Trong điều trị nội nha, hệ thống ống tủy phải được phát hiện, làm
sạch và trám bít theo cả ba chiều. Để phục vụ việc điều trị tủy, hình
thái hốc tủy đã được nghiên cứu ngày càng sâu. Giải phẫu chân răng
và giải phẫu ống tủy thường được nghiên cứu đồng thời.
Các răng cối lớn hàm trên và dưới đều có nhiều chân răng và hệ
thống ống tủy phức tạp hơn, trong khi nhu cầu điều trị nội nha các
răng này lại cao hơn so với các răng khác. Nhiều nghiên cứu trên thế
giới về đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy các răng cối lớn thực
hiện trên những nhóm cư dân khác nhau đã cho thấy các răng cối lớn
có nhiều biến thể hình thái chân răng và ống tủy.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đặc điểm hình thái ống tủy răng
cối lớn như Nguyễn Tấn Hưng (2007), Phạm Thị Thu Hiền (2008)
khảo sát chân gần ngoài răng cối lớn thứ nhất (I) hàm trên, Lê Thị
Hường (2009) khảo sát ống tủy hình C ở răng cối lớn thứ hai (II)
hàm dưới. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu toàn diện về hình thái chân
răng và ống tủy các răng cối lớn người Việt.
Trong khoảng một thập niên gần đây, cone beam CT (CBCT) được
ứng dụng rộng rãi trong Nha khoa nên kho dữ liệu CBCT đủ dồi dào
để cung cấp cỡ mẫu đủ lớn cho một khảo sát toàn diện về ống tủy
các răng cối lớn. Conebeam CT cung cấp hình ảnh 3 chiều của răng
với độ phân giải không gian tốt trong tất cả các mặt phẳng, đã được
chứng minh là một phương pháp đáng tin cậy, có độ chính xác cao
trong nghiên cứu hình thái ống tủy
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy răng cối lớn thứ nhất và thứ hai Người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HUỲNH HỮU THỤC HIỀN
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CHÂN RĂNG VÀ
ỐNG TỦY RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT VÀ
THỨ HAI NGƢỜI VIỆT
Ngành: Răng - Hàm - Mặt
Mã số: 62720601
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
TP Hồ Chí Minh- Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Tử Hùng
Phản biện 1: .......................................................................................
Phản biện 2: .......................................................................................
Phản biện 3: .......................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
vào hồi ..giờ.ngày.tháng..năm .
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM
- Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Huỳnh Hữu Thục Hiền. “Sự đối xứng về giải phẫu chân răng và
ống tủy ở các răng cối lớn hàm trên và hàm dưới người Việt”. Tạp
chí Y học thành phố Hồ Chí Minh tập 21, phụ bản số 4/2017, tr. 95-
101.
2. Huỳnh Hữu Thục Hiền, Hoàng Tử Hùng. “Hình thái hốc tủy nhóm
răng cối lớn”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh tập 21, phụ bản
số 4/2017, tr. 102-111.
3. Huynh H, Hoang T H. “The prevalence of three-rooted mandibular
molars in a Vietnamese subpopulation”. Poster presentation in 31st
International Association for Dental Research, South-East Asia
Division 2017. Abstract in Abstract Book of the conference, p. 338.
4. Huynh H, Hoang T H. “Evaluation of C-shaped root canalof
mandibular second molars in a Vietnamese subpopulation using
CBCT”. Oral presentation in 32st International Association for
Dental Research, South-East Asia Division 2018. Abstract in
Abstract Book of the conference, p. 116-117.
1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều trị nội nha, hệ thống ống tủy phải được phát hiện, làm
sạch và trám bít theo cả ba chiều. Để phục vụ việc điều trị tủy, hình
thái hốc tủy đã được nghiên cứu ngày càng sâu. Giải phẫu chân răng
và giải phẫu ống tủy thường được nghiên cứu đồng thời.
Các răng cối lớn hàm trên và dưới đều có nhiều chân răng và hệ
thống ống tủy phức tạp hơn, trong khi nhu cầu điều trị nội nha các
răng này lại cao hơn so với các răng khác. Nhiều nghiên cứu trên thế
giới về đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy các răng cối lớn thực
hiện trên những nhóm cư dân khác nhau đã cho thấy các răng cối lớn
có nhiều biến thể hình thái chân răng và ống tủy.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đặc điểm hình thái ống tủy răng
cối lớn như Nguyễn Tấn Hưng (2007), Phạm Thị Thu Hiền (2008)
khảo sát chân gần ngoài răng cối lớn thứ nhất (I) hàm trên, Lê Thị
Hường (2009) khảo sát ống tủy hình C ở răng cối lớn thứ hai (II)
hàm dưới. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu toàn diện về hình thái chân
răng và ống tủy các răng cối lớn người Việt.
Trong khoảng một thập niên gần đây, cone beam CT (CBCT) được
ứng dụng rộng rãi trong Nha khoa nên kho dữ liệu CBCT đủ dồi dào
để cung cấp cỡ mẫu đủ lớn cho một khảo sát toàn diện về ống tủy
các răng cối lớn. Conebeam CT cung cấp hình ảnh 3 chiều của răng
với độ phân giải không gian tốt trong tất cả các mặt phẳng, đã được
chứng minh là một phương pháp đáng tin cậy, có độ chính xác cao
trong nghiên cứu hình thái ống tủy.
Nghiên cứu được trình bày trong luận án này nhằm mục đích tìm
hiểu đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy các răng cối lớn thứ
nhất và thứ hai hàm trên và hàm dưới ở người Việt, với các mục tiêu
cụ thể như sau:
1. Xác định mức độ tương đồng và so sánh giữa hai phương pháp
khảo sát bằng conebeam CT và nhuộm màu hốc tủy - làm trong
răng trong ghi nhận hình thái ống tủy các răng cối lớn đã nhổ.
2
2. Mô tả những đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy ở răng cối
lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên và hàm dưới.
3. Xác định những đặc trưng hình thái chân răng và ống tủy ở răng
cối lớn người Việt và tổng quát hóa một số quy luật về hình thái
chân răng và ống tủy các răng cối lớn theo nhóm tuổi, giới tính
và vị trí.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Do chưa có một nghiên cứu khảo sát toàn diện các răng cối lớn
hàm trên và hàm dưới ở người Việt, nên trong giảng dạy và điều trị
Nội nha, kiến thức về hình thái hốc tủy hoàn toàn dựa vào nội dung
các sách giáo khoa – dựa trên kết quả các nghiên cứu hình thái hốc
tủy răng người Âu Mỹ. Nghiên cứu này đã tổng quát hóa được
những quy luật hình thái chân răng và hốc tủy thể hiện ở răng cối lớn
người Việt; đồng thời xác định được những đặc trưng hình thái chân
răng và hốc tủy ở răng cối lớn người Việt. Vì vậy, kết quả nghiên
cứu cung cấp những dữ liệu cần thiết và hữu ích cho giảng dạy và
điều trị nội nha tại Việt Nam.
Ngoài ra, nghiên cứu còn khẳng định giá trị của một phương pháp
mới trong khảo sát hình thái hốc tủy, đưa ra quy trình hướng dẫn
giúp các bác sĩ Răng Hàm Mặt có thể sử dụng phương tiện này để
hướng tới mục tiêu điều trị ngày càng tốt hơn cho bệnh nhân.
3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI
Ứng dụng trong giảng dạy, nghiên cứu. Đây là nghiên cứu đầu
tiên khảo sát cả răng cối lớn thứ nhất và thứ hai hai hàm ở người
Việt với cỡ mẫu lớn gồm 3.285 răng cối lớn của 580 người Việt,
cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về đặc điểm hình thái chân răng
và ống tủy răng cối lớn người Việt, so sánh với kết quả các nghiên
cứu khác ở các quốc gia lân cận để xác định những đặc trưng riêng
của răng cối lớn người Việt, đồng thời xác định những điểm tương
đồng với bộ răng Mongoloid.
Nghiên cứu đã thực hiện các tiêu bản răng trong suốt thể hiện hình
ảnh hệ thống ống tủy rõ ràng, trực quan; là nguồn tư liệu giảng dạy
3
nội nha sinh động, cụ thể giúp người học hiểu biết sâu sắc hơn về
giải phẫu hốc tủy theo một phương cách lý thú, dễ tiếp thu tốt hơn.
Đóng góp mới của nghiên cứu là phát hiện biến thể ống tủy hình C
có 4 ống tủy ở răng cối lớn II hàm dưới chưa từng được đề cập trong
các nghiên cứu trước đây, bổ sung vào loại C3 của phân loại ống tủy
hình C theo Fan (2004). Đồng thời phát hiện một biến thể ngoài phân
loại Vertucci chưa được công bố trong các nghiên cứu trước đây là
biến thể 1-3, có một ống tủy tách ra thành 3 và đi ra ngoài qua 3 lỗ
chóp. Từ đó, đề xuất một phương pháp mới ghi nhận hình thái ống
tủy theo số lượng ống tủy ở các phần ba chân răng- phương pháp
3TH.
Ứng dụng trong thực tiễn điều trị. Hiểu biết toàn diện về hình
thái chân răng và ống tủy các răng là yếu tố quan trọng dẫn đến
thành công của điều trị nội nha. Trước khi bắt đầu điều trị nội nha
một răng, người bác sĩ RHM phải quan tâm trước tiên đến giải phẫu
bên ngoài và bên trong răng đó. Không dự đoán được những biến thể
hình thái chân răng và ống tủy có thể dẫn đến thất bại trong điều trị.
Nghiên cứu này cung cấp những số liệu cụ thể về đặc điểm hình thái
chân răng và ống tủy răng cối lớn người Việt giúp nâng cao hiểu biết
và nhận thức của sinh viên và bác sĩ RHM về những đặc điểm giải
phẫu thường gặp, cũng như những biến thể đa dạng và phức tạp của
hệ thống ống tủy để chú ý hơn trong thực hành lâm sàng, tránh
những thất bại khi điều trị nội nha trong hành nghề.
Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định giá trị và tính khả thi của
việc sử dụng CBCT trong điều trị nội nha tại Việt Nam. Sau quá
trình nghiên cứu, chúng tôi giới thiệu quy trình khảo sát hốc tủy bằng
CBCT để các bác sĩ RHM có thể tự khảo sát hốc tủy của răng đang
điều trị.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án có 132 trang, bao gồm các phần Mở đầu (2 trang), Chương
1 – Tổng quan (30 trang), Chương 2 – Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu (28 trang), Chương 3 – Kết quả (36 trang), Chương 4 –
4
Bàn luận (34 trang), Kết luận (3 trang), Kiến nghị (1 trang), Các
công trình đã công bố liên quan đến luận án (1 trang). Luận án có 26
bảng, 63 hình. Phần Tài liệu tham khảo gồm 204 tài liệu (13 tài liệu
tiếng Việt, 191 tài liệu tiếng Anh). Ngoài ra, luận án có phần Phụ lục
(30 trang).
NỘI DUNG
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
Hốc tủy được chia thành hai phần: buồng tủy ở thân răng và ống
tủy ở chân răng. Hệ thống ống tủy rất phức tạp, các ống tủy có thể
phân nhánh, tách ra và hợp lại. Phân loại hình thái ống tủy theo
Vertucci (1984) gồm 8 loại, là phân loại thường được sử dụng trong
các nghiên cứu hình thái ống tủy. Một số yếu tố đã được xác định là
có liên quan đến hình thái hốc tủy bao gồm chủng tộc, giới tính, tuổi,
vị trí.
Giải phẫu hốc tủy luôn là đề tài thu hút các nhà nghiên cứu. Nhiều
phương pháp khác nhau đã được sử dụng để khảo sát hình thái hốc
tủy với những ưu và nhược điểm riêng. Phương pháp nhuộm màu-
làm trong tương đối đơn giản và ít tốn kém để khảo sát hốc tủy mà
vẫn duy trì được hình dạng răng ban đầu, thấy rõ các ống tủy kể cả
ống tủy có kích thước nhỏ, tỉ lệ thành công cao và tiêu bản có thể sử
dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ có thể áp
dụng cho răng đã nhổ trong nghiên cứu và giảng dạy, không có giá
trị ứng dụng để xác định hình thái hốc tủy các răng trên cung hàm
bệnh nhân. Đối với các răng trên cung hàm, phương pháp CBCT gần
đây được sử dụng tương đối phổ biến, không những khảo sát được
hình thái chân răng và hốc tủy mà còn giúp ích cho các nhà lâm
sàng.
Các răng cối lớn có nhiều chân răng và hệ thống ống tủy phức tạp.
Răng cối lớn hàm trên dạng điển hình có 3 chân: gần ngoài, xa ngoài
và trong; trong đó, chân gần ngoài thường có 2 ống tủy với hình thể
đa dạng, phức tạp hơn. Răng cối lớn hàm dưới dạng điển hình có hai
5
chân: gần và xa. Chân gần thường có 2 ống tủy, chân xa có thể có 1
hoặc 2 ống tủy. Răng cối lớn II có nhiều biến thể về số lượng, hình
thái chân răng và ống tủy, đa dạng hơn so với răng cối lớn I.
Hình thái chân răng và ống tủy của các răng cối lớn mang những
đặc trưng chủng tộc. Bộ răng người đại chủng Á có đặc điểm là răng
cối lớn I hàm dưới có 3 chân và răng cối lớn II hàm dưới có ống tủy
hình C. Vấn đề này còn ít được nghiên cứu trên người Việt, nhất là
chưa có nghiên cứu răng trên cung hàm để có thể khảo sát toàn diện
và cụ thể những đặc điểm hình thái và ống tủy các răng cối lớn theo
tuổi, giới, vị trí
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG và PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Công trình gồm hai nghiên cứu độc lập, bổ sung cho nhau, được tiến
hành theo trình tự. Nghiên cứu thứ nhất khảo sát hình thái ống tủy
các răng đã nhổ theo 2 phương pháp: CBCT (CBCT) và nhuộm màu-
làm trong. Nghiên cứu thứ hai khảo sát hình thái chân răng và ống
tủy từ dữ liệu CBCT có sẵn.
Thiết kế nghiên cứu: Hai nghiên cứu đều theo thiết kế cắt ngang mô
tả và phân tích.
Nghiên cứu thứ nhất
Mẫu gồm 273 răng cối lớn có thân và chân răng không có những tổn
thương lớn ảnh hưởng đến hốc tủy. Các răng sau khi được chọn vào
mẫu được chuẩn bị để chụp CBCT. Sau đó xử lý nhuộm màu-làm
trong thành các tiêu bản răng trong suốt. Dữ liệu được ghi nhận bởi
hai quan sát viên.
Nghiên cứu thứ hai
Mẫu gồm 3.285 răng cối lớn I, II hàm trên và hàm dưới từ hình ảnh
CBCT của 580 bệnh nhân người Việt, 230 nam và 350 nữ, tuổi từ 9
đến 76 tuổi, đã được chụp CBCT bằng máy Galileos (Sirona Dental
System Inc., Đức), kích cỡ voxel 0,3mm x 0,3mm x 0,3mm, Gray
scale 12 bit tại bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Răng Hàm Mặt,
ĐH YD TPHCM. Hình ảnh CBCT được quan sát bằng phần mềm
6
Galileos Viewer (Sirona Dental System Inc.) trên màn hình 24 inch
có độ phân giải 1.920x1.200, độ tương phản 1.000:1, bề dày mỗi lát
cắt 1mm.
Hình 2.1: Tóm tắt tiến trình nghiên cứu
Các biến số thu thập:
Thông tin của bệnh nhân: tên (mã hóa), tuổi, giới.
Thông tin răng, chân răng: tên răng, vị trí (ghi nhận theo định danh
2 chữ số của FDI), tên chân răng, tên ống tủy.
Các biến số: số chân răng, hình thái chân răng (dính hay rời), vị trí
chân răng bất thường, số ống tủy từng chân, số ống tủy của răng,
hình thái ống tủy từng chân răng ghi nhận theo phân loại Vertucci,
những dạng ngoài phân loại được ghi nhận theo số ống tủy thay
đổi từ phần ba cổ đến chóp, ghi nhận thông nối giữa các ống tủy
của các chân răng có dính nhau, sự đối xứng về số lượng, hình thái
ống tủy của 2 răng cùng tên 2 bên.
Phƣơng pháp xử lý số liệu: số liệu được nhập và lưu giữ vào máy
tính, phần mềm Excel 2010 và được phân tích thống kê bằng phần
mềm SPSS for Windows, phiên bản 16.0.
Phƣơng pháp phân tích số liệu
Thống kê mô tả: tần số và tỉ lệ phần trăm theo các biến số chính.
7
Thống kê phân tích: sử dụng phép kiểm Chi bình phương hoặc
Fisher để xác định sự khác biệt về các biến số giữa các nhóm. Tính
OR có hiệu chỉnh để xác định mối liên quan giữa một vài đặc
điểm.
Kiểm soát sai lệch: Hình ảnh CBCT được quan sát bởi 2 quan sát
viên là giảng viên bộ môn Chữa răng – Nội nha, Khoa Răng Hàm
Mặt, ĐH Y dược TPHCM, được chuyên gia tập huấn. Trong nghiên
cứu, dữ liệu ghi nhận dựa trên sự nhất trí của 2 quan sát viên. Khi có
khác biệt trong ghi nhận, 2 quan sát viên cùng quan sát lại, thảo luận
cho đến khi nhất trí. Chọn ngẫu nhiên và quan sát lập lại 10% tổng
số chân răng trong mẫu nghiên cứu, Kappa đánh giá độ kiên định của
2 quan sát viên là 0,89 cho thấy các quan sát viên có độ kiên định
cao và số liệu ghi nhận là đáng tin cậy.
Y đức: Đề cương được thông qua bởi Hội đồng khoa học và Hội
đồng đánh giá đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y dược
TPHCM. Răng trong mẫu nghiên cứu thứ nhất được thu thập sau khi
đã nhổ, không liên quan đến chỉ định nhổ hay tình trạng của bệnh
nhân. Hình ảnh CBCT trong mẫu nghiên cứu thứ hai đã được chụp vì
những chỉ định khác không liên quan đến nghiên cứu. Thông tin của
bệnh nhân được mã hóa và giữ bí mật các thông tin cá nhân của bệnh
nhân.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ
3.1. Nghiên cứu thứ 1
Tỉ lệ phần trăm nhất trí chung giữa 2 phương pháp nhuộm màu-
làm trong và CBCT ở tất cả các chân răng cối lớn là: 96,82%. Tỉ lệ
nhất trí cao tuyệt đối (100%) ở các chân xa ngoài và chân trong răng
cối lớn I hàm trên, chân xa ngoài và chân trong răng cối lớn II hàm
trên, chân xa trong răng cối lớn I hàm dưới và chân xa răng cối lớn II
hàm dưới. Tỉ lệ nhất trí ở các chân răng khác thấp hơn. Trong các
chân răng cối lớn hàm trên, tỉ lệ nhất trí thấp nhất ở chân gần ngoài
răng cối lớn I và II lần lượt là 92,92% và 96,00%. Trong các chân
8
răng cối lớn hàm dưới, tỉ lệ nhất trí thấp nhất ở chân gần răng cối lớn
I và II lần lượt là 91,04% và 88,24%; tỉ lệ nhất trí 98,51% ở chân xa
răng cối lớn I.
Hệ số Kappa đánh giá sự tương đồng giữa 2 phương pháp K=0,94
trong khảo sát hình thái ống tủy theo phân loại Vertucci ở các chân
răng (trừ các răng có ống tủy hình C) cho thấy 2 phương pháp khảo
sát hình thái ống tủy được sử dụng trong nghiên cứu có mức độ
tương đồng rất tốt. Tuy nhiên trong khảo sát hình thái ống tủy ở từng
chân răng của các nhóm răng, phần trăm nhất trí cũng như hệ số
Kappa thay đổi. Hệ số Kappa thấp hơn khi so sánh sự tương đồng
giữa 2 phương pháp khi khảo sát các chân răng có hình thái ống tủy
phức tạp như chân gần ngoài răng cối lớn hàm trên, chân gần răng
cối lớn hàm dưới. Tuy nhiên dù tính riêng từng chân răng, chỉ số
Kappa đều đạt mức trên 0,8 cho thấycó sự tương đồng tốt đến rất tốt
giữa 2 phương pháp. Hai phương pháp CBCT và phương pháp
nhuộm màu-làm trong đều đáp ứng tốt trong khảo sát hình thái ống
tủy theo phân loại Vertucci.
Tỉ lệ nhất trí và hệ số Kappa thấp khi quan sát các răng cối lớn II
hàm dưới có ống tủy hình C.
Thực hiện quan sát lặp lại 20% chân răng trong mẫu nghiên cứu,
giá trị Kappa là 0,91 đối với phương pháp nhuộm màu-làm trong, là
0,92 đối với phương pháp CBCT cho thấy sự kiên định cao của các
quan sát viên trong cả 2 phương pháp.
Nghiên cứu đã phát hiện ra 1 biến thể cần bổ sung phân loại ống
tủy hình C theo Fan (thêm loại có 4 ống tủy vào loại C3).
3.2. Nghiên cứu thứ 2
Trong nghiên cứu thứ hai, chúng tôi đã quan sát 3.285 răng cối lớn
từ hình ảnh CBCT của 580 người Việt (350 nữ và 230 nam, tuổi từ 9
đến 76 tuổi) ghi nhận những đặc điểm của các răng cối lớn I, II như
sau.
9
Biểu đồ 3.1: Phân bố mẫu nghiên cứu thứ 2 theo nhóm tuổi và giới
Răng cối lớn I hàm trên:
Biểu đồ 3.2: Phân bố các răng cối lớn I hàm trên theo hình thể ống
tủy gần ngoài.
Về số lượng và hình thái chân răng, hầu hết có 3 chân riêng biệt,
rất hiếm gặp răng có 4 chân (0,1%).
Chân gần ngoài phổ biến có từ trên 2 ống tủy (67,8%).
Hình thể ống tủy gần ngoài phức tạp, đa dạng nhất, có thể gặp cả 8
dạng ống tủy theo phân loại Vertucci và những dạng ngoài phân
loại (1,6%): 2-3-2, 2-3
Nhóm 10-20 tuổi có tỉ lệ ống tủy gần ngoài thứ 2 thấp hơn so với
các nhóm tuổi khác (p<0,05).
Răng cối lớn II hàm trên:
Về số lượng chân răng, phổ biến có 3 chân (94,9%), nhưng có
những biến thể: răng 2 chân (3,7%), răng 1 chân (0,9%) và 4 chân
(0,5%).
Về hình thái chân răng, phổ biến vẫn là có các chân răng riêng
biệt, nhưng có 17,1% răng có chân dính nhau.
10
39,5% chân gần ngoài có 2 ống tủy. Khi có 2 ống tủy, có thể là loại
II, IV, V.
13,6% răng có thông nối ống tủy giữa các chân; trong đó thường
gặp nhất là thông nối giữa 2 chân ngoài. Tỉ lệ ống tủy hình C là
5,0%, chủ yếu (25/39) là hình C loại B theo phân loại Martin 2016.
Hình 3.1: Các dạng chân răng ở răng cối lớn II hàm trên. A: 1 chân;
B: 2 chân dính nhau; C: 2 chân rời nhau; D: 3 chân có dính nhau;
11
E: 3 chân rời nhau; F: 4 chân 2 ngoài, 2 trong (mũi tên xanh lá
cây): G: 4 chân với 1 chân dư phía ngoài (mũi tên vàng).
Răng cối lớn I hàm dƣới:
Biểu đồ 3.3: Phân bố răng cối lớn I dưới theo hình thể ống tủy gần.
Biểu đồ 3.4: Phân bố răng cối lớn I dưới theo hình thể ống tủy xa ở
nhóm có 2 chân (trái) và nhóm có 3 chân (phải).
Về số lượng và hình thái chân răng, phổ biến có 2 chân riêng biệt
(83,9%), còn lại (16,1%) có 3 chân riêng biệt. Chân thứ ba là chân
xa trong, xuất hiện bên phải nhiều hơn bên trái (p<0,05) và đều có
một ống tủy.
Không khác biệt về số lượng ống tủy gần, nhưng có khác biệt về số
lượng ống tủy xa (p<0,05) giữa nhóm có 2 chân và nhóm 3 chân.
Chân gần phổ biến có 2 ống tủy (89,7%), ít gặp một (8,7%) hoặc 3
ống tủy (1,6%). Dạng ống tủy gần thường gặp là loại IV (56,9%),
loại II (25,0%).
Chân xa phổ biến có một ống tủy (73,7%), còn lại có hai ống tủy
(26,0%), rất hiếm gặp có 3 ống tủy (0,3%).
12
Bảng 3.1: Số lượng, tỉ lệ phần trăm răng cối lớn hàm dưới 3
chân
Răng cối lớn I Răng cối lớn II
người
(răng)
Trái
(n=388)
Phải
(n=419)
Hai bên
người
(răng)
Trái
(n=474)
Phải
(n=462)
Hai bên
n % n % n % n % n % n %
Nam
Nữ
Tổng
191
(340)
268
(467)
459
(807)
19
31
50
11,9
13,6
12,9*
33
47
80
18,3
19,7
19,1*
52
78
130
15,3
16,7
16,1
200
(370)
307
(566)
507
(936)
3
3
6
1,6
1,1
1,3
1
4
5
0,5
1,4
1,1
4
7
11
1,1
1,2
1,2
(*: có ý nghĩa thống kê, p<0,05)
Răng cối lớn II hàm dƣới:
Về số lượng chân răng, hầu hết có 2 chân (98,1%), ít gặp răng có
1 chân (0,8%) hoặc 3 chân (1,2%).
Về hình thái chân răng, phổ biến là 2 chân riêng biệt, nhưng
32,6% có 2 chân dính nhau phía ngoài thành hình C lõm vào
phía trong.
Chân gần thường có hai (69,5%) hoặc một ống tủy (29,6%).
Dạng thường gặp là loại II (32,9%), loại I (29,6%) và loại IV
(22,9%).
Chân xa hầu hết (94,0%) có một ống tủy.
Tỉ lệ có ống tủy hình C là 25,0%. Tỉ lệ chân răng và ống tủy hình
C ở nữ cao hơn nam (p<0,05).
Phần lớn (88,0%) răng có ống tủy hình C thì có dạng dải cong
liên tục (C1) ở phần ba cổ. Trong đó 32,1% có dạng một ống tủy
dải cong suốt chiều dài chân răng; còn lại thay đổi phân tách
thành 2 hay 3 ống tủy, sau đó có thể hợp lại. Tại phần ba chóp,
50,9% răng có ống tủy hình C