Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu,
là mối quan tâm của toàn thể nhân loại nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Đối với
mỗi quốc gia, giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để ổn định chính trị và phát
triển kinh tế. Cùng với sự tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã
dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quân trên đầu người giảm xuống, xảy ra tình
trạng đất chật người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu; thực trạng này đã và
đang là rào cản ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương
và quốc gia. Thực trạng nguồn lực lao động của thành phố trong thời gian qua của
người lao động chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, nhu cầu
tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng tăng, sự chênh lệch
về nhu cầu tuyển dụng theo giới tính giữa nam và nữ, giữa khu vực thành thị và nông
thôn.
Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn nói riêng và lao
động của toàn thành phố nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chính quyền
của mỗi địa phương ở từng cấp của thành phố. Áp lực lao động và việc làm ngày càng
tăng, nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn đang là vấn đề thời sự. Hiện tại chưa
có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề việc làm của người lao động nông thôn tại vùng
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), và từ thực trạng trên đề tài: “Đánh giá các nhân
tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ”
được lựa chọn nghiên cứu.
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
--------------------------------
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 9620115
PHẠM ĐỨC THUẦN
ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU
VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cần Thơ, 2018
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Ngọc Thành
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại: Hội trường .., Trường Đại học Cần Thơ).
Vào lúc .. giờ .. ngày .. tháng .. năm ..
Phản biện 1:
Phản biện 2: ..
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Xác định những thuận lợi và khó khăn - cơ hộ và thử thách của lao động trong
việc làm và học nghề của thành phố Cần Thơ, Số 47-5+6/2012, Tạp chí Quản
lý kinh tế (CEM), Bộ kế hoạch và Đầu tư, trang 3-18.
2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của người lao động
nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Số 36c (2015)
trường Đại học Cần Thơ, trang 97-104.
3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động
nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Số 40d (2015),
trường Đại học Cần Thơ, trang 83-91.
4. Chương 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và việc làm nông thôn”, Sách:
“Lao động việc làm và đào tạo nghề nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu
Long (thực trạng và định hướng)”, Nhà xuất bản trường Đại học Cần Thơ,
trang 36-60.
5. Chương 7: Kinh nghiệm và định hướng giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc
làm trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, Sách: “Lao động việc làm
và đào tạo nghề nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long (thực trạng và
định hướng)”, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, trang 131-160.
1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu,
là mối quan tâm của toàn thể nhân loại nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Đối với
mỗi quốc gia, giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để ổn định chính trị và phát
triển kinh tế. Cùng với sự tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã
dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quân trên đầu người giảm xuống, xảy ra tình
trạng đất chật người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu; thực trạng này đã và
đang là rào cản ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương
và quốc gia. Thực trạng nguồn lực lao động của thành phố trong thời gian qua của
người lao động chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, nhu cầu
tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng tăng, sự chênh lệch
về nhu cầu tuyển dụng theo giới tính giữa nam và nữ, giữa khu vực thành thị và nông
thôn.
Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn nói riêng và lao
động của toàn thành phố nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chính quyền
của mỗi địa phương ở từng cấp của thành phố. Áp lực lao động và việc làm ngày càng
tăng, nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn đang là vấn đề thời sự. Hiện tại chưa
có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề việc làm của người lao động nông thôn tại vùng
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), và từ thực trạng trên đề tài: “Đánh giá các nhân
tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ”
được lựa chọn nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm
của lao động nông thôn nhằm đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao
động nông thôn, góp phần tạo thêm thu nhập cho lao động nông thôn trong thời gian
tới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá thực trạng đào tạo nghề và việc làm của lao động nông thôn (trong
lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn
thành phố Cần Thơ;
(2) Xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người
lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi
nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
(3) Đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn
trong thời gian tới.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Nội dung nghiên cứu
(1) Mô tả tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhu cầu việc
làm để làm cơ sở lý thuyết.
2
(2) Trên cơ sở lý thuyết, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu để phân tích,
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của bản thân người lao động ở
thành phố Cần Thơ.
(3) Luận án mô tả thực trạng và kết quả đào tạo nghề và việc làm của lao động
nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông
nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
(4) Luận án xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của bản thân
người lao động ở thành phố Cần Thơ. Qua kết quả phân tích để đề xuất các giải pháp
giải pháp nào cần được thực hiện nhằm góp phần giúp người lao động nông thôn đáp
ứng nhu cầu việc làm trong thời gian tới.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án này là nhu cầu việc làm của bản thân
người lao động được hình thành trong khu vực nông thôn và theo từng đối tượng lao
động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đối tượng khảo sát của luận án (lao
động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp)
là những người lao động trong độ tuổi lao động tại khu vực nông thôn, các đối tượng
này tham gia lao động và làm việc trong khu vực nông thôn.
1.3.3. Phạm vi không gian và thời gian
- Về thời gian: thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2013 đến 2016 và số liệu sơ cấp
năm 2015-2016.
- Về không gian: địa bàn nghiên cứu của đề tài tại các huyện Phong Điền, Thới
Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh trong khu vực nông thôn, những huyện này có những đặc
trưng về sản xuất nông nghiệp và nguồn lao động nông thôn chiếm khoảng 68,1% trên
tổng số lao động nông thôn trong độ tuổi lao động của thành phố Cần Thơ.
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về nhu cầu việc làm
Nhu cầu việc làm là những khả năng của bản thân người lao động để thích nghi
với điều kiện môi trường làm việc nhằm thỏa mãn theo mong muốn có việc làm hoặc
tìm kiếm công việc cho bản thân người lao động.
2.1.2 Khái niệm về nhóm đối tượng nghiên cứu
On-Farm là người lao động nông thôn có đất đai nông nghiệp và làm việc, sản
xuất trên đất đai của họ (gọi tắt là làm nông nghiệp).
Off-Farm là người lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất của chính họ, mà họ làm thuê,
sản xuất nông nghiệp trên đất của người khác (gọi tắt là làm thuê trong nông nghiệp).
Non-Farm là người lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp
(như: công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại), các ngành nghề không trực tiếp
sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (gọi tắt là phi nông nghiệp).
3
2.2 Các nghiên cứu về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các lý thuyết về hành vi gia đình của Howard N. Barnum (1978),
cung ứng lao động của Orazio Attanasio (2004), lý thuyết nông dân ghét rủi ro của
Frank Ellis (1993), các lý thuyết tạo việc làm cho người lao động củaTrần Xuân Cầu
và Mai Quốc Khánh (2008), lựa chọn bộ ba - làm việc kiếm tiền, làm việc ở nhà và
nghỉ ngơi của Tạ Đức Khánh (2009).
2.3 Về các mô hình nghiên cứu tìm việc làm
Kế thừa các nghiên cứu: Wayne Howard, Michael Swidinsky (2000) về cung
lao động ở Canada; Bamlaku A. Alemu, E-A Nuppenau and H. Boland (2008) về nông
hộ trong các khu nông nghiệp ở Etiopia; Junior Davis (2006) đa dạng hóa công việc
và các hoạt động có lợi khác của nông dân nông thôn; Tăng Minh Trí (2016), Lê
Nguyễn Đoan Khôi (2014), Trương Minh Đức (2011), Hoàng Thị Hồng Lộc và
Nguyễn Quốc Nghi (2014) về nhu cầu việc làm của người lao động cũng cần có động
lực dựa trên phân tích các biến nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của bản
thân người lao động.
Nghiên cứu phân tích của Hồ Thị Diệu Ánh (2015) đã chỉ ra các yếu tố tác động
đến quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn, trong đó phân tích các nhóm yếu
tố và từng yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn.
2.4 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Cách tiếp cận về đối tượng của luận án là nhu cầu việc làm của lao động nông
thôn, hay nói cách khác là nhu cầu của bản thân người lao động. Tuy nhiên, các nghiên
cứu trước đây chỉ tập trung phân tích về nhu cầu việc làm của bản thân lao động nông
thôn, cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động nông thôn, cũng như nội dung xây
dựng giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có nhu cầu việc làm.
Về việc làm: việc nghiên cứu về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn của các tác giả nêu trên, cho thấy trình độ học vấn đã ảnh hưởng phần
nào đến việc lựa chọn nghề nghiệp của người lao động. Nếu lao động có trình độ học
vấn càng cao thì sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp của mình, chương trình đào
tạo nghề cho lao động có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực lao động
trong thời kỳ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Việc đào tạo nghề không
đáp ứng nhu cầu thực tế của việc làm thì không đảm bảo chất lượng công việc được
tốt và người lao động rất khó khăn trong vấn đề tìm việc làm sau khi được đào tạo; để
lao động tìm được công việc phù hợp với khả năng của mình, lao động cần nhiều kênh
thông tin tìm việc làm.
Tuy nhiên, lao động nông thôn là không thường xuyên tiếp cận các thông tin
về tuyển dụng, không tham gia các hoạt động tư vấn việc làm, chưa mạnh dạn tự tìm
kiếm việc làm cho bản thân, do hạn chế tay nghề và khả năng giao tiếp kém. Bên cạnh
đó, nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn đang là hiện trạng thực tế cần được
nghiên cứu, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng nhu cầu việc làm cho lao động nông
thôn và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
được tốt hơn và hiệu quả trong giai đoạn phát triển của thành phố Cần Thơ.
Khung nghiên cứu: các mô hình nghiên cứu được kế thừa chưa đi sâu vào
nghiên cứu nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn, chưa phân định rõ nhân
tố từ bên ngoài, nhân tố về khả năng của bản thân người lao động ảnh hưởng đến nhu
4
cầu việc làm của người lao động nông thôn. Từ đó, tổng hợp nghiên cứu về nhóm nhân
tố và nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn trên
địa bàn thành phố Cần Thơ để xây dựng khung nghiên cứu, với 07 nhóm nhân tố.
Về mô hình nghiên cứu nhân tố: kế thừa việc xây dựng các nhóm nhân tố tại
mục (i) của khung nghiên cứu và các nghiên cứu về mô hình nhân tố đã được nêu của
các tác giả nghiên cứu trước đây; đặc biệt về mô hình nghiên cứu của Hồ Thị Diệu
Ánh (2015) thì kết quả có 03 nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao
động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để làm cơ sở tiếp cận, kế thừa và xây dựng
mô hình phân tích cho luận án.
Về mô hình nghiên cứu hồi quy: với kết quả phân tích của các nghiên cứu về
mô hình hồi quy đã phân tích, trong đó các nhân tố có hưởng đến đào tạo nghề, việc
làm của lao động nông thôn, như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số nhân khẩu,
thu nhập, làm cơ sở kế thừa và xây dựng cho phương pháp phân tích của luận án.
Trong đó, phương pháp tiếp cận nghiên cứu của Hồ Thị Diệu Ánh (2015) phân tích
hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng các xác
suất sự kiện xảy ra với những thông tin của biến độc lập có được (0= không tự tạo việc
làm; 1= tự tạo việc làm phi nông nghiệp).
Vì vậy, nghiên cứu của luận án đi sâu phân tích về nhu cầu việc làm lao động
nông thôn (ý muốn của bản thân người lao động) theo từng đối tượng lao động nông
nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp), là một luận
án bổ sung thêm cho các nghiên cứu trước, gồm các nôi dung sau:
(1) Nghiên cứu năng lực, đào tạo nghề, việc làm của lao động nông thôn (trong
lĩnh vực nông nghiệp, thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp);
(2) Nghiên cứu các nhân tố độc lập ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người
lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, thuê nông nghiệp và phi nông
nghiệp);
(3) Tập trung các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn
trong thời gian tới.
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp tiếp cận
Cách tiếp cận của luận án là kế thừa nghiên cứu mô hình về khung nghiên cứu
ở Chương 2, để các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông
thôn; cũng là luận cứ khoa học để xây dựng cácnhân tố phù hợp cho nội dung trong
khung nghiên cứu của luận án, làm cơ sở để đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu lao
động nông thôn trong thời gian tới.
Để có đáp ứng được nhu cầu của công việc cần tìm kiếm, đòi hỏi người lao
động phải có năng lực, trình độ, sức khỏe, và khi đã có môi trường làm việc, thì
người lao động xem xét các điều kiện, cập nhật thông tin để phát triển nghề nghiệp,
tạo thu nhập cao hơn, an toàn hơn. Cho nên việc kế thừa mô hình nghiên cứu đã nêu
trong Chương 2 về Tổng quan tài liệu tham khảo và kết hợp với các mục tiêu nghiên
cứu đặt ra của luận án, khung nghiên cứu của luận ánđược khái quát trên cơ sở lý
5
thuyết, lý luận về lao động việc làm và thu thập thông tin để phân tích những nhân tố
tác động của nhu cầu việc làm của lao động nông thôn.
3.2. Khung nghiên cứu
Với việc thực hiện khung nghiên cứu này (Hình 3.1), luận án tập trung nghiên
cứu về những nhân tố bên trong của người lao động nông thôn có ảnh hưởng như thế
nào đến nhu cầu việc làm của bản thân; song song đó, phân tích các nhân tố bên ngoài
có ảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm đáp ứng nhu cầu của người lao động nông
thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Hình 3.1: Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài
Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất
1. Nhóm Sinh học cơ bản
- Tuổi
- Giới tính
- Tình trạng sức khỏe
2. Nhóm Khả năng
- Trình độ học vấn
- Trình độ chuyên môn
- Kinh nghiệm làm việc
3. Nhóm Sinh kế
- Số người phụ thuộc
- Lợi nhuận (tích lũy)
- Thất nghiệp
NHU CẦU
VIỆC
LÀM
1. Nhóm Sự thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu lao động
- Đầu tư vào giáo dục
2. Nhóm Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tuyển dụng lao động
- Mức lương trả cho người lao động
- Hiệu quả của các Chương trình đào tạo nghề
3. Nhóm Chính sách của địa phương
- Đào tạo nghề
- Việc làm
- Vay vốn
- Thông tin việc làm
4. Nhóm Điều kiện làm việc
- Nơi làm việc
- Đất sản xuất
- An toàn lao động
NHÂN TỐ BÊN TRONG
NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
6
Nghiên cứu của luận án đi sâu phân tích về nhu cầu việc làm lao động nông
thôn (ý muốn của bản thân người lao động) theo từng đối tượng lao động nông nghiệp,
lao động làm thuê trong nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp), là một luận án bổ
sung thêm cho các nghiên cứu trước, gồm các nôi dung sau: (i) Nghiên cứu năng lực,
đào tạo nghề, việc làm của lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, thuê nông
nghiệp và phi nông nghiệp); (ii) Nghiên cứu các nhân tố độc lập ảnh hưởng đến nhu
cầu việc làm của người lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, thuê nông
nghiệp và phi nông nghiệp); (iii) Tậptrung các giảipháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho
lao động nông thôn trong thời gian tới.
3.5 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp về đào tạo nghề, việc làm, chính sách tổng hợp từ các
Sở, ngành, địa phương, các tài liệu nghiên cứu đã công bố.
- Thu thập số liệu sơ cấp phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, số quan sát được
xác định theo công thức N=5*m (trong đó: N là kích thước số quan sát tối thiểu; m: là
tổng số biến quan sát) của J.F., Anderson, R.E., Tatham, R.L., Black, W.C. (1998).
Tổng số quan sát 530, trong đó lao động nông nghiệp là 210 quan sát, lao động làm
thuê trong nông nghiệp là 110 quan sát, lao động phi nông nghiệp là 210 quan sát.
3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu
3.6.1 Phân tích sự hài lòng về nhu cầu việc làm của bản thân người lao động nông
thôn
Phương pháp tiếp cận: cách tiếp cận của luận án là vận dụng lý thuyết mô hình
phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis, EFA) để đo lường các nhân
tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn. Từ nghiên cứu Hồ Thị
Diệu Ánh (2015) về tự tạo việc làm của lao động nông thôn chịu sự ảnh hưởng lớn các
yếu tố thuộc về gia đình, các mối quan hệ của gia đình với các hộ khác, với hàng xóm
với cộng đồng dân cư là những ảnh hưởng tác động đến khả năng khởi nghiệp trong
lĩnh vực phi nông nghiệp của người lao động nông thôn, sử dụng thang đo như sau:
không quan trọng, quan trọng, trung bình, quan trọng nhiều, rất quan trọng, để làm cơ
sở vận dụng nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu
việc làm; cũng là cơ sở sở khoa học để phân tích nhân tố nào có tác động đến nhu cầu
việc làm của lao động nông thôn, làm luận cứ để đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu
lao động nông thôn trong thời gian tới.
Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu phân tích sử dụng phương pháp phân tích
hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha bằng thang đo Likert theo lý thuyết về thang đo của
A. H. Maslow (1932), với 5 cấp độ để ý kiến về sự hài lòng của bản thân lao động
nông thôn đến nhu cầu việc làm: 1= Rất không đồng ý; 2= Không đồng ý; 3= Ít đồng
ý; 4= Đồng ý; 5= Rất đồng ý.
3.6.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông
thôn
Đối với cách tiếp cận về mô hình phân tích hồi quy để đo lường các nhân tố có
nhu cầu việc làm theo mô hình của theo Wayne Howard, Michael Swidinsky (2000),
để đo lường các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn
được sử dụng mô hình phân tích của nông hộ trong các khu nông nghiệp ở Etiopia của
Bamlaku A. Alemu, E-A Nuppenau and H. Boland (2008) gồm 05 biến độc lập chính
7
và 15 biến độc lập phụ; Richard J. Smith and Richard W. Blundell (1986) yếu tố thu
nhập của hộ gia đình tác động đến việc làm; Agnes C. Rola and Ian Coxhead (2003),
David Stifel (2010) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nông
thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; trong phương pháp tiếp cận
nghiên cứu của Hồ Thị Diệu Ánh (2015) phân tích hồi quy Binary Logistic sử dụng
biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng các xác suất sự kiện xảy ra (0= không tự
tạo việc làm; 1= tự tạo việc làm phi nông nghiệp) và với những thông tin của biến độc
lập có được 13 biến độc lập).
Ln (
Pi
1 − Pi
) = Ln [
P(Y = 1)
P(Y = 0)
] α0 + ∑ βi Xi + ∑ γj Dj + ui
k
j
k
j
Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu phân tích hồi quy (Binary Logistic model)
được sử dụng, với biến phụ thuộc là việc người lao động có xảy ra hay không về nhu
cầu việc làm, biến phụ thuộc Y lúc này có hai giá trị Y = 1: có nhu cầu việc làm (tìm/
chuyển đổi thêm việc làm mới,..); Y = 0: không có nhu cầu việc làm (đang có việc làm
ổn định- không muốn chuyển đổi).
Mô hình hồi quy lý thuyết tổng quát có dạng
Ln (
Pi
1 − Pi
) = Ln [
P(Y = 1)
P(Y = 0)
] α0 + ∑ βi Xi + ∑ γj Dj + ui
k
j
k
j
Trong đó:Ln (
Pi
1−Pi
)là tỷ số log-odds, tỉ số này là một hàm tuyến tính của các
biến giải thích Xivà Dj.
Với P(Y=1) = P0: xác suất khi lao động có nhu cầu việc làm (về nhu cầu việc
làm trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp);
P(Y=0) = 1-P0: xác suất khi lao động không có nhu cầu việc làm (về nhu cầu
việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp).
Ln (
P0
1 − P0
) = α0 + ∑ βi Xi + ∑ γj Dj + ui
k
j
k
j
Tiếp theo phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation) nhằm tập trung xác định và
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vi