Tóm tắt Luận án Đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975)

Văn học quốc ngữ Nam Bộ hình thành từ những năm cuối thế kỷ XIX và phát triển không ngừng trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Sau đó, nó tiến tới hội nhập vào văn học cả nước và trở thành một bộ phận của nền văn học Việt Nam hiện đại. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu được tuyển chọn đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn trong nhà trường. Việc nghiên cứu văn học quốc ngữ Nam Bộ cho đến nay, đã có nhiều thành tựu. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vấn đề cần nghiên cứu bổ sung hoặc nghiên cứu sâu hơn, nhất là khi việc dạy văn học địa phương Nam Bộ trong nhà trường phổ thông hiện nay, chương trình đã được ban hành, song, tài liệu dạy học ở nhiều địa phương lại chưa có. Trong bối cảnh ấy, với chúng tôi, việc nghiên cứu càng trở nên thiết thực hơn.

doc13 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học quốc ngữ Nam Bộ hình thành từ những năm cuối thế kỷ XIX và phát triển không ngừng trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Sau đó, nó tiến tới hội nhập vào văn học cả nước và trở thành một bộ phận của nền văn học Việt Nam hiện đại. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu được tuyển chọn đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn trong nhà trường. Việc nghiên cứu văn học quốc ngữ Nam Bộ cho đến nay, đã có nhiều thành tựu. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vấn đề cần nghiên cứu bổ sung hoặc nghiên cứu sâu hơn, nhất là khi việc dạy văn học địa phương Nam Bộ trong nhà trường phổ thông hiện nay, chương trình đã được ban hành, song, tài liệu dạy học ở nhiều địa phương lại chưa có. Trong bối cảnh ấy, với chúng tôi, việc nghiên cứu càng trở nên thiết thực hơn. 1.2. Truyện ngắn trong văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1975, cùng với tiểu thuyết, là một trong hai thể loại có đóng góp quan trọng, đã được chú ý nghiên cứu nhiều, nhưng các bài viết, công trình nghiên cứu chưa chú ý đến phương diện thi pháp thể loại, nhất là chưa chú ý nhiều đến nghệ thuật trần thuật. 1 Nghệ thuật viết tiểu thuyết, truyện ngắn, suy cho cùng là nghệ thuật kể chuyện (hay nghệ thuật trần thuật). Bản sắc riêng của mỗi tác giả, giai đoạn, thời kì, mỗi vùng miền – khu vực văn học, bộc lộ rất rõ trên phương diện này. Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn rất ít công trình tập trung nghiên cứu kĩ truyện ngắn (hay tiểu thuyết) quốc ngữ Nam Bộ một cách hệ thống, để chỉ ra những đặc điểm riêng (sắc thái bản địa/thời đại,) trong nghệ thuật trần thuật của hai thể loại văn học này. Đó là lý do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) để thực hiện luận án tiến sĩ. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Việc nghiên cứu về văn học Nam Bộ có rất nhiều công trình với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Số lượng các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy giá trị, sức thu hút cũng như khả năng gợi mở nhiều đề tài nghiên cứu của mảng văn học này. Riêng mảng truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975), mặc dù đã được nghiên cứu khá nhiều phương diện, kể cả phương diện nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ địa phương, nhưng thường theo cách nhìn truyền thống, hầu như chưa được nghiên cứu theo lý thuyết tự sự học. Với đề tài Đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975), chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một cách nhìn một cách có hệ thống về bức tranh chung của truyện ngắn Nam Bộ xuất phát từ góc nhìn tự sự học – một hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Như nhan đề xác định, đối tượng nghiên cứu của đề tài này giới hạn trong phạm vi một thể loại (truyện ngắn) ở Nam Bộ và thời gian (1945 – 1975). 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 Vì truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) có khối lượng rất đồ sộ, nên người nghiên cứu sẽ tuyển chọn một số nhất định tác phẩm có dấu hiệu, đặc điểm nghệ thuật trần thuật tiêu biểu đáp ứng yêu cầu của đề tài (cụ thể là tuyển chọn khoảng 100 truyện ngắn). Ngoài ra, chúng tôi chọn thêm một số truyện ngắn Nam Bộ thập niên 20 đến 1945 để khảo sát nhằm thể hiện quá trình vận động và phát triển của nghệ thuật tự sự buổi đầu ở Nam Bộ; một số truyện ngắn Bắc Bộ cùng thời để so sánh, thấy được những nét đặc trưng trong nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Nam Bộ bên cạnh những yếu tố giao thoa, tiếp xúc trong dòng chảy của nền văn học dân tộc. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975), sẽ được xem xét từ hai góc nhìn lịch đại và đồng đại, nhằm tìm ra các đặc điểm chính trong nghệ thuật trần thuật của các nhà văn thuộc khu vực văn học này. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu các vấn đề cơ bản: cơ sở lý luận về phương thức trần thuật, chỉ ra các phương thức trần thuật; xác định, mô tả các phương thức trần thuật xuất hiện trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975); phân tích ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của phương thức trần thuật trong tác phẩm. 5. Phương pháp nghiên cứu Ứng dụng tự sự học và một số lý thuyết hiện đại liên quan trong nghiên cứu văn học, đề tài sẽ vận dụng kết hợp các phương pháp: hệ thống, loại hình, so sánh, nghiên cứu liên ngành; các thao tác thống kê, lựa chọn phân tích mẫu sẽ được sử dụng phối hợp. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Đề tài mở ra một hướng tiếp cận mới cho văn học quốc ngữ Nam Bộ – tiếp cận truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) ở góc độ trần thuật. - Góp phần khẳng định sắc thái bản địa/vùng miền của truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975). - Góp phần xóa bỏ định kiến trước đây về chất lượng nghệ thuật của truyện ngắn Nam Bộ. 3 - Góp phần vào công tác giảng dạy Ngữ văn ở nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong tình hình hiện nay. 7. Kết cấu luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án triển khai thành 3 chương: Chương 1: Đặc điểm truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) nhìn từ chủ thể và điểm nhìn trần thuật Chương 2: Đặc điểm truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) nhìn từ thời gian trần thuật Chương 3: Đặc điểm truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) nhìn từ chất liệu và cấu trúc diễn ngôn trần thuật. Chương 1: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NAM BỘ (1945 - 1975) NHÌN TỪ CHỦ THỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 1.1. Những nguồn ảnh hưởng đến sự hình thành hình thức chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) 1.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố truyền thống Trong văn xuôi truyền thống Nam Bộ, việc xử lí, lựa chọn ngôi kể thường khá đơn giản. Tác phẩm chủ yếu được kể dưới dạng “vô nhân xưng”. Chủ thể trần thuật ít để lại dấu vết riêng của mình trong văn bản, thậm chí, thường ẩn sau ngôi thứ ba – người kể chuyện ẩn mình, không danh tính. Đặc điểm này có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân, song, không thể không nói đến sự chi phối của nhu cầu giao tiếp trực diện giữa người kể và người nghe trong sinh hoạt văn nghệ của giới bình dân Nam Bộ, nhu cầu chuẩn hóa các quan niệm và diễn ngôn về đạo lí/đạo đức truyền thống của nhân dân. Sau đó, có thể nói đến sự chi phối của mục đích giáo huấn, tải đạo và tinh thần phi ngã trong văn học trung đại ở Nam Bộ. Những yếu tố này ảnh hưởng đến việc hình thành chủ thể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ. 4 1.1.2. Ảnh hưởng của tình hình lịch sử xã hội và sự giao lưu văn hóa Việc xác lập chủ thể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) chịu sự tác động từ hai nhân tố cơ bản: thực tế hoàn cảnh lịch sử, xã hội và sự giao lưu, tiếp xúc với văn hóa bên ngoài, đặc biệt là văn học phương Tây. Trong bối cảnh đó, hiện tượng có ba dòng văn học cùng tồn tại trên đất Nam Bộ dưới tác động của các xu hướng tư tưởng khác nhau như: văn học yêu nước – cách mạng, văn học yêu nước – về nguồn, và văn học ảnh hưởng các trào lưu tư tưởng phương Tây hiện diện ở các đô thị lớn của miền Nam suốt một chặng đường dài 1954 – 1975, trong đó có tư tưởng hiện sinh. Với tính chất là một thể loại đặc thù, truyện ngắn Nam Bộ hiện diện trong các mảng chủ đề khác nhau đã khẳng định những nét riêng mới mẻ trong nhiều bình diện cấu thành nó. Trong đó, việc xác lập chủ thể trần thuật trong truyện ngắn rất quan trọng khi cần thể hiện quan niệm, thái độ của nhà văn đối với cuộc sống, sự việc, con người trong một thời đại đầy biến động. Vì vậy, nghệ thuật trần thuật với các hình thức đa dạng của chủ thể trần thuật, dẫn tới sự phong phú của các kiểu chủ thể trần thuật (với tư cách là người kể, tả, người phát ngôn của các miêu tả, các bình luận những vấn đề của lịch sử, xã hội và con người giai đoạn 1945 – 1975). Cùng với chủ thể trần thuật, việc tổ chức điểm nhìn trần thuật linh hoạt hơn trong khả năng hoán chuyển vị trí cho nhau của các chủ thể trần thuật có khi cùng hiện diện trong một tác phẩm. 1.1.3. Sự chi phối của đặc trưng thể loại 5 Việc xác lập chủ thể trần thuật, điểm nhìn trần thuật chịu chi phối chặt chẽ của đặc trưng hình thức tự sự cỡ nhỏ này. Trong giai đoạn 1945 – 1975, truyện ngắn Nam Bộ đã hoàn thiện về phương diện thể loại qua một chặng đường hiện đại hóa. Điều này có nghĩa là bên cạnh những truyện kể có phương thức truyền thống với một người trần thuật duy nhất, chỉ một điểm nhìn đơn tuyến, đã xuất hiện các kiểu chuyện hiện đại hơn. Việc tổ chức thời gian trần thuật không theo trật tự thông thường với các thủ thuật co giãn thời gian kể chuyện như trì hoãn, tăng tốc, để bảo đảm cho sự thể hiện trọn vẹn ý đồ nghệ thuật và ý đồ tư tưởng của tác giả. Và theo yêu cầu đó, hiện tượng nhường vai, chia sẻ điểm nhìn để phạm vi phản ánh đời sống của truyện ngắn Nam Bộ được mở rộng, gia tăng sức biểu hiện. 1.2. Các hình thức chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) 1.2.1. Chủ thể trần thuật và vai trò của chủ thể trần thuật 1.2.1.1. Chủ thể trần thuật độc quyền Chủ thể trần thuật độc quyền còn được gọi là người kể chuyện toàn tri, có quyền năng tuyệt đối, độc quyền tổ chức câu chuyện được kể, xây dựng văn bản tác phẩm với các phát ngôn kể, tả, bình. Trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975), ta thấy có sự kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại ngay tại hình tượng này. Sự kết hợp ở mức độ, phương thức khác nhau, một mặt là sự lưu giữ trọn vẹn hình tượng người kể độc quyền ngôi thứ ba phát ngôn mang tinh thần thời đại; mặt khác, ngay tại hình tượng người kể độc quyền cũng có sự cách tân qua ngôi thứ nhất lộ diện xưng “tôi”. Điều đáng ghi nhận là trong truyện ngắn Nam Bộ (1945-1975), hình tượng chủ thể trần thuật độc quyền chiếm tỉ lệ rất cao. Thống kê trong 100 truyện ngắn được chọn khảo sát, kết hợp với thống kê một số tập truyện của các tác giả Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Lê Vĩnh Hòa, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Hạnh, có hơn 80% truyện ngắn có chủ thể trần thuật độc quyền. Việc chọn lựa xác lập chủ thể trần thuật toàn tri, độc quyền kể trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) có vai trò và ý nghĩa lịch sử nhất định. 6 1.2.1.2. Chủ thể trần thuật quyền uy “tương đối” Nếu phương thức kể chuyện với chủ thể trần thuật có quyền uy “tối thượng”, một người kể có quyền năng tuyệt đối, bằng quá trình kể chuyện đã chi phối toàn bộ cấu trúc văn bản tự sự thì ngược lại, ở phương thức trần thuật với chủ thể trần thuật quyền uy “tương đối”, cấu trúc truyện thường chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng chủ thể trần thuật “nhường vai” cho nhiều người, nhiều nhân vật tham gia quá trình kể chuyện. Trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975), mặc dù có nhiều hình tượng chủ thể trần thuật chia sẻ quyền phát ngôn, chia sẻ điểm nhìn với những trải nghiệm riêng, cách nhìn nhận về cuộc sống, con người riêng nhưng lại thống nhất trong quan niệm, lập trường tư tưởng. Nhìn tổng thể, đó là những mảnh ghép của bức tranh hội tụ nhiều sắc thái tình cảm yêu nước, sự trân trọng giá trị truyền thống con người Nam Bộ trong giai đoạn lịch sử đầy biến động. 1.2.1.3. Các mức độ của hiện tượng nhường vai trong quá trình trần thuật a) “Nhường vai” tương đối Nhường vai trần thuật ở mức độ tương đối thường xảy ra trong quá trình trần thuật khi có nhiều người kể chuyện xưng “tôi”, hoặc nhiều nhân vật thay phiên nhau kể lại một sự kiện trong một phân đoạn nào đó của truyện. b) “Nhường vai” tuyệt đối Nhường vai tuyệt đối trong quá trình trần thuật là hiện tượng nhân vật được trao quyền trần thuật hoàn toàn. Bên cạnh việc xác lập chủ thể trần thuật độc quyền, để đáp ứng yêu cầu phản ánh thực tại thời đại, các nhà văn Nam Bộ (1945 – 1975) xác lập thêm hình tượng chủ thể trần thuật chia sẻ quyền phát ngôn với vị thế, vai trò khác nhau trong quá trình trần thuật. Kiểu chủ thể trần thuật này được các nhà văn tạo ra mang dấu ấn đặc thù của thời đại. 7 1.2.2. Các dạng thức chủ thể trần thuật 1.2.2.1. Tác giả là người trần thuật Hình thức tác giả hiển thị đóng vai trò chủ thể trần thuật xuất hiện trong một số truyện ngắn thuộc nhiều nguồn cảm hứng khác nhau như Chuyện rừng tràm, Hết thời oanh liệt (Sơn Nam), Đất (Anh Đức), Cuôi ba dùm (Vũ Hạnh), Mỹ Thơ (Trang Thế Hy), Sắc trời (Thanh Tâm Tuyền), phương thức lựa chọn tác giả làm chủ thể trần thuật để toàn quyền thể hiện mục tiêu tư tưởng, nghệ thuật khác nhau. 1.2.2.2. Người trần thuật ẩn tàng (tác giả ẩn tàng) 8 Người trần thuật ẩn tàng (người trần thuật ngôi thứ ba) là kiểu chủ thể trần thuật không xưng tên mà ở phía sau nó là nhà văn – chủ thể trần thuật đích thực – nắm toàn quyền quyết định mọi vấn đề xung quanh quá trình kể. Các truyện ngắn có cảm hứng yêu nước, cảm hứng dân tộc như Bút máu (Vũ Hạnh), Sắc lụa Trữ La (Viễn Phương), Ông lão gác mõ (Việt Hà), Người tị nạn (Lê Vĩnh Hòa), Những đứa con thương của đất mẹ, Rừng mắm (Bình Nguyên Lộc), Giấc mơ ông lão vườn chim (Anh Đức), Quán rượu người câm (Nguyễn Quang Sáng), đều có chủ thể trần thuật là người thứ ba hàm ẩn, không xưng tên, thực hiện việc kể chuyện theo điểm nhìn của chính mình. Câu chuyện diễn ra một cách “tự nhiên” theo lời kể của một người kể “vô hình”. Với các truyện phi sử thi, phương thức sử dụng người trần thuật ngôi thứ ba lại có các truyện về đề tài thế sự như Ba con cáo (Bình Nguyên Lộc), Lòng trần (Thụy Vũ), Thương hoài ngàn năm (Võ Phiến), Hang động mới (Phan Du), Tư (Thanh Tâm Tuyền), hay có đề tài tìm về những giá trị cội nguồn dân tộc như Bà Mọi hú (Bình Nguyên Lộc), Hai cõi U Minh (Sơn Nam), Viên đội hầu (Nguyễn Văn Xuân), Cách lập xác lập chủ thể trần thuật là người thứ ba hàm ẩn với quyền năng tối thượng trong những truyện này nhằm bảo vệ sự đứng vững của chủ đề như ý muốn của nhà văn đã được kí thác vào tác phẩm. 1.2.2.3. Nhân vật là người trần thuật: có ba dạng: - Dạng cố định, chỉ một nhân vật kể lại tất cả mọi việc, chủ thể của các hành động kể, tả, bình, tiêu biểu là Con Tám Cù Lần, Tình thơ dại (Bình Nguyên Lộc), Tiếng hò trong đêm vắng của Phi Vân, Áo lụa giồng, Thèm thơ (Trang Thế Hy), Chiếc áo thiên thanh, Vòng hoa tang (Lê Vĩnh Hoà), - Dạng thức bất định với nhiều nhân vật trong truyện cùng tham gia vào quá trình kể như trường hợp: Chuyện rừng tràm (Sơn Nam), Một chuyến đò xuôi (Lê Vĩnh Hoà), Nợ nước mắt (Trang Thế Hy), Đất, Khói (Anh Đức),... - Dạng đa thức là hình thức có nhiều nhân vật cùng nhau kể một sự việc. Đối với dạng trần thuật được thực hiện bởi nhiều nhân vật, mỗi người kể chuyện là một chủ thể nhận thức mang điểm nhìn và quan niệm khác nhau về hiện thực, tiêu biểu là Cành tre cũ cặp giò xưa (Phi Vân) Câu dầm (Bình Nguyên Lộc),... 1.2.2.4. Mối quan hệ giữa “Người kể” với “Người nghe”/“người đọc” và ý thức hướng tới người tiếp nhận 9 Những tầng bậc giao tiếp giữa tác giả hư cấu (trong vai người kể chuyện) với độc giả hư cấu (trong vai người nghe chuyện) đã tạo ra hai loại hình người nghe chuyện trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975). Đó là người nghe chuyện “chức năng” – xuất hiện thoáng qua như một thủ pháp kĩ thuật – và người nghe chuyện xuất hiện với tư cách là nhân vật trong truyện. Việc nghiên cứu người nghe chuyện ngoài việc giúp ta hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và ý nghĩa của tác phẩm tự sự. Nó còn là một cánh cửa hé mở soi rọi thế giới tâm hồn và khát vọng của con người trong cuộc tìm kiếm các mối tương giao tinh thần giữa người và người qua những chặng đường lịch sử. 1.3. Điểm nhìn trần thuật và các dạng thức phổ biến của điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) 1.3.1. Điểm nhìn theo xu hướng cá thể hóa - Điểm nhìn cá thể hóa tuyệt đối của người kể chuyện dị sự thể hiện ở việc người kể chọn vị trí, chỗ đứng riêng để quan sát và kể lại những điều mình nghe thấy, nhìn thấy với giọng kể khách quan không biểu cảm, tập trung nhiều ở những truyện ngắn có xu hướng phi sử thi với đề tài thế sự. Người kể chuyện dị sự đề cập đến những vấn đề thế sự như tình yêu, đạo đức, các giá trị, cách ứng xử, sự tha hóa, dưới góc nhìn đặt trên lập trường khách quan, tiêu biểu cho điểm nhìn này là Trao thân con khỉ mốc (Phi Vân), Dọc đường (Thanh Tâm Tuyền), Lòng trần (Nguyễn Thị Thụy Vũ), - Điểm nhìn người kể chuyện dị sự có khi được xen kẽ với điểm nhìn nhân vật với nhiều mức độ là một hiện tượng đáng chú ý khác trong nghệ thuật trần thuật. Đó là hiện tượng điểm nhìn trần thuật được dịch chuyển từ chủ thể kể chuyện sang nhân vật, phổ biến trong những truyện ngắn có tính chất suy nghiệm như Con đường ba bậc, Bút máu (Vũ Hạnh) Ba con cáo, Xe lửa Mỹ bung vành (Bình Nguyên Lộc), hay bi kịch của con người và cuộc sống miền Nam thời chiến như Di vật (Trần Hữu Lục), Hang động mới (Phan Du), Về làng (Nguyễn Văn Xuân), 1.3.2. Điểm nhìn theo xu hướng đối thoại, chia sẻ quan niệm, chia sẻ quyền phát ngôn 10 Việc chia sẻ quyền phát ngôn thường liên quan đến sự phát biểu bình đẳng các quan niệm, các xu hướng tư tưởng, các nhận thức khác nhau về cùng một vấn đề, từ đó dẫn tới sự hình thành tính đa thanh, đa điểm nhìn trong việc trần thuật của một tác phẩm. Hiện tượng này thường xảy ra với những truyện có đề tài thế sự như Ngày xưa tháng Chạp (Sơn Nam), Nguồn cảm mới, Thèm thơ, Nợ nước mắt (Trang Thế Hy), Con Tám Cù Lần, Tình thơ dại (Bình Nguyên Lộc), 1.3.3. Kĩ thuật di chuyển điểm nhìn trần thuật và hiệu quả của nó trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) 1.3.3.1. Từ điểm nhìn khách quan sang điểm nhìn nội quan hóa Sự di chuyển điểm nhìn này được thực hiện trong tác phẩm với các thủ thuật khác nhau để thực hiện các mục tiêu nghệ thuật khác nhau. Phổ biến nhất trong kĩ thuật di chuyển điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) là thủ thuật tạo thế đối thoại giữa các điểm nhìn. Đây còn là một biện pháp giúp nhà văn tránh được sự thô thiển một chiều trong nhận thức về các vấn đề của con người và cuộc sống. 1.3.3.2. Di chuyển điểm nhìn và sự thay đổi các thái độ, bình diện phản ánh, nhận thức trong truyện ngắn Trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975), có nhiều trường hợp điểm nhìn di chuyển gắn bó với sự thay đổi những bình diện phản ánh, nhận thức của những người tham gia kể chuyện. Tiểu kết Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NAM BỘ (1945 - 1975) NHÌN TỪ THỜI GIAN TRẦN THUẬT 2.1. Những nguồn ảnh hưởng đến sự lựa chọn thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) 11 2.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố truyền thống, yếu tố bản địa đối với sự vận động phát triển của thời gian trần thuật 2.1.1.1. Đặc điểm thời gian trần thuật trong tự sự truyền thống, qua truyện kể bình dân Nam Bộ Phương thức truyền khẩu sơ khai với những yêu cầu cơ bản hướng về sự tiếp nhận dễ dàng những giá trị đã được khẳng định. Những giá trị đó rất cần được truyền trao, lưu giữ, từ đó dẫn tới sự thiết lập câu chuyện với trật tự hiển nhiên và đơn giản. Điều này đã tác động đến sự lựa chọn thời gian trần thuật mà trong đó, việc kể chuyện đã lướt qua các khoảng cách phức tạp giữa thời gian xảy ra sự việc với thời gian sự việc được kể lại. Mục đích là nhằm hướng tới việc thiết lập một “đường truyền” thông báo trực tiếp từ người kể đến người nghe, tuân thủ nguyên tắc là càng đơn giản càng tốt, thuận tiện nhất cho việc tiếp nhận và quan trọng nhất là tiếp tục kể lại cho nhiều thế hệ sau. 2.1.1.2. Thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ còn gắn bó với kiểu tự sự truyền thống Ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống vẫn còn rất mạnh mẽ khiến một bộ phận truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) vẫn giữ lại những xác tín về giá trị đạo đức, tư tưởng. Điều này đòi hỏi phải có sự thuật kể rõ ràng về sự việc, hiện tượng để tiến tới những kết thúc minh bạch, thỏa đáng với luật nhân quả, báo ứng mà quần chúng vẫn còn đặt nhiều niềm tin vào đó. Cách kết thúc nhân quả, báo ứng cần được dựa trên kiểu cốt truyện thích hợp với kiểu trần thuật truyền thống - Trần thuật theo trật tự xảy ra của sự việc, hiện tượng dẫn đến sự thuyết phục của kết thúc nhân quả. 2.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố phi bản địa đối với sự vận động phát triển của thời gian trần thuật 12 Do hoàn cảnh sớm lâm vào tình trạng thuộc địa, Nam Bộ cũng là nơi tiếp xúc sớm nhất với các ảnh hưởng phương Tây mà cụ thể là văn học Pháp. Tư duy nghệ thuật trong văn chương Nam Bộ đã liên tiếp đón nhận nhiều luồng ảnh hưởng Tây phương rồi được bản địa hóa nhuần nhuyễn qua hai giai đoạn là buổi giao thời (nửa đầu thế kỷ XX và giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975). Với tình hình lịch sử xã hội như đã nêu trên, truyện ngắn Nam Bộ (1945
Luận văn liên quan