Tóm tắt Luận án Đa dạng hóa sinh kế và thu nhập của hộ dân tộc khmer ở đồng bằng sông Cửu Long

Qua thống kê cho thấy, quan sát tại nông hộ ở tỉnh Kiên Giang trung bình tuổi của đáp viên là 52 tuổi, nhỏ nhất là 22 tuổi và lớn nhất là 85 tuổi. Trung bình các nông hộ đạt trình độ là lớp 6 và nông hộ có trình độ cao nhất là cao học. Bên cạnh đó, quan sát tại nông hộ ở tỉnh Trà Vinh trung bình tuổi của đáp viên là 49 tuổi, nhỏ nhất là 30 tuổi và lớn nhất là 72 tuổi. Trình độ học vấn trung bình của nông hộ ở đây là lớp 6 và nông hộ có trình độ cao nhất cũng là cao học. Tiếp theo, qua thống kê cho thấy, quan sát tại nông hộ ở tỉnh Sóc Trăng trung bình tuổi của đáp viên là 50 tuổi, nhỏ nhất là 28 tuổi và lớn nhất là 83 tuổi. Các nông hộ đạt trình độ trung bình là lớp 4 và nông hộ có trình độ cao nhất cũng là lớp 12. Kết quả này phù hợp với khảo sát của tổng cục thống kê năm 2020 và các nghiên cứu tương tự tại các tỉnh ĐBSCL (An, 2010; Nghi & Trịnh, 2011a) Kết quả cho thấy, nghề nghiệp chính các nông hộ ở Kiên Giang chủ yếu là nông dân với tỷ lệ lớn nhất là 80,7%, kế tiếp đó là mua bán chiếm tỷ lệ 13,7%, nghề nuôi tôm chiếm 1,2% và còn lại các nghề khác chiếm 14,7%. Nghề nghiệp phụ chiếm tỷ lệ lớn nhất là mua bán với tỷ lệ là 31,6%, làm thuê và nông dân cùng chiếm tỷ lệ là 21% còn lại các nghề khác chiếm tỷ lệ 10,7%. Đối với Trà Vinh, nghề nghiệp chính các nông hộ ở Trà Vinh chủ yếu là nông dân với tỷ lệ 76%, kế tiếp đó là làm thuê chiếm tỷ lệ 13,2%, nghề thợ hồ chiếm 6,5%, nuôi tôm và còn lại các nghề khác cùng chiếm 1,08% . Nghề nghiệp phụ chiếm tỷ lệ lớn nhất là chăn nuôi với tỷ lệ là 88%, làm thuê và nông dân cùng chiếm tỷ lệ là 1,3% còn lại các nghề khác chiếm tỷ lệ 6,7%. Trong khi Sóc Trăng, nông hộ đa số làm nghề nuôi tôm với tỷ lệ 27,3%, nông dân dân chiếm tỷ lệ 22,7%, thợ hồ là đứng ba (16,3%), kế tiếp là mua bán (11,8%) và làm thuê chiếm 7,2%. Nghề nghiệp phụ là nông dân là làm thuê cùng chiếm tỷ lệ là 17,6%, chăn nuôi với tỷ lệ là 14% còn lại nghề khác chiếm tỷ lệ 20,7%. Kết quả thống kê nghề nghiệp của nông hộ Khmer của địa bàn khảo sát phù hợp với nghiên cứu của (Trang et al., 2013)

pdf28 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 43 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đa dạng hóa sinh kế và thu nhập của hộ dân tộc khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã ngành: 62620115 NGÔ THANH VŨ ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA HỘ DÂN TỘC KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Cần Thơ , 2023 ii CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: Pgs.Ts. QUAN MINH NHỰT Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng bảo vệ luận án cấp cơ sở Họp tại: Phòng Bảo vệ luận án tiến sĩ (Phòng họp 3, lầu 2) Nhà điều hành, Trường Đại học Cần Thơ Vào lúc: 14 giờ ngày 23 tháng 6 năm 2023 Phản biện 1: Phạn biện 2: Xác nhận đã xem lại của Chủ tịch Hội đồng Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ - Thư viện Quốc Gia Việt Nam. 1 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Tạp chí trong nước 1. Ngô Thanh Vũ và Quan Minh Nhựt (2022). Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân tộc Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí kinh tế và QTKD, số 22 , 59-67. 2. Ngô Thanh Vũ và Quan Minh Nhựt (2022). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học và nông nghiệp Việt Nam, số 20(8), 1107-1114. 3. Ngô Thanh Vũ và Quan Minh Nhựt (2022). Mối quan hệ của đa dạng hóa sinh kế đến thu nhập của hộ Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí phát triển bền vững Vùng, quyển 12, số 4 (12/2022), 108-122. Kỷ yếu hội thảo 1. Ngô Thanh Vũ và Quan Minh Nhựt (2022). Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng hóa sinh kế và thu nhập. Kỷ yếu hội thảo khoa học – Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại 4.0. Khoa kinh tế - Trường Đại học Kiên Giang, 48-66. 2. Ngô Thanh Vũ, Quan Minh Nhựt và Phạm Thị Hồng Như (2022). Phát triển du lịch cộng đồng nhằm đảm bảo sinh kế cho người Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Kỷ yếu hội thảo khoa học – Phát triển du lịch gắn với kinh tế biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trường Đại học Kiên Giang, 51-60. 3. Ngo Thanh Vu and Quan Minh Nhut (2022) Factors affecting the livelihood of Khmer in Kien Giang Province. The first international conference on the issues of social sciences and humanities. University of social sciences and humanities, 565- 583. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Tính cấp thiết về mặt lý thuyết Các nghiên cứu về đa dạng hóa sinh kế đang ngày càng được chú ý trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các tiêu chí khác nhau để đo lường mức độ đa dạng hóa sinh kế như: chuyển từ các hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp (Woldehanna, 2000; (Abdulai & CroleRees, 2001); Davis, 2003); tăng số lượng nguồn thu nhập và sự cân bằng giữa các nguồn khác nhau (Ersado, 2003; (Schwarze & Zeller, 2005)); tự tạo việc làm phi nông nghiệp là nguồn thu tạo ra thu nhập cao nhất so với các nguồn thu khác (Sarah, 2011) là những thước đo nổi bật. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến đa dạng hóa của hộ gia đình như: đặc điểm bản thân của chủ hộ như giới tính, tuổi, học vấn,.; đặc điểm của hộ gia đình như quy mô hộ, nhà, số lao động, nghề nghiệp, tỷ lệ số người phụ thuộc, thu nhập nông nghiệp, diện tích đất canh tác, quan hệ xã hội, hỗ trợ từ người thân, hỗ trợ từ chính phủ, vay, tiết kiệm,v.v và những yếu tố về cộng đồng nơi hộ gia đình sinh sống như khoảng cách từ làng xã đến trung tâm thành phố, khả năng tiếp cận tín dụng, rủi ro sinh kếNgoài ra các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến da dạng hóa sinh kế của nông hộ được tiếp cận bằng chỉ số Simpson index of diversity (SID) sẽ tốt hơn so với các chỉ số khác vì tính mạnh mẽ, đơn giản và được chấp nhận rộng rãi (Khatun & Roy, 2012). Tính cấp thiết về mặt thực tiễn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất rộng lớn với nhiều dân tộc sinh sống, dân số toàn vùng là 17.367.169 người (Tổng cục Thống kê, 2020). Ở đây có 44 tộc người cư trú, trong đó tộc người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa là 4 tộc người đông nhất, cụ thể: người Kinh chiếm 92%, người Khmer chiếm 6,59%, người Hoa chiếm 0,86% và người Chăm chiếm 0,075% tổng dân số ĐBSCL (Tổng cục Thống kê, 2020). Sau người Kinh thì người Khmer là dân tộc đông nhất ở ĐBSCL, địa bàn cư trú của họ ở khắp 13 tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL nhưng tập trung đông đảo nhất là ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Kiên Giang. Sinh kế của người dân tộc Khmer chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi,). Bên cạnh đó cũng có các nghề thủ công truyền thống như đan lát, gốm, dệt (Huy & Nghiêm, 2008; Lộc, 2015; Việt, 2020). Việc tập trung vào sản xuất nông nghiệp làm cho thu nhập của họ 2 chịu tác động rất lớn từ các yếu tố thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, giá bán không ổn định, từ đó khiến họ phải chấp nhận nguồn thu nhập bị đe dọa và đa phần họ không có thêm các hoạt động sản xuất khác để hỗ trợ tăng thu nhập và giảm rủi ro khi hoạt động nông nghiệp của họ bị thất thu. Đây là vấn đề rất lớn khiến cộng đồng người Khmer tại ĐBSCL có tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Toàn vùng có 278.290 hộ nghèo, 256.420 hộ cận nghèo, trong đó số hộ nghèo là người Khmer chiếm đến 19,41% so với tổng số hộ nghèo toàn vùng (Huệ, 2020a; Nghi & Trịnh, 2011a; Trang et al., 2013). Khoảng cách giàu nghèo giữa người Khmer và các dân tộc khác vẫn là vấn đề lớn và được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng (Đệ & Bé, 2005; Lộc, 2015; Trang et al., 2013). Mặc dù gần đây đã có nhiều chương trình hỗ trợ được Chính phủ triển khai, đặc biệt trong đó là chương trình 135 để trợ giúp người nghèo đối với các xã khó khăn thông qua giao đất, cấp đất, dạy nghề nhằm cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo nhưng vẫn cần phải duy trì trong thời gian tới để các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có thể tiến tới tự tạo việc làm cho chính mình và thoát khỏi đói nghèo bền vững (Đệ & Bé, 2005; Huy & Nghiêm, 2008; Nghi & Trịnh, 2011a; Xuân & Nam, 2011). Do đó để ổn định thu nhập, đảm bảo cuộc sống, nhiều hộ gia đình người Khmer vùng ĐBSCL buộc phải tìm phương kế khác để thêm vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hộ dân tộc Khmer được xác định là một trong 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, được phê duyệt tại quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. Thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu về đa dạng hóa sinh kế và thu nhập của hộ dân tộc Khmer ở ĐBSCL là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp giúp đồng bào dân tộc Khmer ổn định thu nhập, đảm bảo đời sống, khắc phục những khó khăn mà hộ còn gặp phải. Đồng thời, góp phần vào thực hiện thắng lợi công tác xóa đói, giảm nghèo của khu vực ĐBSCL nói riêng và của Việt Nam nói chung. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là phân tích các yếu tố tác động đa dạng hóa sinh kế và sự ảnh hưởng của đa dạng hóa sinh kế đến thu nhập để đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện đời sống của hộ dân tộc Khmer ở ĐBSCL. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đa dạng sinh kế của hộ dân tộc Khmer ở ĐBSCL. Vì vậy, nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng 3 thu nhập của hộ Khmer ở ĐBSCL. Ngoài ra còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh kế và thu nhập của hộ dân tộc Khmer ở ĐBSCL. Không gian nghiên cứu Theo số liệu thống kê tại ĐBSCL có 1.141.241 người dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 6,59% dân số khu vực. Những tỉnh có hộ Khmer sinh sống nhiều nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang với tổng số hộ Khmer là 253.090, chiếm tỷ lệ 78,19% tổng số hộ Khmer vùng ĐBSCL. Do đó, để mang tính đại diện và tính khoa học, luận án sẽ thu thập số liệu của hộ dân tộc thiểu số ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Kiên Giang làm dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp được thu thập dựa trên kết quả khảo sát về thực trạng kinh tế - xã hội của của 53 dân tộc thiểu số năm 2019 (giai đoạn 2015-2019), thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo của cơ quan quản lý chuyên môn, những quy định và chính sách nông nghiệp Việt Nam (Tổng Cục thống kê, Uỷ ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và các báo cáo tổng kết của Cục thống kê 13 tỉnh thành ĐBSCL. Ngoài ra, luận án còn sử dụng số liệu từ các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố. Giai đoạn 1 nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 330 nông hộ Khmer tại 03 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh. Trong đó, Sóc Trăng 126 hộ, Trà Vinh 118 hộ và Kiên Giang 86 hộ. Giai đoạn 2 nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 330 nông hộ Khmer lặp lại tại các hộ được khảo sát trong giai đoạn 1 (330 hộ). Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan, nhiều hộ đã thay đổi địa chỉ và đi làm ăn xa nên không thể lấy đủ số lượng ban đầu, 45 hộ Khmer đã bị loại trong đợt điều tra giai đoạn 2 nên tác giả chỉ phỏng vấn được 285 hộ; trong đó, Sóc Trăng 108 hộ, Trà Vinh 192 hộ và Kiên Giang 85 hộ. Như vậy, tổng số quan sát mẫu dùng để phân tích trong nghiên cứu là 570 quan sát. Nội dung nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đa dạng hóa sinh kế và thu nhập ở ĐBSCL. Phân tích thực trạng hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ Khmer ở ĐBSCL. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa sinh kế của hộ dân tộc Khmer ở ĐBSCL. Đề xuất giải pháp giúp hộ dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao thu nhập từ đó cải thiện đời sống. 4 1.4 Những điểm mới của luận án Về học thuật Nghiên cứu hệ thống hóa đầy đủ các lý thuyết, phương pháp phân tích tác động đa dạng hóa sinh kế đến thu nhập của hộ Khmer tại ĐBSCL. Nghiên cứu bổ sung đánh giá thêm những nguồn lực ảnh hưởng đến đa dạng hóa sinh kế và thu nhập mà những nghiên cứu trong nước trước đây chưa đề cập đến. Nghiên cứu là một công trình thử nghiệm kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm lặp lại và nghiên cứu ứng dụng, qua đó xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu dựa trên cả 3 mô hình hồi quy là 2SLS, GMM và GMM-REM. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh độ tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặt phương pháp luận trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa sinh kế và thu nhập. Về thực tiễn Nghiên cứu đa dạng hóa sinh kế đã được thực hiện khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xác định được đối tượng ảnh hưởng đến đa dạng hóa sinh kế để ổn định thu nhập, đảm bảo đời sống cho hộ gia đình mà rất ít nghiên cứu xác định được mối quan hệ giữa đa dạng hóa sinh kế sẽ tác động như thế nào đến nguồn thu nhập của nông hộ, do vậy rất khó đề ra những chính sách cụ thể cũng như định hướng phù hợp cho nông hộ khi đa dạng hóa. Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố tác động đa dạng hóa sinh kế và sự ảnh hưởng của đa dạng hóa sinh kế đến thu nhập từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện đời sống của hộ dân tộc Khmer ở ĐBSCL là rất cần thiết. Luận án sử dụng dữ liệu bảng (panel data) nghiên cứu quan sát trong giai đoạn 2018 - 2020 để đưa ra chính xác hơn kết quả đo lường các yếu tố tác động đến đa dạng hóa sinh kế, cũng như sự ảnh hưởng của đa dạng hóa sinh kế đến thu nhập. Từ đó, luận án có thể đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp với tình hình đời sống của hộ Khmer vùng ĐBSCL hiện nay. Nghiên cứu đã xây dựng bốn nhóm giải pháp đề xuất nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hóa sinh kế, đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân tộc Khmer vùng ĐBSCL, bao gồm: (1) Nhóm giải pháp về cải thiện và nâng cao các nguồn vốn sinh kế hộ Khmer; (2) Nhóm giải pháp về cải thiện khả năng đa dạng hoá sinh kế đảm bảo đời sống ổn định thu nhập của hộ dân tộc Khmer ở ĐBSCL; (3) Nhóm giải pháp về phát triển sinh kế bền vững của hộ Khmer vùng ĐBSCL và (4) Nhóm giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đẩy mạnh đa dạng hóa sinh kế phù hợp với văn hóa của người Khmer vùng ĐBSCL. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết sinh kế Các khái niệm cơ bản Thuật ngữ "sinh kế" đã có từ lâu, nhưng do nó là một khái niệm rộng nên nó thường được hiểu và sử dụng khác nhau ở mỗi quốc gia và ở mỗi cấp độ. Cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất, vì hai trường phái khoa học lý thuyết và khoa học thực hành vẫn chưa kết thúc cuộc tranh luận. Vì vậy, có những điểm tương đồng về khái niệm, nhưng cũng có những điểm khác biệt: Sau khi xem xét các định nghĩa phổ biến về khái niệm này, Ellis (2000) định nghĩa về sinh kế như sau: Sinh kế bao gồm các tài sản (vốn tự nhiên, vật chất, con người, tài chính và xã hội), các hoạt động và khả năng tiếp cận những tài sản này (qua trung gian là các thể chế và quan hệ xã hội) cùng nhau quyết định mức sống mà cá nhân hoặc hộ gia đình có được. Đa dạng hóa sinh kế Đa dạng hóa sinh kế nông thôn là chủ đề của nghiên cứu dựa trên khái niệm và chính sách vì thu nhập từ nông nghiệp đang chịu áp lực do bùng nổ dân số (Barrett et al., 2001; Davies, 1993; Ellis, 1998; Bryceson, 1999). Đôi khi người ta nhận ra rằng, người dân nông thôn không còn ở trong giới hạn của trồng trọt, đánh bắt, quản lý rừng hoặc chăn nuôi nhưng kết hợp nhiều loại nghề nghiệp với nhau để xây dựng một danh mục hoạt động đa dạng (Dercon & Krishanan, 1996; Ellis, 2000; Unni, 1996). Trên thực tế, đa dạng hóa sinh kế được định nghĩa là một quá trình trong đó các thành viên hộ gia đình xây dựng một danh mục hoạt động đa dạng và khả năng hỗ trợ xã hội trong cuộc đấu tranh sinh tồn và nhằm cải thiện mức sống của họ (Ellis, 1998). Các chỉ số đo lường đa dạng hóa sinh kế Đo lường bằng việc làm phi nông nghiệp Đo lường bằng số lượng các nguồn thu nhập Đo lường bằng chỉ số Herfindahl nghịch đảo Đo lường bằng chỉ số Herfindahl – Simpson Đo lường bằng chỉ số Simpson index of diversity. Cách tiếp cận khung phân tích sinh kế Khung phân tích sinh kế của DFID Khung phân tích sinh kế của UNDP Khung phân tích sinh kế của CARE Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa sinh kế Theo lý thuyết sinh kế bền vững, các hộ gia đình có khả năng đa 6 dạng hóa cao còn phụ thuộc vào việc họ tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau. Vấn đề này lý giải rằng, các hộ gia đình thường không có cơ hội ngang bằng nhau khi tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, nên ít đa dạng hóa (Abdulai & CroleRees, 2001). Chính vì vậy, để tham gia vào hoạt động nông nghiệp cũng như các hoạt động phi nông nghiệp thì tài sản của hộ gia đình thường được sử dụng như là con người, vật chất, tài chính, tự nhiên và xã hội. (Scoones, 1998) xác định năm loại tài sản chính xác định tình trạng tài sản và tính bền vững sinh kế của các chiến lược sống còn của hộ gia đình. Các loại này là vốn tự nhiên (đất, nước, cây cối); vốn vật chất (kênh mương, công trình, đường sá); vốn con người (giáo dục, kỹ năng, sức khỏe); vốn tài chính hoặc các khoản thay thế (tiền tiết kiệm, trang sức, dê và bò); và vốn xã hội (mạng lưới, hiệp hội).. Mối quan hệ giữa đa dạng hóa sinh kế và thu nhập Đa dạng hóa sinh kế đã được đưa ra như một trong những chiến lược hộ gia đình sử dụng để giảm thiểu sự thay đổi về thu nhập hộ gia đình và để đảm bảo thu nhập tối thiểu (Alderman et al., 1992). Theo Abdulai et al., (2001) thì đa dạng hóa sinh kế là việc phân bổ tài sản sản xuất giữa các hoạt động tạo thu nhập khác nhau, cả trong và ngoài nông trại. Reardon et al., (1992) cho rằng trong sự thất bại hoặc gần như không có thị trường bảo hiểm tiêu dùng và bảo hiểm mùa màng và những thiếu sót của "mạng lưới xã hội" không hiệu quả, các hộ gia đình phải chuyển sang đa dạng hóa thu nhập. 7 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Theo số liệu thống kê tại ĐBSCL có 1.141.241 người dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 6,59% dân số khu vực. Những tỉnh có hộ Khmer sinh sống nhiều nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang với tổng số hộ Khmer là 253.090, chiếm tỷ lệ 78,19% tổng số hộ Khmer vùng ĐBSCL. Do đó, để mang tính đại diện và tính khoa học, luận án sẽ thu thập số liệu của hộ dân tộc thiểu số ở 3 tỉnh (Sóc Trăng, Trà Vinh và Kiên Giang), mỗi tỉnh chọn 1 thành phố và 2 huyện tiêu biểu có nhiều hộ dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó 1 huyện chậm phát triển và 1 huyện phát triển tương đối trong lĩnh vực đa dạng hóa sinh kế và thu nhập; mỗi huyện, thành phố chọn 2 xã, phường tiêu biểu theo các tiêu chí như trên để tiến hành nghiên cứu, khảo sát. Đối với tỉnh Kiên Giang tiến hành phòng vấn 02 huyện là Châu Thành, Gò Quao và 01 thành phố Rạch Giá. Đối với tỉnh Sóc Trăng tiến hành phòng vấn 02 huyện là Trần Đề, Mỹ Xuyên và 01 thị xã Vĩnh Châu. Đối với tỉnh Trà Vinh tiến hành phòng vấn 02 huyện là Trà Cú, Cầu Ngang và 01 thị xã Duyên Hải. 3.2 Phương pháp phân tích Thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối được sử dụng để mô tả tình hình đời sống kinh tế xã hội vùng ĐBSCL, mô tả thông tin tổng quát của các hộ dân tộc thiểu số trong đó có hộ Khmer. Phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa sinh kế của hộ Khmer vùng ĐBSCL, phương pháp phân tích bảng chéo để tìm ra mối quan hệ giữa đa dạng hóa sinh kế và thu nhập của hộ Khmer vùng ĐBSCL. Trong luận án còn sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và tổng hợp ý kiến và đây là cơ sở khoa học quan trọng của luận án để đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập của hộ Khmer vùng ĐBSCL. Phân tích hồi quy đa biến Có rất nhiều công cụ để hỗ trợ phân tích sinh kế cho hộ Khmer nhưng luận án này lựa chọn phương pháp phân tích hồi quy đa biến để phân tích sinh kế cho hộ Khmer vùng ĐBSCL. Trong mô hình hồi quy, đa dạng sinh kế của hộ dân Khmer được đo lường bằng chỉ số đa dạng hóa Simpson index of diversity (SID) với các nhân tố đo lường được mô tả như sau: 8 Y = β0i + β1Xit + β2Xit+⋯.+βiXit + 𝑢𝑢𝑖𝑖𝑖𝑖 (3.1) Trong đó: β0 Hệ số chặn β1 β20 Hệ số cần ước lượng trong mô hình Các biến trong hàm hồi quy được định nghĩa như sau Y Đa dạng hóa thu nhập (SID) X1 Năm phỏng vấn (Biến giả; 0 = 2018, 1 = 2020) X2 Tuổi của chủ hộ (năm) X3 Trình độ học vấn chủ hộ (số năm đi học) X4 Quy mô hộ gia đình (số người trong độ tuổi lao động) X5 Đào tạo nghề: các thành viên trong hộ được tập huấn, đào tạo về nghề nghiệp, phương thức sản xuất (Biến giả; 1 = có, 0 = không) X6 Nhà ở (biến giả, nhà ở kiên cố (cấp 1,2,3,4) nhận giá trị 1, nhà không đạt tiêu chuẩn kiên cố nhận giá trị 0) X7 Phương tiện sản xuất: Hộ gia đình có các loại máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất như máy cày, máy bơm nước, (Biến giả; 1 = có, 0 = không) X8 Vay: Hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức, cá nhân (Biến giả; 1 = có, 0 = không). X9 Tiết kiệm: Hộ gia đình có tiền gửi tiết kiệm (Biến giả; 1 = có, 0 = không). X10 Diện tích đất sản xuất: Tổng diện tích đất nhà và đất thuê canh tác (công) X11 Tham gia các hiệp hội: Tham gia các hội nông dân, hội phụ nữ, hợp tác xã tại địa phương (Biến giả; 1 = có, 0 = không). X12 Mối quan hệ xã hội: Hộ gia đình có họ hàng, người thân là cán bộ địa phương (Biến giả; 1 = có, 0 = không). X13 Chi phí quan hệ xã hội: Tổng tiền (giá trị quà tặng) của hộ gia đình cho cán bộ địa phương trong năm (đồng) X14 Hỗ trợ từ chính phủ: các khoản trợ cấp của Nhà nước nhận được bình quân trong năm (đồng) X15 Hỗ trợ từ người thân: các khoản tiền nhận được từ người thân (không sống cùng hộ) bình quân hàng năm (đồng) X16 Trường nghề: Huyện của hộ có trường dạy nghề (Biến giả; 1 = có, 0 = không). X17 Những rủi ro từ thiên nhiên như xâm nhập mặn, hỏa hoạn, dịch bệnh, lốc và các loại thiên tai khác xảy ra tại địa phương sinh sống (biến giả, hộ gặp những rủi ro thiên tai lũ lụt trong năm 2018 hoặc 2020 = 1, không có = 0) X18 Tổng số l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_da_dang_hoa_sinh_ke_va_thu_nhap_cua_ho_dan_t.pdf
  • pdf3. Tom tat luan an EN.pdf
  • docx4. Trang thong tin diem moi luan an - VN.docx
  • docx5. Trang thong tin diem moi luan an - EN.docx
  • pdfQĐCT_Ngô Thanh Vũ.pdf
Luận văn liên quan