Sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam hiện vẫn là một nước NN với
hơn 65% dân số NT (2016), sinh sống chủ yếu bằng NN. Khu vực này hiện còn
yếu kém về nhiều mặt, đặc biệt là về KCHT KT-XH. KTNT mà chủ yếu là NN
phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao KHCN và đào
tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa phát huy hết lợi thế và nguồn lực cho phát
triển khu vực NT đang ngày càng trở nên trì trệ và kém phát triển hơn so với
thành thị. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành thực hiện CTMTQG NTM
giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn cả nước.
Hà Nội cũng đã tiến hành XD và thực hiện chương trình 02 về “Phát triển
NN, XD NTM, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011-2015”, và
hiện đang thực hiện tiếp chương trình 02 giai đoạn 2016-2020, đồng thời bỏ ra
nhiều công sức và nguồn lực để thực hiện chương trình này. Tuy nhiên, kết quả
thu được từ xây dựng NTM của Hà Nội vẫn còn khiêm tốn, đặc biệt là trong
phát triển và chuyển dịch CCKT NT. Chuyển dịch CCKT không chỉ là đòi hỏi
của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng
quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Chương trình XD NTM đang là một tác động hai chiều đến quá trình
chuyển CCKT tế NT. Một mặt, xây dựng NTM đòi hỏi CCKT NT phải dịch
chuyển theo hướng ngày càng tiến bộ hơn, phù hợp với mục tiêu về chuyển dịch
CCKT trong XD NTM. Mặt khác, XD NTM cũng đang tạo cho CCKT NT
những điều kiện để chuyển dịch nhanh hơn như được tập trung nhiều hơn về
vốn, ưu đãi hơn về các cơ chế chính sách, hệ thống CSHT ngày càng đầy đủ và
hoàn thiện hơn. Là Thủ đô, là trung tâm của vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng
sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các điều kiện đó của Hà Nội lại
còn được quan tâm đáp ứng nhiều hơn so với các địa phương khác. Tuy nhiên,
khu vực NT Hà Nội hiện nay vẫn đang chưa tận dụng được tốt các cơ hội đó của
mình để chuyển dịch nhanh CCKT, thúc đẩy phát triển SX đáp ứng mục tiêu đề
ra. Chính vì vậy, nghiên cứu và tìm giải pháp cho chuyển dịch CCKT trong XD
NTM đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra đang là một đòi hỏi bức xúc của Hà
Nội hiện nay.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn vấn đề “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới” làm luận án tiến sĩ của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1.Mục tiêu tổng quát
2
Đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế NT (gọi tắt
là CCKT NT) Hà Nội trong XD NTM trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu về CCKT
theo yêu cầu của chương trình NTM, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển
dịch CCKT NT Hà Nội phù hợp với các mục tiêu trong XD NTM
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam hiện vẫn là một nước NN với
hơn 65% dân số NT (2016), sinh sống chủ yếu bằng NN. Khu vực này hiện còn
yếu kém về nhiều mặt, đặc biệt là về KCHT KT-XH. KTNT mà chủ yếu là NN
phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao KHCN và đào
tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa phát huy hết lợi thế và nguồn lực cho phát
triển khu vực NT đang ngày càng trở nên trì trệ và kém phát triển hơn so với
thành thị. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành thực hiện CTMTQG NTM
giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn cả nước.
Hà Nội cũng đã tiến hành XD và thực hiện chương trình 02 về “Phát triển
NN, XD NTM, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011-2015”, và
hiện đang thực hiện tiếp chương trình 02 giai đoạn 2016-2020, đồng thời bỏ ra
nhiều công sức và nguồn lực để thực hiện chương trình này. Tuy nhiên, kết quả
thu được từ xây dựng NTM của Hà Nội vẫn còn khiêm tốn, đặc biệt là trong
phát triển và chuyển dịch CCKT NT. Chuyển dịch CCKT không chỉ là đòi hỏi
của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng
quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Chương trình XD NTM đang là một tác động hai chiều đến quá trình
chuyển CCKT tế NT. Một mặt, xây dựng NTM đòi hỏi CCKT NT phải dịch
chuyển theo hướng ngày càng tiến bộ hơn, phù hợp với mục tiêu về chuyển dịch
CCKT trong XD NTM. Mặt khác, XD NTM cũng đang tạo cho CCKT NT
những điều kiện để chuyển dịch nhanh hơn như được tập trung nhiều hơn về
vốn, ưu đãi hơn về các cơ chế chính sách, hệ thống CSHT ngày càng đầy đủ và
hoàn thiện hơn... Là Thủ đô, là trung tâm của vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng
sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các điều kiện đó của Hà Nội lại
còn được quan tâm đáp ứng nhiều hơn so với các địa phương khác. Tuy nhiên,
khu vực NT Hà Nội hiện nay vẫn đang chưa tận dụng được tốt các cơ hội đó của
mình để chuyển dịch nhanh CCKT, thúc đẩy phát triển SX đáp ứng mục tiêu đề
ra. Chính vì vậy, nghiên cứu và tìm giải pháp cho chuyển dịch CCKT trong XD
NTM đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra đang là một đòi hỏi bức xúc của Hà
Nội hiện nay.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn vấn đề “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới” làm luận án tiến sĩ của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
2
Đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế NT (gọi tắt
là CCKT NT) Hà Nội trong XD NTM trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu về CCKT
theo yêu cầu của chương trình NTM, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển
dịch CCKT NT Hà Nội phù hợp với các mục tiêu trong XD NTM.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1). Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT
NT trong XD NTM, trong đó tập trung làm rõ khác biệt của chuyển dịch CCKT
thông thường với chuyển dịch CCKT trong XD NTM; đưa ra xu hướng chuyển
dịch và hệ thống các tiêu chí để đánh giá chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM.
(2). Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKT NT Hà Nội trong giai
đoạn 2009-2016 trên cơ sở so sánh với mục tiêu về chuyển dịch CCKT NT mà
Hà Nội đặt ra và tìm ra những hạn chế, nguyên nhân còn tồn tại. (3). Đề xuất
một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT NT Hà Nội theo hướng hiện
đại, bền vững, phù hợp với mục tiêu XD NTM.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chuyển dịch CCKT NT Hà Nội trong XD
NTM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu trên phạm 17 huyện
và Thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội trong XD NTM
- Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung vào phân tích và so sách CCKT
NT Hà Nội trước và sau khi thực hiện chương trình XD NTM (2009-2016) và đề
xuất các CCCS để thúc đẩy chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM ở Hà Nội
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Phạm vi về nội dung: Trong nghiên cứu của mình, tác giả luận án chỉ tập
trung vào đánh giá chuyển dịch CCKT NT ở phạm vi cơ cấu ngành.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Khung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của mình, tác giả thực hiện nghiên cứu
dựa trên khung nghiên cứu của luận án
3
Khung nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới
- CCKT và hình thức SX hợp lý
- Gắn NN với phát triển nhanh CN, DV
- PTNT và đô thị theo QH
- XD một KCHT NT đồng bộ và hiện đại
- Đảm bảo môi trường sinh thái
- Đảm bảo các vấn đề về văn hóa, xã hội
- Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
Yêu cầu về cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực
- Sản xuất theo quy mô lớn, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao
- Sản xuất xanh, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tạo dựng một nông thôn hiện đại
- Đổi mới tư duy, lối sống của người dân nông thôn.
Vị trí, vai trò của thành phố Hà Nội
- Thủ đô của cả nước
- Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, KHCN của cả nước và vùng Thủ đô,
vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ
- Là nơi thu hút nhiều các nguồn vốn đầu tư
trong và ngoài nước
Yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội
trong xây dựng nông thôn mới
- Chuyển dịch nhanh từ SX nông, lâm, thủy sản sang phát
triển mạnh các ngành CN – tiểu thủ CN và thương mại DV
- Chuyển dịch CCKT NT theo hướng đẩy mạnh phát triển SX
hàng hóa theo cơ chế thị trường, SX tập trung, quy mô lớn
- Chuyển dịch CCKT NT theo hướng nâng cao chất lượng các
sản phẩm hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu theo hướng SX xanh,
sạch và bền vững
- Các mục tiêu chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM Hà
Nội
-
Thực trạng chuyển dịch CCKT NT Hà Nội, so sánh giữa trước
và sau khi thực hiện chương trình XD NTM, so sánh giữa các
nhóm huyện hoàn thành chương trình NTM ở các mức độ
khác nhau và so với mục tiêu về CCKT của chương trình
NTM. Xác định những hạn chế và nguyên nhân của chuyển
dịch CCKT NT Hà Nội trong XD NTM.
Định hướng và giải pháp
chuyển dịch CCKT NT Hà
Nội trong XD NTM đáp
ứng mục tiêu đề ra
Các nhân tố tác động đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn Hà Nội
- Các nhân tố chung tác động
đến chuyển dịch CCKT
- Các nhân tố thuộc chương
trình xây dựng NTM
- Các nhân tố thuộc về đặc thù
của Thủ đô
4
4.2. Phương pháp tiếp cận
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp quy nạp và diễn
giải, các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thực hiện mục tiêu
nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: đọc, tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên
cứu đã được công bố trong và ngoài nước, từ đó tổng hợp, hệ thống hóa lại các lý
luận liên quan đến chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM.
- Thông qua các nghiên cứu đã tìm hiểu, với phương pháp tiếp cận hệ thống
và số liệu thực tế, tác giả tiến hành thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia
trong lĩnh vực kinh tế, nhất là kinh tế NN về các nội dung liên quan đến vấn đề
nghiên cứu của mình: Xu hướng chuyển dịch CCKT, các tiêu chí có thể sử dụng
để đánh giá chuyển dịch CCKT, các nhân tố tác động đến chuyển dịch CCKT,
quan điểm về chuyển dịch CCKT. Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn và đưa ra hệ
thống các tiêu chí đánh giá sự dịch chuyển của CCKT NT cũng như xác định
một số nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch CCKT NT.
4.3. Phương pháp thu thập số liệu
Vì nghiên cứu trên phạm vi rộng, phạm vi nghiên cứu chính là từ cấp
huyện nên tư liệu luận án sử dụng chủ yếu là tư liệu thứ cấp bao gồm các số liệu
thứ cấp từ niên giám thống kê Việt Nam, niên giám thống kê Hà Nội, số liệu
điều tra mức sống dân cư, số liệu điều tra Nông, lâm, thủy sản Hà Nội, niên
giám thống kê các quận, huyện; số liệu lấy từ các báo cáo tổng kết của sở
NN&PTNT Hà Nội, Sở KH&ĐT Hà Nội, trung tâm Khuyến nông Hà Nội và
trực tiếp từ một số UBND huyện.
4.4. Phương pháp xử lý số liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả: thực hiện so sánh chuỗi, so sánh chéo và
so sánh cơ cấu trong việc đưa ra các nhận định ban đầu về chuyển dịch CCKT.
Tác giả chia các huyện ở Hà Nội thành 3 nhóm: nhóm các huyện có 100% các
xã đạt chuẩn NTM, nhóm các huyện có trên 50% các xã đạt chuẩn NTM và
nhóm các huyện có dưới 50% các xã đạt chuẩn NTM; tiến hành so sánh các chỉ
tiêu của các nhóm trước và sau khi thực hiện XD NTM, so sánh với một số địa
phương để có những đánh giá, nhận định về chuyển dịch CCKT NT
+ Sử dụng Cos trong tính toán, xác định tốc độ chuyển dịch CCKT (mô tả
cụ thể trong phần khung lý thuyết của Luận án)
+ Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn sâu một số các chuyên gia nhằm
củng cố lại một số các nhận định chưa thực sự chắc chắn. Cụ thể:
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia kinh tế, đặc biệt là kinh tế
NN và NT để có các tư vấn khoa học về xu hướng PTKT NT nói chung, xu
hướng chuyển dịch CCKT NT nói riêng, đặc biệt là trong điều kiện đẩy mạnh
5
thực hiện CTMTQG XD NTM hiện nay. Tham vấn các chuyên gia đối với các
nhận định về hạn chế, nguyên nhân của chuyển dịch CCKT NT Hà Nội, các giải
pháp cũng như tầm quan trọng của nó trong thúc đẩy chuyển dịch CCKT NT Hà
Nội.
Tác giả cũng đã tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý của Hà Nội, nhất là
những người làm quản lý của các sở, ban, ngành có liên quan đến khu vực NT,
một số lãnh đạo cấp huyện của Hà Nội để được tư vấn về các đặc điểm của NT
Hà Nội, kinh tế NT Hà Nội và chuyển dịch CCKT NT Hà Nội.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Thứ nhất, luận án tiếp cận chuyển dịch CCKT NT theo góc
độ là một danh từ để XD nội hàm về chuyển dịch CCKT còn cách tiếp cận theo
góc độ một động từ được xem xét như những nhân tố tác động đến quá trình
chuyển dịch CCKT NT. Thứ hai, luận án xem xét mối quan hệ giữa chuyển dịch
CCKT NT và XD NTM trên cơ sở coi chuyển dịch CCKT NT vừa là nội hàm,
vừa là điều kiện để thực hiện XD NTM. Thứ ba, luận án đã làm rõ được những
yêu cầu chuyển dịch CCKT NT trong điều kiện XD NTM gắn với những điều
kiện đặc thù của một thủ đô: cơ cấu kinh tế phải dịch chuyển với tốc độ nhanh,
CCKT NT phải chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển SX hàng hóa theo
cơ chế thị trường, SX tập trung, quy mô lớn và CCKT NT phải dịch chuyển theo
hướng nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu theo
hướng SX xanh, sạch và bền vững. Thứ tư, luận án XD riêng một khung lý
thuyết về chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM của Hà Nội trên cơ sở xem xét
khu vực NT Hà Nội là một Thủ đô với nhiều những yêu cầu và đặc điểm khác
biệt so với các khu vực NT khác trên cả nước: xu hướng chuyển dịch CCKT NT
đặt trong yêu cầu của một Thủ đô; XD các tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCKT
NT cả về kết quả và hiệu quả; các nhân tố tác động đến chuyển dịch CCKT NT
thông qua mối tương quan về kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành
với những lợi thế có được từ chương trình XD NTM và đặc thù của một Thủ đô.
Về thực tiễn: Thứ nhất, luận án đã phát hiện ra những bất cập về chuyển
dịch CCKT NT trong XD NTM: (i) CCKT NT tuy đã dịch chuyển theo hướng
tích cực nhưng tỷ trọng ngành NN còn tương đối cao, tỷ trọng ngành DV tuy có
tăng nhưng tăng chậm và chưa tận dụng tốt các lợi thế của địa phương; (ii)
Trong nội bộ các ngành, CCKT dịch chuyển cũng chưa rõ nét theo các định hướng
của TP về chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM; (iii) Xu hướng PTKT theo
hướng tập trung quy mô lớn tuy đã hình thành nhưng cũng chưa đạt yêu cầu về
tốc độ dịch chuyển để hình thành nên các vùng SX tập trung thực sự mang tính
chất SX hàng hóa mũi nhọn; (iv) Quá trình dịch chuyển CCKT tuy đã hướng
theo việc gia tăng các yếu tố KHCN phù hợp với tiến trình CNH-HĐH nhưng
6
vẫn chưa đủ sức tạo nên sự thay đổi cơ bản về chất lượng sản phẩm và ảnh
hưởng đến môi trường sống; (v) Năng suất đất đai, NSLĐ và TNBQĐN khu vực
NT Hà Nội mặc dù đã có những cải thiện rõ rệt nhưng chưa tương xứng với tiềm
lực hiện có, còn có sự chênh lệch khá lớn giữa TBNQĐN khu vực NT với
TNBQĐN chung của Hà Nội và khu vực thành thị. Thứ hai, luận án cũng đã xác
định được 7 nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này: chính sách đất đai và các
CCCS khác còn chưa đồng bộ; các QH, KH còn mang tính bị động, thiếu cụ thể
và thiếu tính khả thi; thị trường các sản phẩm hàng hóa ở NT còn hạn hẹp; hoạt
động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng KHCN mới vào SX còn hạn chế;
KCHT NT còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu PTKT; chất lượng
nguồn nhân lực còn hạn chế và phân bố không đồng đều; nguồn vốn huy động
phục vụ XD NTM còn ít và vẫn dựa chủ yếu vào nguồn NSNN. Thứ ba, luận án
đề xuất 7 nhóm giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM gồm:
(i) Đổi mới mạnh mẽ hơn, triệt để hơn các chính sách của Đảng, Nhà nước và TP
đối với NN - nông dân và NT trong XD NTM; (ii) Có sự quan tâm thỏa đáng đối
với việc nghiên cứu, đổi mới các hình thức tổ chức SXKD trong khu vực NT,
nhất là trong SX NN và hoạt động thương mại; (iii) Chú trọng nâng cao năng lực
cán bộ và tăng cường sự tham gia của người dân; (iv) Đẩy mạnh đầu tư nghiên
cứu phát triển sản phẩm và phát triển thị trường; (v) Tăng cường đầu tư XD và
hoàn thiện KCHT NT; (vi) Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực NT đáp
ứng nhu cầu chuyển dịch CCKT; (vii) Tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư
cho chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM.
6. Kết cấu đề tài
Không kể phần Mở đầu, Kết luận, đề tài có kết cấu gồm 4 chương: Chương
1. Tổng quan các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây
dựng nông thôn mới; Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Chương 3. Thực trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn thành phố Hà Nội; Chương 4. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội đến
năm 2020, định hướng 2030.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Tổng quan các nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng quan các nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước về chuyển dịch
7
cơ CCKT trên các khía cạnh: khái niệm, nội hàm, các giai đoạn dịch chuyển;
xu hướng dịch chuyển, tiêu chí đánh giá, các nhân tố tác động.
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về nông thôn, nông thôn mới và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
Tổng quan các nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước nghiên cứu về
NT, NTM và chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM: Quan điểm về NT,
NTM, nội hàm của chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM.
1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án rút ra một số
đánh giá như sau: các nghiên cứu đã hệ thống hóa được một cách khá đầy đủ và
toàn diện các vấn đề liên quan đến chuyển dịch CCKT, chuyển dịch CCKT khu
vực NT và NTM, tuy nhiên hiện chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào XD cụ thể
một khung lý thuyết đánh giá về chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM, nhất
là đối với Hà Nội, nơi có nhiều những đặc điểm và điều kiện khác với các vùng
và địa phương khác. Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
xã hội của cả nước, đồng thời Hà Nội cũng là trung tâm của Vùng Thủ đô,
trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng và là trung tâm của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ. Với vị thế đó, Hà Nội được ưu đãi nhiều hơn về CCCS và
vốn đầu tư, có nhiều các điều kiện để thúc đẩy chuyển dịch CCKT hơn so với
các địa phương khác. Đồng thời, với vị trí là trung tâm, các yêu cầu, đòi hỏi
của Hà Nội trong chuyển dịch CCKT NT cũng khác biệt so với các địa phương
khác để có thể đảm trách vai trò là đầu tàu kéo, tạo sự lan tỏa trong PTKT đến
các địa phương và vùng lân cận.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
2.1.1. Nông thôn và phát triển kinh tế nông thôn
2.1.1.1. Nông thôn
Ở Việt Nam, khái niệm NT được thống nhất với quy định tại Thông tư số
54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ NN&PTNT, cụ thể: "NT là
phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được
quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã". Khái niệm này chủ
yếu xem xét phân định NT trên cơ sở phạm vi lãnh thổ hành chính. Như vậy khu
vực NT ở đây được xác định là phần phạm vi lãnh thổ thuộc cấp đơn vị hành
chính xã quản lý.
8
2.1.1.2. Kinh tế nông thôn
Kinh tế NT là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn NT, là tổng
thể các quan hệ kinh tế diễn ra trên địa bàn NT, có quan hệ chặt chẽ với hoạt
động SX NN.
2.1.1.3. Phát triển kinh tế nông thôn
Phát triển KTNT là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế khu vực
NT bao gồm TTKT, chuyển dịch CCKT và tiến bộ xã hội.
2.1.2. Cơ cấu kinh tế nông thôn
2.1.2.1. Cơ cấu kinh tế
CCKT là tương quan giữa các bộ phận của nền kinh tế, thể hiện mối quan
hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về định lượng và định tính”. Nền kinh tế là
một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều thành phần, nhiều nhân tố có mối quan
hệ, chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. CCKT thể hiện mối tương quan
giữa các thành phần, các nhân tố đó.
2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế nông thôn
Theo Lê Đình Thắng (1994), “CCKT NT là một tổng thể các mối quan hệ
kinh tế trong khu vực NT, nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo
những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về chất; chúng tác
động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp
với những điều kiện KT-XH nhất định, tạo thành một hệ thống KTNT – một bộ
phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống nền kinh tế quốc dân”.
2.1.2.3. Phân loại cơ cấu kinh tế nông thôn
Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
2.1.3.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Cơ cấu kinh tế nông thôn
Khu vực nông nghiệp
Nông nghiệp
-Trồng trọt
-Chăn nuôi
-Dịch vụ nông
nghiệp
Lâm nghiệp
-Trồng rừng
-Khai thác
-Chế biến
-Dịch vụ lâm
nghiệp
Thủy sản
-Nuôi trồng
-Đánh bắt
-Dịch vụ thủy
sản
Khu vực dịch vụ
- Thương mại,dịch vụ
- Du lịch, khách sạn, nhà
hàng
- Tài chính, giao thông
vận tải, bưu chính viễn
thông
- Giáo dục, y tế
Khu vực công
nghiệp
- Công nghiệp
- Tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề
- Xây dựng
9
Có hai cách tiếp cận về khái niệm chuyển dịch CCKT NT: coi “chuyển
dịch CCKT NT” là một danh từ hoặc là một động từ.
Dưới góc độ một danh từ
Theo tác giả có thể định nghĩa chuyển dịch CCKT NT là quá trình cấu
trúc lại nền KTNT, là quá trình thay đổi của CCKT về bản chất, vị trí, vai trò,
chức năng và tỷ trọng cũng như quan hệ giữa các bộ phận hợp thành CCKT
NT nhằm khai thác lợi thế tĩnh và thúc đẩy lợi thế động trong quan hệ với việc
tăng sức SX, tăng hiệu quả của KTNT, đưa khu vực NT chuyển dần từ KTNT
truyền thống (nền kinh tế tiểu nông, tự cung tự cấp) sang KTNT theo hướng thị
trường và CNH.
Dưới góc độ một động từ
Chuyển dịch CCKT nông thôn là việc tổ chức lại các bộ phận của CCKT
NT, phân bố lại các nguồn lực ở khu vực NT nhằm sử dụng hiệu quả các
nguồn lực, nâng cao năng suất, chất lượng của các bộ phận trong CCKT ở NT
phù hợp với xu thế phát triển.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả chọn cách tiếp cận “chuyển dịch
CCKT NT” theo góc độ là một danh từ để XD các nội hàm về chuyển dịch
CCKT. Còn cách tiếp cận theo góc độ là một động từ được xem xét như những
nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch CCKT NT.
2.1.3.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
(i) Chuyển dịch CCKT NT theo hướng SX hàng hóa; (ii) Chuyển dịch
CCKT NT theo hướng CNH-HĐH và phát triển các ngành phi NN; (iii)
Chuyển dịch CCKT khu vực NT từ SX manh mún, nhỏ lẻ sang SX theo hướng
tập trung, quy mô lớn.
2.2. Xây dựng nông