Làm mẹ an toàn (LMAT) là chương trình theo dõi, phát hiện những biểu hiện
bất thường trong quá trình bắt đầu từ mang thai, sinh đẻ cho đến 42 ngày sau sinh.
Chăm sóc trước, trong và sau sinh là các yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo cho sức
khoẻ bà mẹ cũng như đứa trẻ được sinh ra hoàn toàn bình thường. Theo TCYTTG,
ước tính mỗi năm có khoảng 585.000 phụ nữ tử vong do những nguyên nhân có
liên quan đến thai sản, 99% số tử vong này xuất hiện ở các nước đang phát triển,
chủ yếu ở Châu Phi, Trung Á, Tây Á và Đông Nam Á. Có ít nhất 7 triệu phụ nữ
sau khi sinh có những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng và hơn 50 triệu phụ nữ có
những hậu quả về sức khoẻ sau khi sinh.
Ba tỉnh miền núi phía Bắc là Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ và hai tỉnh Tây
Nguyên và ven biển miền Trung là Kon Tum và Ninh Thuận là những tỉnh có tỷ
suất chết của trẻ em < 1 tuổi và tỷ số tử vong mẹ rất cao trong cả nước. Chính vì
vậy, các tỉnh trên đã được chọn để can thiệp trong chương trình CSSKSS do Chính
phủ Việt Nam và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tài trợ trong giai đoạn 2006-2012.
Nghiên cứu này được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá sự thay đổi về kiến thức, thực hành sau can thiệp của chương
trình làm mẹ an toàn của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Hà Giang,
Hòa Bình, Phú Thọ, Kon Tum và Ninh Thuận giai đoạn 2006-1012.
2. Xác định những yếu tố về cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến kết quả can thiệp
làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh trên giai đoạn 2006-2012.
28 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2304 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
---------------------*---------------------
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP LÀM MẸ
AN TOÀN Ở CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI
TẠI 5 TỈNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2012
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62.72.01.64
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Hà Nội - 2014
2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Viết Tiến
2. GS. Đào Văn Dũng
Phản biện 1: .
Phản biện 2: .
Phản biện 3: .
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện tại Viện
Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vào hồi giờ, ngày . tháng năm .
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Làm mẹ an toàn (LMAT) là chương trình theo dõi, phát hiện những biểu hiện
bất thường trong quá trình bắt đầu từ mang thai, sinh đẻ cho đến 42 ngày sau sinh.
Chăm sóc trước, trong và sau sinh là các yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo cho sức
khoẻ bà mẹ cũng như đứa trẻ được sinh ra hoàn toàn bình thường. Theo TCYTTG,
ước tính mỗi năm có khoảng 585.000 phụ nữ tử vong do những nguyên nhân có
liên quan đến thai sản, 99% số tử vong này xuất hiện ở các nước đang phát triển,
chủ yếu ở Châu Phi, Trung Á, Tây Á và Đông Nam Á. Có ít nhất 7 triệu phụ nữ
sau khi sinh có những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng và hơn 50 triệu phụ nữ có
những hậu quả về sức khoẻ sau khi sinh.
Ba tỉnh miền núi phía Bắc là Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ và hai tỉnh Tây
Nguyên và ven biển miền Trung là Kon Tum và Ninh Thuận là những tỉnh có tỷ
suất chết của trẻ em < 1 tuổi và tỷ số tử vong mẹ rất cao trong cả nước. Chính vì
vậy, các tỉnh trên đã được chọn để can thiệp trong chương trình CSSKSS do Chính
phủ Việt Nam và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tài trợ trong giai đoạn 2006-2012.
Nghiên cứu này được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá sự thay đổi về kiến thức, thực hành sau can thiệp của chương
trình làm mẹ an toàn của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Hà Giang,
Hòa Bình, Phú Thọ, Kon Tum và Ninh Thuận giai đoạn 2006-1012.
2. Xác định những yếu tố về cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến kết quả can thiệp
làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh trên giai đoạn 2006-
2012.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Chăm sóc trước, trong và sau sinh
1.1.1. Chăm sóc trước sinh (CSTS)
Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) giai đoạn 2003-
2007, tỷ lệ phụ nữ độ tuổi 15-49 có thai được cán bộ y tế khám thai ít nhất 1 lần
trên toàn thế giới là 77%, thấp nhất là khu vực Nam Á là 68%, cao nhất là khu vực
4
Mỹ La tinh và khu vực Caribe là 94%, các nước đang phát triển là 77% và các
nước kém phát triển là 64%. Tỷ lệ khám thai còn thấp hơn nhiều như ở các quốc
gia có xung đột sắc tộc và chiến tranh như Afghanistan 16%. Theo báo cáo tổng
quan các nghiên cứu về chăm sóc SKSS tại Việt Nam giai đoạn 2000-2005 của
Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc thì có khoảng 1/10 đến 1/3 số phụ nữ không đi khám
thai khi mang thai, số phụ nữ khám thai ít nhất 3 lần thay đổi từ 1/5 cho đến 1/3
phụ thuộc vào tôn giáo và nơi ở của phụ nữ. Tính bình quân, số lần khám thai
trung bình của một phụ nữ khi mang thai là 2,7 lần ở khu vực miền núi và 3,7 lần
ở khu vực đồng bằng. Tỷ lệ phụ nữ làm nghề nông khám thai đủ 3 lần thấp hơn so
với các phụ nữ làm nghề khác, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
1.1.2. Chăm sóc trong khi sinh
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 136
triệu ca sinh; tại các nước đang phát triển có dưới hai phần ba số ca sinh do cán bộ
y tế đỡ đẻ. Năm 2007, UNICEF công bố ở một số quốc gia châu Á, tỷ lệ phụ nữ
mang thai được cán bộ y tế đỡ đẻ chiếm khoảng 31- 40% trong giai đoạn 1995-
2005. Tại Trung Quốc, tỷ lệ phụ nữ sinh con tại các cơ sở y tế công chiếm 87%,
còn lại các bà mẹ sinh tại các phòng khám tư nhân hoặc tại nhà riêng. Việc sinh
con tại các cơ sở y tế phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, những phụ nữ có điều kiện
kinh tế khá giả thường sinh con tại các bệnh viện và những phụ nữ nghèo thường
sinh con tại nhà, chính vì vậy đã có khoảng cách lớn giữa tình trạng sức khỏe của
những phụ nữ giàu và nghèo. Nguy cơ tử vong của phụ nữ mang thai do các tai
biến trong thời kỳ mang thai hoặc khi sinh tại Nigiêria là 1/7 trong khi tại Ailen
chỉ là 1/48.000. Ngoài ra, tử vong mẹ cao ở các vùng nông thôn, vùng nghèo và
cộng đồng có học vấn thấp. Tại vùng sa mạc Sahara châu Phi, nơi có tình trạng
kinh tế và văn hóa thấp nhất châu Phi, tỷ số tử vong mẹ cao nhất thế giới. Ở Việt
Nam có hai lựa chọn của người phụ nữ khi sinh: sinh ngoài cơ sở y tế (sinh tại
nhà hoặc sinh ở nhà các bà mụ vườn) và sinh tại cơ sở y tế (y tế tư nhân hoặc trạm
y tế xã và các cơ sở y tế tuyến cao hơn). Theo báo cáo công tác chăm sóc sức khỏe
năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010 của Vụ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ
em – Bộ Y tế, toàn quốc vẫn còn 20% số bà mẹ ở các tỉnh miền núi Tây Bắc khi
đẻ chưa được cán bộ y tế được đào tạo hỗ trợ, chăm sóc.
5
1.1.3. Chăm sóc sau sinh
Theo kết quả phân tích đa biến những phụ nữ đã gặp khó khăn trở ngại trong
khi sinh con những lần trước, phụ nữ đã bị sinh mổ hoặc có can thiệp thủ thuật
trong khi sinh, có xu hướng khám lại sau sinh cao hơn những phụ nữ sinh thường;
các phụ nữ sinh tại y tế tư nhân khám lại sau sinh cao hơn sinh tại y tế công. Báo
cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam giai
đoạn 2000 - 2005 của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc thì hầu hết các phụ nữ tử vong
ở trong giai đoạn sau sinh hơn 4/5 (80-83%) là chết ngay trong ngày đầu tiên sau
đẻ. Số còn lại chủ yếu chết trong tuần lễ đầu tiên. Tỷ lệ phụ nữ khám lại sau sinh
thấp hơn nhiều nếu so sánh với tỷ lệ khám thai, dao động từ 1/4 (23,8%) cho đến
2/3 (70%) phụ thuộc từng tỉnh. Chất lượng của chăm sóc sau sinh cũng không
đáp ứng nhu cầu của bà mẹ. Chỉ 1/3 (31%) được khuyến khích nhận các thăm
khám thường xuyên trong vòng 42 ngày sau đẻ. Sau khi sinh tại cơ sở y tế, các bà
mẹ trở về nhà và phải tuân theo rất nhiều các phong tục truyền thống theo gia
đình và cộng đồng.
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận các dịch vụ y tế làm mẹ an toàn
Tiếp cận địa lý không chỉ bao gồm khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế mà
còn là chất lượng của đường xá, sự sẵn có của các loại phương tiện giao thông.
Sự khan hiếm của các phương tiện đi lại, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa và
điều kiện đường xá không đảm bảo đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận cơ sở y tế của
phụ nữ. Ở nhiều nơi khó khăn, phụ nữ thường đi bộ đến cơ sở y tế là việc thường
gặp. Nhìn chung, khoảng cách đến cơ sở y tế thường được đo lường bằng thời
gian đến cơ sở y tế bởi các phương tiện thông thường.
Đo lường bằng khả năng chi trả các loại chi phí trực tiếp (bằng tiền túi của
cá nhân) để được chăm sóc y tế (gồm các loại chi phí chính thức và không
chính thức, phí vận chuyển, ăn ở, chi phí cho người chăm sóc...). Những người có
thu nhập cao thì đến những cơ sở y tế có chất lượng chăm sóc tốt cho dù khoảng
cách có xa hơn. Những người phụ nữ nghèo thường ở nhà và tự điều trị bằng
những thuốc y học cổ truyền hoặc đến các y tá tư gần nhà. Nghiên cứu định tính
tiến hành tại Việt Nam cho thấy “nghèo” ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định sử
dụng dịch vụ y tế của người dân tộc thiểu số.
6
Tỷ lệ tử vong mẹ thường bị tác động bởi hủ tục truyền thống và văn hóa mà
thường cản trở phụ nữ có được sự chăm sóc sức khỏe trước trong và sau sinh. Sự
tiếp cận văn hóa được đo lường bằng sự phù hợp về văn hoá, phong tục tập quán
và khả năng giao tiếp với các nhóm thiểu số không nói được ngôn ngữ phổ thông.
Niềm tin văn hoá, cấu trúc xã hội và đặc tính của mỗi cá nhân cũng rất quan
trọng.
1.2. Một số can thiệp về làm mẹ an toàn
Mục tiêu của can thiệp về LMAT là hướng tới làm giảm các yếu tố cản trở
các bà mẹ tiếp cận và nhận dịch vụ chăm sóc sản khoa và chăm sóc sơ sinh
(CSSS). Nhìn chung các giải pháp can thiệp LMAT trên thế giới và Việt nam đều
tập trung vào một số giải pháp: Hỗ trợ các cơ sở LMAT nâng cấp cơ sở vật chất,
cung cấp trang thiết bị y tế và thuốc cần thiết; Đào tạo cán bộ y tế cung cấp dịch
vụ LMAT và CSSKSS; Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các chính sách và các
hướng dẫn chuẩn quốc gia về SKSS và LMAT; Truyền thông nâng cao nhận thức
của người dân về LMAT và SKSS cùng các loại hình dịch vụ y tế cung cấp tại các
cơ sở y tế địa phương; Xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống chuyển tuyến cộng
đồng, đặc biệt cho những vùng xa xôi, có nhiều khó khăn trong vận chuyển bệnh
nhân.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các bà mẹ có con dưới 2 tuổi trong thời gian triển khai chương trình làm mẹ
an toàn tại 5 tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Kon Tum và Ninh Thuận
giai đoạn 2006 – 2012 và tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Cán bộ y tế trong lĩnh vực CSSKSS
2.2. Thời gian và địa điểm can thiệp và thu thập số liệu
Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2012 tại 5 tỉnh Hà Giang, Phú
Thọ, Hòa Bình, Ninh Thuận, Kon Tum.
7
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Là một thiết kế nghiên cứu can thiệp trên cộng đồng không đối chứng sử
dụng mô hình đánh giá hiệu quả “trước-sau” can thiệp (Quasi-experimental study).
Nghiên cứu sử dụng cả hai kỹ thuật thu thập số liệu định lượng (phỏng vấn các bà
mẹ là đối tượng nghiên cứu) và kỹ thuật định tính (phỏng vấn sâu cán bộ y tế).
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và chọn mẫu
2.3.2.1 Chọn mẫu và cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng:
2
21
2
22111)2/1(
21
)(
])1()1([)1(2[
pp
ppppZppZ
nn
Trong đó:
n1 = Số bà mẹ có con dưới 2 tuổi được phỏng vấn trước can thiệp
n2 = Số bà mẹ có con dưới 2 tuổi được phỏng vấn sau can thiệp
)2/1( Z = Hệ số tin cậy với mức xác suất 95% = 1,96
)1( Z = Lực mẫu (80%)
p1 = Tỷ lệ bà mẹ khám sau sinh trước can thiệp ước tính là 30% [60]
p2 = Tỷ lệ bà mẹ khám sau sinh sau can thiệp ước 50% [60]
P = p1 + p2 /2 là tỷ lệ trung bình của bà mẹ được cán bộ y tế đỡ đẻ trước
và sau can thiệp.
Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 210 đối tượng nghiên cứu/tỉnh. Tổng số bà mẹ
có con dưới 2 tuổi trong nghiên cứu tại 5 tỉnh là 210 x 5 tỉnh = 1050.
Chọn mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 5 tỉnh, mẫu nghiên cứu được chọn là mẫu
30 chùm ngẫu nhiên. Mỗi tỉnh chọn ra 30 chùm ngẫu nhiên (mỗi chùm là một xã),
tại mỗi xã có 7 bà mẹ có con < 2 tuổi được lựa chọn theo phương pháp “cổng liền
cổng”.
2.3.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu định tính
Chọn 10 xã để nghiên cứu định tính cho 5 tỉnh. Tại mỗi xã đã phỏng vấn sâu
được tổng số 10 nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Tại mỗi tỉnh nghiên cứu phỏng vấn
sâu được tổng số 10 cán bộ y tế.
8
2.3.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con <2 tuổi bằng bộ câu hỏi.
- Phỏng vấn sâu cán bộ y tế xã và tỉnh theo bộ hướng dẫn phỏng vấn sâu.
2.3.4. Nội dung nghiên cứu chính
Kiến thức và thực hành của các bà mẹ trước và sau can thiệp
- Kiến thức và thực hành về khám thai
- Kiến thức và thực hành về tiêm phòng uốn ván
- Kiến thức và thực hành về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
- Kiến thức và thực hành về dấu hiệu nguy hiểm khi sinh
- Kiến thức và thực hành về nơi sinh
- Kiến thức và thực hành về lựa chọn người đỡ đẻ
- Kiến thức và thực hành về dấu hiệu nguy hiểm sau sinh
- Kiến thức và thực hành về cho con bú
- Kiến thức và thực hành về khám lại sau sinh
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp làm mẹ an toàn:
- Nhân lực y tế
- Công tác giám sát
- Sử dụng dịch vụ LMAT
- Khả năng tiếp cận đến dịch vụ LMAT
2.3.5. Phân tích số liệu
Số liệu được phân tích và trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ %. Test χ2 và
giá trị p được sử dụng để biểu thị sự khác biệt giữa các biến số độc lập và biến số
phụ thuộc. Số liệu định tính thông qua các cuộc phỏng vấn sâu được phân tích
theo kỹ thuật “phân tích nội dung”. Các thông tin được phân tích, tổng hợp và
khái quát lại và kết luận theo nội dung nghiên cứu đã đề ra.
2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu đã được sự phê duyệt và hội đồng đánh giá của Viện
Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông qua vấn đề y đức. Đối tượng nghiên cứu đã được
thông báo về mục đích của nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện tham gia nghiên cứu,
được đảm bảo quyền lợi. Giữ hoàn toàn bí mật thông tin của những người tham
gia và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
9
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc trưng cá nhân của các bà mẹ
Phân bố nhóm tuổi trước và sau nghiên cứu không có sự khác biệt mang ý
nghĩa thống kê. Tương tự, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa trình
độ học vấn của bà mẹ trước và sau can thiệp. Tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn
trước và sau can thiệp cũng không khác biệt. Phân bố người dân tộc trước và sau
nghiên cứu không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Tương tự, không có sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa tôn giáo của bà mẹ trước và sau can thiệp.
Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa số con/bà mẹ trước và sau can
thiệp.
3.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chăm sóc trước trong và sau sinh
3.2.1. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh
3.2.1.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chăm sóc thai trước sinh
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về cần được khám thai đủ từ 3 lần trở lên trước
can thiệp chiếm 84,4% tăng lên sau can thiệp là 90,4%, sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê với p<0,05 và CSHQ=12,1%. Sau can thiệp tỷ lệ bà mẹ hiểu biết cần
tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin dự phòng uốn ván giảm từ 5,4% xuống 4,4% và tỷ lệ bà
mẹ có kiến thức về tiêm phòng 2 mũi vắc xin giảm từ 69,9% xuống còn 69,0%. Sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Trước can thiệp có đến 33,4% bà
mẹ không biết bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào trong khi mang thai nhưng sau
can thiệp chỉ còn 20,4% bà mẹ không biết bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào
trong khi mang thai (giảm 13%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Kiến thức của bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm nhất có thể ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi cần phải đi khám tại cơ sở y tế như chảy máu âm
đạo, phù, co giật, đau bụng, đau đầu sốt cao kéo dài tăng nhanh sau can thiệp (Chỉ
số hiệu quả tăng từ 9,5% - 23,1%). Những sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê
với p<0,001. Tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết về cách xử trí đúng các dấu hiệu nguy hiểm
khi mang thai nếu mắc là đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế công tăng từ 58,9%
trước can thiệp lên 75,5% sau can thiệp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,01.
10
3.2.1.2. Hiệu quả can thiệp về thực hành chăm sóc thai trước sinh
Tỷ lệ các bà mẹ được khám thai đầy đủ từ 3 lần trở lên/lần mang thai tăng từ
77,2% trước can thiệp tăng lên 84,8% sau can thiệp. Sự thay đổi này có ý nghĩa
thống kê với p<0,05.
Tỷ lệ phụ nữ tiêm phòng uốn ván giảm từ 71,8% trước can thiệp xuống còn
68,6% sau can thiệp. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05 và chỉ số can thiệp thay đổi theo chiều hướng giảm đi 4,5%.
3.2.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thực hành chăm sóc trong sinh
3.2.2.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chăm sóc trong sinh
77,2
84,8
0
20
40
60
80
100
Trước can thiệp Sau can thiệp
71,8 68,6
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Trước can thiệp Sau can thiệp
11
Bảng 3.17. Thay đổi kiến thức biết các dấu hiệu nguy hiểm khi sinh trước và
sau can thiệp chung cho 5 tỉnh
Dấu hiệu nguy
hiểm khi sinh
Trước can thiệp Sau can thiệp
CSHQ
(%)
p Số
lượng
Tỷ lệ %
Số
lượng
Tỷ lệ %
Đau bụng dữ dội 294 28,0 435 41,4 47,9 <0,01
Chảy nhiều máu 385 36,7 563 53,6 46,0 <0,01
Sốt 43 4,1 204 19,4 373,2 <0,01
Co giật 45 4,3 176 16,8 290,7 <0,01
Vỡ ối sớm 187 17,8 370 35,2 97,8 <0,01
Khác 25 2,4 38 3,6 50,0 >0,05
Không biết 405 38,6 283 27,0 30,1 <0,01
Tỷ lệ bà mẹ hiểu triệu chứng đau bụng dữ dội khi chuyển dạ tăng từ 28%
trước can thiệp lên 41,4% sau can thiệp. Tỷ lệ bà mẹ hiểu triệu chứng ra nhiều
máu khi chuyển dạ tăng từ 36,7% trước can thiệp lên 53,6% sau can thiệp. Đặc
biệt tỷ lệ bà mẹ không biết một triệu chứng nào giảm từ 38,6% xuống còn 27%
sau can thiệp (p<0,01).
Biểu đồ 3.5. Thay đổi kiến thức biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm khi sinh trước
và sau can thiệp chung cho các tỉnh
Trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm
khi chuyển dạ chiếm 5,7% và tăng lên 28,1% sau can thiệp. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,01 và CSHQ =393%.
5.7
28.1
0
20
40
60
80
100
Trước can thiệp Sau can thiệp
12
3.2.2.2. Hiệu quả can thiệp về thực hành chăm sóc trong sinh
Bảng 3.19 . Thay đổi về nơi bà mẹ sinh con trước và sau can thiệp chung cho 5
tỉnh
Nơi sinh con
Trước can thiệp Sau can thiệp
CSHQ
(%)
p Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
CSYT nhà nước 771 73,4 848 80,8 10,1 >0,05
CSYT tư nhân 1 0,1 5 0,5 - >0,05
Tại nhà 278 26,5 197 18,8 29,1 >0,05
Tổng 1050 100 1050 100
Nơi bà mẹ sinh con là cơ sở y tế nhà nước tăng cao hơn sau can thiệp
(73,4% trước can thiệp so với 80,8% sau can thiệp). Tuy nhiên, sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nơi bà mẹ sinh con tại nhà cũng giảm sau can thiệp
(26,5% trước can thiệp so với 18,8% sau can thiệp). Tuy nhiên, sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Biểu đồ 3.6. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ đẻ trước và sau
can thiệp chung cho 5 tỉnh
Kết quả chung cho cả 5 tỉnh, trước can thiệp chỉ có 83,5% phụ nữ sinh con
được cán bộ y tế đỡ đẻ nhưng sau khi can thiệp tỷ lệ phụ nữ sinh con được đỡ đẻ
đã cải thiện tăng lên 88,6%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
83,5
88,5
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Trước can thiệp Sau can thiệp
13
3.2.3. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh
3.2.3.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chăm sóc sau sinh
Biểu đồ 3.8. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về khám lại sau sinh cho 5 tỉnh
Kết quả chung cho cả 5 tỉnh, trước can thiệp chỉ có 53,7% phụ nữ sinh đẻ
được khám lại sau sinh nhưng sau khi can thiệp tỷ lệ sinh đẻ được khám lại sau
sinh đã được cải thiện tăng lên 77,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05 và chỉ số hiệu quả đạt 44,9%.
Biểu đồ 3.9. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về 5 dấu hiệu nguy hiểm sau
khi sinh chung cho 5 tỉnh
Kết quả chung cho cả 5 tỉnh, trước can thiệp chỉ có 5,5% phụ nữ sau sinh
biết các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh nhưng sau can thiệp tỷ lệ phụ nữ sau sinh
biết các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh tăng lên 29,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,001 và chỉ số hiệu quả đạt 429%.
53,7
77,8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Trước can thiệp Sau can thiệp
5,5
29,1
0
20
40
60
80
100
Trước can thiệp Sau can thiệp
14
Biểu đồ 3.10. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về các biện pháp tránh thai
chung cho 5 tỉnh
Kết quả chung cho cả 5 tỉnh, trước can thiệp chỉ có 77,7% phụ nữ biết các
biện pháp tránh thai nhưng sau khi can thiệp tỷ lệ này đã được cải thiện tăng lên
80,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 và chỉ số hiệu quả chỉ
đạt 3,4%.
3.2.3.2. Hiệu quả can thiệp về thực hành chăm sóc sau sinh
Khám lại sau sinh
Biểu đồ 3.12. Thay đổi về thực hành khám lại sau sinh trong vòng 6 tuần cho 5
tỉnh
Kết quả điều tra chung cho cả 5 tỉnh cho thấy, tỷ lệ phụ nữ có thay đổi về
thực hành khám lại sau sinh tăng từ 38,2% lên đến 56,8%. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05), chỉ số hiệu quả 48,7%
77,7 80,.3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Trước can thiệp Sau can thiệp
38,2
56,8
0
20
40
60
80
100
Trước can thiệp Sau can thiệp
15
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả c