Chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Chuy ển dịch cơ cấu lao động (CCLĐ) được coi là một trong những
nhi ệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế(CCKT), nó v ừa
là k ết quả, vừa làyếu tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) và góp phần cân đối lại cung -cầu trên TTLĐ. Chuyển dịch
CCLĐ không chỉ tuân theo các quy luật kinh tế, mà còn nhằm vào các m ục tiêu phát
triển bền vững, ổn định xã hội, cải thiện môi trường và phát triển con người.
Thái Bình -một tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, với địa hình tương đối
bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển KT -XH, nh ất là trong phát triển kinh tế bi ển.
Thời gian qua, CCKT ở Tỉnh đã chuyển dịch th eo hướng tích cực. Năm 2001, ngành
Nông, lâm, thuỷ sản (N, L, TS) đóng góp 57,6% GDP toàn tỉnh
, thì đến năm 2012
giảm xuống còn 32,2%; đóng góp của ngành công nghiệp -xây dựng (CN -XD) có xu
hướng tăng, năm 2001,ngành này chỉ chiếm 15,2% GDP to
àn tỉnh, năm 2012 tăng lên
khoảng 34,0%; ngành d ịch vụ tăng từ 27,2% năm 2001 lên khoảng 32,0% năm 2012
[10, tr. 41], [13, tr. 44]. Đồng thời với xu hướng chuyển dịch CCKT như trên, CCLĐ
theo ngành ở tỉnh Thái Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao đ ộng
nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ. N
ăm 2001, tỷ lệ lao động
nông nghi ệp (LĐNN) chiếm 75,12% tổng số lao động của Tỉnh , thì đến năm 2012
giảm xuống còn 58,3%; lao động CN -XD từ chỗ chiếm 13,0% năm 2001, đến năm
2012 chiếm khoảng 25%; lao đ ộng dịch vụ chiếm 11,9% năm 2001, đến năm 2012
tăng lên khoảng16% [11, tr. 19], [13, tr. 29].
Vấn đề đặt ra l à CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình chuyển dịch như vậy nhanh
hay chậm, đ ã phù h ợp với sự chuyển dịch CCKT của Tỉnh hay chưa? Quá trìn h chuyển
dịch CCLĐ theo ngành có tác động tích cực, thúc đẩy cơ cấu ngành kinh t ế của Tỉnh
chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH hay không? Làm thế nào để tạo ra sự phù hợp
giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địa
phương? Mặtkhác, đ ể đạt được mục tiêu của tỉnh Thái Bình là đến năm 2020 cơ bản
trở th ành tỉnh công nghiệp, với CCKT: Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Xây
dựng và Nông, lâm, thủy sản thì đòi hỏi CCLĐ theo ngành của Tỉnh phải chuyển dịch
như thế nào? Hơn nữa, để đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế ở tỉnh Thái Bình thì đòi
hỏi CCLĐ phải chuyển dịch như thế nào?
2
Để trả lời những câu hỏi trên thì vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu hệ
thống, b ài b ản v ề cơ sở lý thuyết chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói chung và ở cấ p độ
địa phương nói riêng. Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch
CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình để tìm ra những giải pháp thúc đẩy quá trình này.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, vi ệc chọn đề tài: “ Chuyển dịch cơ c ấu lao động
theongành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay”làm luận án tiến sỹ chuyên ngành
kinh tế phát triển l à phù hợp, rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và th ực tiễn.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở thái bình trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHÍ THỊ HẰNG
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
THEO NGÀNHỞ THÁI BÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 62 31 05 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
CÔNG TRÌNHĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Thơm
PGS. TS Nguyễn Thị Hường
Phản biện 1: ………………………………….
………………………………….
Phản biện 2: ………………………………….
………………………………….
Phản biện 3: ………………………………….
………………………………….
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại…………………………………………………………….
Vào hồi ….. giờ….., ngày…… tháng…... năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động (CCLĐ) được coi là một trong những
nhiệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT), nó vừa
là kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) và góp phần cân đối lại cung - cầu trên TTLĐ... Chuyển dịch
CCLĐ không chỉ tuân theo các quy luật kinh tế, mà còn nhằm vào các mục tiêu phát
triển bền vững, ổn định xã hội, cải thiện môi trường và phát triển con người.
Thái Bình - một tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, với địa hình tương đối
bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển KT - XH, nhất là trong phát triển kinh tế biển.
Thời gian qua, CCKT ở Tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2001, ngành
Nông, lâm, thuỷ sản (N, L, TS) đóng góp 57,6% GDP toàn tỉnh, thì đến năm 2012
giảm xuống còn 32,2%; đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng (CN - XD) có xu
hướng tăng, năm 2001, ngành này chỉ chiếm 15,2% GDP toàn tỉnh, năm 2012 tăng lên
khoảng 34,0%; ngành dịch vụ tăng từ 27,2% năm 2001 lên khoảng 32,0% năm 2012
[10, tr. 41], [13, tr. 44]. Đồng thời với xu hướng chuyển dịch CCKT như trên, CCLĐ
theo ngành ở tỉnh Thái Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động
nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ. Năm 2001, tỷ lệ lao động
nông nghiệp (LĐNN) chiếm 75,12% tổng số lao động của Tỉnh, thì đến năm 2012
giảm xuống còn 58,3%; lao động CN - XD từ chỗ chiếm 13,0% năm 2001, đến năm
2012 chiếm khoảng 25%; lao động dịch vụ chiếm 11,9% năm 2001, đến năm 2012
tăng lên khoảng 16% [11, tr. 19], [13, tr. 29].
Vấn đề đặt ra là CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình chuyển dịch như vậy nhanh
hay chậm, đã phù hợp với sự chuyển dịch CCKT của Tỉnh hay chưa? Quá trìn h chuyển
dịch CCLĐ theo ngành có tác động tích cực, thúc đẩy cơ cấu ngành kinh tế của Tỉnh
chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH hay không? Làm thế nào để tạo ra sự phù hợp
giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địa
phương? Mặt khác, để đạt được mục tiêu của tỉnh Thái Bình là đến năm 2020 cơ bản
trở thành tỉnh công nghiệp, với CCKT: Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Xây
dựng và Nông, lâm, thủy sản thì đòi hỏi CCLĐ theo ngành của Tỉnh phải chuyển dịch
như thế nào? Hơn nữa, để đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế ở tỉnh Thái Bình thì đòi
hỏi CCLĐ phải chuyển dịch như thế nào?
2
Để trả lời những câu hỏi trên thì vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu hệ
thống, bài bản về cơ sở lý thuyết chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói chung và ở cấp độ
địa phương nói riêng. Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch
CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình để tìm ra những giải pháp thúc đẩy quá trình này.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sỹ chuyên ngành
kinh tế phát triển là phù hợp, rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trong thời
gian qua và đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành tại
địa phương đến năm 2020 cùng các giải pháp thực hiện.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh.
- Phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trên cơ sở
lý luận đã xây dựng.
- Làm rõ những thành tựu, hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành của tỉnh
Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành phù hợp
với chuyển dịch CCKT và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế để thực hiện mục tiêu cơ
bản của địa phương đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghi ên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành kinh tế ở tỉnh
Thái Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Luận án tập trung nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành ở
tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến nay và định hướng đến 2020. Đề tài không nghiên cứu
chuyển dịch CCLĐ theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế.
- Luận án chỉ nghiên cứu LLLĐ do tỉnh Thái Bình quản lý, không nghiên cứu
những lao động tự do, lao động theo mùa vụ.. . ở Tỉnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và thực hiện những nhiệm vụ của luận án đặt
ra, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp sau:
3
- Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác -
Lênin.
- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin có tính pháp
lý làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá về nguồn lực lao động
(NLLĐ), chuyển dịch CCLĐ theo ngành, từ đó có cơ sở đánh giá và đề xuất giải
pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Bổ sung, làm rõ thêm nội dung và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành.
- Xác định và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở
địa bàn cấp tỉnh.
- Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở
tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo
ngành ở Tỉnh.
- Đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh
Thái Bình và một số giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm thực hiện sự chuyển dịch đó.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Luận án đã khái quát những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước bao gồm các công trình sách, bài nghiên cứu, đề tài khoa học được sắp xếp theo
trình tự thời gian. Khái quát lại, có ba hướng nghiên cứu chính:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung
Theo hướng này, các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận vấn đề CCLĐ, chuyển dịch
CCLĐ ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và một số tỉnh trong quá trình
4
CNH, HĐH. Dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ ở địa
phương, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm và sử dụng hợp lý
nguồn lao động đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ
Nghiên cứu của các tác giả chủ yếu phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ
theo ngành ở phạm vi vùng ĐBSH hoặc cả nước; dự báo số lao động cần chuyển ra
khỏi khu vực nông nghiệp... Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất các giải pháp thúc đẩy
quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở nước ta, chuyển LĐNN sang phi nông
nghiệp, lao động từ khu vực có thu nhập thấp sang khu vực có thu nhập cao hơn...
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
ở phạm vi cấp tỉnh
Đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu ở trong và ngoài nước,
nghiên cứu một cách bài bản, có hệ thống về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở cấp độ
địa phương. Một số công trình (nếu có) mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu chuyển dịch
CCLĐ theo ngành xét về quy mô, còn xét về chất lượng vẫn còn thiếu vắng.
1.2. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI , VẤN ĐỀ ĐẶT
RA VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, xác định được những vấn đề cơ bản về chuyển dịch CCLĐ theo ngành
như: khái niệm CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ theo ngành, chỉ tiêu và
các nhân tố tác động đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, vai trò của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch CCLĐ nông
nghiệp, nông thôn…
Thứ hai, khái quát đặc điểm, tình hình chuyển dịch CCLĐ nông thôn ở các quốc
gia trên thế giới hiện nay. Những kinh nghiệm để chuyển dịch CCLĐ nông thôn gắn với
quá trình CNH, HĐH, với xu hướng chuyển dịch CCKT và khả năng ứng dụng tiến bộ
khoa học - công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động (NSLĐ).
Thứ ba, phân tích chất lượng chuyển dịch CCLĐ ở nước ta dựa trên chỉ tiêu
NSLĐ và hệ số co giãn việc làm. Đồng thời chỉ ra những thách thức đang cản trở quá
trình chuyển dịch CCLĐ, trong đó có chuyển dịch CCLĐ theo ngành.
Thứ tư , phân tích, làm rõ thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở một số
tỉnh của nước ta như Bắc Ninh, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nam, Phú Thọ… Từ đó, chỉ
5
ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đã cản trở quá trình
chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở các địa phương này.
Thứ năm, một số giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo
ngành ở một số tỉnh của nước ta bao gồm: hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến
chuyển dịch CCLĐ, CCKT gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập; nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực; phát triển các lĩnh vực, ngành nghề và công nghệ sử dụng nhiều
lao động kết hợp với với nâng cao NSLĐ ở nông thôn; tăng cường xuất khẩu lao động;
thực hiện tốt công tác dân số và di dân.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện, đầy đủ về chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét trên cả hai
phương diện quy mô và chất lượng. Cũng chưa có công trình nghiên cứu nào xây dựng
một cách có hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cả về quy mô và chất lượng của chuyển
dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành.
- Về mặt thực tiễn: Có thể thấy, chưa có công trình nghiên cứu và phân tích,
đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành trên cả góc độ quy
mô/tỷ trọng và chất lượng ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương. Riêng ở
tỉnh Thái Bình, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá thực trạng
chuyển dịch CCLĐ theo ngành và đề xuất định hướng cũng như các giải pháp thực
hiện chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh đến năm 2015 và 2020. Chính vì vậy, tác
giả luận án mới lựa chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận án tiến sỹ kinh tế.
1.2.3. Hướng nghiên cứu của luận án
- Về cách tiếp cận: luận án nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành trong mối
quan hệ với cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thái Bình dưới hai góc độ: (i) chuyển dịch
CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về quy mô; (ii) chuyển dịch CCLĐ theo ngành
và nội bộ ngành xét về chất lượng.
- Về mặt lý luận: Luận án xây dựng cơ sở lý thuyết về chuyển dịch CCLĐ theo
ngành ở địa bàn cấp tỉnh. Cụ thể , luận án sẽ làm rõ: (i) Khái niệm chuyển dịch CCLĐ
theo ngành và các xu hướng của chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (ii) Nội dung của
chuyển dịch CCLĐ theo ngành và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo
ngành; (iii) Phân tích, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ theo
ngành ở địa bàn cấp tỉnh.
6
- Về mặt thực tiễn: (i) Luận án sẽ khảo cứu kinh nghiệm chuyển dịch CCLĐ theo
ngành của ba địa phương có hoàn cảnh tương đồng với tỉnh Thái Bình để từ đó rút ra
các bài học cho chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình; (ii) Luận án sẽ phân
tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét cả về quy
mô và chất lượng ở tỉnh Thái Bình trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở chương 2; (iii)
Luận án sẽ dự báo nhu cầu lao động theo trình độ đào tạo, nhu cầu lao động các ngành
kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn từ nay đến năm 2020; (iv) Trên cơ sở phân tích, đánh
giá thực trạng và dự báo nhu cầu lao động các ngành kinh tế của Tỉnh đến năm 2020,
luận án sẽ đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở
tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
LAO ĐỘNG THEO NGÀNHỞ ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO
ĐỘNG THEO NGÀNH
2.1.1. Khái niệm và nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
2.1.1.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành
Từ quan niệm chung về CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ, tác giả luận án đưa ra khái
niệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành như sau: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo
ngành là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành khác nhau,
diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian và theo một xu hướng nhất định.
Thực chất, chuyển dịch CCLĐ là quá trình phân bố lại lao động trong nền kinh tế
theo hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả. Quá trình đó vừa diễn
ra trên quy mô toàn bộ nền kinh tế vừa diễn ra trong phạm vi của từng nhóm ngành, nội
bộ mỗi ngành. CCLĐ theo ngành thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng và chất lượng
lao động trong nội bộ ngành đó.
2.1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Thứ nhất, Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành xét về quy
mô hay tỷ trọng trong các ngành. Theo đó, quá trình này là sự thay đổi quy mô, tỷ
trọng lao động trong các ngành kinh tế để đảm bảo CCLĐ phù hợp với CCKT trong
7
từng thời kỳ phát triển, xoá bỏ khoảng cách giữa CCLĐ còn lạc hậu với CCKT đang
phát triển theo hướng CNH, HĐH. Quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành hiện nay
là quá trình chuyển dịch CCLĐ từ ngành N, L, TS sang ngành CN - XD và thương mại
- dịch vụ (TM - DV).
Thứ hai, Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành xét về chất
lượng. Theo đó, quá trình này đòi hỏi xem xét trên các mặt: (i) Chuyển dịch CCLĐ
theo ngành có làm cho trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của người lao động tăng
lên hay không; (ii) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành có đưa đến một CCLĐ theo ngành
ngày càng phù hợp với cơ cấu ngành kinh tế; (iii) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành có
mang đến NSLĐ các ngành ngày một tăng lên ; (iv) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành có
đem lại thu nhập cao hơn cho người lao động.
2.1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Một là, Xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn với xu hướng chuyển dịch
CCKT ngành. Đây là xu hướng chuyển dịch CCLĐ quan trọng nhất, là tất yếu khách
quan của hầu hết tất cả các nước trên thế giới trong quá trình CNH, HĐH, được chia
thành hai giai đoạn: (i) Giai đoạn đầu, LĐNN từ chỗ chỉ tập trung vào việc độc canh
cây lúa là chính, chuyển sang sản xuất thâm canh, tăng vụ; (ii) Giai đoạn tiếp theo, khi
lao động trong nông nghiệp đã có sự dư thừa thì các ngành sản xuất phi nông nghiệp
như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ… sẽ được đầu tư phát triển mạnh để
thu hút LĐNN, tạo nên sự chuyển dịch lao động theo hướng từ cơ cấu thuần nông sang
CCLĐ nông, công nghiệp, dịch vụ.
Hai là, Xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn với sự thay đổi cơ cấu
CMKT. Đây là xu hướng chuyển dịch phản ánh sự biến đổi về chất của nguồn lao động.
Căn cứ vào mức độ lành nghề của người lao động, xu hướng chuyển dịch CCLĐ này
diễn ra theo hai giai đoạn: (i) Ở giai đoạn thấp, sự chuyển dịch chủ yếu theo hướng tăng
dần tỷ trọng lao động có trình độ thấp và giảm tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo, bồi
dưỡng; (ii) Ở giai đoạn cao, tăng tỷ trọng lao động có trình độ công nhân kỹ thuật, nghệ
nhân, lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học… và giảm tỷ
trọng lao động có trình độ thấp.
Ba là, Xu hướng chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành từ khu vực có thu nhập
thấp đến khu vực có thu nhập cao hơn. Cụ thể: (i) Trong công nghiệp: từ khu vực công
nghiệp truyền thống, chế biến sang khu vực công nghiệp công nghệ cao; CCLĐ thay
đổi theo hướng chuyển từ ngành sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao động sang
ngành sản xuất sản phẩm chứa hàm lượng cao về vốn và khoa học - công nghệ (KH -
8
CN). (ii) Trong nông nghiệp: lao động từ ngành trồng trọt giảm xuống, chuyển sang
các ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và làm tỷ trọng các ngành này tăng lên; lao
động từ ngành nông nghiệp chuyển sang ngành nuôi trồng thủy sản… (iii) Trong dịch
vụ: lao động trong các ngành dịch vụ giản đơn, có giá trị gia tăng thấp giảm và lao
động dịch chuyển sang các ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức, công nghệ, chất
lượng cao, làm tỷ trọng lao động của các ngành này tăng lên…
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH
2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Trên cơ sở phân tích nội dung và xu hướng của chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở
trên, tác giả luận án đề xuất hai nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành
như sau:
Thứ nhất, Nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngà nh
xét về quy mô, gồm 2 chỉ tiêu: (1) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành; và (2) Tỷ lệ
chuyển dịch CCLĐ theo ngành.
Thứ hai, Nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét
về chất lượng, gồm 5 chỉ tiêu: (1) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về
trình độ (học vấn phổ thông và CMKT); (2) Tương quan giữa chuyển dịch CCLĐ theo
ngành và chuyển dịch CCKT ngành; (3) Hệ số co giãn cung lao động theo thu nhập hay
sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành, các khu vực; (4) Tương quan giữa GDP bình
quân/ người và chuyển dịch CCLĐ theo ngành; và (5) Sự di chuyển lao động trong các
ngành gắn với sự thay đổi NSLĐ của ngành.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
xét ở địa bàn cấp tỉnh
Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh chịu ảnh hưởng của 4 nhân
tố chính:
Một là, Chính sách của nhà nước về chuyển dịch CCLĐ theo ngành , gồm: chiến
lược, kế hoạch chuyển dịch CCLĐ nói chung, CCLĐ theo ngành nói riêng và chính sách
thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành.
Hai là, Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của địa phương .
Ba là, Các nguồn lực đầu vào như: nguồn lực khoa học - công nghệ; nguồn lực
vốn đầu tư; nguồn lực lao động; nguồn lực tài nguyên thiên nhiên.
9
Bốn là, Các nhân tố khác như di chuyển lao động trong nước và quốc tế; tốc độ
tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế; trình độ phát triển của thị trường hàng hóa,
dịch vụ đầu ra…
2.3. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNHỞ MỘT
SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH THÁI BÌNH
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở một số địa
phương có điều kiện tương đồng với Thái Bình:
2.3.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Hà Nam
Luận án đã chỉ ra những thành công trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh
Hà Nam là do Tỉnh đã thực hiện nhóm các giải pháp gắn với các quan điểm chuyển
dịch CCLĐ, cụ thể là: (1) Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cung lao động, thông
qua việc xây dựng, thực hiện có hiệu quả chương trình kế hoạch hóa gia đình, có c ác
chính sách di chuyển lao động để phân bố một cách hợp lý và có hiệu quả nguồn lao
động, chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực… (2) Nhóm giải pháp tăng cầu
lao động, thông qua thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH); tạo việc làm
ổn định cho người lao động; hoàn thiện và phát triển thị trường lao động (TTLĐ); phát
triển KH - CN và các lĩnh vực khác…
2.3.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án phân tích những thành tựu trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh
Vĩnh Phúc trong