Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng với diện
tích tự nhiên khoảng 7.665 km2, với dân số năm 2015 gần 12 triệu người
(Tổng Cục thống kê, 2015), mật độ dân số trung bình khoảng 1.160
người/km2.
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển KT-XH trong lưu vực
sông Nhuệ - sông Đáy diễn ra rất mạnh mẽ, các tỉnh trong lưu vực hàng
năm đóng góp vào ngân sách đạt trên trăm tỷ đồng, góp phần nâng cao
đời sống cho người dân, giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng
lớn người lao động. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mang lại thì tình
trạng ô nhiễm do những mặt trái của các hoạt động trên gây ra đang ở
mức báo động.
Tính trung bình tổng lượng nước thải của các tỉnh, thành phố thuộc
lưu vực sông đổ vào khoảng 621.000 m3/ngày đêm. Nhưng phần lớn
lượng nước thải chưa được xử lý đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng
nguồn nước lưu vực sông này. Diến biến của tình trạng ô nhiễm không
có dấu hiệu được cải thiện mà còn tăng lên.
Mặt khác, nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao và mở rộng do sự
phát triển KT-XH và trong bối cảnh thay đổi lưu lượng nước do biến đổi
khí hậu, nguồn nước lưu vực này không những phải đáp ứng mục đích
sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất mà còn đòi hỏi nguồn nước để duy trì
hệ sinh thái, pha loãng để hạn chế ô nhiễm nguồn nước trước khi tập
trung đổ vào lưu vực. Điều này đòi hỏi cần đánh giá các nguồn thải,
đánh giá diễn biến môi trường, xác định tải lượng và thành phần nước
thải, từ đó các chỉ tiêu giới hạn về an toàn môi trường sẽ được xác định
và sử dụng làm cơ sở cho tính toán khả năng chịu tải của môi trường
cũng như các ngưỡng an toàn cho môi trường nước tại lưu vực sông.
27 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá chất lượng nước,tính toán khả năng chịu tải của sông Nhuệ - Đáy trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------
NGUYỄN TOÀN THẮNG
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC,TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA SÔNG NHUỆ - ĐÁY TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
Mã số: 62440303
DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC MÔI
TRƯỜNG
Công trình được hoàn thành tại: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên -
ĐH Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Văn Thiện
2. PGS.TS. Trần Hồng Thái
Phản biện :
Phản biện :
Phản biện :
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm
luận án tiến sĩ họp tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
vào hồi ... giờ, ngày .... tháng .... năm 20.....
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng với diện
tích tự nhiên khoảng 7.665 km2, với dân số năm 2015 gần 12 triệu người
(Tổng Cục thống kê, 2015), mật độ dân số trung bình khoảng 1.160
người/km2.
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển KT-XH trong lưu vực
sông Nhuệ - sông Đáy diễn ra rất mạnh mẽ, các tỉnh trong lưu vực hàng
năm đóng góp vào ngân sách đạt trên trăm tỷ đồng, góp phần nâng cao
đời sống cho người dân, giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng
lớn người lao động. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mang lại thì tình
trạng ô nhiễm do những mặt trái của các hoạt động trên gây ra đang ở
mức báo động.
Tính trung bình tổng lượng nước thải của các tỉnh, thành phố thuộc
lưu vực sông đổ vào khoảng 621.000 m3/ngày đêm. Nhưng phần lớn
lượng nước thải chưa được xử lý đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng
nguồn nước lưu vực sông này. Diến biến của tình trạng ô nhiễm không
có dấu hiệu được cải thiện mà còn tăng lên.
Mặt khác, nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao và mở rộng do sự
phát triển KT-XH và trong bối cảnh thay đổi lưu lượng nước do biến đổi
khí hậu, nguồn nước lưu vực này không những phải đáp ứng mục đích
sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất mà còn đòi hỏi nguồn nước để duy trì
hệ sinh thái, pha loãng để hạn chế ô nhiễm nguồn nước trước khi tập
trung đổ vào lưu vực. Điều này đòi hỏi cần đánh giá các nguồn thải,
đánh giá diễn biến môi trường, xác định tải lượng và thành phần nước
thải, từ đó các chỉ tiêu giới hạn về an toàn môi trường sẽ được xác định
và sử dụng làm cơ sở cho tính toán khả năng chịu tải của môi trường
cũng như các ngưỡng an toàn cho môi trường nước tại lưu vực sông.
Xuất phát từ các căn cứ trên đề tài luận án "Đánh giá chất lượng
nước, tính toán khả năng chịu tải của sông Nhuệ - Đáy trong bối
cảnh biến đổi khí hậu và phát triển KTXH” được thực hiện.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ -
Đáy.
- Tính toán và dự báo diễn biến chất lượng nước, tải lượng và
ngưỡng chịu tải của LVS Nhuệ - Đáy theo các kịch bản phát triển KT-
XH và trong bối cảnh tác động của ĐKH.
- Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ và cải thiện môi trường nước
trong bối cảnh ĐKH và kịch bản phát triển KTXH.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Cung cấp cơ sở khoa học đánh giá ngưỡng chịu tải của LVS Nhuệ -
Đáy trong bối cảnh ĐKH và kịch bản phát triển KT-XH.
- Là căn cứ để có những điều chỉnh về kế hoạch bảo vệ môi trường nước
LVS Nhuệ - Đáy trong bối cảnh ĐKH và kịch bản phát triển KT-XH.
- Hỗ trợ công tác quản lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước
LVS Nhuệ - Đáy.
4. Những đóng góp mới
- Góp phần hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu đánh giá
ngưỡng chịu tải của LVS trong bối cảnh ĐKH và phát triển KTXH.
- Đã tính toán và dự báo ngưỡng chịu tải của LVS Nhuệ - Đáy trong
bối cảnh tác động của ĐKH và kịch bản phát triển KT-XH.
- Đề xuất được định hướng các giải pháp quản lý và bảo vệ để phòng
ngừa ô nhiễm môi trường LVS Nhuệ - Đáy.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về môi trường nước lưu vực sông
Nhuệ - Đáy
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đánh giá chất lượng môi
trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy và từ đó cơ sở đề xuất xây dựng các
giải pháp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường nước, về tổng quan có thể
chia thành các hướng nghiên cứu sau:
1.1.1. Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách, thể chế
Luật ảo vệ môi trường năm 2014 đã dành nhiều nội dung về vấn đề
bảo vệ môi trường nước lưu vực sông với các nội dung được quy định
3
cụ thể trong Mục 1, Chương VI (từ Điều 52 đến Điều 55). Đồng thời,
Luật VMT 2014 phân định trách nhiệm rõ ràng trong VMT nước
sông giữa U ND cấp tỉnh và ộ TN&MT.
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên nước của
lưu vực sông
Các tỉnh trong LVS Nhuệ - Đáy mà đại diện là U ND thành phố Hà
Nội năm 2008 xây dựng Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông
Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020, đề án này đã được Thủ tướng chính
phủ phê duyệt. Cục Quản lý Tài nguyên nước và Viện Sinh thái và Môi
trường, đã thực hiện nghiên cứu “Nhu cầu cấp nước, sử dụng nước và
tính kinh tế của tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy” đã xây
dựng mối tương quan giữa các khía cạnh chính của cách tiếp cận kinh tế trong
việc quy hoạch phân bổ tài nguyên nước.
1.1.3. Nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm trên lưu vực
Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn, 2009 đã nghiên cứu cải thiện
chất lượng sông Nhuệ - Đáy bằng cách đánh giá sức chịu tải và kiểm kê
các nguồn gây ô nhiễm nghiên cứu này đã đưa phương pháp tiếp cận
trong nghiên cứu sức chịu tải và kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm cũng
như lan truyền các chất ô nhiễm trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy đồng
thời cũng đề cập đến các ảnh hưởng đến sức khỏe do ô nhiễm nguồn
nước. Trong những năm qua Tổng Cục môi trường đã xây dựng cổng
thông tin giám sát môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, công thông tin
này đã ứng dụng GIS để quản lý các đối tượng dữ liệu không gian, cung
cấp các bản đồ chuyên đề, thực hiện các phép phân tích không gian,
phân tích mạng lưới,...
1.1.4. Nghiên cứu áp dụng các mô hình mô phỏng để phân tích đánh
giá hiện trạng, dự báo và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững
Các tác tác giả Trần Hồng Thái và nnk, 2009; Vũ Minh Cát, 2007;
Nguyễn Thanh Sơn và nnk, 2011; Nguyễn Văn Cư và nnk, 2005 và
Nguyễn Kiên Sơn, 2005 đã nghiên cứu ứng dụng các mô hình tiến tiến
để đánh giá diễn biến chất lượng nước, đa dạng sinh học lưu vực sông
Nhuệ - Đáy tập trung vào việc đánh giá chất lượng nước, sử dụng các
4
mô hình toán học tính toán dòng chảy để bổ sung nguồn nước vào LVS
nhằm giảm sự ô nhiễm.
1.2. Tổng quan về c sở khoa học của phư ng pháp đánh giá khả
năng tự làm sạch dựa vào các quá trình trong nước sông.
1.2.1. Nước sông và các quá trình xảy ra trong nước sông
Trong nước tự nhiên tồn tại nhiều chất vô cơ và hữu cơ với các dạng
tồn tại khác nhau. ên cạnh đó trong nước còn có mặt tất cả các chất khí
có trong khí quyển do kết quả của các quá trình khuếch tán và đối lưu.
Khi bị ô nhiễm do tiếp nhận các nguồn xả thải, môi trường nước sông sẽ
thay đổi. Trong sông sẽ xảy ra các quá trình khoáng hóa, sinh hóa, lý
hóa với sự tham gia của nhiều động thực vật thủy sinh sinh sống và hoạt
động trong thủy vực.
Dưới đây sẽ xem xét vai trò của một số loài cơ bản thường có mặt
trong môi trường nước sông:
1.2.2. Vai trò của oxy trong quá trình tự làm sạch (TLS) nước sông
Trong nước, ô xy tham gia vào các phản ứng hóa học khử các chất ô
nhiễm hữu cơ của lượng ôxy thường xuyên có trong nước sông sẽ làm
tăng khả năng TLS chất thải gây ô nhiễm của nước sông.
1.2.3. Vai trò của vi khuẩn trong quá trình TLS nước sông
Có mặt trong môi trường nước, vi khu n thu năng lượng và tiêu thụ
các chất có trong nước để sinh trưởng thông qua một số phản ứng ô xy
hóa khử mà vi khu n làm trung gian cho các phản ứng ôxy hóa khử chất
hữu cơ, các kim loại nặng,...
1.2.4. Vai trò của hệ động thực vật thủy sinh trong quá trình TLS
nước sông
Hệ động thực vật thủy sinh có vai trò là mắt xích quan trọng trong
chuỗi thức ăn của hệ sinh thái thủy vực. Sự tích tụ nguồn chất thải ô
nhiễm cũng như vai trò khử độc, hay nói cách khác là vai trò tham gia
vào quá trình TLS nguồn nước.
1.2.5. Vai trò của các quá trình xáo trộn, lắng đọng trong quá trình
TLS nước sông
5
Như đã nêu trong phần mở đầu, nhờ có tính đặc th riêng, sông là
một HSTTV có khả năng TLS nhờ các quá trình xáo trộn, pha loãng
giữa nước thải và nước sông, ngay trong dòng chảy. Đây là quá trình có
tính chất động lực của dòng chảy nên được mô hình hóa trên cơ sở hệ
phương trình thủy động lực học và được giải bằng phương pháp số. Đã
có nhiều mô hình được xây dựng và sử dụng. Về khả năng TLS bằng
các quá trình động lực học trong sông đã được xem xét trong nhiều công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về ngưỡng chịu tải môi trường nước sông
1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước
- Giai đoạn đầu thế kỷ 20 đến thập nhiên 70: Mô hình chất lượng
nước đầu tiên được Streeter-Phelps thiết lập 1925, mô phỏng sự thay đổi
các giá trị DO và OD ở v ng hạ lưu với các nguồn thải điểm trên dòng
chảy sông Ohio, Hoa Kỳ. Các giai đoạn tiếp theo độ tin cậy của mô hình
tiếp tục được cải tiến.
- Giai đoạn thập niên 80 đến nay: Mô hình chất lượng nước trong
giai đoạn này đã hoàn thiện hơn với độ tin cậy cao hơn, các quá trình
ảnh hưởng đến chất lượng nước được đề cập đến nhiều hơn, phạm vi
ứng dụng đa dạng hơn. Điển hình trong giai đoạn này là các nghiên cứu
của tác giả: Thomann và Mueller,1989; Law và Chalup, 1990; Ditoro và
Fitzpatrick, 1993.
Mô hình MIKE 11 là bộ mô hình 1 chiều được phát triển bởi Viện
thủy lực Đan Mạch (DHI) từ mô hình gốc đầu tiên ra đời năm 1972
d ng để mô phỏng thủy lực nước trong sông.
1.3.2. Các nghiên cứu ứng dụng trong nước
Trong hơn một thập kỷ qua, các nghiên cứu về mô hình chất lượng
nước tại Việt Nam chủ yếu sử dụng mô hình chất lượng nước chủ yếu tập
trung cho các con sông chính của Việt Nam như mô hình WQ97; STREAM
II; Qual2E;Hiện nay, một số mô hình như MIKE, SMS đang được nghiên
cứu đưa vào áp dụng tính toán chất lượng nước cho các sông.
6
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động phát triển KTXH sử dụng các nguồn nước trong lưu
vực; Các đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng tới lưu lượng và chất lượng
nguồn nước; Các quá trình xáo trộn, lắng đọng trong quá trình TLS nước
sông của LVS Nhuệ - Đáy.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng các điều kiện tự nhiên - KTXH lưu vực sông
Nhuệ - Đáy.
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước lưu vực sông
Nhuệ - Đáy.
- Nghiên cứu tính toán, dự báo diễn biến chất lượng nước, tải lượng
và ngưỡng chịu tải của sông Nhuệ - Đáy theo các kịch bản phát triển
KTXH và trong bối cảnh tác động của ĐKH.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ và cải thiện môi
trường nước cho lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thực hiện trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy được giới hạn
trong phạm vi 6 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Hòa ình, Nam Định,
Ninh Bình.
2.2. Phư ng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Để thu thập và tổng hợp các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên,
KTXH các tỉnh v ng lưu vực sông Nhuệ - Đáy, các số liệu quan trắc
môi trường, các bản đồ lưu vực sông, mạng lưới quan trắc môi trường.
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Khảo sát thực địa các nguồn thải được thực hiện các năm 2014,
2015 để xác định và phân loại nguồn thải chính.
7
- Khảo sát theo tuyến về đặc điểm địa hình, dòng chảy phục vụ công
tác phân đoạn để nghiên cứu tính toán khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm.
2.2.3. Phương pháp sử dụng mô hình toán để tính toán chất lượng
nước, khả năng tự làm sạch trong bối cảnh Đ và kịch bản phát
triển T-XH
2.3.3.1. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận thực hiện đề tài luận án được dựa vào các căn cứ sau
(sơ đồ hình 2.1):
Hình 2.1: S đồ cách tiếp cận thực hiện của đề tài luận án.
2.2.3.2. Cơ sở lý thuyết mô hình mưa – dòng chảy (NAM)
Mô hình NAM là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Đan Mạch “Nedbør -
Afstrømnings - Models” có nghĩa là mô hình mưa rào dòng chảy. Mô
hình tính quá trình mưa-dòng chảy theo cách tính liên tục hàm lượng m
trong năm bể chứa riêng biệt có tương tác lẫn nhau.
8
Ứng dụng mô hình NAM trong bối cảnh ĐKH và kịch bản phát
triển KT-XH: Theo kịch bản BDKH nước biển dâng cho Việt Nam và
dựa vào các điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH, dân số và mức độ
quan tâm đến môi trừờng của khu vực. Trong luận án này đã lựa chọn
kịch bản ĐKH là kịch bản phát thải trung bình A1 và dự báo cho
năm 2020, năm 2030 theo kịch bản phát thải ở mức trung bình RPC 45.
Có 2 kịch bản KTXH (K ) đã được đưa ra, các kịch bản sẽ tính toán
tải lượng ô nhiễm trên lưu vực đến năm 2020 và 2030, bao gồm các
thông số chất lượng nước ( OD5, COD, TSS, N tổng, P tổng, với kịch
bản 0% nước thải được xử lý và 80% nước thải được xử lý.
2.2.3.3. Cơ sở lý thuyết mô hình diễn toán thủy lực
Mô đun mô hình thuỷ động lực (HD) là phần trung tâm của hệ thống
mô hình MIKE 11 và hình thành cơ sở cho hầu hết các mô đun bao
gồm: dự báo lũ, tải khuyếch tán, chất lượng nước và các mô đun vận
chuyển b n cát.
2.2.3.4. Cơ sở lý thuyết mô hình chất lượng nước (mô đun truyền
tải khuếch tán và mô đun sinh thái) để đánh giá khả năng tự làm sạch
của nước.
Ngoài mô đun thuỷ lực (HD) là phần trung tâm của mô hình làm
nhiệm vụ tính toán thuỷ lực, trong tính toán (1 chiều) để đánh giá các
quá trình xáo trộn, lắng đọng trong mô hình MIKE 11, phải đồng thời sử
dụng cả hai mô đun đó là mô đun tải - khuyếch tán (AD) và mô đun sinh
thái (Ecolab).
2.2.4. Phương pháp đánh giá ngưỡng chịu tải dựa vào tải lượng
chất ô nhiễm
2.2.4.1. Sử dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
Trong thời gian tháng 8/2014 và tháng 11/2015 đã tiến hành khảo
sát, đo đạc, lấy mẫu phân tích tại 45 điểm trên các sông thuộc lưu vực
sông Nhuệ - Đáy. Để đánh giá chất lượng nước trên các sông Nhuệ,
Đáy, từ đó tính toán tải lượng và đánh giá ngưỡng chịu tải, nghiên cứu
này sử dụng Quy chu n kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
08/2015 để so sánh.
9
Phương trình tính toán khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của nguồn
nước có thể viết dưới dạng như sau :
Khả năng tiếp
nhận nguồn nước
đối với chất ô
nhiễm
≈
Tải lượng ô
nhiễm tối đa
của chất ô
nhiễm
-
Tải lượng ô
nhiễm s n có
trong nguồn
nước của chất ô
nhiễm
(2-1)
2.2.4.2. Đánh giá ngưỡng chịu tải dựa vào tính toán tải lượng,
đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
Khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của nguồn nước có thể thực hiện
theo 3 bước sau:
+ ước 1: Tính toán tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong sông;
+ ước 2: Tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm;
+ ước 3: Tính khả năng tiếp nhận nước thải;
2.2.4.3. Tính tải lượng ô nhiễm có sẵn trong sông
Tải lượng các chất ô nhiễm từ nguồn thải (Lt) và lưu lượng nước thải
(Qt) được tiến hành tính toán trên 5 thông số ô nhiễm đặc trưng bao gồm
TSS, BOD5, COD, N tổng, và P tổng. Dựa trên số liệu, tài liệu thu thập
được về đặc điểm nguồn thải (vị trí, quy mô và phân bố) trên từng đoạn
sông, thực hiện phân chia và tính toán tải lượng ô nhiễm và lưu lượng
thải trên 6 đối tượng chính là nguồn thải sinh hoạt, nông nghiệp; công
nghiệp; làng nghề; bệnh viện (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Công thức tính toán tải lượng ô nhiễm đưa vào nước sông
Nguồn thải Công thức Ghi chú
Sinh hoạt
Ltj = P*DTMj
(kg/ngày)
DMTj: định mức tải lượng ô nhiễm thông số j
(Kg/người/ngđ);
P: số dân (người).
Nông
nghiệp
Trồng trọt:
Ltj = F*DTMj
(kg/ngày)
DMTj: định mức tải lượng ô nhiễm thông số j
(Kg/ha/ngày);
F: diện tích gieo trồng (ha).
Chăn nuôi:
Ltj = P*DTMj
(kg/ngày)
DMTj: định mức tải lượng ô nhiễm thông số j
(Kg/con/ngày đêm);
p: số lượng vật nuôi (con).
Công
nghiệp;
Cách 1:
Ltj = N*DTMj
(kg/ngày)
DMTj: định mức tải lượng ô nhiễm thông số j
(Kg/tấn sp/ngày);
N: năng suất ngành (tấn Sp/ngày).
10
Nguồn thải Công thức Ghi chú
làng nghề
Cách 2:
Ltj = (Qt*Ctj)*
86,4 (kg/ngày)
Qt: lưu lượng thải (m
3
/s);
Ctj: nồng độ thải của thông số ô nhiễm j
(mg/l);
86,4: hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ
(m
3
/s)*(mg/l) sang (kg/ngày).
ệnh viện
Ltj =
n*Qdm*Ctj*10
-6
(kg/ngày)
n: Số giường bệnh (giường bệnh);
Qdm: Lưu lượng thải định mức cho một gường
bệnh một ngày đêm (l/giường bệnh.ngđ);
Cj: Nồng độ chất ô nhiễm j (mg/l).
2.2.4.4. Tính tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm theo mục
đích sử dụng
Tải lượng ô nhiễm tối đa là khối lượng lớn nhất của các chất ô nhiễm
có thể có trong nguồn nước tiếp nhận mà không làm ảnh hưởng đến khả
năng đáp ứng mục tiêu chất lượng nước của nguồn tiếp nhận. Và được
tính theo công thức:
Ltđ = (Qs + Qt) * Ctc * 86,4 (2-6)
Trong đó: Ltđ (kg/ngày): là tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô
nhiễm; Qs (m
3/s): là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông
cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải; Qt (m
3/s): là lưu lượng nước
thải lớn nhất đưa vào nguồn nước; Ctc (mg/l): là giá trị giới hạn nồng độ
chất ô nhiễm được quy định theo QCVN 08/2008 để đảm bảo mục đích
sử dụng của nguồn nước đang được đánh giá; 86,4: là hệ số chuyển đổi
đơn vị thứ nguyên từ (m3/s) * (mg/l) sang (kg/ngày).
2.2.4.5. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
Khả năng tiếp nhận tải lượng nước thải của nguồn nước đối với một
chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
Ltn = (Ltđ – Ln – Lt) * Fs (2-7)
Trong đó: Ltn (kg/ngày): là khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô
nhiễm của nguồn nước; Ltđ (kg/ngày): là tải lượng ô nhiễm tối đa của
chất ô nhiễm; Ln (kg/ngày): là tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước
tiếp nhận; Lt (kg/ngày): là tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào nguồn
nước tiếp nhận; Fs: là hệ số an toàn , có giá trị trong khoảng 0,3<Fs<0,7.
Đối với hệ thống sông Nhuệ-sông Đáy, hệ số an toàn Fs được chọn là
0,4 cho chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp nhận.
11
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có địa hình đa dạng, với các v ng núi, đồi
và 2/3 diện tích là đồng bằng nên có những thuận lợi để phát triển kinh
tế. Xét cấu trúc ngang đi từ Tây sang Đông có thể chia địa hình lưu vực
sông Đáy thành ba v ng chính là: V ng núi; v ng đồng bằng và v ng
cửa sông ven biển.
3.1.1.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn
a. Đặc điểm khí tượng
Sông Nhuệ và sông Đáy nằm trong khu vực mang đầy đủ những
thuộc tính cơ bản của khí hậu miền bắc Việt Nam đó là nhiệt đới gió
m a nóng m, m a đông khá lạnh và ít mưa, m a hè nắng nóng nhiều
mưa tạo nên bởi tác động qua lại của các yếu tố: bức xạ mặt trời, địa
hình, các khối không khí luân phiên khống chế.
b. Đặc điểm thủy văn
Nói chung, 85% lượng dòng chảy trên lưu vực sông Nhuệ -Đáy có
nguồn gốc từ sông Hồng chuyển sang, chỉ 15% còn lại bắt nguồn từ trên
lưu vực. Tổng dòng chảy năm khoảng 28,8 tỉ m3, trong đó có đến 25,8 tỉ
m
3
(chiếm 85-90%) bắt nguồn từ sông Hồng qua sông Đào. Lượng dòng
chảy trên sông Hoàng Long chiếm khoảng 2,4% tổng dòng chảy năm,
tương đương 0,68 tỉ m3. Lượng dòng chảy trên sông Tích và sông Đáy
tại a Thá chiếm khoảng 4,7%, tương đương 1,35 tỉ m3. Chế độ dòng
chảy tại trung lưu, thượng lưu và các nhánh bờ tây sông Đáy bị chi phối
rõ rệt bởi khí hậu.
3.1.1.4. Hiện trạng phân bố và đa dạng sinh học
Xác định được 21 loài thực vật thủy sinh, trong đó bèo Nhật ản, rau
Muống chiếm tỉ lệ tuyệt đối. Ngoài Lúa còn một số loài khác như Sen,
Súng, Sậy, cây Nghề nước, các cây thuộc họ Cói. Thực vật nổi, có 73
loài, trong đó t