Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

Đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” được nghiên cứu sinh lựa chọn làm luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận án tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Đây là giai đoạn tỉnh Thái Bình vừa vượt qua những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, xảy ra khiếu kiện đông người trên diện rộng, làm mất ổn định ở khu vực nông thôn, gây hậu quả nặng nề về nhiều mặt. Mặc dù đã được khắc phục, nhưng hậu quả còn phải tiếp tục giải quyết trong những năm 2001 - 2010.

doc189 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé quèc phßng häc viÖn chÝnh trÞ L£ THÞ HåNG §¶NG Bé TØNH TH¸I B×NH L·NH §¹O PH¸T TRIÓN KINH TÕ N¤NG NGHIÖP Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2010 LuËn ¸n tiÕn sÜ lÞch sö hµ néi - 2015 bé quèc phßng häc viÖn chÝnh trÞ L£ THÞ HåNG §¶NG Bé TØNH TH¸I B×NH L·NH §¹O PH¸T TRIÓN KINH TÕ N¤NG NGHIÖP Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2010 Chuyªn ngµnh : LÞCH Sö §¶NG ®¶ng céng s¶n viÖt nam M· sè : 62 22 03 15 LuËn ¸n tiÕn sÜ lÞch sö Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS, TS Đoàn Ngọc Hải GS, TS Nguyễn Ngọc Cơ hµ néi - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10 Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 26 1.1. Yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 26 1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình 41 1.3. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 49 Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 71 2.1. Những nhân tố mới tác động đến đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình 71 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp 78 2.3. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình 84 Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 118 3.1. Một số nhận xét 118 3.2. Kinh nghiệm chủ yếu 131 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 167 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 Chủ nghĩa xã hội CNXH 02 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 03 Hợp tác xã HTX 04 Kinh tế nông nghiệp KTNN 05 06 Kinh tế - xã hội Nhà xuất bản KT - XH Nxb 07 Trang Tr 08 Ủy ban nhân dân UBND 09 Xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” được nghiên cứu sinh lựa chọn làm luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận án tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Đây là giai đoạn tỉnh Thái Bình vừa vượt qua những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, xảy ra khiếu kiện đông người trên diện rộng, làm mất ổn định ở khu vực nông thôn, gây hậu quả nặng nề về nhiều mặt. Mặc dù đã được khắc phục, nhưng hậu quả còn phải tiếp tục giải quyết trong những năm 2001 - 2010. Được sự giúp đỡ của Trung ương và các cơ quan bộ, ban, ngành, với bản lĩnh, tư duy lãnh đạo năng động, sáng tạo và có trách nhiệm với dân, Đảng bộ tỉnh Thái Bình nhanh chóng vượt qua khó khăn, lãnh đạo nhân dân trong tỉnh đạt được nhiều kết quả trong phát triển KT - XH, trong đó quan trọng nhất là vấn đề phát triển KTNN. Đề tài luận án làm rõ những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN; hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển KTNN; nhận xét ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó; đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2001 - 2010), để vận dụng vào hiện thực. Những vấn đề được trình bày trong luận án là sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTNN và kế thừa có chọn lọc từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố. Luận án là một công trình khoa học mới, độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã và đang là nền tảng, là động lực cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Kế thừa truyền thống đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, phát triển KTNN, nông thôn là nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước, góp phần đưa kinh tế Việt Nam giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Thái Bình là một tỉnh có truyền thống thâm canh lúa nước rất lâu đời, là tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt sản lượng 5 tấn thóc/ha trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, từ năm 2001 đến năm 2010, tỉnh Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu về KT - XH mà điểm nổi bật nhất là phát triển KTNN. Năm 2010, Thái Bình duy trì tổng diện tích gieo cấy trên 160.000ha, với tổng sản lượng trung bình ổn định trên 1,1 triệu tấn/năm, cao nhất cả nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong cả nước và của Tỉnh; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; bộ mặt nông thôn tỉnh Thái Bình có nhiều thay đổi. Có được kết quả đó là do Đảng bộ tỉnh đã quan tâm lãnh đạo phát triển KTNN trong sự phát triển chung về KT - XH của Tỉnh. Tuy vậy, đến năm 2010, nông nghiệp tỉnh Thái Bình đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, nhưng chưa mạnh, hiệu quả còn thấp; chưa tạo được các vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung; nhiều nơi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành trang trại, gia trại tự phát, thiếu quy hoạch, hiệu quả thấp; nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh tăng chậm. Hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới [135, tr.35]. Nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về lãnh đạo, phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đang đặt ra đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải giải quyết, phấn đấu đến năm 2020 “Thái Bình trở thành tỉnh nông thôn mới, có nền nông nghiệp và công nghiệp theo hướng hiện đại” [135, tr.40]. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN trong những năm 2001 - 2010, nhằm khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010; nhận xét ưu điểm, hạn chế của quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN (2001 - 2010); trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao hơn. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010; đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng vào hiện thực, góp phần làm cho KTNN của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN trong những năm 2001 - 2010 để vận dụng vào thực tiễn. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnhThái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình. KTNN theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, theo nghĩa hẹp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, con người với đối tượng lao động trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với các ngành KTNN: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thủy sản và các yếu tố phục vụ cho các ngành đó phát triển. * Về thời gian Tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến một số vấn đề liên quan trong thời gian trước năm 2001 và sau năm 2010. * Về không gian Trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, trong đó có KTNN. * Cơ sở thực tiễn Luận án được thực hiện trên cơ sở thực tiễn hoạt động lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2010. Đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh và kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố. * Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và kết hợp hai phương pháp đó; đồng thời còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN. Tạo dựng bức tranh sinh động, khách quan, trung thực về KTNN tỉnh Thái Bình trong những năm 2001 - 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Qua đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong phát triển kinh tế nói chung, KTNN nói riêng và vai trò KTNN trong chiến lược phát triển KT - XH của Tỉnh; nêu lên những đánh giá, nhận xét và đúc kết kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTNN trong thời gian tới ở tỉnh Thái Bình. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển kinh tế, trong đó có KTNN, một lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, của Tỉnh trong những năm đổi mới. Cung cấp một số dữ liệu quan trọng để Đảng bộ tỉnh Thái Bình tiếp tục hoạch định chủ trương và chỉ đạo phát triển KTNN trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao hơn. Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng ở địa phương và ở các học viện, nhà trường, trong và ngoài quân đội. 8. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương, 8 tiết, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTNN luôn được Đảng xác định là mặt trận hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Do vậy, nghiên cứu KTNN là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học, các cơ quan quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu về KTNN đã được công bố, có thể khái quát và phân thành các nhóm công trình khoa học sau: Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong cả nước Tập thể tác giả các nhà khoa học thuộc Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong cuốn sách Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam [13], đã đề cập đến vai trò của ngành KTNN và những vấn đề đặt ra trong quá trình CNH, HĐH; tập trung nêu rõ hệ thống quan điểm cơ bản trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng từ Đại hội III đến Đại hội IX. Các tác giả đưa ra một số mô hình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của các nước như Đài Loan, Hàn Quốc có giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Tác giả Nguyễn Sinh Cúc với cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 - 2002 [42], đã nhìn nhận một cách khá toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, khắc họa toàn cảnh bức tranh về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Từ phân tích thực trạng, tác giả đưa ra những định hướng và kiến nghị, giải pháp nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển. Trong cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực của Phạm Khiêm Ích và Nguyễn Đình Phan [73], đã tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình CNH, HĐH ở một số nước trên thế giới và liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó có những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc như vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hóa, vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết đất đai, lao động, môi trường Đây là những vấn đề mà Việt Nam còn lúng túng trong quá trình tổ chức chuyển dịch KTNN theo hướng CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế Hội đồng Lý luận Trung ương và Nxb Chính trị quốc gia phối hợp thực hiện cuốn sách Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [68]. Cuốn sách gồm các bài tham luận của các nhà khoa học nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuốn sách đã cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các nhà nghiên cứu, những người tham gia hoạch định chính sách, những hoạt động thực tiễn liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tác giả Nguyễn Từ với cuốn sách Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam [140], đã khái quát một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế; các hiệp định thương mại khu vực và toàn cầu liên quan đến nông nghiệp nói chung và đến ngành Nông nghiệp Việt Nam nói riêng, những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển KTNN Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, nêu quan điểm và những giải pháp chủ yếu phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra còn một số công trình khoa học đề cập đến vấn đề nông nghiệp, KTNN của các nước, tác động đến Việt Nam như: tác giả Đặng Kim Sơn với cuốn sách Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hoá [104]. Tác giả Lê Hữu Tòng với cuốn sách Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc [137]. Tác giả Nguyễn Đình Liêm với cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan [81] Các cuốn sách đã tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa ở một số nước trong khu vực và tác động của nó tới Việt Nam, trong đó có những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc như vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hóa; vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất; giải quyết những vấn đề về đất đai, lao động, môi trường... Tác giả Vũ Oanh trong cuốn sách Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa [95], đã đề cập những vấn đề có tính lý luận được thể hiện trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn; vai trò của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, khai thác tiềm năng nguồn vốn to lớn của nông dân để thúc đẩy sản xuất phát triển; yêu cầu cấp bách đưa nền KTNN Việt Nam theo con đường CNH, HĐH. Đồng thời, tác giả đã tổng kết những kinh nghiệm qua việc chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về tiến hành đổi mới cơ chế quản lý KTNN. Nghiên cứu về những vấn đề mang tính chiến lược đối với nông nghiệp, nông thôn, tác giả Nguyễn Xuân Thảo trong cuốn sách Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam [114], đã đề cập đến những vấn đề như: vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế, vấn đề việc làm ở nông thôn, lợi ích người lao động. Tác giả Lưu Văn Sùng trong cuốn sách Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [107], đã phân tích thực trạng nền nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và chỉ rõ đa số dân cư sống bằng nghề nông còn gặp nhiều khó khăn cả vật chất, tinh thần. Do vậy, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung. Tác giả Đặng Kim Sơn với cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển [103], đã tái hiện lại bức tranh nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới. Tác giả dành phần quan trọng nêu bật sự chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp, nông thôn, khẳng định trong suốt quá trình 20 năm đổi mới, cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ cả nước chuyển đổi theo đúng quy luật, nông nghiệp luôn giữ vai trò làm cơ sở cho công nghiệp và dịch vụ phát triển. Trong cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại của Nguyễn Văn Bích [16], tác giả đã tổng kết toàn diện sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong thế kỷ XX, nhất là trong 20 năm đổi mới. Đồng thời, làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN hướng tới sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường định hướng XHCN. Tác giả Lê Quang Phi với cuốn sách Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới [96], làm rõ yêu cầu khách quan, chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; trình bày sự lãnh đạo của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nội dung cuốn sách làm rõ những thành tựu, yếu kém và nguyên nhân của những thành tựu, yếu kém đó trong quá trình thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1991 đến năm 2000. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm của Đảng lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1991 đến năm 2000. Bàn về thực trạng các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tác giả Đặng Kim Sơn với cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - hôm nay và mai sau [105], đã làm rõ quá trình phát triển tư duy của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, sự lãnh đạo, chỉ đạo và những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị một số chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển hơn. Tác giả Phạm Ngọc Dũng trong cuốn sách Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn - từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [49], đã trình bày cơ sở lý luận CNH, HĐH nông thôn trong phát triển bền vững, đánh giá đúng thực trạng một số vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam như: Tình trạng mất đất, thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các đô thị kiếm sống rất lớn. Bàn về phát triển KTNN trong những năm 1986 - 2011, tác giả Nguyễn Ngọc Hà có cuốn sách Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2011) [62]. Tác giả làm rõ quá trình hình thành những quan điểm, chủ trương phát triển KTNN của Đảng trong thời kỳ đổi mới; nghiên cứu một cách toàn diện về KTNN; quá trình triển khai thực hiện đường lối, chính sách phát triển KTNN và những thành tựu đạt được. Trong đó, đã tập trung vào nội dung trung tâm là vấn đề Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, giải phóng sức lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo của người nông dân. Cũng về KTNN, nhưng đi sâu về quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu ngành, có luận án tiến sĩ Sử học của Đặng Kim Oanh về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006 [94]. Tác giả Luận án trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương, đườn
Luận văn liên quan