Tóm tắt Luận án Đánh giá kết quả thí điểm mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh của bệnh viện quận thủ đức tại phường bình chiểuthành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2019

Trong những năm qua, công tác khám bệnh, chữa bệnh ở nước ta đã có nhiều thay đổi và đạt được một số thành tựu trong việc đa dạng hoá loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, hoạt động khám, chữa bệnh còn tồn tại một số khó khăn, đặc biệt là tình trạng quá tải tại các bệnh viện có uy tín tuyến trung ương, tỉnh/thành phố trong khi các tuyến y tế cơ sở thường xuyên vắng người bệnh. Điều này đã tạo cho mô hình cung cấp dịch vụ của Việt Nam có mô hình tháp ngược, một tỷ lệ nhỏ các bệnh viện tuyến trên chịu áp lực cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho một tỉ lệ lớn người dân gây ra nhiều hậu quả không tốt cho cả hệ thống y tế và người dân. Để giảm tải tình trạng bất hợp lý trên, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai mô hình phòng khám vệ tinh của các bệnh viện đặt tại trạm y tế xã/phường. Trong đó, năm 2016, Bệnh viện quận Thủ Đức triển khai mô hình Phòng khám đa khoa vệ tinh tại phường Bình Chiểu, là phòng khám đa khoa vệ tinh đầu tiên của cả nước đặt tại trạm y tế. Đến nay, chưa có đánh giá nào mang tính hệ thống xem xét kết quả triển khai mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh có đáp ứng được nhu cầu khám, điều trị bệnh của người dân Thành phố hay không? Người bệnh có mức độ hài lòng như thế nào đối với mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh đặt tại trạm y tế? Mô hình này mang lại những điểm lợi và bất lợi gì cho hệ thống y tế nói chung?

docx27 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá kết quả thí điểm mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh của bệnh viện quận thủ đức tại phường bình chiểuthành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRẦN MINH THÁI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VỆ TINH CỦA BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC TẠI PHƯỜNG BÌNH CHIỂUTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016-2019 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN Mà SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720802 Hà Nội - Năm 2022 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Y tế công cộng Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Mai Hoa 2. PGS.TS. Tăng Chí Thượng Phản biện 1: . . Phản biện 2: . . Phản biện 3: . . Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường đại học Y tế công cộng, vào hồi ... giờ ... , ngày ... tháng ... năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, công tác khám bệnh, chữa bệnh ở nước ta đã có nhiều thay đổi và đạt được một số thành tựu trong việc đa dạng hoá loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, hoạt động khám, chữa bệnh còn tồn tại một số khó khăn, đặc biệt là tình trạng quá tải tại các bệnh viện có uy tín tuyến trung ương, tỉnh/thành phố trong khi các tuyến y tế cơ sở thường xuyên vắng người bệnh. Điều này đã tạo cho mô hình cung cấp dịch vụ của Việt Nam có mô hình tháp ngược, một tỷ lệ nhỏ các bệnh viện tuyến trên chịu áp lực cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho một tỉ lệ lớn người dân gây ra nhiều hậu quả không tốt cho cả hệ thống y tế và người dân. Để giảm tải tình trạng bất hợp lý trên, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai mô hình phòng khám vệ tinh của các bệnh viện đặt tại trạm y tế xã/phường. Trong đó, năm 2016, Bệnh viện quận Thủ Đức triển khai mô hình Phòng khám đa khoa vệ tinh tại phường Bình Chiểu, là phòng khám đa khoa vệ tinh đầu tiên của cả nước đặt tại trạm y tế. Đến nay, chưa có đánh giá nào mang tính hệ thống xem xét kết quả triển khai mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh có đáp ứng được nhu cầu khám, điều trị bệnh của người dân Thành phố hay không? Người bệnh có mức độ hài lòng như thế nào đối với mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh đặt tại trạm y tế? Mô hình này mang lại những điểm lợi và bất lợi gì cho hệ thống y tế nói chung? Để trả lời những câu hỏi trên và đánh giá toàn diện về kết quả của mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh của Bệnh viện quận Thủ Đức tại phường Bình Chiểu, đồng thời xác định những vấn đề còn tồn tại để góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại phòng khám và mở rộng mô hình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả thí điểm mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh của Bệnh viện quận Thủ Đức tại phường Bình Chiểu, thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016-2019” với 3 mục tiêu như sau: 1. Đánh giá kết quả hoạt động của phòng khám đa khoa vệ tinh của Bệnh viện quận Thủ Đức tại phường Bình Chiểu từ năm 2016 đến năm 2019. 2. Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám và điều trị bệnh tại phòng khám đa khoa vệ tinh của Bệnh viện quận Thủ Đức tại phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức năm 2019. 3. Phân tích tính phù hợp và khả năng duy trì khi triển khai mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh của Bệnh viện quận Thủ Đức tại phường Bình Chiểu. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 1. Phân tích sâu về kết quả hoạt động và chất lượng của phòng khám đa khoa vệ tinh của Bệnh viện quận Thủ Đức tại Trạm Y tế phường Bình Chiểu. Chuẩn hoá bộ công cụ đánh giá hài lòng người bệnh tại phòng khám đa khoa 2. Phân tích tính phù hợp và khả năng duy trì khi triển khai mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh tại Trạm Y tế. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN: Luận án gồm 133 trang với 23 bảng, 4 sơ đồ, 1 hình, 7 biểu đồ. Đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 33 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 15 trang, kết quả nghiên cứu 51 trang, bàn luận 27 trang, kết luận 2 trang, khuyến nghị 2 trang. Tài liệu tham khảo gồm 125 tài liệu, trong đó 75 tiếng Việt, 50 tiếng Anh. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu một số loại phòng khám trên thế giới Trong những năm gần đây, một loại mô hình mới xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu giảm tải ở các bệnh viện lớn, tiết kiệm thời gian đi lại của người bệnh, đáp ứng theo tiêu chí về mô hình phòng khám gần dân, đó chính là mô hình phòng khám vệ tinh. Theo đó, phòng khám vệ tinh là một cơ sở có vị trí địa lý khác với cơ sở chính nhưng chịu sự quản lý hành chính (ví dụ: quyền sở hữu). 1.2. Giới thiệu một số loại phòng khám tại Việt Nam Tại Việt Nam, căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 và Điều 22 Nghị định 109/2016, bao gồm nhiều loại hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam. Tại TPHCM, có thêm những loại mô hình phòng khám đa khoa như phòng khám Bác sỹ gia đình, phòng khám đa khoa vệ tinh đặt tại Bệnh viện, phòng khám đa khoa vệ tinh đặt tại trạm y tế và các mô hình phòng khám chuyên khoa. 1.3. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại thành phố Hồ Chí Minh Với sự gia tăng dân số cơ học và nhu cầu được chăm sóc về y tế ngày càng nhiều, nhưng việc đầu tư cơ sở vật chất của các bệnh viện vẫn không đáp ứng kịp, chưa xứng tầm của hệ thống y tế TP.HCM, gây nên tình trạng quá tải trầm trọng, nhất là các bệnh viện chuyên khoa. 1.4. Đánh giá hài lòng người bệnh tại các phòng khám Theo số liệu phân tích tình hình không hài lòng của người bệnh 2 tháng đầu năm 2019 của Sở Y tế cho thấy có tổng cộng 5.385 lượt ý kiến không hài lòng, giảm 41% so với tháng cùng kỳ (tháng 01 và 02 năm 2018: 9.071 lượt). Trong đó, có 02 nội dung có số lượt phản ánh giảm nhiều nhất là “Khâu làm thủ tục đăng ký khám” (363 lượt, giảm 36%) và “Thái độ ứng xử, giao tiếp của nhân viên bệnh viện” (306 lượt, giảm 38%) 1.5. Các khía cạnh của tính phù hợp và duy trì của các mô hình phòng khám Qua tổng hợp các tài liệu liên quan, đề cập đến 6 khía cạnh cần phân tích về tính phù hợp và duy trì của mô hình phòng khám gồm: Quản lý, Các bên liên quan, Môi trường triển khai, Nguồn lực, Chính sách thực hiện, Hiệu quả thực hiện. 1.6. Giới thiệu về Bệnh viện quận Thủ Đức và phòng khám đa khoa vệ tinh của bệnh viện đặt tại phường Bình Chiểu 1.6.1. Giới thiệu về bệnh viện quận Thủ Đức Thủ Đức là cửa ngõ phía đông bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn 2014-2016, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tăng 5000 lượt/năm tương đương mỗi ngày có thêm khoảng 13-14 lượt điều trị nội trú. Bệnh viện nhận được quyết định 5563/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của UBND TP. Hồ Chí Minh xếp hạng I, ngày 01/01/2016 thực hiện thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. 1.6.2. Phòng khám đa khoa vệ tinh của Bệnh viện quận Thủ Đức đặt tại trạm y tế phường Bình Chiểu Năm 2016, Bệnh viện quận Thủ Đức triển khai thí điểm phòng khám đa khoa vệ tinh đặt tại Trạm y tế phường Bình Chiểu với 11 phòng khám chuyên khoa, với đội ngũ nhân sự gồm 41 bác sĩ và nhiều điều dưỡng, kỹ thuật viên, thực hiện xoay vòng cơ hữu 11 người theo từng tháng. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Nhóm chỉ đạo: Lãnh đạo Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ Y TPHCM. - Nhóm phối hợp: Lãnh đạo UBND Quận, lãnh đạo Phòng y tế lãnh đạo UBND phường, cán bộ phụ trách triển khai PKĐKVT. - Nhóm thực hiện: Lãnh đạo Bệnh viện Quận Thủ Đức, lãnh đạo các phòng chức năng, nhân viên PKĐKVT, Lãnh đạo Trạm Y tế, nhân viên y tế trạm y tế. - Nhóm hưởng lợi: Người bệnh ngoại trú khám và điều trị từ tháng 01/2019 đến tháng 3/2019 Tiêu chí loại người bệnh tham gia nghiên cứu định lượng: đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu, người bệnh dưới 18 tuổi, bệnh nặng đang cấp cứu chuyển viện, người bệnh có rối loạn tâm thần. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện tại quận Thủ Đức, TPHCM từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2019 2.3. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu triển khai sử dụng thiết kế cắt ngang, kết hợp các phương pháp định lượng, định tính, và hồi cứu các dữ liệu thứ cấp. 2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu Cỡ mẫu định lượng: Đánh giá sự hài lòng người bệnh n = Z² (1-α/2) p x (1 - p) d² Z(1-α/2) = 1,96; p: 0,384; d = 0,05 Dự trù trường hợp mất mẫu 10%. Tính cỡ mẫu tối thiểu là n = 422 người. Vậy, nghiên cứu thực hiện trên 450 người bệnh. Cỡ mẫu định tính: 18 phỏng vấn sâu (PVS) theo 4 nhóm gồm nhóm hưởng lợi, nhóm thực hiện, nhóm chỉ đạo và nhóm phối hợp. TT Nhóm/đối tượng Phỏng vấn sâu 1 Nhóm hưởng lợi: - Người bệnh - 05 người bệnh 2 Nhóm thực hiện: - Bệnh viện Thủ Đức (BV) - 01 lãnh đạo BV - 01 cán bộ điều phối của BV - 01 cán bộ cơ hữu cuả BV làm tại PK 3 Nhóm chỉ đạo: - SYT - 01 lãnh đạo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh - 04 lãnh đạo các phòng chức năng SYT: Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Kế hoạch tài chính, Phòng Tổ chức cán bộ , Tổ BHYT 4 Nhóm phối hợp: - UBND Quận - UBND phường - TYT phường Bình Chiểu - 01 lãnh đạo UBND Quận Thủ Đức, - 01 lãnh đạo Phòng y tế Quận Thủ Đức, - 01 lãnh đạo UBND phường Bình Chiểu, - 01 cán bộ phụ trách triển khai PKĐKVT - 01 trưởng TYT Phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu định lượng: lấy mẫu 450 người bệnh được chọn mẫu thuận tiện từ tháng 9/2018 đến tháng 12/2018 tại phòng khám đa khoa vệ tinh phường Bình Chiểu, chọn ngẫu nhiên 10 người bệnh mỗi ngày, người bệnh được khám bệnh và được xếp số thứ tự, sau đó chọn đúng tiêu chí sẽ đưa vào mẫu nghiên cứu. Chọn tất cả người bệnh đến khám trong ngày thứ thứ hai đến ngày thứ sáu mỗi tuần Nghiên cứu định tính: thực hiện 18 cuộc phỏng vấn sâu với các bên liên quan tìm hiểu về nhu cầu, quá trình triển khai mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh, thuận lợi, khó khăn, ưu, nhược điểm, hiệu quả và khả năng duy trì. 2.5. Nội dung thu thập 2.5.1. MT1-Kết quả hoạt động của PKĐKVT: Sử dụng các nguồn thông tin sẵn có tại bệnh viện, TYT kết hợp với phỏng vấn sâu các bên liên quan. Chiết xuất kết quả đánh giá của Hội đồng đánh giá chất lượng phòng khám của Sở y tế TPHCM, kết hợp sử dụng các nguồn thông tin sẵn có tại bệnh viện, TYT (Báo cáo Y tế xã - phường, các báo cáo chương trình mục tiêu, sổ sách của TYT) kết hợp với phỏng vấn sâu các cán bộ y tế của Sở y tế, bệnh viện, phòng khám đa khoa vệ tinh và TYT phường Bình Chiểu 2.5.2. MT2- Đánh giá sự hài lòng người bệnh của PKĐKVT: dựa trên Bộ câu hỏi của Bộ Y tế năm 2018, nghiên cứu chuẩn hoá bộ công cụ thang đo. Qua đó nghiên cứu cắt ngang, nhằm đánh giá về mức độ hài lòng của người bệnh khi đến khám và điều trị tại phòng khám đa khoa vệ tinh đặt tại trạm y tế phường Bình Chiểu. 2.5.3. MT 3-Tính phù hợp và duy trì khi triển khai PKĐKVT: Tổng hợp thông tin từ 2 mục tiêu và kết hợp thêm nghiên cứu định tính nhằm phân tích tính phù hợp và duy trì khi triển khai PKĐKVT. 2.6. Biến số, chỉ số và chủ đề nghiên cứu 2.6.1. MT 1: Mô tả mô hình và kết quả hoạt động trong 2 năm (1) Tổ chức, quản lý và điều hành phòng khám, (2) Nhân lực: số lượng và trình độ khám và điều trị của bác sĩ, y sỹ, (3)Thuốc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, (4)Tài chính, (5)Hệ thống thông tin, (6) Kết quả hoạt động khám và điều trị của PKĐKVT Đánh giá chất lượng PKĐKVT: Mỗi tiêu chí có 5 mức điểm đánh giá và có quy định cụ thể trong từng tiêu chí, với thang điểm tối đa là 5 điểm. 2.6.2. MT 2: Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh: Mức độ hài lòng của người bệnh dựa vào các tiêu chí được nghiên cứu xây dựng thông qua bộ công cụ được kiểm định độ tin cậy và tính giá trị. 2.6.3. MT 3: Tính phù hợp và duy trì khi triển khai PKĐKVT Dựa theo tài liệu thực hiện đổi mới phức hợp và nghiên cứu triển khai, nghiên cứu phân tích các kết quả đầu ra như sau: Hỗ trợ quản lý là cam kết của các nhà quản lý để tiến hành xây dựng mô hình tổ chức PKĐKVT, đầu tư vào các chính sách và thủ tục thực hiện chất lượng để thực hiện đổi Lợi ích các bên liên quan là mức độ thúc đẩy (hoặc ngăn cản) hoạt động triển khai liên quan đến giá trị của tổ chức/cá nhân. Môi trường thực hiện là nhận thức chung về tầm quan trọng của việc thực hiện đổi mới trong tổ chức, yếu tố thúc đẩy mô hình PKĐKVT được triển khai torng bối cảnh hiện tại. Nguồn lực sẵn có là nguồn lực thực tế đáp ứng với sự thay đổi trong chiến lược đối với môi trường bên ngoài khi triển khai PKĐKVT Chính sách thực hiện là các chiến lược chính thức (tức là các chính sách) mà tổ chức sử dụng để đưa đổi mới vào sử dụng và các hành động tiếp theo từ các chiến lược đó Hiệu quả thực hiện là sự nhất quán và chất lượng tổng hợp ứng với mục tiêu một cách nhất quán và chất lượng Ý kiến của các bên liên quan về mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh được phân tích và tổng hợp da trên các khía cạnh trên.. 2.7. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu sau khi thu thập được nhóm nghiên cứu lưu giữ một cách an toàn và bảo mật, làm sạch, nhập và xử lý bằng phần mềm EpiData 3.1 và STATA 14.0. Giá trị p < 0,05 được xem xét có ý nghĩa thống kê. 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu được Hội đồng đạo đức trong Nghiên cứu y sinh học– Trường Đại học Y tế công cộng chấp thuận thông qua theo số 407/2018/YTCC-HD3 ngày 17 tháng 8 năm 2018. Nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo Sở Y tế, UBND quận. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả hoạt động của Mô hình PKĐKVT 3.1.1. Mô hình tổ chức và hoạt động phòng khám đa khoa vệ tinh Sơ đồ 3.1. Tổ chức phòng khám đa khoa vệ tinh Bệnh viện quận Thủ Đức là đơn vị phụ trách triển khai mô hình PKĐKVT đặt tại trạm y tế phường Bình Chiểu, dưới sự quản lý dọc trực tiếp từ Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với UBND Quận Thủ Đức. Từ năm 2018 đến nay, PKĐKVT cấu trúc lại thành 7 phòng khám gồm: Cấp cứu, Bác sỹ gia đình, Nhi, Nội tổng quát, Răng hàm mặt, Sản phụ khoa và Tai mũi họng. Để đảm bảo phục vụ cho công tác khám và điều trị tại đây, bệnh viện đã lên kế hoạch nhân sự với đội ngũ gồm 41 bác sĩ và điều dưỡng, kỹ thuật viên, hoạt động theo phương pháp xoay vòng theo từng tháng với mỗi tháng là 11 nhân sự làm việc toàn thời gian tại PKĐKVT. Cách thức tổ chức thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng: PKĐKVT phường Bình Chiểu có bố trí phòng ốc và nhân viên để thực hiện các kỹ thuật cân lâm sàng cơ bản. Đối với người bệnh cần thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu, PKĐKVT thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm và gửi về bệnh viện, sau đó Bệnh viện quận Thủ Đức sẽ trả kết quả xét nghiệm qua hệ thống phần mềm. Đối với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu thì Bệnh viện sẽ cho xe vận chuyển người bệnh tại PKĐKVT về bệnh viện thực hiện. Hệ thống chuyển tuyến giữa PKĐKVT và bệnh viện: Luân chuyển điều trị cho các bệnh không lây sau khi đã điều trị ổn định và cần theo dõi dài hạn. Từ khi thành lập năm 2016 đến năm 2020, phòng khám chưa có con dấu riêng nên chuyển người bệnh lên Bệnh viện tuyến trên, Bệnh viện quận Thủ Đức còn gặp khó khăn. Nhân lực: trong quá trình làm hồ sơ xin cấp phép, Bệnh viện quận Thủ Đức gửi danh sách nhân sự về cho SYT và BHXH thành phố. Bảng 3.1: Phòng khám đa khoa vệ tinh phường Bình Chiểu gồm 41 nhân viên thực hiện luân chuyển công tác giữa bệnh viện và phòng khám trong mỗi tháng. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là bác sỹ với 24 người chiếm 58,5%, tiếp theo là điều dưỡng trung cấp là 6 người chiếm 14,6% và cử nhân điều dưỡng là 3 người (7,3%). Hiện nay nhân sự của Bệnh viện Quận Thủ Đức luân phiên thay đổi hoạt động tại PKĐKVT trong vòng 1 tháng. Tài chính: Theo Quyết định số: 5858/QĐ-UBND về việc thành lập Phòng khám đa khoa vệ tinh thuộc Bệnh viện quận tại Trạm y tế phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, PKĐKVT thực hiện giá thu như Phòng khám của bệnh viện quận. Nguồn thu và chi phí của Phòng khám do Bệnh viện quận quản lý và hạch toán chung vào nguồn thu của Bệnh viện. Bệnh viện Quận Thủ Đức và trạm y tế phường Bình Chiểu thống nhất cơ chế chi trả trong hoạt động và phát triển phòng khám đa khoa vệ tinh, hiện Bệnh viện chi trả các hoạt động bao gồm hỗ trợ thu nhập tăng thêm cho nhân viên y tế của trạm, công tác vệ sinh và xử lý chất thải, ngoài ra Bệnh viện còn chi trả 50% tổng hoá đơn điện nước hàng tháng tại trạm y tế. Thuốc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng: Theo thống kê năm 2018, trong số các loại trang thiết bị hiện có tại phòng khám đa khoa vệ tinh, số lượng nhiều nhất là huyết áp kế (7 cái), ống nghe (7 cái), dụng bộ khám răng (6 bộ). Bên cạnh đó, sau thời gian triển khai từ năm 2016-2018, Bệnh viện Quận Thủ Đức đã tiến hành đầu tư thêm để thay thế các loại trang thiết bị y tế hư, cũng như đầu tư các máy xét nghiệm công thức máu, nâng cấp phòng X.quang, đầu tư thêm máy siêu âm. 3.1.2. Mô tả đặc điểm chung của người bệnh điều trị tại PKĐKVT từ 2016-2018 Biểu đồ 3.6. Phân bố người bệnh trong 3 năm 2016 đến 2018 Số lượng bệnh nhân tăng từ khi triển khai. Xu hướng tăng từ năm 2017, trong mỗi năm số lượng người bệnh có sự biến đổi theo mùa và tương đồng, tăng cao ở các tháng cuối năm gồm tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12. Đề xuất bệnh viện phân bố nhân lực phù hợp. Bảng 3.6. Đặc điểm về chuyên khoa của người bệnh điều trị tại PKĐKVT từ 2016-2018 TT Tên phòng Năm 2016 (n=6133) Năm 2017 (n=24072) Năm 2018 (n=27545) Tổng (n=57750) 1 Cấp cứu 0(0,0) 303(100,0) 0(0,0) 303(100,0) 2 BSGĐ 44(1,6) 741(27,4) 1.921(71,0) 2706(100,0) 3 Nhi 2.001(19,8) 4.016(39,7) 4.110(40,6) 10127(100,0) 4 Nội tổng hợp 4.002(20,9) 7.022(36,6) 8.137(42,5) 19161(100,0) 5 Răng Hàm Mặt 85(9,3) 348(37,9) 484(52,8) 917(100,0) 6 Sản phụ khoa 1(0,0001) 2.543(41,1) 3.650(58,9) 6194(100,0) 7 Tai Mũi Họng 0(0,0) 9.099(49,6) 9.243(50,4) 18342(100,0) Số lượng người bệnh ở từng chuyên khoa tăng từ năm 2016 đến 2018. Nghiên cứu cho thấy đa số người bệnh đến khám và điều trị tại Phòng khám đa khoa vệ tinh phường Bình Chiểu thuộc Chương 10 Bệnh hệ hô hấp, tiếp theo là Chương 11 Bệnh hệ tiêu hoá. 3.1.5. Đánh giá chất lượng của phòng Năm 2019 PKĐKVT được đánh giá 21/23 tiêu chí theo bộ 23 chuẩn thiết yếu của phòng khám đa khoa, tỷ lệ 91,3%. Tiêu chí 13 và tiêu chí 14 không được đánh giá do PKĐKVT chưa triển khai hoạt động khám sức khoẻ và tiêm chủng. Ưu điểm Kết quả đánh giá của nghiên cứu vào tháng 5 năm 2019 cho điểm trung bình là 3,38 điểm, tương đương nhóm “Đạt đa số chuẩn chất lượng thiết yếu, cần phát huy và không ngừng cải tiến”. Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá có 5 tiêu chí đạt mức 5 cao nhất bao gồm: Tiêu chí 6 “Áp dụng và tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị”, tiêu chí 7 “Tuân thủ các quy định về hồ sơ bệnh án”, tiêu chí 12 “Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã”, tiêu chí 17 “Tuân thủ các quy định về công khai, minh bạch trong áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh” và tiêu chí 18 “Tuân thủ quy định về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn”. Hạn chế, tồn tại: PKĐKVT còn gặp những tồn tại như chưa được cấp giấy phép sử dụng X quang cũng như chưa có hợp đồng vận chuyển cấp cứu với Trung tâm cấp cứu 115. Về chuyên môn, PKĐKVT còn hạn chế về số lượng chuyên khoa còn ít, chưa triển khai thêm chuyên khoa mới. 3.2. Đánh giá hài lòng của người bệnh về phòng khám vệ tinh phường Bình Chiểu 3.2.1. Xây dựng bộ câu hỏi Sử dụng kỹ thuật phân tích Delphi hoàn thiện bộ câu hỏi: Nhóm nghiên cứu thực hiện 4 cuộc thảo luận nhóm, bộ công cụ được thống nhất gồm 39 câu hỏi, chia làm 7 nhóm yếu tố. 3.2.2. Đặc điểm thông tin hành chính Bảng 3.8. Đặc điểm người bệnh (n=450) TT Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % 1 Nhóm tuổi 18-29 30-49 ≥ 50 tuổi 172 248 30 38,22 55,11 6,67 2 Giới tính - Nam - Nữ 151 299 33,56 66,44 3 Nghề nghiệp - Làm thuê, công nhân - Khác 419 31 93,11 6,89 4 Trình độ học vấn - Tiểu học - THCS - THPT - CĐ/ĐH 55 159 215 21 12,22 35,33 47,78 4,67 5 BHYT - Có - Không 442 3 99,33 0,67 Hơn một nữa người tham gia nghiên cứu có độ tuổi 30-49 chiếm 55,11%. Có 66,44% người tham gia là nữ. Tỷ lệ công nhân là 93,11%. Học vấn của người tham gia nghiên cứu chủ yếu là THPT 47,78%. Có 98,89% người tham gia là có bảo hiểm y tế. Bảng 3.12. Mô tả thời gian chờ đợi của người bệnh (n=450) TT Nội dung Thời gian trung bình (phút) Trung vị (phút) 1 Thời gian chờ đợi làm thủ tục đăng ký khám 4,47±4,63 2 2 Thời gian chờ đợi tới lượt bác sỹ khám 7,30±7,60 5 3 Thời gian chờ đợi được bác sỹ khám và tư vấn 8,51±4,64 7,5 Thời gian chờ đợi trung bình 6,76±3,98 5,7 Thời gian chờ đợi trung bình của người bệnh tại phòng khám đa khoa vệ tinh phường Bình Chiểu là 6,76±3,98phút. 3.2.2. Mức độ hài lòng người bệnh Bảng 3.21. Điểm số hài lòng người bệnh theo 7 yếu tố (n=450) Đặc điểm TB±ĐL

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_danh_gia_ket_qua_thi_diem_mo_hinh_phong_kham.docx
  • pdfQDHD cap co so Tran Minh Thai.pdf
  • docxTran Minh Thai. Trang thong tin luan an.Tieng Anh.docx
  • docxTran Minh Thai.Trang thong tin luan an.Tieng viet.docx
Luận văn liên quan