Tóm tắt Luận án Đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục channa gachua (hamilton, 1822)

Trong các loài cá nước ngọt, họ cá lóc Channidae (thuộc Bộ Perciformes), được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm do chúng có kích thước lớn, thịt ngon và sức sống cao. Nhiều loài đã được nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh học, sản xuất giống và phát triển công nghiệp nuôi quan trọng ở các nước trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Phillipines, Ấn Độ và Malaysia (Muntaziana et al., 2013). Ở ĐBSCL họ cá lóc có 04 loài trong cùng một giống Channa, gồm cá lóc đen Channa striata, cá lóc bông Channa micropeltes, cá dầy C. lucius và cá chành dục Channa gachua (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Trần Đắc Định và ctv., 2013). Trong đó, cá lóc đen và cá lóc bông đã được nghiên cứu nhiều và phát triển nghề nuôi do chúng có kích cỡ lớn và giá trị kinh tế cao (Nguyễn Huấn và Dương Nhựt Long, 2008). Gần đây, cá dầy cũng đã được nghiên cứu sinh học và sản xuất giống (Tiền Hải Lý, 2016). Riêng loài cá chành dục do kích thước nhỏ nên chưa được quan tâm, các nghiên cứu ban đầu mới chỉ dừng lại ở đặc điểm hình thái phân loại và phân bố (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2011; Trần Đắc Định và ctv., 2013). Cá chành dục là loài cá địa phương của đồng bằng Nam bộ Cá có màu màu sắc đẹp ở vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi với nền màu xanh (con đực), viền ngoài màu đỏ hồng hoặc đỏ cam. Màu sắc hấp dẫn của cá chành dục đã được sự chú ý của thị trường cá cảnh, đặc biệt là thị trường cá cảnh ngoài nước. Như vậy, cá chành dục là đối tượng nuôi tiềm năng đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa các loài vật nuôi và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên các loài cá bản địa. Để phát triển nghề nuôi cá chành dục, rất cần thiết phải có những thông tin cơ bản về đặc điểm sinh học cũng như khả năng sản xuất giống nhân tạo của loài cá này. Chính vì vậy, đề tài “Đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giố

pdf29 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục channa gachua (hamilton, 1822), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã ngành: 62 62 03 01 TÊN NCS: HỒ MỸ HẠNH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHÀNH DỤC Channa gachua (Hamilton, 1822) Cần Thơ, 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: TS. Bùi Minh Tâm Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Dương Thúy Yên Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: Vào lúc .. giờ .. ngày .. tháng .. năm .. Phản biện 1: Phản biện 2: Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Tạp chí khoa học 1. Hồ Mỹ Hạnh và Bùi Minh Tâm, 2014. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá chành dục (Channa gachua Hamilton, 1822) phân bố ở tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề thủy sản, số 1: 188-195. 2. Hồ Mỹ Hạnh và Bùi Minh Tâm, 2015. Đặc điểm hình thái phân loại và định danh cá chành dục phân bố ở tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học- Đại học Cần Thơ. Phần B:Nông nghiệp và Công nghệ sinh học, số 38: 27-34. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Trong các loài cá nước ngọt, họ cá lóc Channidae (thuộc Bộ Perciformes), được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm do chúng có kích thước lớn, thịt ngon và sức sống cao. Nhiều loài đã được nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh học, sản xuất giống và phát triển công nghiệp nuôi quan trọng ở các nước trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Phillipines, Ấn Độ và Malaysia (Muntaziana et al., 2013). Ở ĐBSCL họ cá lóc có 04 loài trong cùng một giống Channa, gồm cá lóc đen Channa striata, cá lóc bông Channa micropeltes, cá dầy C. lucius và cá chành dục Channa gachua (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Trần Đắc Định và ctv., 2013). Trong đó, cá lóc đen và cá lóc bông đã được nghiên cứu nhiều và phát triển nghề nuôi do chúng có kích cỡ lớn và giá trị kinh tế cao (Nguyễn Huấn và Dương Nhựt Long, 2008). Gần đây, cá dầy cũng đã được nghiên cứu sinh học và sản xuất giống (Tiền Hải Lý, 2016). Riêng loài cá chành dục do kích thước nhỏ nên chưa được quan tâm, các nghiên cứu ban đầu mới chỉ dừng lại ở đặc điểm hình thái phân loại và phân bố (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2011; Trần Đắc Định và ctv., 2013). Cá chành dục là loài cá địa phương của đồng bằng Nam bộ Cá có màu màu sắc đẹp ở vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi với nền màu xanh (con đực), viền ngoài màu đỏ hồng hoặc đỏ cam. Màu sắc hấp dẫn của cá chành dục đã được sự chú ý của thị trường cá cảnh, đặc biệt là thị trường cá cảnh ngoài nước. Như vậy, cá chành dục là đối tượng nuôi tiềm năng đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa các loài vật nuôi và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên các loài cá bản địa. Để phát triển nghề nuôi cá chành dục, rất cần thiết phải có những thông tin cơ bản về đặc điểm sinh học cũng như khả năng sản xuất giống nhân tạo của loài cá này. Chính vì vậy, đề tài “Đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục Channa gachua (Hamilton, 1822)” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu của nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này nhằm cung cấp những cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học và một số yếu tố kỹ thuật trong sản xuất giống cá chành dục, góp 2 phần vào việc phát triển kỹ thuật sản xuất giống và nuôi đối tượng này trong tương lai, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi loài cá bản địa thuộc giống Channa ở ĐBSCL. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh sản của cá chành dục làm cơ sở khoa học cho việc phát triển kỹ thuật sản xuất giống và ương nuôi loài cá này. Xác định loại và liều lượng chất kích thích sinh sản thích hợp trong sinh sản nhân tạo cá chành dục và một số yếu tố kỹ thuật gồm mật độ và loại thức ăn thích hợp trong ương nuôi cá chành dục giai đoạn từ cá mới nở đến 30 ngày tuổi. 1.3 Nội dung nghiên cứu (1) Nghiên cứu đặc điểm sinh học - Hình thái và định danh cá chành dục - Đặc điểm sinh học sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh sản (2) Kích thích sinh sản và ương nuôi cá bột - Nuôi vỗ thành thục - Kích thích sinh sản - Ương cá bột chành dục ở các mật độ và thức ăn 1.4 Ý nghĩa của luận án Luận án đã bổ sung những kiến thức cơ bản về đặc điểm hình thái, sinh học dinh dưỡng và sinh học sinh sản của loài cá chành dục. Đồng thời, luận án cũng xác định được một số yếu tố kỹ thuật cơ bản trong sản xuất giống (loại và và liều lượng của hormone HCG và LHRHa dùng kích thích sinh sản) và ương nuôi cá chành dục giai đoạn mới nở đến 30 ngày tuổi (thức ăn, mật độ). Kết quả của nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng trong việc thuần hóa loài cá này và góp phần phát triển kỹ thuật sản xuất giống và ương nuôi cá chành dục. 1.5 Điểm mới của luận án Luận án cung cấp dữ liệu mới về đặc điểm hình thái và đặc điểm gen cytochome b của cá chành dục, góp phần định danh chính xác loài cá này. Luận án xác định được đặc điểm cơ bản trong sinh học dinh dưỡng và sinh học sinh sản của cá chành dục gồm: phổ dinh dưỡng (tép nhỏ, cá con, giun, thân mềm,..), kích thước cá thành thục lần đầu (11,85 cm), sức sinh sản tuyệt đối trung bình (1.709 trứng/cá thể) và mùa vụ sinh sản (tháng 7-10). 3 Luận án xác định được một số yếu tố kỹ thuật quan trọng trong sản xuất giống cá chành dục. Đó là, trong nuôi vỗ cá, nguồn thức ăn là tép sông cho hiệu quả thành thục cao (GSI=2,88%); Phương pháp sinh sản tự nhiên hoặc sử dụng kích thích tố HCG (với liều 2.000 IU cá đực và 500 IU cá cái) kết hợp với não thùy (5 não) cho hiệu quả sinh sản cao; Trong giai đoạn ương cá từ mới nở đến 30 ngày tuổi, mật độ ương 5 con/L và thức ăn sử dụng là moina kết hợp với trùn chỉ cho kết quả tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá tốt. CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1 Thời gian Đề tài được thực hiện từ năm 2012-2015 2.2.2 Địa điểm Các thí nghiệm được tiến hành bố trí và phân tích tại các phòng thí nghiệm, trại cá nước ngọt của trường Đại học Cần Thơ và Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Cần Thơ. 2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu trúc di truyền 2.2.1 Định loại cá chành dục bằng phương pháp giải trình tự gen ty thể (gen Cytochrome b) Cá chành dục được định danh phân loại dựa trên phương pháp giải trình tự gen Cytochrome b gồm các bước phân tích: tách chiết DNA (phương pháp của Taggart et al. 1992, có chỉnh sửa và bổ sung), khuếch đại gene PCR (sử dụng cặp mồi L14841 và H15149 (Kocher et al., 1989)), giải trình tự theo phương pháp Sanger sequencing (máy ABI 3100). Phương pháp phân tích số liệu Cytochrome b Trình tự vùng gen Cytochrome b của cá chành dục được so sánh với cơ sở dữ liệu Genbank, bằng chương trình BLAST ( 2.2.2 Khảo sát một số chỉ tiêu hình thái và chỉ số sinh trắc của cá Phương pháp thu và bảo quản mẫu Mẫu cá chành dục được thu từ các nguồn thu gom của ngư dân, thu định kỳ hàng tháng kéo dài trong 12 tháng. Mẫu cá đem về được cân, đo, đếm dựa trên phương pháp của Pravdin (1973) cho nhóm họ cá chép Cyprinidae kết hợp với quan sát trực tiếp. 4 Các chỉ số sinh trắc (Biometric index) - Chiều dài chuẩn/ chiều dài đầu (Lo/T). - Chiều dài chuẩn/ Chiều cao thân (Lo/H). - Chiều dài chuẩn/ Chiều cao cuống đuôi (Lo/Hcđ) - Chiều dài đầu/đường kính mắt (T/O) - Chiều dài đầu/khoảng cách giữa 2 mắt (T/OO). - Chiều dài đầu/chiều cao đầu (T/Hcđ). 2.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh dọc sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh sản 2.3.1 Phương pháp phân tích đặc điểm sinh trưởng Mẫu cá phân tích đặc điểm sinh trưởng có chiều dài khoảng 6,2- 16,5 cm (khối lượng tương ứng là 1,7-39,5 g/con). Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng xác định theo công thức của King (2007). W = aLb Trong đó, W: Khối toàn lượng thân (g); L: Chiều dài tổng (cm). a: Hệ số điều kiện. b: Hệ số tăng trưởng. Sử dụng phần mềm SPSS để ước lượng các thông số trung bình a, b và sai số chuẩn của hệ số a và b 2.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng (1) Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG Khảo sát ống tiêu hóa của 640 mẫu cá chành dục (chiều dài tổng từ 6,2-17,5 cm) thu ngoài tự nhiên, chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân (RLG - Relative Lengh of the Gut) được tính toán theo công thức của Al-Hussainy (1949) như sau: RLG = Li/ L Trong đó: Li: Chiều dài ruột cá; L: Chiều dài tổng (2) Phổ dinh dưỡng của cá chành dục tự nhiên - Thu và cố định mẫu Mẫu cá được thu hàng tháng có chiều dài từ 8,7-15,4 cm và khối lượng từ 8,15-34,55 g được xử lý ngâm trong formol 5% và đem về phòng thí nghiệm phân tích. - Phương pháp phân tích phổ dinh dưỡng Phổ dinh dưỡng của cá chành dục được ước lượng theo phương pháp thể tích của Biswas (1993). Phương pháp ước lượng bằng mắt (Eye estimation). 5 - Tập tính ăn Xác định tính ăn của cá dựa vào tỉ lệ tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng. RLG (Al-Hussainy, 1949). Ngoài ra, tập tính ăn và phổ dinh dưỡng cũng được xác định dựa vào hình thái của các cơ quan tiên hóa và thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá. 2.3.3 Đặc điểm sinh học sinh sản - Xác định độ béo Fulton (F), Clark (C) và yếu tố điều kiện (CF) Độ béo Fulton, Clark và CF được phân theo giới tính và được tính toán theo công thức của Bagenal and Tesch (1978) như sau: Ðộ béo Fulton, F = 100xW/Lo3 Ðộ béo Clark, Cl = 100 xWo 100/Lo3 Yếu tố điều kiện (Condition factor, CF) CF = W/Lb - Hệ số thành thục, GSI (Gonado Somatic Index) Hệ số thành thục của cá được xác định theo Biswas (1993). GSI (%) = 100 * Wg/ W Trong đó, Wo: Khối lượng không nội quan (g) Wg: Khối lượng tuyến sinh dục (g) Lo: Chiều dài chuẩn (cm) - Mùa vụ sinh sản Mùa vụ sinh sản được xác định dựa trên sự thay đổi tỷ lệ cá thành thục sinh dục, hệ số thành thục và hệ số điều kiện của cá trong năm. Quan sát đặc điểm của tuyến sinh dục bằng mắt thường kết hợp với tiêu bản mô học để xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục dựa theo thang bậc thành thục sinh dục cá của Nikolski (1963). Các tiêu bản mô học tuyến sinh dục được thực hiện theo phương pháp mô học chuẩn của Drury and Wallinton (1967) và Kiernan (1990) - Sức sinh sản (fecundity), Bagenal and Tesch (1978):  Sức sinh sản tuyệt đối (Absolute fecundity, Fa) Fa (số trứng/cá thể cái) = nG/g  Sức sinh sản tương đối (Relative fecundity, Fr) Fr (số trứng/kg cá thể cái) = Fa/kg Trong đó: G: là khối lượng buồng trứng (g); g: Khối lượng mẫu trứng được lấy ra để đếm (g); n: số trứng của mẫu được lấy ra để đếm (hạt) - Xác định chiều dài thành thục (Lm, maturity length) Chiều dài thành thục đầu tiên của cá chành dục được xác định theo King (2007): P= 1/{1+e-r*(L-Lm)} 6 Trong đó: P: là tỉ lệ cá thành thục L: là chiều dài trung bình của cá (cm) Lm: là chiều dài thành thục ở 50% quần đàn cá (cm) Phương pháp xử lý số liệu Vẽ đồ thị biểu diễn giá trị chiều dài thành thục (Lm) của cá chành dục được phân tích bằng phần mềm Stat (8.0). 2.4 Kích thích sinh sản và ương nuôi cá bột chành dục 2.4.1 Kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục 2.4.1.1 Nuôi vỗ cá chành dục Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm nuôi vỗ được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức thức ăn, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần (Bảng 2.1). Cá chành dục bố mẹ có chiều dài từ 98-122 mm, khối lượng 10,2-14,4g. Bảng 2.1: Các nghiệm thức và thông số liên quan được bố trí trong thí nghiệm Các chỉ tiêu kỹ thuật Nghiệm thức 100% Cá tạp 100% Tép 50% Cá tạp + 50% TA viên 50 % Tép sông + 50% TA viên Mật độ nuôi vỗ 50 con/m3 Khẩu phần ăn Theo nhu cầu Tỉ lệ đực:cái 1:1 Số lần cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều 2.4.1.2 Kích thích cá chành dục sinh sản bằng HCG, não thùy LHRH-a + Dom Các thí nghiệm kích thích sinh sản cá chành dục được dựa trên các kết quả sinh sản trên cá lóc C. striatus và C. micropeltes của Bùi Minh Tâm và ctv. (2008), Paray et al. (2014). Các thí nghiệm được bố trí với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 12 cặp cá/nghiệm thức. Trước khi bố trí sinh sản, kiểm tra mức độ thành thục của cá cái và cá đực đạt cuối giai đoạn IV. 7 Thí nghiệm 1: Sử dụng HCG đơn với 2 liều tiêm 1.000 và 1.500 IU/kg cho cả cá cái và cá đực. Cá đực và cá cái chỉ tiêm 1 lần. Thí nghiệm 2: Sử dụng HCG kết hợp với 5 mg não thùy với 4 mức liều tiêm 500 IU, 1.000 IU, 1.500 IU, và 2.000 IU/kg cá đực và 500 IU/kg cho cá cái. Cá đực được tiêm 2 lần, lần đầu bằng 1/3 tổng liều, lần sau cách lần tiêm đầu 12 giờ. Cá cái chỉ tiêm 1 lần và tiêm cùng thời điểm với tiêm lần sau của cá đực. Thí nghiệm 3: Sử dụng LHRHa + DOM với 3 mức liều tiêm 60μg, 80 μg và 100 μg/kg cá đực và 50 µg/kg + 1 mg não cho 1 kg cá cái. Cá đực được tiêm 2 lần, lần đầu bằng 1/3 tổng liều, lần sau cách lần tiêm đầu 12 giờ. Cá cái chỉ tiêm 1 lần và tiêm cùng thời điểm với tiêm lần sau của cá đực. Phương pháp thu và đánh giá các chỉ tiêu sinh sản Sau khi cá đẻ, trứng được thu và chuyển sang bể ấp. Trứng của từng cặp cá bố mẹ được bố trí ấp riêng trong bể kính có sục khí nhẹ. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sinh sản theo phương pháp thông thường. Thời gian hiệu ứng Tỉ lệ cá đẻ (%) Sức sinh sản thực tế (số trứng thu/cá thể) Tỉ lệ thụ tinh (%) Tỉ lệ nở (%) Tỉ lệ cá dị hình (%) 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu lựa chọn thức ăn của cá bột chành dục Bố trí thí nghiệm Cá bột chành dục mới nở (số lượng 1.000 con) được bố trí ương trong bể lót bạt có diện tích 4m2, mực nước 50 cm, có lót bùn đáy 10 cm và bể được sục khí liên tục. Nguồn thức ăn cung cấp cho cá bột là các loại thức ăn tự nhiên được gây nuôi bằng bột cá và bột đậu nành với tỷ lệ 3:1 với lượng 50g lần đầu, sau đó định kỳ mỗi tuần dùng 20g hỗn hợp trên. Mẫu phiêu sinh vật, động vật thủy sinh và mẫu cá được thu vào các ngày 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 15, 20, 25, 30 tuổi. Đối với cá, thu 20 con vào các thời điểm trên và được bảo quản trong dung dịch formol 5%. Mẫu nước để phân tích định tính và định lượng phiêu sinh vật được giữ trong chai nhựa 02 lít và đươc cố định bằng dung dịch formol 2-5%. Phương pháp xác định RLG RLG là tỷ lệ giữa chiều dài ruột trên chiều dài thân, được tính theo công thức của Al - Hussainy (1949). 8 Phương pháp xác định độ mở miệng cá bột Độ mở miệng của cá được xác định theo Shirota (1970): Trong đó, MH: độ mở miệng cá (mm); AB: Chiều dài hàm trên (mm Phương pháp phân tích thành phần phiêu sinh vật trong bể ương + Phương pháp phân tích định tính phiêu sinh vật mẫu được xem trên kính hiển vi ở vật kính 10X, 40X để xác định giống, loài phiêu sinh thực và động vật theo tài liệu phân loại của Shirota (1966), Đặng Ngọc Thanh và ctv. (1980). + Phương pháp phân tích định lượng phiêu sinh vật Khuấy đều mẫu cô đặc, dùng pipet hút lấy 1 ml dung dịch mẫu trải đều vào buồng đếm Sedgewick Rafter để định lượng phiêu sinh vật bằng phương pháp phân tích của Boyd and Tucker (1992). Trên một mẫu đếm 60 ô và đếm 3 vị trí khác nhau của buồng đếm. Số lượng phiêu sinh vật được đếm theo từng nhóm ngành trên kính hiển vi ở vật kính 10X và được tính theo công thức sau: Trong đó, X: Mật độ của phiêu sinh thực vật (cá thể/lít) T: Số cá thể đếm được theo từng nhóm ngành A: Diện tích 01 ô đếm (1mm2); N: Số ô đếm (10 ô); Vcđ: Thể tích cô đặc (ml); Vthu: Thể tích thu mẫu (ml); Phương pháp phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa cá bột Thức ăn trong ruột cá bột được xác định bằng phương pháp tần số xuất hiện thức ăn (Hyne, 1950). Phương pháp phân tích chỉ số lựa chọn thức ăn của cá (E) E= (ri-pi)/(ri+pi) Trong đó, - ri là phần trăm loại thức ăn i được tìm thấy trong ruột cá tính trên tổng số loại thức ăn có trong ruột cá X (cá thể/lít) = T x 1000 x Vcđ x 103 A x N x Vthu 9 -pi là phần trăm loại thức ăn tương ứng được tìm thấy trong môi trường trên tổng số loại thức ăn có trong môi trường 2.4.3 Uơng cá chành dục với các loại thức ăn và mật độ khác nhau Thí nghiệm 1: Đánh giá chất lượng cá bột từ nguồn cá bố mẹ tự nhiên và nuôi vỗ Nguồn cá thí nghiệm: cá bột chành dục sử dụng trong thí nghiệm được cho sinh sản từ 2 nguồn cá bố mẹ (cá bố mẹ tự nhiên (NT1-1) và cá bố mẹ nuôi vỗ thành thục (NT1-2). Cá bột cá chành dục 2 ngày sau khi nở được bố trí ương trong thùng có thể tích 0,4x0,6x0,6 m, mức nước 30 cm, số lượng 100 con/thùng (1 con/L). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thức ăn sử dụng ương cá được dựa trên Amornsakun et al., (1997, 1998a, 2003a và 2011) và cho cá ăn theo nhu cầu như sau:  7 ngày đầu: Moina  8-20 ngày tiếp theo: trùn chỉ  21-28 ngày: tép sông Thí nghiệm 2: Ương cá chành dục với 3 mật độ 3 con/L, 5 con/L và 7 con/L Nguồn cá thí nghiệm: cá bột chành dục được cho sinh sản từ đề tài Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức mật độ ương: (NT2-1) 3 con/L, (NT2-2) 5 con/L và (NT2-3) 7 con/L trên thùng xốp 20 lít. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thời gian ương là 28 ngày. Hệ thống thí nghiệm được đặt ngoài trời có che lưới lan. Thức ăn dùng trong thí nghiệm giống nhau cho các nghiệm thức, qui trình cho ăn tương tự như thí nghiệm 1. Thí nghiệm 3: Thử nghiệm ương cá chành dục với các loại thức ăn khác nhau trong giai đoạn cá bột. Cá bột chành dục sau khi tiêu hết noãn hoàng được bố trí ngẫu nhiên vào thùng xốp 20 L với mật độ 5 con/L (kết quả thí nghiệm 2) ương trong thời gian 28 ngày. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức thức ăn với 3 lần lặp lại (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Cách bố trí thí nghiệm Nghiệm thức thức ăn Thời gian ương 7 ngày đầu 8 -10 ngày 11-14 ngày 15-28 ngày 10 Trùn chỉ (NT3-1) 100% Moina 70% Moina 30% trùn chỉ 100% trùn chỉ 100% trùn chỉ Tép (NT3-2) 100% Moina 70% Moina 30% tép 75% tép 25% Moina 100% tép TACN (NT3-3) 100% Moina 70% Moina 30% TACN 75%TACN 25% Moina 100% TACN Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thí nghiệm Tỉ lệ sống (TLS) TLS (%)= 100 x (số cá kết thúc thí nghiệm/số cá thả) Các chỉ tiêu tăng trưởng Mẫu cá được thu ngẫu nhiên hàng tuần với 20 con /bể để đo chiều dài (mm), cân khối lượng (mg), ghi nhận số cá chết và sự phân hóa sinh trưởng của cá lúc kết thúc thí nghiệm. Mẫu cá sau khi cân và đo được thả lại thí nghiệm. 2.4 Xử lý số liệu Số liệu được tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Sự khác biệt giá trị trung bình giữa các nghiệm thức được kiểm tra bằng phân tích ANOVA một nhân tố và phép thử DUNCAN ở mức ý nghĩa 0,05. Xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm hình thái và cấu trúc di truyền 3.1.1 Định loại cá chành dục bằng phương pháp ty thể Đoạn gen Cytochrome b của các mẫu cá chành dục thu ở tỉnh Hậu Giang được giải trình tự có độ dài 340 bp. Thành phần 4 loại nuclecotide của đoạn gen này gồm có T chiếm 34,1%, C 24,4%, A 23,8% và G chiếm 17,6%. So sánh mức độ tương đồng với trình tự của cùng loài (thu ở nhiều nước khác nhau) đã công bố trong Ngân hàng gen cho thấy, cá chành dục trong nghiên cứu có trình tự tương đồng cao nhất 97% (trong số 306 nucleotide) so với mẫu cá chành dục (Channa gachua) thu ở Sri Lanka với số truy cập là Z30268.1 (Hình 3.1). 11 Hình 3.1: Kết quả so sánh gen cytochrome b của cá chành dục ở Hậu Giang với mẫu cùng loài trên cơ sở dữ liệu Ngân hàng gen 3.1.2 Đặc điểm hình thái và chỉ tiêu sinh trắc Kết quả khảo sát 226 mẫu cá cho thấy, cá chành dục là loài cá có kích thước nhỏ, chiều dài tổng dao động từ 6,2 – 15,7 cm. Cơ thể cá có dạng thon dài. Với vảy quanh cuống đuôi dao động từ 12-14 vảy, vảy trước vây lưng khoảng 11-13 vảy và vảy đường bên là: . Toàn thân phủ vẩy lược to. Số tia vi được trình bày qua Bảng 3.1 Bảng 3.1:
Luận văn liên quan