Khởi nghiệp (KN) sáng tạo đóng vai trò đòn bẩy cho năng lực
sáng tạo và cạnh tranh, là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng phát
triển kinh tế. Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ phát triển
kinh tế có xu hướng giảm, thiếu bền vững và vấn nạn thất nghiệp
cao, đặc biệt là ở nhóm người có trình độ đại học. Một trong những
giải pháp hiệu quả được Chính phủ nhận định là nâng cao đội ngũ
doanh nhân khởi nghiệp có tri thức, được đào tạo bài bản nhằm phát
triển hình thức doanh nghiệp KN sáng tạo.
Do vậy, trong một vài năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành cơ sở pháp lý xây dựng các chương trình hành động quốc gia
khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia
về KN, tỷ lệ khởi nghiệp của Việt Nam tương đối thấp, cộng thêm
tình trạng nghèo nàn về khả năng đổi mới sáng tạo trong các doanh
nghiệp khởi nghiệp. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp bách cho Việt
Nam là phát triển số lương đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo,
đi kèm với đó là nâng cao chất lượng của nhóm doanh nghiệp này
thông qua cải thiện hàm lượng công nghệ sáng tạo trong mỗi dự án
khởi nghiệp.
Để phát triển số lượng đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp, cần bắt
đầu từ việc nâng cao ý định KN cá nhân bởi KN là hành vi có dự
định và có kế hoạch. Các yếu tố tác động về môi trường bên ngoài
đóng vị trí quan trọng tới việc hình thành ý định KN. Tuy nhiên khởi
nghiệp là một quá trình dài đi từ ý thức đến hành động, đòi hỏi sự tập
trung, cố gắng, nỗ lực của cá nhân nên các yếu tố nhận thức bên
trong người khởi nghiệp mang tính cảm nhận cá nhân lại đóng vai trò
tiên quyết trong quá trình này.
Để phát triển về chất đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo
thông qua việc nâng cao hàm lượng sáng tạo trong các doanh nghiệp
khởi nghiệp, sinh viên khối ngành kỹ thuật là nhóm chủ thể khởi
nghiệp sáng tạo tiềm năng bởi đây là ngành liên quan nhiều đến hoạt
động sáng tạo và đổi mới công nghệ, là ngành “cốt lõi” tạo ra giá trị
gia tăng cho xã hội.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Đoàn Thị Thu Trang
ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN KHỐI
NGÀNH KỸ THUẬT
Ngành: Kinh tế học
Mã số: 9310101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Hiếu Học
TS. Phạm Thị Kim Ngọc
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ
cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi .. giờ, ngày .. tháng .. năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
0
ANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
i. Trang Doan Thi Thu, Le Hieu Hoc, Kien Dao Trung.
(2016). Promoting the entreprenuership intention of
engineering students in Vietnam: A brief review and
proposed mearusing model. SEATUC International
Conferece. Feb 21-24 2016, Tokyo, Japan.
ii. Trang Doan Thi Thu, Le Hieu Hoc, Kien Dao Trung.
(2016). Proposed measuring model on factors
affecting entreprenuership intention of students in
Vietnam. International Journal of Scientific Research
and Innovative Technology (IJSRIT). September
2016, Vol. 3 No. 9, pp. 36-47.
iii. Đoàn Thị Thu Trang, Lê Hiếu Học, Đào Trung Kiên,
Nguyễn Ngọc Đạt. (2017). Các yếu tố ảnh hưởng tới ý
định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại
Hà Nội. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Khởi nghiệp – Từ ý
tưởng đến thành công”, Trường Đại học Ngoại
thương, tháng 6/2017, trang 100-112.
iv. Trang Doan Thi Thu, Le Hieu Hoc. (2017). Building
up the entrepreneurial intent construct among
technical students in Vietnam. Journal of Small
Business and Entrepreneurship Development. June
2017, Vol. 5, No. 1, pp. 7-18.
v. Đoàn Thị Thu Trang, Lê Hiếu Học. (2017). Các yếu
tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên
ngành kỹ thuật: Nghiên cứu trường hợp trường Đại
học Bách khoa Hà Nội. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Số
97/2017, trang 46-57.
vi. Đoàn Thị Thu Trang, Lê Hiếu Học, Nguyễn Phú
Khánh. (2017). Thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh
viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các
chương trình liên kết đào tạo quốc tế: Nghiên cứu tại
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Kỷ yếu Hội thảo
khoa học quốc tế “Chất lượng và hiệu quả các
chương trình liên kết đào tạo quốc tế”, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, tháng 11/2017, trang 199-216.
1
MỞ ĐẦU
i. Tính cấp thiết của đề tài
Khởi nghiệp (KN) sáng tạo đóng vai trò đòn bẩy cho năng lực
sáng tạo và cạnh tranh, là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng phát
triển kinh tế. Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ phát triển
kinh tế có xu hướng giảm, thiếu bền vững và vấn nạn thất nghiệp
cao, đặc biệt là ở nhóm người có trình độ đại học. Một trong những
giải pháp hiệu quả được Chính phủ nhận định là nâng cao đội ngũ
doanh nhân khởi nghiệp có tri thức, được đào tạo bài bản nhằm phát
triển hình thức doanh nghiệp KN sáng tạo.
Do vậy, trong một vài năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành cơ sở pháp lý xây dựng các chương trình hành động quốc gia
khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia
về KN, tỷ lệ khởi nghiệp của Việt Nam tương đối thấp, cộng thêm
tình trạng nghèo nàn về khả năng đổi mới sáng tạo trong các doanh
nghiệp khởi nghiệp. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp bách cho Việt
Nam là phát triển số lương đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo,
đi kèm với đó là nâng cao chất lượng của nhóm doanh nghiệp này
thông qua cải thiện hàm lượng công nghệ sáng tạo trong mỗi dự án
khởi nghiệp.
Để phát triển số lượng đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp, cần bắt
đầu từ việc nâng cao ý định KN cá nhân bởi KN là hành vi có dự
định và có kế hoạch. Các yếu tố tác động về môi trường bên ngoài
đóng vị trí quan trọng tới việc hình thành ý định KN. Tuy nhiên khởi
nghiệp là một quá trình dài đi từ ý thức đến hành động, đòi hỏi sự tập
trung, cố gắng, nỗ lực của cá nhân nên các yếu tố nhận thức bên
trong người khởi nghiệp mang tính cảm nhận cá nhân lại đóng vai trò
tiên quyết trong quá trình này.
Để phát triển về chất đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo
thông qua việc nâng cao hàm lượng sáng tạo trong các doanh nghiệp
khởi nghiệp, sinh viên khối ngành kỹ thuật là nhóm chủ thể khởi
nghiệp sáng tạo tiềm năng bởi đây là ngành liên quan nhiều đến hoạt
động sáng tạo và đổi mới công nghệ, là ngành “cốt lõi” tạo ra giá trị
gia tăng cho xã hội.
Tất cả những điều này đã đặt ra sự cần thiết phải có những nghiên
cứu đầy đủ và toàn diện về các yếu tố tác động mang tính nhận thức
2
cá nhân tới ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên khối ngành kỹ
thuật Việt Nam và xem xét mức độ tác động của các yếu tố tới ý định
khởi nghiệp thay đổi ra sao đối với các nhóm sinh viên kỹ thuật khác
nhau; qua đó tìm hiểu yếu tố gây dựng nên “gen cơ bản” của ý định
khởi nghiệp sáng tạo ở sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam;
đồng thời đề xuất một số đề xuất nâng cao ý định khởi nghiệp sáng
tạo và các chương trình đào tạo ngành kỹ thuật phù hợp nhằm gia
tăng đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo, góp phần quan trọng
đưa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của người Việt ứng dụng vào
thực tiễn.
ii. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xác định, đánh giá và xem
xét mức độ tác động của các yếu tố nhận thức cá nhân đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam; so sánh
sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố trên tới ý định khởi
nghiệp và mức độ sẵn sàng khởi nghiệp của các nhóm sinh viên khối
ngành kỹ thuật khác nhau; trên cơ sở đó đề xuất một đề xuất đối với
nhà nước, nhà trường và bản thân sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt
Nam nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của nhóm nhân lực này.
Để đạt đươc mục đích này, luận án hướng tới việc trả lời bốn câu
hỏi nghiên cứu sau:
• Tình hình khởi nghiệp sáng tạo và phát triển phong trào khởi
nghiệp của sinh viên các trường đại học nói chung và các đại học
kỹ thuật nói riêng trong giai đoạn hiện nay như thế nào?
• Những nhân tố nào thuộc về nhận thức cá nhân đối với hoạt động
khởi nghiệp ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của của sinh viên
ngành kỹ thuật? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nhận thức cá
nhân trên tới ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật như
thế nào?
• Các đặc điểm nhân khẩu học, kiến thức và kinh nghiệm khởi
nghiệp khác nhau có tạo ra sự khác biệt về mức độ tác động của
các nhân tố nhận thức cá nhân đến ý định khởi nghiệp và mức độ
sẵn sàng khởi nghiệp của sinh viên đại học ngành kỹ thuật hay
không?
• Có những giải pháp nào đối với cơ quan quản lý Nhà nước, các
trường đại học và bản thân sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt
Nam để nuôi dưỡng và hiện thực hoá ý định khởi nghiệp của sinh
3
viên, từ đó hình thành văn hóa khởi nghiệp để tạo ra cộng động,
mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo năng động, hiệu quả?
iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các lý thuyết liên quan tới
ý định khởi nghiệp và các yếu tố mang tính nhận thức cá nhân tác
động tới ý định khởi nghiệp của nhóm SV ngành kỹ thuật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung của luận án là nhóm yếu
tố bên trong (cá nhân) mang tính nhận thức tác động ý định khởi
nghiệp cá nhân của nhóm SV khối ngành kỹ thuật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là sinh viên khối ngành
kỹ thuật hai năm cuối trong các trường đại học trên địa bàn Việt
Nam. Để nghiên cứu đối tượng này, luận án sẽ tiến hành khảo sát
chọn mẫu là 2500 SV chính quy ngành kỹ thuật hai năm cuối tại 8
trường ĐH kỹ thuật trọng điểm phân bổ ở cả ba miền của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Luận án được thực hiện
trong thời gian 4 năm (2014-2016), trong đó việc điều tra khảo sát
được thực hiện chủ yếu trong năm 2016.
iii. Thu thập số liệu và phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng cả các dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ
liệu thứ cấp được thu thập thông qua các kênh thông tin chính thức
và được xử lý bằng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích.
Dữ liệu định lượng sơ cấp được thu thập qua điều tra sơ bộ tại 01
trường đại học trọng điểm về kỹ thuật và điều tra chính thức tại 08
trường đại học kỹ thuật Việt Nam trên cả nước, sau đó được tiến
hành làm sạch và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và
AMOS. Thu thập dữ liệu định tính sơ cấp được thực hiện qua các
phỏng vấn sâu với các chuyên gia về chính sách và đào tạo khởi
nghiệp, các SV đã và chưa tham gia các hoạt động khởi nghiệp.
Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng cả nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính
chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tại bàn thông qua việc phân tích
các dữ liệu thứ cấp nhằm giúp hệ thống hoá cơ sở lý thuyết của luận
án, phân tích mô tả hiện trạng. Phương pháp nghiên cứu định lượng
được sự dụng để xác định các yếu tố nhận thức các nhân ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp và xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố tới ý định khởi nghiệp, so sánh mức độ tác động của từng yếu tố
4
tới ý định khởi nghiệp, và so sánh ý định khởi nghiệp của các nhóm
SV khác nhau.
iv. Những đóng góp mới của luận án
v Về mặt lý luận:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cả trong và ngoài nước về vấn đề ý
định KN trong đó tập trung vào hình thức khởi nghiệp sáng tạo, từ đó
xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các yếu tố chỉ báo về mặt nhận thức cá
nhân có tác động tới ý định và hành vi KN.
- Xây dựng được khung phân tích đánh giá các yếu tố về mặt nhận
thức cá nhân có ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp dựa trên mô hình
Lý thuyết hành vi có kế hoạch, đồng thời có bổ sung thêm 01 biến
độc lập và 02 biến điều khiển vào mô hình nghiên cứu.
- Lượng hoá và đánh giá mức độ tác động của các tiền tố mang tính
nhận thức cá nhân tới ý định KN của SV kỹ thuật Việt Nam và sự
khác biệt về mức độ tác động của các tiền tố tới chỉ số ý định KN,
đồng thời so sánh mức độ sẵn sàng KN giữa nhóm SV khối ngành kỹ
thuật khác nhau.
v Về mặt thực tiễn:
- Xây dựng bản đánh giá toàn cảnh về tình hình phát triển hoạt động
KN và phong trào KN của SV các trường đại học nói chung và các
trường đại học khối ngành kỹ thuật nói riêng trong thời điểm hiện tại
ở VN.
- Thông qua đánh giá và phân tích dữ liệu nghiên cứu, luận án sẽ xây
dựng một số đề xuất đến từ ba thành phần quan trọng trong hệ sinh
thái KN đổi mới sáng tạo Việt Nam nhằm nuôi dưỡng “lửa khởi
nghiệp” sáng tạo của tầng lớp tri thức trẻ SV khối ngành kỹ thuật:
nhà nước, nhà trường và sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam.
v. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 06 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố tác
động đến ý định khởi nghiệp.
Chương 2: Cơ sở lý luận về ý định khởi nghiệp và các yếu tố
tác động tới ý định khởi nghiệp.
Chương 3:Tình hình phát triển các hoạt động KN sáng tạo và ý
định KN sáng tạo của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam.
5
Chương 4: Mô hình và phương pháp nghiên cứu đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ
thuật Việt Nam.
Chương 5: Kết quả nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam.
Chương 6: Bàn luận và hàm ý nghiên cứu.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KN
1.1 Tổng hợp cách tiếp cận của các nghiên cứu trên thế giới liên
quan tới đề tài luận án
Ý định khởi nghiệp phản ánh mức độ quan tâm của một cá nhân
đối với hoạt động khởi nghiệp. Ý định phản ảnh dự đoán khá chính
xác khả năng diễn ra hành vi trong tương lai, do đó việc tìm hiểu và
đánh giá cụ thể các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp là vô cùng
quan trọng để lý giải hành vi khởi nghiệp.
Cũng chính vì lập luận đó mà các nghiên cứu trên thế giới đã xây
dựng và chứng minh rất nhiều các yếu tố tố tác động tới ý định khởi
nghiệp như nhân khẩu học, năng lực cá nhân, điểm tính cách cá nhân
và cá tính, xã hội, văn hoá, môi trường, giáo dục và các chương trình
đào tạo khởi nghiệp nói riêng
Theo Richard W. (2012), trong lịch sử, các nghiên cứu về chủ
đề yếu tố tác động tới ý định KN có 4 cách tiếp cận cơ bản:
(1) Cách tiếp cận đặc điểm, tính cách cá nhân trả lời câu hỏi ai sẽ
là doanh nhân;
(2) Cách tiếp cận đặc điểm xã hội học-nhân khẩu học trả lời câu
hỏi môi trường nào hình thành doanh nhân;
(3) Cách tiếp cận hành vi trả lời câu hỏi tại sao một số cá nhân
lựa chọn theo đuổi hành trình KN
(4) Cách tiếp cận tổng hợp với quan điểm ý định khởi nghiệp
chịu sự tác động của tổng hoà nhiều nhóm yếu tố khác nhau
Ở giai đoạn đầu của lịch sử nghiên cứu về ý định KN, các nhà
nghiên cứu tập trung chủ yếu vào tiếp cận đặc điểm cá nhân. Tuy
nhiên vào cuối những năm 1980, do không chứng minh được tính
nhất quán từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, các mô hình và lý
thuyết xem xét ý định KN dựa trên cách tiếp cận đặc điểm tính cách
cá nhân có xu hướng bị giới học giả bác bỏ.
6
Song hành với cách tiếp cận đặc điểm tính cách cá nhân là
học thuyết đặc điểm xã hội - nhân khẩu học có tác động tới việc hình
thành và phát triển ý định KN cá nhân. Tuy nhiên ở các nghiên cứu
đương đại, cách tiếp cận này ít được sử dụng độc.
Bắt đầu từ cuối thập niên 80, hầu hết các các nghiên cứu KN
chuyển sang xu thế tiếp cận hành vi khởi nghiệp mà tiêu biểu là quá
trình hình thành ý định KN thông qua các mô hình ý định. Đây cũng
là xu thế nghiên cứu được sử dụng phố biến hiện nay. Nhìn nhận sâu
về cách tiếp cận này, khoảng vài thập kỷ gần đây, xu hướng chung
của các nghiên cứu trên thế giới tập trung vào đo lường ý định KN
của SV dưới tác động của các biến nhận thức cá nhân dựa trên Lý
thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) do học giả Ajzen khởi xướng năm
1991.
Bên cạnh đó, nhiều tác giả lại đưa ra quan điểm ý định khởi
nghiệp chịu sự tác động của tổng hoà nhiều nhóm yếu tố khác nhau.
Ví dụ Robinson & cộng sự cho rằng đặc điểm cá nhân kết hợp với
môi trường bên ngoài tác động tới ý định khởi nghiệp của một cá
nhân.
Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về các yếu tố tác
động tới ý tưởng khởi nghiệp, trong đó được áp dụng nhiều nhất phải
kể tới Lý thuyết TPB. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đương đại
gợi ý, đối với mỗi môi trường và mục đích nghiên cứu, nhà nghiên
cứu phải lựa chọn các nhóm yếu tố tác động thích hợp nhằm xây
dựng được mô hình nghiên cứu hợp lý nhất. Xu hướng chung của các
nghiên cứu đương đại là áp dụng TPB là mô hình gốc, đồng thời bổ
sung một số biến độc lập và biến điều khiển vào mô hình cho phù
hợp với thực tế triển khai nghiên cứu, đem lại kết quả khả thi nhất về
việc xem xét các yếu tố tác động tới ý định KN cá nhân. Đây cũng là
cách tiếp cận mà luận án lựa chọn.
1.2 Một số nghiên cứu điển hình ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu tập trung vào vấn đề nghiên cứu
ý định khởi nghiệp mới chỉ phát triển trong vài năm gần đây. Tuy
nhiên số lượng các nghiên cứu về ý định KN xuất hiện khá nhiều và
áp dụng trên nhiều khách thể nghiên cứu khác nhau, với các nhóm
tiền tố tác động đa dạng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay chủ yếu được thực hiện
trong một phạm vi nhỏ (một hoặc một vài trường đại học). Chưa có
7
nghiên cứu dạng này trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, các nghiên
cứu chuyên sâu về ý định KN về nhóm SV khối ngành kỹ thuật còn
chưa được thực hiện tại Việt Nam. Do vậy, hình thức KN sáng tạo
chưa được nhấn mạnh hoặc làm rõ trong các nghiên cứu này.
1.3 Nhận định khoảng trống lý thuyết của luận án
- Tác động của các tiền tố trong TPB đến ý định KN cá nhân
là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Luận án sẽ tiến hành kiểm nghiệm lại
lý thuyết này trong môi trưởng ở Việt Nam.
- Việc áp dụng TPB trong môi trường nghiên cứu hoàn toàn
mới là Việt Nam
- Luận án xem xét cả các yếu tố tác động trực tiếp và gián
tiếp, trong khi các nghiên cứu phần lớn xem xét nhóm yếu tố tác
động trực tiếp tới ý định KN cá nhân
- Luận án bổ sung thêm 01 biến độc lập (cảm nhận về sự may
mắn) và 02 biến điều khiển (đặc trưng nhân khẩu học và chương
trình đào tạo KN) vào mô hình nghiên cứu.
- Luận án tập trung vào đối tượng nghiên cứu là ý định KN
của SV khối ngành kỹ thuật, và do đó hình thức KN mà luận án
hướng tới là KN sáng tạo. Các nghiên cứu ở Việt Nam mới dừng lại
ở hình thức KN chung chung hoặc khởi sự doanh nghiệp.
Như vậy, luận án sẽ áp dụng 6 yếu tố tác động trong TPB
bao gồm: Thái độ/ quan điểm của cá nhân, Nhận thức kiểm soát
hành vi, Chuẩn chủ quan, Giá trị mong đợi của cá nhân, Niềm tin
với các chuẩn mực xã hội, Cảm nhận về năng lực bản thân. Bổ sung
01 yếu tố tác động bên trong cá nhân dựa trên thực tế tình hình khởi
nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, ý kiến của một số chuyên gia về đào
tạo khởi nghiệp cho sinh viên và quan điểm của một số nghiên cứu
đương đại: Cảm nhận về may mắn. Bổ sung 02 yếu tố tác động bên
ngoài cá nhân có ảnh hưởng ngoại sinh tới ý định khởi nghiệp dựa
trên mô hình Bird: Đặc trưng nhân khẩu học và dựa trên mô hình
Lüthje & Franke: Các chương trình đào tạo khởi nghiệp trong trường
đại học.
Trên cở đo lường tác động trực tiếp và gián tiếp của 7 yếu tố
nhận thức cá nhân tới ý định khởi nghiệp, luận án sẽ xem xét đâu là
những yếu tố có tác động nhiều nhất và hình thức tác động (trực
tiếp/gián tiếp). Chưa dừng lại ở đó, luận án còn xem xét sự khác biệt
về mức độ tác động của 7 yếu tố trên tới ý định khởi nghiệp ở các
8
nhóm sinh viên khác nhau về đặc trưng nhân khẩu học, và kiến thức
và kinh nghiệm khởi nghiệp. Kết quả phân tích hai vấn đề trên sẽ
giúp luận án đề xuất giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước,
các trường đại học và bản thân sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt
Nam để nuôi dưỡng và hiện thực hoá ý định khởi nghiệp sáng tạo
của sinh viên, từ đó hình thành văn hóa khởi nghiệp để tạo ra cộng
động, mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo năng động, hiệu quả.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KN VÀ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
2.1 Ý định khởi nghiệp
Trong nghiên cứu này, ý định KN được định nghĩa theo quan
điểm của Krueger, đó là sự cam kết về mặt nhận thức sẵn sàng thành
lập và làm chủ một doanh nghiệp mới dựa trên nền tảng khoa học
công nghệ trong tương lai gần với hai lý do: (1) Nghiên cứu của
Krueger là mô hình đã được kiểm định riêng cho KN, và (2) lí thuyết
gắn kết hiệu quả đối với việc thúc đẩy ý định của con người được
minh chứng qua nhiều thực nghiệm với những kĩ thuật khác nhau.
2.2 Khởi nghiệp
Trong khuôn khổ luận án này, khởi nghiệp được hiểu như
cách nhìn nhận chung trên thế giới là việc một cá nhân tự đứng ra
làm chủ hoặc đồng làm chủ gây dựng một doanh nghiệp mới dựa trên
áp dụng hoặc sáng tạo khoa học công nghệ và được gọi là nhóm
doanh nghiệp KN sáng tạo. Cách gọi này tương đồng với Điều 3 Luật
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành năm 2017, theo đó KN
sáng tạo là thành lập doanh nghiệp mới để khai thác một ý tưởng
sáng tạo.
2.3 Các hình thức khởi nghiệp
KN độc lập - KN hợp tác hoặc đồng khởi nghiệp
KN dưạ trên khoa học công nghệ - KN kinh doanh thông thường.
KN độc lập của cá nhân - KN trong nội bộ doanh nghiệp
KN cơ hội - KN cấp thiết
KN vì mục đích lợi nhuận - KN không vì mục tiêu lợi nhuận
9
2.4. Mô hình ý định khởi nghiệp
(1) Nhóm mô hình xem xét các yếu tố tác động bên trong cá nhân
• Mô hình xu hướng thái độ kinh doanh của Robinson & cs (1991)
• Mô hình sự kiện KN của Shapero và Sokol (1982),
• Mô hình tiềm năng KN của Krueger & Brazeal (1994)
• Mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991)
Hình 2.6: Mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch TPB
• Mô hình ý định KN của Linan (2004)
(2) Nhóm mô hình xem xét các yếu tố tác động bên ngoài c