trên cơ
5
sở khái quát những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của
các chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt
Nam. (iii) Đưa ra một số quan điểm, phương hướng và giải pháp
hoàn thiện chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc
Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo
4. Đố tƣợn , p ạm v n n c u
4.1 i tư ng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý luận và thực tiễn về
chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam ở
các cơ quan quản lý nhà nước như: Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ
Tài Chính
4.2 hạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Luận án chỉ nghiên cứu các chính sách phát triển thương mại ở Trung
ương. Trong phạm vi nghiên cứu luận án NCS tiếp cận bốn chính sách.
Mỗi chính sách NCS nghiên cứu 3 vấn đề cơ bản của một chu trình chính
sách đó là: Hoạch định chính sách; Thực thi chính sách; Kiểm tra đánh giá
chính sách (Đánh giá chính sách chung và chính sách riêng).
- Phạm vi về không gian
Chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam được
nghiên cứu và tiếp cận tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng
may mặc Việt Nam, được áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển thương mại nội địa
hàng may mặc Việt Nam giai đoạn 2005 -2017. Các đề xuất kiến
nghị đến năm 2020 và những năm tiếp theo
5. P ƣơn p áp n n c u
5.1. P ƣơn p áp luận v t p cận của luận án:Đề tài sử dụng
phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và cách tiếp
cận hệ thống làm phương pháp luận nghiên cứu xuyên suốt từ đầu
đến cuối luận án.
5.2. P ƣơn p áp cụ t ể ồm:Phương pháp điều tra khảo sát;
Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp; Phương pháp thu
thập và phân tích dữ liệu sơ cấp
6. N ữn ón óp mớ v k oa ọc v t ực t ễn của luận án
Về học thuật, lý luận:
Luận án tiếp cận chính sách phát triển thương mại nội địa theo chu
trình chính sách (Hoạch định chính sách;Thực thi chính sách; Kiểm
6
tra đánh giá và điều chỉnh chính sách). Ngoài việc phân tích, tổng
hợp và rút ra một số khái niệm liên quan mật thiết đến đề tài nghiên
cứu, luận án làm rõ bản chất, xác lập khung nghiên cứu lý thuyết và
phân tích nội dung chính sách phát triển thương mại nội địa hàng
may mặc.
Về thực tiễn:Một trong những điểm mới của luận án là đánh giá thực
trạng chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt
Nam theo 04 chính sách trong mỗi chính sách NCS nghiên cứu 3 vấn đề
cơ bản của một chu trình chính sách: ( Hoạch định chính sách; Thực thi
chính sách; Kiểm tra đánh giá và điều chỉnh chính sách) và phân tích
những chính sách chung và những chính sách riêng mang tính đặc thù của
ngành. Luận án cũng chỉ ra những thành công, hạn chế và những phát hiện
qua nghiên cứu là những căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam.
Về giải pháp: Luận án đề xuất các giải pháp thông qua 04 chính sách
(i) Chính sách thị trường; (ii) Chính sách thương nhân; (iii) Chính
sách mặt hàng; (iv) Chính sách phát triển hạ tầng thương mại và 03
giải pháp điều kiện thực hiện các chính sách: (i) Đối với Chính phủ;
(ii) Đối với Bộ Công Thương; (iii) Đối với Hiệp hội Dệt may.
7. K t cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính
sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phát triển
thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát
triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam đến năm 2020 và
những năm tiếp theo
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI
NỘI ĐỊA HÀNG MAY MẶC
1.1. Bản c ất, va trò v t u c í án á c ín sác p át tr ển
t ƣơn mạ nộ ịa n may mặc
1.1.1. Một s khái quát về thương mại nội địa hàng may mặc
a. Khái niệm về thương mại hàng may mặc
Thương mại, Tiếng Anh là Trade, vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa
có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
7
Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh
trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu
như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể
kinh doanh trên thị trường.
Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hóa trên thị
trường, là lĩnh vực phân phối lưu thông hàng hóa. Từ những khái
niệm về thương mại, thương mại hàng hóa thì thương mại hàng may
mặc là một bộ phận của thương mại hàng hóa đó là lĩnh vực trao đổi
hàng may mặc trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
b. Phát triển thương mại nội địa hàng may mặc.
Hàng may mặc rất đa dạng, từ trang phục cho đến các sản phẩm phục
vụ cho các hoạt động sinh hoạt và các hoạt động đặc thù khác. Phát
triển thương mại nội địa hàng may mặc là sự nỗ lực cải thiện về quy
mô, chất lượng hàng may mặc và các hoạt động thương mại khác trên
thị trường nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả của hoạt động thương
mại cũng như tối đa hóa lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị
trường. Phát triển thương mại nội địa theo chiều rộng theo hướng gia
tăng về quy mô trong một thời kỳ nhất định. Phát triển thương mại
nội địa theo chiều sâu biểu hiện ở sự thay đổi về chất lượng sản phẩm
nội địa, được thể hiện ở việc nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia
hoạt động thương mại và chất lượng hoạt động thương mại.
Tiêu chí phản ánh kết quả phát triển thương mại nội địa hàng may mặc
+ Tổng mức bán lẻ hàng may mặc
+ Tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng may mặc
+ Mặt hàng may mặc xuất khẩu, nhập khẩu
+ Xuất khẩu, nhập khẩu hàng may mặc theo khu vực thị trường.
+ Cán cân thương mại hàng may mặc.
1.1.2. Bản chất của chính sách phát triển thương mại nội địa hàng
may mặc
a. Khái niệm và phân loại chính sách phát triển thương mại nội địa
hàng may mặc
Khái niệm chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam năm 1995 thì chính sách là
“những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ”
Có một số quan điểm khác cho rằng: Chính sách được hiểu là tổng
thể các tư tưởng, quan điểm, giải pháp và công cụ mà chủ thể quản lý
sử dụng để tác động lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm thực
hiện những mục tiêu nhất định của hệ thống theo định hướng mục
8
tiêu tổng thể. Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh
đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc
phạm vi thẩm quyền của mình. Chính sách là những quyết sách và
những biện pháp cụ thể mà nhà nước dựa vào những định hướng
trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và thực trạng
kinh tế- xã hội đề ra và thực thi nhằm hỗ trợ, khuyến khích các chủ
thể trên thị trường hành động theo hướng đạt đến mục tiêu của các
đơn vị, các tổ chức, các cấp quản lý và các mục tiêu ở cấp quốc gia .
Như vậy, chính sách là một điều kiện cơ bản để biến tư duy hay ý đồ
trong quản lý thành hiện thực và là công cụ để nhà nước thực hiện vai
trò quản lý kinh tế- xã hội của mình.
C ín sác k n t : Chính sách kinh tế là tổng thể các quan điểm, các
giải pháp và các công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ
thể KT -XH nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế lặp đi lặp lại, thực hiện
những mục tiêu nhất định theo định hướng tổng thể của đất nước.
C ín sác t ƣơn mại: Chính sách thương mại được hiểu là một
hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước
áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại trong và ngoài nước
ở những thời kỳ nhất định.
Chính sách phát triển t ƣơn mại nộ ịa hàng may mặc: bao
gồm các quy định, công cụ, biện pháp được sử dụng để điều chỉnh
hoạt động trao đổi hàng may mặc trong phạm vi quốc gia nhằm đạt
được các mục tiêu quản lý và phát triển thương mại nội địa hàng may
mặc quốc gia.
Phân loại chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc
- Phân loại theo thời gian thực hiện
- Phân loại theo tính chất tác động
- Phân loại theo phạm vi tác động
- Phân loại theo đối tượng tác động
- Phân loại theo nội dung của chính sách
b. Đặc điểm của chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may
mặc
Chủ thể ban hành chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may
mặc là các cơ quan nhà nước hoặc người đứng đầu cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền. Khách thể của chính sách phát triển thương
mại nội địa hàng may mặc là các cơ quan quản lý nhà nước, các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các thương nhân. Chính sách phát triển
thương mại nội địa hàng may mặc hướng vào mục tiêu phát triển
9
thương mại trong từng thời kỳ và hướng vào mục tiêu chung là thực
hiện thắng lợi các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
c. Mục tiêu chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc
Mục tiêu chung của chính sách phát triển thương mại nội địa hàng
may mặc là hướng dẫn, điều tiết, điều chỉnh các hoạt động thương
mại theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển về thương mại hàng
may mặc, thể hiện trên hai vấn đề sau: Một là, tạo điều kiện thuận lợi
cho các chủ thể sản xuất kinh doanh hàng may mặc khai thác có hiệu
quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của nền kinh tế. Hai là, bảo vệ
sản xuất trong nước và thị trường nội địa hợp lý. Mục tiêu cụ thể của
chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc cũng rất đa
dạng, khác nhau trong từng giai đoạn phát triển. Trong thực tiễn
chính sách phát triển thương mại hàng may mặc hướng vào mục tiêu
kích cầu tiêu dùng hàng may mặc; phát triển nguyên liệu trong nước,
kích thích sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu, gia tăng tỷ lệ nội
địa hóa, kích thích sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu, chuyển
dịch cơ cấu sản phẩm và thị trường xuất khẩu, hạn chế nhập siêu,
chống buôn lậu, gian lận thương mại và các mục tiêu khác.
d. Chu trình chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc
Chu trình chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc là một
quy trình gồm nhiều bước, nhiều hoạt động khác nhau. Nó bao gồm 3
giai đoạn: hoạch định chính sách; thực thi chính sách; kiểm tra, đánh giá
và điều chỉnh chính sách. Chính sách phát triển thương mại nội địa hàng
may mặc cũng tuân thủ mô hìn