Tóm tắt Luận án Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945

Kế thừa và phát triển giá trị mà dân tộc ta đã đúc kết “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng và phát huy vai trò của trí thức trong đấu tranh cách mạng. Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, từ năm 1930 đến năm 1945, được sự tuyên truyền, vận động của Đảng, một bộ phận đông đảo trí thức yêu nước và tiến bộ đã hòa mình vào phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa, khôi phục và phát triển phong trào cách mạng, bảo vệ Đảng,

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THI MINH PHƯỢNG §¶NG VËN §éNG TRÝ THøC TRONG §ÊU TRANH GI¶I PHãNG D¢N TéC Tõ N¡M 1930 §ÕN N¡M 1945 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 HÀ NỘI - 2015 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồ Thị Tố Lương 2. PGS.TS. Trần Trọng Thơ Phản biện 1:......................................................... ......................................................... Phản biện 2:......................................................... ......................................................... Phản biện 3:......................................................... ......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 1MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kế thừa và phát triển giá trị mà dân tộc ta đã đúc kết “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng và phát huy vai trò của trí thức trong đấu tranh cách mạng. Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, từ năm 1930 đến năm 1945, được sự tuyên truyền, vận động của Đảng, một bộ phận đông đảo trí thức yêu nước và tiến bộ đã hòa mình vào phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa, khôi phục và phát triển phong trào cách mạng, bảo vệ Đảng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho công cuộc chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, góp phần tạo nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Công tác vận động trí thức (CTVĐTT) của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945 chứa đựng nhiều sáng tạo của Đảng, tầm cao tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát huy những giá trị truyền thống qúy báu của dân tộc, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Hiện thực lịch sử vận động trí thức thời kỳ 1930 - 1945 rất phong phú và sinh động, đã thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, song, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng rõ, nhất là quá trình Đảng vận động trí thức hướng tới mục tiêu đấu tranh giành chính quyền cần phải được nghiên cứu toàn diện và thấu đáo. Việc nhìn nhận, đánh giá một số phong trào yêu nước của trí thức, sự đóng góp của trí thức vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng cần được được nghiên cứu, luận giải để đánh giá xác đáng, tương xứng với những đóng góp của bộ phận này đối với cách mạng và dân tộc Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu đề tài: “Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945” làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng trong vận động trí thức thời kỳ 1930 - 1945, từ đó rút ra một số kinh nghiệm về CTVĐTT. 22.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về trí thức và CTVĐTT ở Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945. - Luận giải quá trình các cấp bộ Đảng lãnh đạo thực hiện CTVĐTT, sự ra đời và hoạt động của các tổ chức trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. - Đánh giá một cách khoa học, khách quan vị trí, vai trò và những đóng góp của trí thức trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945 - Khẳng định những thành công, phân tích hạn chế của Đảng trong vận động trí thức thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930 - 1945). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác vận động trí thức của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Đó là những quan điểm, chủ trương, chính sách trí vận của Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; những hoạt động lãnh đạo của các cấp bộ Đảng về vận động, tập hợp trí thức; những tổ chức, phong trào, hoạt động và đóng góp của ĐNTT nói chung, của các trí thức tiêu biểu nói riêng từ năm 1930 đến năm 1945. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian, luận án giới hạn trong phạm vi 15 năm, từ đầu năm 1930 đến tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, để giúp trình bày cho nội dung chính được lôgíc và khoa học, đề tài mở rộng thêm thời gian trước năm 1930, nhằm nêu bật những đóng góp to lớn của những trí thức yêu nước đối với sự ra đời của Đảng. Phạm vi không gian, luận án nghiên cứu CTVĐTT trên phạm vi cả nước, trong đó trọng tâm là những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn - Chợ Lớn - là những nơi tập trung đông đảo lực lượng trí thức; trong một số trường hợp còn đề cập đến hoạt động của trí thức khi họ hoạt động ở nước ngoài. Phạm vi nội dung, luận án tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhận thức của Đảng về công tác vận động trí thức; các khuynh hướng tư tưởng của trí thức và các nhóm trí thức; sự chuyển biến về tư tưởng của trí thức và những đóng góp của trí thức vào tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. 34. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng, về CTVĐTT và xây dựng trí thức phục vụ nhiệm vụ cách mạng. 4.2. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho luận án gồm: Các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được công bố trong Văn kiện Đảng Toàn tập, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được công bố trong Hồ Chí Minh toàn tập; đồng thời, khai thác tài liệu của các cấp bộ Đảng, nhất là của các Xứ uỷ. Đây chính là nguồn tư liệu gốc để thực hiện nội dung luận án. Các tác phẩm hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, lịch sử Đảng địa phương, lịch sử chiến tranh nhân dân, các địa chí văn hóa của các tỉnh, thành đã được xuất bản. Các đề tài, luận án, luận văn, các công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử đã được công bố, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành. Các bài tham luận được in, đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học Một số bài viết có liên quan trên các trang web trên mạng internet. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là: phương pháp lịch sử và logic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.v.v... chú trọng phương pháp luận sử học để phân tích, đánh giá, qua đó tái hiện quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về khoa học: Làm sáng tỏ công tác trí vận của Đảng thời kỳ 1930 - 1945, những quan điểm của Đảng, của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách về công tác trí vận. Đánh giá vai trò của công tác trí vận và những đóng góp của ĐNTT đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. 4Về thực tiễn: Cung cấp thêm những luận cứ khoa học, tư liệu, tài liệu trong việc vận động trí thức tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc. Góp phần góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thêm toàn diện và sâu sắc, góp phần vào công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho ĐNTT, nhất là đội ngũ trí thức trẻ; động viên họ cống hiến tài năng và trí tuệ cho đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Nghiên cứu về trí thức Việt Nam nói chung, về công tác vận động, tập hợp trí thức của Đảng qua các thời kỳ cách mạng, trong đó có thời kỳ 1930 - 1945 nói riêng, đã được đề cập trong nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu khoa học, xã hội dưới dạng chuyên khảo, các công trình, các luận án, luận văn. Có thể phân chia thành các nhóm sau đây: 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng có đề cập đến trí thức và công tác vận động trí thức của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 Một số công trình, bài viết cơ bản như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sơ thảo), tập I (1920 - 1954) của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (nay là Viện Lịch sử Đảng), NXB Sự thật, Hà Nội, 1981. Tác phẩm Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập 1 (1930 - 1945) Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 1. Cuốn Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930 - 2000), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1930 - 1975) của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2015. Ngoài ra, có thể kể đến các luận án, luận văn khác như: Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo 5xây dựng đội ngũ trí thức từ năm 1991 đến năm 200, bảo vệ năm 2009 của Nguyễn Thắng Lợi, Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức từ năm 1997 đến năm 2007, bảo vệ năm 2012 của Lương Quang Hiển v.v.. Ở mức độ khác nhau, các công trình, bài viết đó đều phản ánh một số khía cạnh liên quan đến chủ đề của luận án. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về lịch sử dân tộc, về các danh nhân văn hóa có đề cập đến trí thức và công tác vận động trí thức của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 Một số công trình tiêu biểu như: Tác phẩm Thanh niên Tiền phong và các phong trào học sinh, sinh viên, trí thức Sài Gòn 1939 - 1945 của Huỳnh Văn Tiểng, Bùi Đức Tịnh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1995. Cuốn sách Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Thanh Tuấn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Tác phẩm Ho Chi Minh - a Life (Hồ Chí Minh - một cuộc đời), Hyperion, New York, 2000. Tác phẩm Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở Việt Nam (1936 - 1939) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 và Nội các Trần Trọng Kim - Bản chất, vai trò và vị trí lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 của Phạm Hồng Tung. Cuốn sách của GS.TS. Trịnh Nhu, TS. Trần Trọng Thơ với nhan đề Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi vĩ đại đầu tiên của cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012. Phạm Thị Huệ (2013), Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ 1930 - 1945, nghiên cứu qua tài liệu lưu trữ, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Ngoài các tác phẩm trên, có thể thể kể tên các công trình, như: Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930 - 1945) của Vũ Đức Phúc; Kẻ sĩ Gia Định của Trần Bạch Đằng; Vấn đề Phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945 của TS Đặng Thị Vân Chi v.v.. Ngoài ra, các hồi ký đã được xuất bản cũng là nguồn tư liệu phong phú về CTVĐTT của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945. Đáng chú ý là các cuốn sách: Vũ Đình Hòe - Hồi ký, NXB hội nhà văn, 1997; “Hồi ký Đào Duy Anh (Nhớ nghĩ chiều hôm)” của Đào Duy Anh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Trường Chinh một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Hồi ký Trần Huy Liệu, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991. Hồi ký Trần Văn Giàu 1940 - 1945. 6Nhìn chung, những công trình trên đây mới đề cập đến CTVĐTT của Đảng trong từng trường hợp và một số nội dung cụ thể, chưa đề cập trí thức với tư cách là một bộ phận có vai trò quan trọng trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu lịch sử về trí thức có đề cập đến trí thức và công tác vận động trí thức của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 Các công trình nghiên cứu lịch sử về trí thức, tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, vai trò của trí thức trong lịch sử Việt Nam, các tổ chức trí thức, các nhân vật trí thức..., trong đó có đề cập đến những quan điểm, đến CTVĐTT của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945. Có thể kể đến một số tác phẩm sau: tác phẩm The Rise of Nationalism in Vietnam 1900 - 1941(Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam 1900 - 1941) của Duiker, William, Cornell University Press, Ithaca an London, 1976. L’histoire de la Guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương), của Yves Gra, Plon, Paris, 1978. Stein Tonesson với tác phẩm The Vietnamese revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War (Cách mạng Việt Nam năm 1945: Rudơven, Hồ Chí Minh và Đờ Gôn trong một thế giới chiến tranh), Prio, Oslo, 1991. Daniel Hémery với tác phẩm Saigon 1925-1945 (Sài Gòn 1925 - 1945), Autrement, Paris, 1992. David G.Marr, với những tác phẩm như: Vietnam 1945: the Quest for Power (Việt Nam 1945: Cuộc giành quyền lực), Vietnamese Tradition on Trial, 1920 - 1945 (Truyền thống Việt Nam trong thử thách 1920 - 1945). Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng của Phạm Tất Dong, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Tác phẩm Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Văn Khánh và Nguyễn Quốc Bảo, NXB Lao động, Hà Nội, 2001. Tác phẩm Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước do Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004. Công trình Trí thức Việt Nam xưa và nay do Trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức Văn hóa và Giáo dục cộng đồng - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam thực hiện, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2005. Tác phẩm “Góp phần tìm hiểu Nho giáo - nho sĩ - trí thức Việt Nam trước 1945” của tác giả Chương Thâu, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2007. Tác phẩm “Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc” của Trần Viết Nghĩa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật ấn hành năm 2012. Tác phẩm Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954). Nghiên cứu Lịch sử xã hội) của Giáo sư Trịnh Văn Thảo, NXB Thế giới, 2013, (Nguyễn Văn Khánh tổ chức dịch). 7Bên cạnh đó, các ấn phẩm hoặc các công trình nghiên cứu về trí thức, như cuốn Trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của tác giả Hồ Sơn Diệp, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003 v.v.. Các công trình trên đã đề cập đến những vấn đề lí luận chung về trí thức, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng về trí thức qua các thời kỳ cách mạng, trong đó có thời kỳ 1930 - 1945. 1.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống công tác vận động trí thức của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945. Trong hầu hết các công trình đã công bố, CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 1954 thường chỉ được thể hiện một cách đơn lẻ, đề cập tới một cách khái quát, đặt trong mối quan hệ chung giữa các phong trào yêu nước của trí thức với cuộc vận động giải phóng dân tộc, giành chính quyền trong các giáo trình, sách giáo khoa, các công trình chuyên khảo, hoặc những công trình nghiên cứu nói chung về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc lịch sử cận đại Việt Nam. Chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ Lịch sử Đảng phản ánh về CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 một cách độc lập. Chưa có những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống những sáng tạo của các cấp bộ Đảng, từ Trung ương đến các Xứ ủy trong thu hút, tập hợp ĐNTT và vai trò của ĐNTT trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT Làm sáng tỏ những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trong việc tuyên truyền, vận động, qui tụ ĐNTT phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Đánh giá một cách xác đáng năng lực và những đóng góp của trí thức, của các nhóm trí thức cho phong trào cách mạng thời kỳ 1930 - 1945. Làm rõ những sáng tạo, thành công và hạn chế của Đảng trong vận động và tranh thủ trí thức phục vụ cách mạng thời kỳ 1930 - 1945. Đúc kết những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Vận dụng quan điểm của Đảng trong thời kỳ đổi mới để đánh giá khách quan những sự kiện, nhân vật còn có những đánh giá khác biệt trong các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố. 8Chương 2 ĐẢNG VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRƯỚC KHI THÀNH LẬP ĐẢNG 2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức Khái niệm trí thức: Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa trí thức là “tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 8/2008) “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Đảng định nghĩa: “Trí thức là những người lao động trí óc có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Tác giả khái quát như sau: “đội ngũ trí thức là tập hợp những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn sâu cho ngành lao động nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, ứng dụng tri thức khoa học vào phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội thành một lực lượng đông đảo thống nhất về mặt tổ chức, hành động để cùng nhau thực hiện mục tiêu đó là tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức và vai trò của trí thức: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trí thức là một tầng lớp đặc biệt, không phải là một giai cấp, và không có một hệ tư tưởng độc lập. Tuy nhiên, tầng lớp này có một vị trí đặc biệt vì trí thức bao gồm những phần tử tiên tiến nhất trong một quốc gia dân tộc, trí thức là đại biểu cho đỉnh cao của tri thức, lao động của trí thức là lao động đặc thù. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, trí thức cũng mang trong mình những nhược điểm và hạn chế nhất định. Đó là tính hay dao động, thiển cận chính trị, chủ nghĩa cá nhân v.v.. 9Trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện học thuyết của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin coi trí thức là vốn quý của xã hội, là lực lượng xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, là một bộ phận cấu thành của xã hội. Xã hội khó có thể phát triển nếu thiếu đi ĐNTT, và ngược lại, ĐNTT sẽ tự vô hiệu hóa nếu tách mình khỏi đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong sự phát triển của xã hội cần phải đấu tranh chống lại cả hai khuynh hướng hoặc coi nhẹ hoặc tuyệt đối hóa vai trò của trí thức. 2.1.2. Đặc điểm của trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Trí thức Việt Nam giàu lòng yêu nước, mang trong mình ý thức dân tộc. Trí thức gồm hai bộ phận trí thức Nho học (cựu học) và trí thức Tây học (tân học) cùng tồn tại song song. Trí thức là lực lượng đứng ra tiếp nhận và truyền bá các trào lưu tư tưởng mới, châm ngòi nổ cho các phong trào đấu tranh. 2.1.3. Hoạt động của trí thức Việt Nam trước khi thành lập Đảng Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ĐNTT đã có những hoạt động rất phong phú, khởi xướng và lãnh đạo phong trào yêu nước, thực hiện những cải cách về văn hóa, xã hội, canh tân đất nước v.v.. góp phần đem lại những tiến bộ của xã hội Việt Nam. ĐNTT cũng chính là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam, góp phần vào sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. 2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 2.2.1. Đảng vận động trí thức giai đoạn 1930 - 1935 2.2.1.1. Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc và Đảng về trí thức và vận động trí thức giai đoạn 1930 - 19
Luận văn liên quan