Tóm tắt Luận án Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam

Hiện nay, các quy định của pháp luật về CTHD nói chung và về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL nói riêng vẫn còn khá sơ sài và có nhiều điểm chưa rõ, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa các hình thức kinh doanh để thu hút vốn đầu tư vào thị trường như: Khái niệm về CTHD còn bất cập; các quy định về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL không cụ thể; vấn đề tổ chức lại, chấm dứt hoạt động của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL chưa đầy đủ. Những tồn tại trên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, cơ bản về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL và pháp luật về nó nhằm giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, phục vụ cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường nói chung và pháp luật về chủ thể kinh doanh nói riêng. Với lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐỒNG THÁI QUANG CÔNG TY HỢP DANH HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 938 01 07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2019 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Am Hiểu 2. PGS.TS. Trần Ngọc Dũng Người phản biện 1: PGS.TS Trần Đình Hảo Người phản biện 2: TS. Bùi Ngọc Cường Người phản biện 3: TS. Đồng Ngọc Ba Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1) Thư viện quốc gia 2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, các quy định của pháp luật về CTHD nói chung và về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL nói riêng vẫn còn khá sơ sài và có nhiều điểm chưa rõ, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa các hình thức kinh doanh để thu hút vốn đầu tư vào thị trường như: Khái niệm về CTHD còn bất cập; các quy định về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL không cụ thể; vấn đề tổ chức lại, chấm dứt hoạt động của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL chưa đầy đủ... Những tồn tại trên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, cơ bản về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL và pháp luật về nó nhằm giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, phục vụ cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường nói chung và pháp luật về chủ thể kinh doanh nói riêng. Với lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án: (1) Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL theo pháp luật Việt Nam; (2) Các quy định pháp luật của một số nước trên thế giới. * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung, tác giả luận án tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực trạng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; - Về không gian, luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu các quy 2 định của pháp luật trong nước; tuy nhiên, có sự phân tích, bình luận và so sánh với một số quy định của pháp luật nước ngoài; - Về thời gian, luận án nghiên cứu quá trình vận động, phát triển của các quy định pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL từ khi Pháp lệnh luật sư (2001), LDN (1999) ra đời. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án * Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở Việt Nam. * Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được mục đích trên, tác giả đề ra và thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL trên cơ sở so sánh và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để tìm ra mô hình điều chỉnh pháp luật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý, những khó khăn, vướng mắc cũng như nguyên nhân của chúng; - Đưa ra định hướng và các giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án * Phương pháp luận của luận án Tác giả luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế và xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. 3 * Phương pháp nghiên cứu của luận án Nghiên cứu sinh sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể: (1) Phương pháp so sánh luật học; (2) Phương pháp phân tích, tổng hợp. Ngoài ra, các phương pháp khác như phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê cũng được sử dụng. 5. Những đóng góp mới của luận án Những đóng góp về lý luận: - Làm rõ đặc điểm, đặc điểm của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; - Khẳng định vai trò và ưu thế của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL so với các hình thức cung cấp DVPL khác; - Phân tích các biến thể của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; - Tiếp cận và nghiên cứu pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL của một số nước trên thế giới. Những đóng góp về mặt thực tiễn: - Phân tích và chỉ ra những thiếu sót, bất cập của pháp luật Việt Nam về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; - Đề xuất định hướng cũng như một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm Phần tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài và ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý và pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý. 4 Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam. 5 Chương dẫn nhập TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề cần giải quyết của đề tài luận án sẽ được tác giả phân tích, bình luận theo những vấn đề sau đây: 1.1. Các nghiên cứu lý luận về công ty hợp danh và pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Những nghiên cứu lý luận về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL và pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL được nhóm thành các vấn đề sau: 1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của CTHD; 1.1.2. Các nghiên cứu về hình thức pháp lý của CTHD; 1.1.3. Các nghiên cứu về tư cách pháp nhân của CTHD; 1.1.4. Các nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành và cơ chế đại diện của CTHD; 1.1.5. Các nghiên cứu về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. 1.2. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Các nghiên cứu này được nhóm thành các vấn đề sau: 1.2.1. Các nghiên cứu chung về thực trạng CTHD và pháp luật về CTHD; 6 1.2.2. Các nghiên cứu về những ưu điểm và nhược điểm của CTHD từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của loại hình công ty này. 2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 2.1. Một số vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được nghiên cứu trong các công trình khoa học đã công bố Tác giả đưa ra các đánh giá về các vấn đề sau: Thứ nhất, về khái niệm, đặc điểm của CTHD và CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; Thứ hai, về tư cách pháp nhân của CTHD và CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; Thứ ba, về hình thức pháp lý của CTHD và CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; Thứ tư, về thực trạng pháp luật về CTHD và CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; Thứ năm, về một số giải pháp đối với việc hoàn thiện pháp luật về CTHD ở Việt Nam. 2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án chưa được nghiên cứu và luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết Những vấn đề về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL chưa được làm rõ và cần phải nghiên cứu, giải quyết là: Thứ nhất, khái niệm, đặc điểm của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; Thứ hai, vai trò và ưu thế của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; Thứ ba, các biến thể của CTHD trong lĩnh vực cung cấp DVPL; Thứ tư, tư cách pháp nhân và hình thức pháp lý của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; 7 Thứ năm, cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành và cơ chế đại diện của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; Thứ sáu, thành viên của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL và vấn đề trách nhiệm pháp lý của các thành viên này đối với các hậu quả xảy ra trong quá trình cung cấp DVPL của CTHD; Thứ bảy, thực trạng pháp luật Việt Nam về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; Thứ tám, định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. 3. LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.1. Lý thuyết nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài luận án, tác giả luận án sử dụng các lý thuyết chủ yếu sau đây: Lý thuyết về công ty hợp danh; Lý thuyết về dịch vụ pháp lý; Lý thuyết về pháp nhân 3.2. Câu hỏi nghiên cứu Luận án có nhiệm vụ giải quyết những câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Khái niệm và đặc điểm của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL? Vì sao các DVPL thường do CTHD thực hiện? 2) Vai trò của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL? Ưu thế của CTHD so với các loại chủ thể khác khi thực hiện cung cấp DVPL? 3) Các biến thể của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL? Kinh nghiệm của các nước trong điều chỉnh pháp luật đối với CTHD cung cấp DVPL và Việt Nam có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới? 4) Thực trạng pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL như thế nào? Thực tiễn thi hành các quy định đó ra sao? 8 5) Những hạn chế, bất cập của pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở Việt Nam? 6) Định hướng và một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở Việt Nam? 3.2. Giả thuyết nghiên cứu Luận án được triển khai dựa trên giả thuyết sau: Khoa học pháp lý chưa làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL và pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở Việt Nam. Kết luận chương dẫn nhập Qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các công trình khoa học đã công bố cho thấy: Các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam chủ yếu nghiên cứu về CTHD nói chung, còn CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL được rất ít các công trình đề cập tới, dường như CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ 1.1. Những vấn đề lý luận về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 1.1.1. Khái quát về dịch vụ pháp lý 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ pháp lý WTO không định nghĩa DVPL mà chỉ liệt kê các loại DVPL bao gồm: Các dịch vụ đại diện và tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau (8611); các dịch vụ đại diện và tư vấn pháp lý về pháp luật hình sự (86111); các dịch vụ đại diện và tư vấn trong các thủ tục tư pháp liên quan đến các lĩnh vực pháp luật khác (86119); các dịch vụ đại diện và tư vấn pháp lý tại các thủ tục tố tụng theo luật trước các cơ quan bán tư pháp, tài phán hành chính (CPC 8612/86120); các dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng (CPC 8613/86130); các dịch vụ thông tin và tư vấn pháp lý khác (CPC 8619/86190). Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu vẫn còn có các cách hiểu khác nhau và chưa thống nhất về khái niệm DVPL. Còn theo tác giả luận án: Dịch vụ pháp lý là một hình thức kinh doanh có điều kiện, trong đó bên cung ứng dịch vụ cung cấp các thông tin pháp lý, tư vấn, giải đáp pháp luật và thực hiện các công việc khác có liên quan đến pháp luật cho khách hàng với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. 1.1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ pháp lý Dịch vụ pháp lý có những đặc trưng cơ bản sau đây: Thứ nhất, dịch vụ pháp lý có tính gắn liền với pháp luật. 10 Thứ hai, chủ thể cung cấp dịch vụ pháp lý phải có chuyên môn về pháp luật. Thứ ba, chất lượng của DVPL khó xác định, dễ bị sao chép. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 1.1.2.1. Khái niệm công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL được thành lập dựa trên sự liên kết của ít nhất hai luật sư, cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh với tư cách là những đồng chủ sở hữu nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Các thành viên phải chịu trách nhiệm cá nhân, vô hạn và liên đới đối với tất cả các khoản nợ của công ty. 1.1.2.2. Đặc điểm của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL có một số điểm về: (i) Thành viên; (ii) Trách nhiệm tài sản của thành viên; (iii) Tư cách pháp nhân; (iv) Cơ chế phân chia quyền lực trong công ty. 1.1.3. Vai trò và ưu thế của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 1.1.3.1. Vai trò của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL có vai trò: (1) Là công cụ để các luật sư thực hành nghề nghiệp nhằm đạt được mục đích của mình; (2) Là hình thức kinh doanh có thể hạn chế rủi ro cho khách hàng bằng cách gắn rủi ro của khách hàng với rủi do của các nhà cung cấp dịch vụ (chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên công ty). 11 1.1.3.2. Ưu thế của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý so với các chủ thể khác tham gia cung cấp dịch vụ pháp lý Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL có ưu thế tương đối lớn so với các tổ chức hành nghề cung cấp DVPL khác như: (1) Được khách hàng tin tưởng hơn vì chế độ trách nhiệm của các thành viên là vô hạn; (2) Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và pháp luật ít can thiệp vào vấn đề quản lý nội bộ; (3) Phát huy được trí tuệ tập thể và các yếu tố như uy tín, kinh nghiệm... 1.1.4. Các biến thể của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận một hình thức duy nhất của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL là CTLHD thông thường; tuy nhiên, pháp luật của nhiều nước trên thế giới đã quy định rất nhiều biến thể khác nhau của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL mà hai trong số biến thể quan trọng nhất đó là CTLHD hữu hạn và CTLHD trách nhiệm hữu hạn. 1.2. Pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chủ yếu của pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung DVPL là hệ thống các quy phạm pháp luật, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động và chấm dứt công ty. Pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL có hai đặc điểm sau: Thứ nhất, pháp luật về CTHD hoạt động trong 12 lĩnh vực cung cấp DVPL được quy định trong LDN, LLS và các văn bản hướng dẫn thi hành; thứ hai, các quy phạm pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL chủ yếu liên quan đến tính chất hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL bao gồm các nội dung chủ yếu sau: (1) Các quy định về bản chất pháp lý của công ty; (2) Các quy định về thành lập và đăng ký hoạt động; (3) Các quy định về thành viên của công ty; (4) Các quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành và cơ chế đại diện của công ty; (5) Các quy định về vốn của công ty; (6) Quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty; (7) Các quy định về tổ chức lại và chấm dứt công ty. 1.2.2. Vai trò của pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL có những vai trò như sau: Thứ nhất, tạo khuôn khổ pháp lý để các nhà đầu tư thực hiện quyền tự do kinh doanh DVPL; Thứ hai, đảm bảo quyền sở hữu vốn và tài sản trong kinh doanh của các nhà đầu tư; Thứ ba, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh DVPL được thực hiện một cách hợp pháp; Thứ tư, ghi nhận sự đa dạng của các hình thức đầu tư trong nền kinh tế thị trường, làm tăng khả năng lựa chọn các hình thức tổ chức kinh doanh cho nhà đầu tư. 1.2.3. Nguồn của pháp luật điều chỉnh đối với công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL được điều chỉnh chủ yếu bởi các nguồn luật sau: Luật quốc tế, luật quốc gia, thói quen, tập quán quốc tế và án lệ. 1.1.4. Khái quát pháp luật về công ty hợp danh hoạt động 13 trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.1.4.1. Khái quát pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở một số nước trên thế giới * Pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý của Hoa Kỳ * Pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý của Anh * Pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý của Trung Quốc * Pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý của Singapore 1.1.4.2. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam khi nghiên cứu pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý của các nước khác Kết luận chương 1 Bản chất của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL là một quan hệ hợp đồng. Các biến thể của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở các quốc gia trên thế giới tương đối thịnh hành; mặc dù vậy, pháp luật Việt Nam vẫn chưa ghi nhận bất kỳ một biến thể nào. 14 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 2.1.1. Thực trạng quy định về thành lập công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 2.1.1.1. Điều kiện thành lập công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Pháp luật hiện hành quy định muốn thành lập CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL phải tuân thủ điều kiện chung được quy định trong LDN (2014) và điều kiện riêng được quy định trong LLS (2012). 2.1.1.2. Hình thức của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Hình thức của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở các nước trên thế giới rất đa dạng nhưng pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận một hình thức duy nhất là CTLHD thông thường. 2.1.1.3. Vốn của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Vốn của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL theo pháp luật của các nước rất đa dạng có thể là uy tín, kỹ năng, dịch vụ... nhưng pháp luật Việt Nam lại chưa thừa nhận những hình thức góp vốn này. 2.1.1.4. Thủ tục thành lập công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 15 Thủ tục thành lập CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở các nước hết sức đơng giản và hầu như không phải đăng ký kinh doanh nhưng pháp luật Việt Nam lại quá nhấn mạnh đến thủ tục đăng ký doanh nghiệp. 2.1.2. Thực trạng quy định về thành viên của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 2.1.2.1. Tư cách thành viên của công t
Luận văn liên quan