Tóm tắt Luận án Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam: Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng kinh tế là những vấn đề quan trọng của kinh tế học, nó nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách ở các cấp khác nhau. Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, chính quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo theo những thay đổi trong công nghệ, trong cầu hàng hóa của Việt Nam. Từ đó dẫn đến những thay đổi về lợi thế cạnh tranh, về cơ cấu hàng tiêu dùng,. và dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động hình thành nhiều xu hướng mới và có ảnh hưởng đa chiều đến tăng trưởng kinh tế. Những thành công trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt về lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi qui trình sản xuất và phân phối sản phẩm trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh như vậy, việc chuyển dịch lao động trong nội bộ một ngành hoặc một phân ngành là xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành quan trọng cần được nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu lao động không phải là một quá trình diễn ra một cách tự động mà nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Đặc biệt, tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, với nền kinh tế chuyển đổi và thị trường lao động chưa phát triển thì quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động không thể tự diễn ra một cách tối ưu. Do đó, nghiên cứu:“Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam: Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế” là rất quan trọng và cấp thiết

pdf13 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam: Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng kinh tế là những vấn đề quan trọng của kinh tế học, nó nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách ở các cấp khác nhau. Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, chính quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo theo những thay đổi trong công nghệ, trong cầu hàng hóa của Việt Nam. Từ đó dẫn đến những thay đổi về lợi thế cạnh tranh, về cơ cấu hàng tiêu dùng,... và dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động hình thành nhiều xu hướng mới và có ảnh hưởng đa chiều đến tăng trưởng kinh tế. Những thành công trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt về lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi qui trình sản xuất và phân phối sản phẩm trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh như vậy, việc chuyển dịch lao động trong nội bộ một ngành hoặc một phân ngành là xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành quan trọng cần được nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu lao động không phải là một quá trình diễn ra một cách tự động mà nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Đặc biệt, tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, với nền kinh tế chuyển đổi và thị trường lao động chưa phát triển thì quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động không thể tự diễn ra một cách tối ưu. Do đó, nghiên cứu:“Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam: Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế” là rất quan trọng và cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận án là: Phân tích các yếu tố tác động đến CDCCLĐ và vai trò của CDCCLĐ đối với tăng trưởng kinh tế nhằm 2 đưa ra các khuyến nghị chính sách giúp cho quá trình CDCCLĐ hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng kinh tế; Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Phạm vi nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, bao gồm CDCCLĐ giữa các ngành và CDCCLĐ nội ngành tại Việt Nam. Không gian nghiên cứu: Các tỉnh/ thành phố trong cả nước Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: 1995-2014 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả; Phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (SSA); Phương pháp hạch toán tăng trưởng; - Phương pháp kinh tế lượng: Bao gồm các mô hình số liệu mảng, mô hình số liệu mảng không gian, mô hình số liệu mảng đa bậc,... - Phần mềm hỗ trợ xử lý số liệu: STATA. Nguồn dữ liệu: dữ liệu thứ cấp, do Tổng cục Thống kê công bố. 5 Những phát hiện mới của luận án Đóng góp về mặt lý luận, học thuật (1) Khác với các nghiên cứu trước đây về CDCCLĐ, luận án đã tập trung nghiên cứu đồng thời hai vấn đề: (i) tác động của CDCCLĐ lên tăng trưởng kinh tế; và (ii) các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCLĐ. Điều đó giúp cho việc đánh giá, đề xuất các khuyến nghị về CDCCLĐ đồng bộ hơn. (2) Luận án đã sử dụng nhiều mô hình nghiên cứu định lượng truyền thống và hiện đại như: mô hình hạch toán tăng trưởng, mô hình số liệu mảng đa bậc và mô hình số liệu mảng không gian... Các phương pháp nghiên cứu đa dạng đó đã giúp cho việc xem xét các vấn đề nghiên cứu 3 trên nhiều khía cạnh khác nhau (theo ngành, theo địa phương và theo thời gian), đồng thời đảm bảo tính tin cậy, các kết quả phân tích khá thống nhất về mặt xu hướng. (3) Luận án là một trong số ít các nghiên cứu tại Việt Nam đã tiếp cận chỉ số Lilien để đo lường CDCCLĐ nội ngành và CDCCLĐ giữa các ngành, dựa trên số liệu điều tra cấp doanh nghiệp. (4) Luận án đã đưa thêm một số yếu tố mang tính đặc trưng của Việt Nam như: chỉ số PCI đo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam và thành phần con của nó là đào tạo lao động vào các mô hình kinh tế lượng nhằm đánh giá tác động của CDCCLĐ đến tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCLĐ nội ngành và CDCCLĐ giữa các ngành tại Việt Nam. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu (1) Kết quả nghiên cứu cho thấy, CDCCLĐ nội ngành và CDCCLĐ giữa các ngành tại Việt Nam diễn ra khá mạnh mẽ theo các mức độ khác nhau, tùy theo ngành, theo địa phương hay theo thời gian. Trong đó, CDCCLĐ diễn ra mạnh nhất trong các ngành: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; CNCBCT. Địa phương có CDCCLĐ nội ngành diễn ra mạnh nhất là Bà rịa Vũng tàu và thành phố Hà Nội. Địa phương có sự chuyển dịch lao động nội ngành thấp nhất là Sơn La. (2) Luận án đã chỉ rõ: CDCCLĐ có đóng góp tích cực vào tăng trưởng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo các mức độ khác nhau tùy theo ngành, theo tỉnh hay giai đoạn nghiên cứu. Dấu hiệu ảnh hưởng tích cực nhất ở ngành: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Dấu hiệu ảnh hưởng kém tích cực hơn đối với ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu lao động tác động tích cực nhất đến sản lượng ở một số tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ; đồng bằng sông Cửu Long và có ảnh hưởng kém tích cực hơn tại một số tỉnh vùng 4 Trung du và miền núi phía Bắc. Do đó, cần có các chính sách hỗ trợ hợp lý cho các ngành và các địa phương có mức độ đóng góp chưa cao, nhằm thúc đẩy CDCCLĐ theo hướng tích cực. (3) Kết quả nghiên cứu từ các mô hình số liệu mảng đa bậc và số liệu mảng không gian đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến CDCCLĐ tại Việt Nam. Ngoài các yếu tố mang tính kiểm soát như: thu nhập của người lao động, quy mô lao động, cường độ vốn, tỷ trọng xuất nhập khẩu,... luận án còn phát hiện ra một số kết luận mới như: (i) mức khác biệt trong thu nhập có ảnh hưởng đến CDCCLĐ theo hình chữ U ngược; (ii) đào tạo lao động tại các địa phương có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, ảnh hưởng lan toả theo không gian đến CDCCLĐ; (iii) mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến CDCCLĐ cũng khác nhau, tùy theo ngành, theo địa phương hay theo thời gian. Từ đó, các khuyến nghị về chính sách nhằm thúc đẩy CDCCLĐ theo hướng đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế cần cụ thể đối với từng nhóm chính sách; từng ngành và từng địa phương, trong đó cũng cần chú ý đến tác động lan tỏa theo địa phương và theo khu vực. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, phần phụ lục và một số trang theo quy định chung của luận án tiến sĩ, nội dung chính của luận án được chia thành 5 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 Chương 4: Các mô hình nghiên cứu định lượng về chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng tại Việt Nam Chương 5: Kết luận và khuyến nghị 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động là một phạm trù kinh tế tổng hợp thể hiện tỷ lệ của một bộ phận lao động nào đó trong tổng số lao động do các bộ phận đó hợp thành. 1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi trong cơ cấu lao động theo một không gian và một khoảng thời gian nào đó. 1.2 Tổng quan nghiên cứu 1.2.1 Tổng quan nghiên cứu về vai trò của chuyển dịch cơ cấu lao động đối với tăng trưởng kinh tế Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu lao động Các nghiên cứu lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu lao động được đề cập từ Adam Smith (1776) và Karl Marx (1867). Lý thuyết nhị nguyên còn được biết đến với tên gọi là mô hình chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế hai khu vực của Lewis (1954) và các mô hình cải tiến của Rainis – Fei (1961); Baumol (1967). Theo Kuznets, quá trình CDCCLĐ diễn ra như sau: (i)Tỷ trọng lao động nông nghiệp sẽ giảm dần theo quá trình phát triển; (ii) tỷ trọng lao động công nghiệp sẽ không đổi trong quá trình phát triển; (iii) tỷ trọng lao động ngành dịch vụ sẽ tăng lên trong quá trình phát triển. Các nghiên cứu của Fourastie (1969); Maddison (1980); Ngai, Pissarides (2007) rút ra kết luận tương tự, đó là: tỷ trọng lao động ngành công nghiệp phát triển theo “hình bướu lạc đà”. Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm: Các nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu tiếp cận theo phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng và phương pháp kinh tế lượng. 6 1.2.2 Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động Các nghiên cứu về chủ đề này thường tiếp cận theo các hướng như: Phân tích và luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCLĐ theo các yếu tố kéo và đẩy lao động hoặc phân tích theo khía cạnh cung và cầu. Các tác giả điển hình nghiên cứu về chủ đề này như: Kuznets (1966, 1973); Lewis (1954); Chenery và Syrquin (1975, 1989); Timmer và De Vries (2009), Rostow (1960); Matsuyama (1991); Ngai và Pissarides (2007); Tomasz Swiecki (2013), Denis Stijepic (2010); Berthold Herrendorf và cộng sự (2013);... Tóm tắt chương 1: Luận án đã giới thiệu cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động theo hai khía cạnh: (i) Vai trò của chuyển dịch cơ cấu lao động đối với tăng trưởng kinh tế; và (ii) Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Đối với vấn đề thứ nhất, các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã chỉ ra rằng, chuyển dịch cơ cấu lao động có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên mức độ đóng góp là khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và các giai đoạn khác nhau. Về vấn đề thứ hai, tùy theo cách tiếp cận và đơn vị phân tích mà các nghiên cứu đã chỉ ra nhóm các nhân tố khác nhau bao gồm: (i) Nhóm nhân tố bên trong các ngành như: cường độ vốn, tỉ trọng vốn, công nghệ sản xuất, các yếu tố đầu vào..; (ii) Nhóm nhân tố liên quan đến người lao động như: thu nhập của người lao động, mức khác biệt thu nhập giữa các ngành, trình độ chuyên môn, kĩ năng của người lao động, cầu của người lao động với tư cách là người tiêu dùng đối với các mặt hàng..; (iii) Nhóm nhân tố bên ngoài như: thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế, môi trường và thể chế, chính sách của Nhà nước như: chính sách phát triển ngành, chính sách công nghiệp hóa, chính sách đô thị hóa... 7 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đo lường chuyển dịch cơ cấu lao động Chỉ số Lilien do David M. Lilien (1982) xây dựng để đo lường độ tái phân bổ lao động giữa các ngành và (hoặc) các vùng. Chỉ số Lilien được mở rộng để đo mức độ CDCCLĐ giữa các ngành trong một khu vực/quốc gia/vùng/địa phương r, trong thời gian t như sau:  = ∑   ln ( ) − ln ( )  (2.2) Trong đó: r là chỉ số vùng, i là chỉ số ngành, t là chỉ số thời gian;   là tỷ trọng lao động của ngành i trong tổng lao động của vùng;   là tổng số lao động ngành i, thuộc vùng r;  là tổng số lao động vùng r. Luận án đã sử dụng chỉ số Lilien mở rộng để đo mức độ CDCCLĐ bên trong các ngành, tại tỉnh k, trong năm t như sau:   = !∑   "ln ( ##) − ln ( ##)$   (2.3) Trong đó: k là chỉ số tỉnh, i là chỉ ngành con, j chỉ ngành lớn;   là tỷ trọng lao động của ngành con i trong tổng lao động của ngành lớn j thuộc tỉnh k;   là tổng số lao động ngành con i, thuộc ngành lớn j, trong tỉnh k;  là tổng số lao động ngành lớn j, trong tỉnh k. 2.2 Phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng Phương pháp SSA do Fabrican (1942) khởi xướng. Ưu điểm của phương pháp này là tách được tăng trưởng năng suất tổng thể nền kinh tế thành ba thành phần gồm: Thành phần thứ nhất là tốc độ tăng năng suất trong nội bộ ngành, thành phần thứ hai là tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành gọi là tác động dịch chuyển “tĩnh”, thành phần thứ ba là tác động “động”. 8 Gọi %& là tốc độ tăng năng suất của thời kỳ t so với thời kỳ t – k, ta có công thức xác định %& như sau: %& = ∑ '& , − & ,) *. , ,)  ∑ , ,) . & ,)   - ∑ & ,) . ', , − , ,) * ∑ , ,) . & ,)   -∑ '& , − & ,) *. ', , − , ,) *  ∑ , ,) . & ,)   Trong đó: & , là năng suất lao động của ngành i tại thời kỳ t, , , là tỷ trọng lao động của ngành i. 2.3 Phương pháp hạch toán tăng trưởng Sơ đồ 1: Mô hình phân tách tăng trưởng kinh tế Nguồn: Theo phương pháp phân tách tăng trưởng của WB (2012) 2.4 Một số mô hình kinh tế lượng 2.4.1 Mô hình số liệu mảng 2.4.2 Mô hình số liệu mảng đa bậc Mô hình số liệu mảng đa bậc được tổng quát hóa từ mô hình hồi quy tuyến tính, trong đó có chứa cả các tác động cố định và tác động ngẫu Tăng trưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người) Thay đổi trong tỉ lệ lao động có việc làm Tăng trưởng NSLĐ Tăng trưởng năng suất nội bộ ngành CDCCLĐ (ảnh hưởng tái phân bổ lao động ) Thay đổi trong tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động 9 nhiên, phần tác động ngẫu nhiên không bao gồm trong sai số ngẫu nhiên. Các giả thiết của mô hình hồi quy với số liệu đa bậc tương tự như các giả thiết của mô hình hồi quy theo phương pháp OLS. Một số ưu điểm của mô hình hồi quy đa bậc như: - Xem xét được cả tác động cố định và tác động ngẫu nhiên. - Xem xét được các khác biệt theo nhóm; giảm thiểu được hiện tượng phương sai không đồng đều; - Xem xét được các ảnh hưởng bên trong các nhóm và ảnh hưởng giữa các nhóm. - Không yêu cầu dữ liệu mảng cân bằng cả về không gian và thời gian; - Chấp nhận trường hợp bị thiếu các quan sát. Do vậy, chúng ta có thể linh hoạt trong sự lựa chọn các biến giải thích ... 2.4.3 Mô hình số liệu mảng không gian Kinh tế lượng không gian (Spatial Econometrics) là một nhánh của kinh tế lượng nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan đến những tác động theo không gian như: sự tương tác theo không gian (tự tương quan theo không gian) hoặc tính cấu trúc theo không gian (tính không đồng nhất theo không gian) trong các mô hình hồi qui theo số liệu chéo hoặc số liệu mảng (Anselin, 2008), ở đó các tác động không gian (như tự tương quan hoặc không đồng nhất) có ảnh hưởng đến mô hình hồi quy. (i) Mô hình sai số không gian - SEM (Spatial Error Model) Mô hình SEM có sai số tự hồi qui theo không gian tức là sai số tại mỗi địa phương tương quan với sai số tại các địa phương khác. (ii) Mô hình trễ không gian - SAR (Spatial lag model) Mô hình trễ không gian hay còn gọi là mô hình tự hồi qui theo không gian, trong đó biến phụ thuộc tại mỗi địa phương có tương quan với biến phụ thuộc trong các địa phương khác. (iii) Mô hình Durblin không gian - SDM (Spatial Durbin Model) 10 Mô hình SDM xem xét các tương tác không gian của cả biến phụ thuộc và các biến độc lập. (iv) Mô hình tự tương quan không gian - SAC (Spatial Autocorrelation Model) là mô hình tích hợp của mô hình SAR với sai số tự hồi qui theo không gian. Tóm tắt: Chương 2 trình bày các phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong luận án, bao gồm phương pháp đo lường CDCCLĐ; các phương pháp hạch toán tăng trưởng và các mô hình kinh tế lượng. (1) Phương pháp đo lường chuyển dịch cơ cấu lao động bằng chỉ số Lilien. Chỉ số này sẽ được sử dụng để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động bên trong các ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành trong mỗi tỉnh/ thành của Việt Nam. (2) Phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (SSA) và phương pháp hạch toán tăng trưởng theo công cụ phân tách của Shapley do WB công bố năm 2012 được sử dụng để đánh giá đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động lên tăng trưởng năng suất hoặc tăng trưởng kinh tế. (3) Phương pháp nghiên cứu định lượng theo hướng tiếp cận các mô hình kinh tế lượng là công cụ khá mạnh với độ tin cậy cao. Trong luận án này, tác giả sẽ sử dụng một số mô hình hồi qui theo số liệu mảng, số liệu mảng không gian, số liệu mảng đa bậc để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu. Những kiến thức nền tảng cơ bản nhất về các mô hình hồi qui nói trên đã được giới thiệu ngắn gọn trong chương 2. Các mô hình này có thể khai thác sâu hơn các thông tin trong dữ liệu nghiên cứu để tìm ra các điểm mới mà các mô hình hồi quy tuyến tính thông thường không khai thác hết được 11 Chương 3 THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2014 3.1 Bối cảnh quốc tế Xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 3.2 Thực trạng tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam 3.3 Một số chính sách có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động 3.3.1 Nhóm chính sách định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động Chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chính sách phát triển ngành. Chính sách công nghiệp hóa -hiện đại hóa - đô thị hóa. 3.3.2 Nhóm chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu lao động Chính sách đầu tư. Chính sách khoa học công nghệ. Chính sách việc làm. 3.4 Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam 3.4.1 Cơ cấu lao động và năng suất lao động theo ngành của Việt Nam 3.4.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành và các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến sản lượng 3.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCLĐ nội ngành 3.4.4 Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành Tóm tắt chương 3: Qua phân tích tình hình kinh tế - xã hội và các chính sách có ảnh hưởng đến CDCCLĐ, đồng thời đánh giá thực trạng về CDCCLĐ và một số 12 yếu tố liên quan đến CDCCLĐ, dựa trên số cấp ngành và số liệu điều tra doanh nghiệp, luận án đưa ra một số kết luận sau: Các nhóm ngành kinh tế giữ ổn định tốc độ tăng NSLĐ qua các thời kỳ nghiên cứu gồm: (1) Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; (3) CNCBCT; (7) Vận tải kho bãi, thông tin liên lạc. Nhóm ngành Tài chính, tín dụng, bất động sản, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn có NSLĐ cao nhất trong nền kinh tế giai đoạn 1995-2014 tuy nhiên tốc độ tăng NSLĐ của ngành này lại giảm. Dấu hiệu này phù hợp với tình hình kinh tế trong nước những năm vừa qua. Chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra mạnh mẽ giữa các ngành và trong nội bộ ngành; mức độ CDCCLĐ khác nhau giữa các ngành và các địa phương. Trong đó, chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành diễn ra mạnh mẽ nhất trong các ngành: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; CNCBCT. Xét theo địa phương thì chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành mạnh nhất tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Bắc Cạn. Địa phương có sự chuyển dịch lao động nội ngành thấp nhất là tỉnh Sơn La. Các yếu tố vốn, lao động, CDCCLĐ nội ngành có quan hệ thuận chiều với sản lượng. Các yếu tố như mức khác biệt thu nhập, cường độ vốn, quy mô lao động, đào tạo lao động có tương quan với CDCCLĐ nội ngành. Các tỉnh Bắc Cạn, Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hà Nội là những địa phương có sự CDCCLĐ giữa các ngành lớn nhất. Bình Dương là tỉnh có sự CDCCLĐ giữa các ngành thấp nhất. 13 Chương 4. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ TĂNG TRƯỞNG TẠI VIỆT NAM 4.1 Các mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam 4.1.1 Mô hình hồi qui theo số liệu mảng đa bậc Mô hình hồi quy đa bậc được nghiên cứu cụ thể như sau: ./%0  = (12 - 1./  - 1./3  - 14  - 5678) -(9 -9   - : -; ) - <  (4.1) Trong đó j là chỉ số ngành cấp 1, k là chỉ số tỉnh, t là thời gian; year là biến giả đặc trưng cho thời gian; <  là sai số ngẫu nhiên không quan sát được. Bảng 4.3 Kết quả ước lượng phần tác động cố định trong MH(4.1) Hệ số Sai số chuẩn Tỷ số z P>z lnL 0,568541 0,0170595 33,33 0,000 lnK 0,5042399 0,0132365 38,09 0,000 LI 0,0109765 0,0032714 3,36 0,001 Year 2005 0,0088805 0,0427779 0,21 0,836 2006 -0,4232879 0,0846727 -5,00 0,000 2007 -0,4676302 0,0425087 -11,00 0,000 2008 -0,4640016 0,0422202 -10,99 0,000 2009 -0,1762583 0,0421679 -4,18 0,000 2010 -0,1334278 0,0424579 -3,14 0,002 2011 0,4468243 0,0416755 10,72 0,000 2012 -0,045712 0,0434677 -1,05 0,293 2013 -0,0361034 0,044079 -0,82 0,413 2014 0,0449641 0,0444679 1,01 0,312 Hằng số 1,999353 0,0923206 21,66 0,000 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu ĐTDN 2004-2014 14 4.1.2 M
Luận văn liên quan