Tóm tắt Luận án Công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), công tác địch vận là một trong những lĩnh vực hoạt động đặc biệt, có vai trò quan trọng và những đóng góp to lớn. Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước trong lịch sử lâu dài chống ngoại xâm của dân tộc, với quan điểm, lập trường cách mạng, khoa học, Đảng Cộng sản Đông Dương* xác định đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính, trong đó, công tác địch vận được đặc biệt chú trọng. Để địch vận có hiệu quả, phải dùng mọi hình thức, tận dụng mọi cơ hội tuyên truyền làm tan rã tinh thần binh lính đối phương, giúp họ thấy rằng nhân dân Việt Nam và họ có chung một kẻ thù là thực dân Pháp, từ đó họ phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ và bỏ hàng ngũ địch chạy sang lực lượng kháng chiến.

doc27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM *** LÊ VĂN CỬ CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Đinh Quang Hải 2. TS Trần Văn Thức Phản biện 1: PGS, TS Hồ Khang Phản biện 2: PGS, TS Trần Đức Cường Phản biện 3: PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tại Vào hồi giờngày.tháng..năm.. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), công tác địch vận là một trong những lĩnh vực hoạt động đặc biệt, có vai trò quan trọng và những đóng góp to lớn. Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước trong lịch sử lâu dài chống ngoại xâm của dân tộc, với quan điểm, lập trường cách mạng, khoa học, Đảng Cộng sản Đông Dương* Từ tháng 10.1930 lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 3.1951 lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, tháng 12.1976 trở lại tên Đảng Cộng sản Việt Nam. xác định đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính, trong đó, công tác địch vận được đặc biệt chú trọng. Để địch vận có hiệu quả, phải dùng mọi hình thức, tận dụng mọi cơ hội tuyên truyền làm tan rã tinh thần binh lính đối phương, giúp họ thấy rằng nhân dân Việt Nam và họ có chung một kẻ thù là thực dân Pháp, từ đó họ phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ và bỏ hàng ngũ địch chạy sang lực lượng kháng chiến. Theo chủ trương của Đảng, công tác địch vận được các cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các đoàn thể cùng đông đảo nhân dân trên khắp cả nước hưởng ứng, triển khai thực hiện, trở thành nhiệm vụ mang tầm chiến lược và có tính chất quần chúng rộng rãi. Bộ máy địch vận được hình thành thống nhất từ Trung ương đến khu, liên khu, tỉnh, huyện và các đơn vị bộ đội chủ lực. Nhiều hình thức, biện pháp địch vận được tiến hành như: vận động binh lính đấu tranh, bỏ hàng ngũ địch chạy sang theo lực lượng kháng chiến, tổ chức nhân mối trong quân đội Pháp, chống bắt lính, đòi chồng, đòi con; đối xử nhân đạo với tù, hàng binh, tổ chức hồi hương cho tù, hàng binh, thực hiện thả tù binh, v.v. Kết quả là, công tác địch vận đã góp phần làm binh lính đối phương bị phân hoá sâu sắc, âm mưu thâm độc "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của thực dân Pháp bị thất bại một phần đáng kể, tinh thần chiến đấu của binh lính địch bị giảm sút, sức mạnh và uy tín cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngày càng lên cao, nhiệm vụ tác chiến của bộ đội thêm nhiều thuận lợi, tạo sức mạnh tổng hợp tiến lên đánh bại thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, có lúc có nơi, việc tiến hành công tác địch vận vẫn còn hạn chế, khuyết điểm, nhưng những hạn chế, khuyết điểm đó đã nhanh chóng được tổng kết rút kinh nghiệm và tổ chức uốn nắn kịp thời, làm cho công tác này luôn đi đúng hướng và đạt nhiều thành tích, để lại những bài học kinh nghiệm có giá trị. Nghiên cứu quá trình tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhằm góp phần dựng lại cuộc đấu tranh anh dũng của Quân đội và Nhân dân Việt Nam trên một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, qua đó làm rõ hơn tính chất toàn dân, toàn diện và góp phần lý giải về một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi, rút ra những đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm cho hiện nay. Mặc dù nhiều năm qua, vấn đề công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã được một số cơ quan, nhà khoa học đề cập, nghiên cứu ở một số khía cạnh, song cho đến nay vẫn chưa có công trình chuyên khảo nào có nội dung đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về vấn đề này. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Tái hiện tương đối đầy đủ, toàn diện quá trình tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên cơ sở đó rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm có thể nghiên cứu vận dụng và phát huy trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Làm rõ cơ sở tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Trình bày bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn xâm lược của thực dân Pháp; chủ trương của Đảng, Chính phủ và QĐND Việt Nam về công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Trình bày có hệ thống quá trình thực hiện, các bước phát triển, kết quả và một số hạn chế của công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Nêu bật và phân tích làm rõ đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm được rút ra của công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó làm sáng rõ truyền thống nhân văn, tính chất nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác địch vận do VNDCCH tiến hành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), cụ thể là chủ trương, biện pháp, hình thức tiến hành, tổ chức bộ máy, lực lượng tham gia, quá trình triển khai thực hiện, kết quả của công tác địch vận. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu: Công tác tuyên truyền, vận động sĩ quan, binh lính trong quân đội Liên hiệp Pháp, đấu tranh chống tuyển mộ, bắt lính, đòi chồng, đòi con; công tác tù, hàng binh. - Về thời gian: Nghiên cứu công tác địch vận từ tháng 9.1945 đến tháng 7.1954, tức là từ khi Nam Bộ mở đầu kháng chiến đến khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, sau tháng 7.1954, công tác địch vận vẫn tiếp tục được tiến hành, do đó luận án có đề cập ở một mức độ nhất định để bảo đảm tính hệ thống, liên tục. - Về không gian: Quá trình tiến hành công tác địch vận trên cả nước. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu - Các văn kiện của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy (Trung ương Quân ủy, Tổng Chính ủy), các Liên khu uỷ, Khu uỷ và các cấp uỷ địa phương từ năm 1945 đến năm 1954 về công tác địch vận. - Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội viết về công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Các công trình lịch sử kháng chiến, lịch sử Đảng bộ, lịch sử lực lượng vũ trang, lịch sử các tổ chức, đoàn thể, các địa phương, đơn vị trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Các công trình khoa học, bài báo, tạp chí, luận án, luận văn có nội dung liên quan đến đề tài. - Đặc biệt chú trọng nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. - Hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí từng trực tiếp tham gia công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp. - Một số tư liệu nước ngoài về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng, luận án sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, thống kê, so sánh đối chiếu, tổng hợp để thu thập, xử lý và phân tích các nguồn tư liệu văn bản, các công trình nghiên cứu. Ngoài ra, để thẩm định và làm phong phú thêm nguồn tư liệu, tác giả luận án còn tiếp xúc, phỏng vấn một số nhân chứng lịch sử. 5. Đóng góp của luận án - Cung cấp những tư liệu mới và hệ thống hóa các tư liệu, phục dựng lại toàn bộ quá trình tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Làm sáng rõ các chủ trương, quan điểm của ĐCSVN, Chính phủ và QĐNDVN về công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Phân tích, rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm của công tác địch vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp có thể tham khảo, vận dụng và phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Công tác địch vận trong giai đoạn đầu kháng chiến (1945 - 1950). Chương 3: Công tác địch vận trong giai đoạn tiến công và phản công, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến (1951 - 1954). Chương 4: Đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm. Chương 1 TỔNG QUANTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cùng với các hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, công tác địch vận được sử dụng là một mũi tiến công sắc bén vào hàng ngũ kẻ thù. Tùy vào từng thời kỳ, công tác này có những tên gọi khác nhau như: tâm công, binh vận, địch vận, binh - địch vận và tuyên truyền đặc biệt. Riêng trong kháng chiến chống Pháp, Công tác địch vận là một bộ phận công tác vận động cách mạng của Đảng, một mũi tiến công của cách mạng, của nghệ thuật quân sự Việt Nam, một mặt của hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giáo dục, giác ngộ và tổ chức sĩ quan và binh sĩ quân đội Pháp ủng hộ chính nghĩa, đứng về phía cách mạng, chống lại chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi nghĩa, làm cho quân đội Pháp tan rã về chính trị, tư tưởng, tinh thần và tổ chức. Lực lượng tham gia công tác địch vận gồm cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và đông đảo quần chúng nhân dân. 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có liên quan gián tiếp đề tài luận án Nhóm các công trình nghiên cứu lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Trung ương và của các địa phương Có thể kể đến 2 bộ (bộ 2 tập và bộ 7 tập) Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954; Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 10, do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nghiên cứu, biên soạn; Lịch sử Việt Nam, tập 10 và 11 do Viện Sử học biên soạn, v.v.. Ngoài ra còn có một số luận án nghiên cứu về chính sách quân sự, chính trị của Pháp ở Việt Nam, v.v. Bên cạnh các công trình nghiên cứu ở Trung ương, còn có các công trình nghiên cứu về lịch sử kháng chiến chống Pháp của các khu, liên khu, các tỉnh trong nước, trong đó có đề cập đến công tác địch vận, nhất là công tác tuyên truyền, phong trào chống bắt lính, kêu gọi chồng con bỏ ngũ trở về nhà trong các vùng tạm chiếm, v.v. Tuy nhiên, nội dung về công tác địch vận còn sơ lược, chỉ được đề cập lẻ tẻ, thiếu hệ thống và toàn diện, chủ yếu là các ví dụ cụ thể, điển hình. Nhóm các công trình nghiên cứu lịch sử của các đơn vị, các ngành, các đoàn thể Đây là các công trình lịch sử của các đơn vị, các ngành trong quân đội, lịch sử đoàn thanh niên, hội phụ nữ, v.v.. Trong đó, công tác địch vận có được đề cập trong một số chiến dịch, một số trận đánh hay việc truyền truyền, vận động binh lính đối phương của thanh niên, phụ nữ ở các địa phương. Tuy nhiên, công tác địch vận chỉ là một mặt hoạt động của công tác chính trị trong quân đội, một nội dung trong các hoạt động phong phú của thanh niên, phụ nữ, nên chỉ được đề cập sơ lược, chỉ là những ví dụ cụ thể, mang tính điển hình. Nhóm các công trình nghiên cứu của người nước ngoài về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài (chủ yếu của các tác giả Pháp) cũng có nội dung liên quan đến đề tài như bối cảnh, tình hình và tâm lý quân đội Pháp, một số chính sách của Pháp để đối phó với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, âm mưu xây dựng “Quân đội quốc gia”, dùng “người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp. Mặc dù cung cấp nhiều tư liệu có giá trị, nhưng các công trình này có nhiều chỗ thể hiện những quan điểm, cách nhìn chưa thật khách quan, cần có sự phân tích, chọn lọc. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp công tác địch vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp Nhóm các công trình nghiên cứu trong nước Ngay khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra và công tác địch vận đang được tiến hành, đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận và tổng kết về công tác địch vận được xuất bản như Công tác địch vận, Kinh nghiệm địch vận, Công tác địch vận của Đảng ta, v.v. Sau này, còn có nhiều công trình khác, như lịch sử của Cục Dân vận và tuyên truyền đặc biệt, v.v. Bên cạnh đó, có một số cuốn hồi ký của những người từng trực tiếp tham gia công tác địch vận, quản lý tù hàng binh như Khép lại quá khứ đau thương, Hỏi cung tù binh Điện Biên Phủ, v.v.. Bên cạnh đó, còn có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Lịch sử quân sự, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Xưa và Nay cũng đề cập trực tiếp đến công tác địch vận . Nhóm các công trình nghiên cứu của người nước ngoài Công tác địch vận của Việt Nam DCCH trong kháng chiến chống Pháp cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của một số người nước ngoài với những khảo cứu chuyên sâu về một khía cạnh nào đó. Nhiều nghiên cứu trong số đó đã được công bố rộng rãi trên các Tạp chí Lịch sử quân sự, Tạp chí Xưa và Nay, v.v. Ngoài ra, còn có một số hồi ký của những “người Việt Nam mới” như Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập, Enxtơ Phrây. 1.2. Một số nhận xét về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Trong các công trình nói trên, công tác địch vận được phản ánh ở những mức độ và khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn chung cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và đầy đủ về các vấn đề như: những chủ trương, quan điểm của ĐCSVN, Chính phủ và QĐNDVN về công tác địch vận; bối cảnh tình hình trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến và tác động của nó tới công tác địch vận; quá trình tiến hành, những thành tựu, hạn chế của công tác địch vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là những đặc điểm, ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử của công tác này. 1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết - Trình bày một cách có hệ thống những chủ trương, quan điểm, chính sách của ĐCSVN, Chính phủ và QĐND Việt Nam về công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Làm rõ bối cảnh tình hình trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự tác động của nó tới công tác địch vận. - Trình bày đầy đủ quá trình tiến hành công tác địch vận, làm rõ những thành tựu, nêu lên một số hạn chế trong nhận thức và trong quá trình tiến hành công tác địch vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm của công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chương 2 CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU KHÁNG CHIẾN (1945 - 1950) 2.1. Khái quát công tác địch vận trước cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Trong các cuộc chiến tranh giữ nước, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự, dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã coi trọng và tiến hành công tác địch vận, thực hiện chính sách “tâm công” có hiệu quả. Từ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (938), trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Tây Sơn, công tác địch vận đều được sử dụng. Đến Khởi nghĩa Lam Sơn, sách lược “tâm công” được Lê Lợi, Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn phát triển đến đỉnh cao, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, lãnh tụ một số cuộc khởi nghĩa cũng như một số nhà yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản tiếp tục chú ý đến công tác địch vận. Tiêu biểu có thể kể đến Phan Bội Châu hay Việt Nam Quốc dân Đảng. Ngay từ khi mới thành lập, ĐCSVN đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác vận động binh lính trong đội quân xâm lược Pháp. Trong phong trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939, cùng với kêu gọi nhân dân cả nước vùng dậy chống đế quốc và tay sai, ĐCSĐD nhắc nhở phải hết sức chú ý đến việc vận động binh lính, vì vậy, nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra, một số cơ sở trung kiên trong hàng ngũ địch đã được gây dựng. Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, công tác địch vận đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, nhiều chỉ huy binh lính, bảo an binh đã ngả về phía cách mạng; nhiều người ngoại quốc trong quân đội Pháp đã chạy sang theo Việt Minh. Sự hoạt động mạnh mẽ và những thành tích của công tác địch vận đã góp phần quan trọng giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu, là cơ sở cho công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 2.2. Bước đầu tiến hành công tác địch vận (1945 - 1947) Trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược, công tác địch vận được Hội nghị cán bộ Trung ương (7.1947) xác định: “Tác chiến quan trọng thế nào thì địch vận cũng cần như thế”. Quay trở lại xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn binh lính Âu-Phi gồm 24 quốc tịch khác nhau. Bên cạnh đó là lực lượng binh lính người Việt với số lượng ngày càng tăng. Khi cuộc kháng chiến mới nổ ra, lực lượng Âu-Phi là chủ yếu, nên trọng tâm công tác địch vận lúc đầu tập trung vào đối tượng này với các hình thức như rải truyền đơn (chú trọng truyền đơn tiếng Pháp, tiếng Đức); gọi loa; kẻ, vẽ khẩu hiệu; phát hành báo chí. Nội dung tuyên truyền vạch rõ âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, khẳng định cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam nhất định thắng lợi, kêu gọi binh lính địch phản chiến, đòi hồi hương, đào ngũ tập thể, v.v. Những ngày đầu kháng chiến, công tác địch vận chưa có cơ quan chuyên trách lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất. Sau khi Phòng Địch vận thuộc Cục Chính trị-Bộ Quốc phòng được thành lập, tháng 6.1947, Nha Thông tin và Cục Chính trị-Bộ Quốc phòng thống nhất giao hẳn công tác địch vận cho quân đội phụ trách. Từ đây, hệ thống chỉ huy địch vận được hình thành trong toàn quân và cả nước. Trong Chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông 1947, các khu 1, 12 và 10 chưa thành lập xong cơ quan địch vận, khiến công tác này trong chiến dịch chưa hiệu quả. Cùng với công tác tuyên truyền, vận động và kiện toàn cơ quan địch vận các cấp, công tác tù, hàng binh cũng được chú trọng. Việt Nam DCCH thực hiện chính sách đối xử nhân đạo, khoan hồng với tù, hàng binh. Điều đó được thể hiện trong hàng loạt các văn kiện chỉ đạo kháng chiến của Đảng, Chính phủ và Quân đội. Việc đối xử tệ bạc, bạc đãi tù, hàng binh bị tuyệt đối nghiêm cấm. Bộ Tổng chỉ huy còn chỉ thị cho các đơn vị thực hiện việc thả tù binh. Điều đó đã gây được dư luận tốt trong binh lính và nhân dân Pháp, giúp họ hiểu rõ hơn chính sách nhân đạo và sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tuy đạt được những thành tích bước đầu nhưng công tác địch vận trong giai đoạn này vẫn tồn tại một số khuyết điểm, hạn chế như: chưa tận dụng hết mọi khả năng tiến hành công tác của các lực lượng; một số nội dung, hình thức tuyên truyền chưa sát thực tế; công tác địch vận chưa được quan tâm đúng mức, bộ máy cơ quan địch vận chưa hình thành đầy đủ, có hệ thống thống nhất, v.v. 2.3. Công tác địch vận (1948 - 1950) Thất bại trong cuộc tiến công lên Việt Bắc, thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh kéo dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, củng cố, bình định những vùng đã chiếm đóng, xúc tiến mạnh việc lập tề, đẩy mạnh xây dựng chính quyền thân Pháp và phát triển nhanh đội quân người Việt. Đầu năm 1948, tổng quân số Pháp là 118.000 người, trong đó có 54.000 binh lính người Việt (chiếm 45%), đến cuối năm 1948, quân số tương ứng là 160.000 người và 75.000 người (chiếm 47%). Trong khi đó, Việt Nam DCCH ngày càng lớn mạnh về mọi mặt. Căn cứ vào thành phần đội quân xâm lược Pháp, phương châm địch vận được đề ra đối với binh sĩ Âu - Phi là: tiếp tục nêu cao khẩu hiệu “ưu đãi tù binh, hàng binh, thương binh, thả
Luận văn liên quan