Triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (ƯDTBKT) trong sản xuất lúa trở thành một trong những
vấn đề được ngành nông nghiệp cả nước quan tâm, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng
diện tích đất canh tác của nông hộ. Do đó, mục tiêu của Luận án “Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng
của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long” nhằm đánh
giá hiện trạng ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chủ yếu tập
trung 3 vùng sinh thái: Vùng Đồng Tháp Mười: tỉnh Đồng Tháp. Vùng Tứ giác Long Xuyên: tỉnh An
Giang, tỉnh Kiên Giang. Vùng Bán đảo Cà Mau: tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang; đồng thời đề xuất các
giải pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông hộ sản xuất hiệu quả hơn trong thời gian tới, góp phần
tăng năng suất, nâng cao hiệu quả cho sản xuất lúa của hộ trồng lúa trong vùng ĐBSCL .
24 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (ƯDTBKT) trong sản xuất lúa trở thành một trong những
vấn đề được ngành nông nghiệp cả nước quan tâm, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng
diện tích đất canh tác của nông hộ. Do đó, mục tiêu của Luận án “Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng
của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long” nhằm đánh
giá hiện trạng ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chủ yếu tập
trung 3 vùng sinh thái: Vùng Đồng Tháp Mười: tỉnh Đồng Tháp. Vùng Tứ giác Long Xuyên: tỉnh An
Giang, tỉnh Kiên Giang. Vùng Bán đảo Cà Mau: tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang; đồng thời đề xuất các
giải pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông hộ sản xuất hiệu quả hơn trong thời gian tới, góp phần
tăng năng suất, nâng cao hiệu quả cho sản xuất lúa của hộ trồng lúa trong vùng ĐBSCL .
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ ở khu vực ĐBSCL , từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ƯDTBKT trong sản xuất lúa cho nông hộ vùng ĐBSCL .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể sau đây cần được giải quyết:
(1) Phân tích thực trạng ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ ở khu vực ĐBSCL ;
(2) Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ; so sánh hiệu quả sản xuất của hộ ƯDTBKT và hộ
không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật;
(3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ƯDTBKT trong sản xuất lúa; đồng thời xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL;
(4) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL .
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thực trạng ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ ở khu vực ĐBSCL như thế nào?
(2) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa phụ thuộc vào những yếu tố nào?
(3) Hiệu quả ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ như thế nào?
(4) Nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả ƯDTBKT của hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL ?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nội dung của nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích tác động của tiến bộ kỹ thuật đến hiệu quả
sản xuất của các mô hình sản xuất có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, bao gồm: sạ hàng, quản lý dịch hại tổng
hợp (IPM), 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng.
Giới hạn về nội dung nghiên cứu của luận án này, tác giả tập trung phân tích và so sánh hiệu quả sản
xuất giữa nhóm nông hộ có ƯDTBKT và hộ không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Từ đó rút ra kết luận về ảnh
hưởng của ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ vùng ĐBSCL ,.... Hiệu quả kỹ thuật được xác thông qua
phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA). Các hiệu quả sản xuất khác như: hiệu quả kinh tế (tính
đến chi phí ẩn, chi phí chìm,), hiệu quả chi phí, hiệu quả phân phối, nằm ngoài nội dung nghiên cứu
của Luận án này.
2
1.4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài thuộc 3 vùng sinh thái khác nhau: Vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh
Đồng Tháp); vùng Tứ giác Long Xuyên (tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang); vùng Bán đảo Cà Mau (tỉnh
Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang).
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nông hộ sản xuất lúa ở khu vực ĐBSCL; Trong đó, hai đối
tượng được lựa chọn là: nông hộ sản xuất lúa theo phương thức sản xuất truyền thống (dưới 1/3 gói kỹ
thuật của mô hình tiến bộ kỹ thuật) và nông hộ sản xuất lúa có ƯDTBKT (bao gồm ứng dụng trên 2/3
gói kỹ thuật trong các mô hình hay ít nhất một mô hình tiến bộ kỹ thuật).
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu này sẽ xác định được việc thay đổi từ mô hình canh tác lúa theo truyền thống
(không/chưa ứng dụng mô hình tiến bộ kỹ thuật) sang mô hình canh tác lúa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin và những số liệu thực nghiệm cho các nhà
lãnh đạo, quản lý và các nhà lập kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn làm nền tảng cho việc xác
lập những chính sách và chương trình phát triển phù hợp với nền nông nghiệp, góp phần cho phát triển
bền vững. Cuối cùng, kết quả trong luận án cung cấp thông tin về những thuận lợi và bất lợi của mỗi mô
hình canh tác, trên cơ sở khuyến cáo ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật từng vùng sinh thái, giúp cho
nông hộ sản xuất lúa với chi phí thấp nhất, môi trường ít bị ô nhiễm, nâng cao năng suất, hiệu quả, góp
phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Kết quả nghiên cứu làm cơ sở quan trong khuyến cáo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL nên liên kết lại
trong sản xuất theo đặc thù từng vùng sinh thái, từng mô hình tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả cao,
quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, góp phần
phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA
Hiệu quả sản xuất của việc ƯDTBKT là một bộ phận của hiệu quả kinh tế - xã hội, nó là kết quả
tổng hợp của nhiều yếu tố, nó gắn liền với hiệu quả sử dụng ruộng đất, với việc lợi dụng tối đa các điều
kiện khí hậu – thời tiết, gắn liền với việc tác động chủ quan của con người thông qua việc ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật vào kinh tế, vào sản xuất. Thực chất của việc ƯDTBKT là đầu tư bổ sung trên đơn vị
diện tích. Thông thường các yếu tố đầu tư bổ sung có chất lượng cao hơn, hoàn thiện hơn và nâng cao
hiệu quả hơn các yếu tố đầu tư đã sử dụng trước đó. Sự tác động này có thể trực tiếp – thông qua việc
nâng cao số lượng và chất lượng các yếu tố đầu tư bổ sung hoặc có thể tác động gián tiếp – thông qua bố
trí cơ cấu mùa vụ hợp lý hơn hay là ứng dụng phương pháp phù hợp hơn.
Kết quả ƯDTBKT có thể biểu hiện bằng sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình bao gồm: số
lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng thêm, chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm; cải thiện điều
kiện lao động cho nông dân; cải thiện, nâng cao đời sống cho người lao động, cải tạo môi trường sinh
thái.
3
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN
XUẤT LÚA
2.2.1. Đo lường hiệu quả sản xuất
Để đo lường hiệu quả sản xuất tương đối, Tim Coelli (1995) đã đề xuất hai các tiếp cận: theo tham số
hay hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis-SFA) và phi tham số hay phân tích màng bao
dữ liệu (Data Envelopment Analysis-DEA). SFA giả định có mối quan hệ chức năng giữa đầu ra, đầu vào và sử
dụng các kỹ thuật thống kê để ước lượng các tham số cho hàm sản xuất. SFA có tính đến những “lỗi” liên quan
đến “nhiễu” thống kê với sai số đo lường và thành phần không âm thể hiện sự không hiệu quả trong sản xuất
(Coelli, 1995). Trong khi đó, DEA sử dụng phương pháp lập trình tuyến tính để xây dựng giới hạn/đường biên
của từng phần dữ liệu. Bởi vì DEA là phương pháp phi tham số nên không yêu cầu bất kỳ giả định về hàm và
phân phối của dữ liệu. Vì vậy, DEA ít nhạy cảm với các thông số sai lệch so với SFA. Tuy nhiên, DEA cho
rằng tất cả các sai lệch so với đường biên là do sự không hiệu quả. Do đó, nó tùy thuộc vào những nhiễu thống
kê do lỗi đo lường dữ liệu (Coelli, 1995).
Bảng 2.1: So sánh ưu và nhược điểm của DEA và SFA
Data Envelopment Analysis (DEA) Stochastic Frontier Analysis (SFA)
Nhất quán Cả hai phương pháp đều là phân tích hiệu quả biên, một đường biên sẽ được xác định và
điểm hiệu quả sẽ được xác định dựa trên đường biên đó
Đặc tính Phương pháp phi tham số Phương pháp tham số
Đo lường hiệu
quả
Hiệu quả kỹ thuật, độ đàn hồi của quy mô,
hiệu quả qui mô, hiệu quả phân phối, hiệu
suất tắc nghẽn, thay đổi kỹ thuật và thay đổi
TFP
Hiệu quả kỹ thuật, độ đàn hồi của quy
mô, hiệu quả phân phối, thay đổi kỹ
thuật và thay đổi TFP
Điểm mạnh Không giả định trước tất cả các hộ sản xuất
đều đạt hiệu quả
Xử lý hiệu quả trường hợp nhiều
đầu vào và nhiều đầu ra
Không cần thông tin về giá của các yếu tố
nhập lượng
Không cần ước lượng dạng hàm và dạng
phân phối của dữ liệu
Khi kích cỡ mẫu nhỏ, nó được so sánh với
hiệu quả tương ứng
Cả hai mô hình CCR và BCC đều cùng loại
đơn vị bất biến
Không giả định trước tất cả các hộ sản
xuất đều đạt hiệu quả
SFA chú trọng đến các sai số thống kê
như các biến ngẫu nhiên của thời tiết,
rủi ro, thị trường, những yếu tố nằm
ngoài sự kiểm soát của hộ sản xuất và đo
lường các sai số này
Không cần thông tin về giá của các yếu
tố nhập lượng
Có thể kiểm định các giả thuyết
SFA ước lượng mức hiệu quả cao nhất
của hộ chứ không phải là hiệu quả kỹ
thuật trung bình của hộ
Nhược điểm DEA bỏ qua các nhiễu thống kê và các sai số
đo lường
Không thể kiểm định các giả thuyết
Khi một DMU được bổ sung trên đường giới
hạn hiệu quả có thể làm ảnh hưởng đến đo
lường hiểu quả
Cần giả định dạng hàm và hình thức
phân phối dữ liệu
Cỡ mẫu đủ lớn nhằm tránh trường hợp
thiếu bậc tự do
Loại phân phối được giả định nhạy cảm
với điểm đánh giá hiệu quả
Nguồn: Coelli et. al .(1997), Lan et al. (2003)
4
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN
XUẤT LÚA
Các nghiên cứu đánh giá về vai trò và hiệu quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa cho
thấy ƯDTBKT vào sản xuất lúa đã đạt những thành tựu quan trọng nâng cao năng suất, giảm giá thành,
nâng cao chất lượng. Trong chuyển giao và ƯDTBKT có vai trò quan trọng của ngành khuyến nông.
Không chỉ khuyến nông của nhà nước mà cả sự tham gia tích cực của doanh nghiệp trong chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật cho người trồng lúa.
Krasachat, W. (2004), K.Bradley Watkins et al (2013) sử dụng phương pháp phân tích màng bao
dữ liệu (DEA) để đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả kinh tế của việc
sản xuất lúa gạo.Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn nôn hộ có điểm số cao với hiệu quả kỹ thuật (TE)
trung bình đạt 0,899, trong đó hơn một nửa đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa với điểm số bằng 1
Nguyễn Quốc Nghi (2010-2011), Đỗ Thị Diệp, Nguyễn Văn Nhiễm (2010) đánh giá sự tiếp thu
và ƯDTBKT đã giải quyết ba vấn đề: (i) đánh giá sự tiếp thu và ƯDTBKT của các nông hộ sản xuất
lúa; (ii) phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tiếp thu và ƯDTBKT; (iii) đề xuất cơ chế chính
sách và các giải pháp nhằm nâng cao sự tiếp thu và ƯDTBKTcủa các nông hộ. Nghiên cứu đã chỉ ra sự
khác biệt giữa những nông hộ ƯDTBKT và hộ không áp dụng ƯDTBKT.
Đinh Phi Hổ và Đoàn Ngọc Phả (2009), thực hiện nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng tập huấn công nghệ mới cho nông dân ở An Giang”. Đề tài sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ
SERVQUAL, xây dựng thang đo likert 7 mức độ và phương pháp phân tích nhân tố để tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nông dân đối với các chương trình tập huấn. Nghiên cứu cho thấy khả
năng ứng dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” trong cộng đồng nông hộ sản xuất lúa là rất cao. Việc ứng dụng
mô hình “3 giảm 3 tăng” giúp nông hộ giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu cũng
đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nông hộ đối với chương trình tập huấn công nghệ
và đề xuất một số khuyến nghị nâng cao chất lượng các chương trình tập huấn.
2.4. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH LIÊN QUA ĐẾN NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO VÀ ỨNG DỤNG
TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP
Trong thời gian qua, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách
khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao và ƯDTBKT trong sản xuất nông nghiệp.
Các chính sách trong thời gian qua với mục tiêu là chuyển giao, ứng dụng công nghệ và
tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của một số hàng hóa và nông sản trên thị trường trong nước và ngoài
nước, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở nông thôn, góp phần xóa đói nghèo, tạo việc
làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ở nông thôn bằng các giải pháp
khoa học và công nghệ. Liên kết và phối hợp với các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương
trình kinh tế - xã hội khác lựa chọn và triển khai ứng dụng các công nghệ phù hợp để rút kinh
nghiệm, tạo căn cứ thực tiễn cho việc phổ cập các giải pháp công nghệ tiến bộ như một biện pháp
để nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực của Nhà nước nói riêng và nguồn lực của xã hội nói
chung. Đào tạo, bồi dưỡng cho nông dân và cán bộ cơ sở nâng cao năng lực, nhằm giúp các địa
phương chủ động tìm kiếm, lựa chọn và triển khai các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến thích
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hệ thống chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ƯDTBKT trong nông
nghiệp của Việt Nam đã có nhiều đổi mới tạo điều kiện cho những chuyển biến tích cực của nông nghiệp
Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, hệ thống chính sách này bên cạnh những ưu điểm rất đáng ghi
5
nhận đó vẫn còn nhiều điểm cần phải tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa để phù hợp với tình hình phát triển của
sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2.5. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thông qua các nghiên cứu được lược khảo cho thấy, hầu hết các tác giả đều tập trung vào một trong
những mô hình ƯDTBKT và chủ yếu sử dụng tiêu chí hiệu quả kinh tế để đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật, chưa có nghiên cứu nào thực hiện với qui mô lớn và bao trùm tất cả các mô hình tiến bộ kỹ
thuật được cộng đồng nông hộ ứng dụng vào sản xuất lúa. Nếu xét về phương pháp phân tích, hầu hết các
nghiên cứu tập trung sử dụng phương pháp thống kê mô tả, hồi qui tương quan đa biến. Không có nhiều
nghiên cứu ứng dụng các phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất như DEA và SFA.
Luận án được thực hiên có tính kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây đồng thời kết hợp với
phân tích DEA của 3 vùng sinh thái sản xuất lúa. Trong các nghiên cứu trước đây, việc sử dụng kết hợp các
công cụ nghiên cứu định lượng và định tính đã được sử dụng, nhiều mô hình kinh tế lượng được áp dụng để
đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ƯDTBKT hay khả
năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật của nông hộ. Trong luận án, tác giả đã kế thừa các phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp với định lượng để giải quyết các mục tiêu đề ra. Các tỷ số tài chính và phương pháp phân
tích màng bao dữ liệu DEA được sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng lúa, hồi quy
Binary Logit và phân tích nhân tố EFA được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
ƯDTBKT của nông hộ; hàm Tobit được ứng dụng trong nghiên cứu để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến
việc ƯDTBKT của hộ sản xuất lúa, Đây chính là những điểm nổi bật của luận án so với các nghiên cứu
trước đây. Trong điều kiện rất khó khăn, tác giả điều tra với quy mô tương đối lớn, tập trung 3 vùng sinh thái,
với mong muốn mang lại những khuyến cáo có cơ sở khoa học, góp phần phục vụ tốt cho sản xuất nông
nghiệp, nhất là phục vụ cho trồng lúa.
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu hệ thống trong nông nghiệp
Lý thuyết hệ thống (System theory) nhấn mạnh rằng hệ thống là tập hợp những yếu tố hoặc bộ
phận có quan hệ qua lại lẫn nhau để đạt được một mục đích chung. FAO (1999) nhấn mạnh tính quan
trọng của lý thuyết hệ thống như sau :
* Nhấn mạnh sự cần thiết của việc xem xét vấn đề một cách toàn diện, không phải từng bộ phận
riêng biệt. Phạm vi của hệ thống này thay đổi cùng với sự thay đổi của trọng điểm nghiên cứu.
* Nhận biết mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong quá trình chuyển đổi giữa đầu vào và đầu
ra.
* Nhấn mạnh tính cấp thiết của hệ thống khi một hệ thống này là bộ phận của hệ thống khác lớn
hơn và nó bao gồm các hệ thống phụ khác.
3.1.2. Các khái niệm trong phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng quan điểm luận chứng hoặc tổng quát về lý thuyết hệ thống, ứng dụng
mô hình đầu vào - tiến trình - đầu ra (input – process – output) theo quan điểm hệ thống của Guerrero’s
(1974) và mô hình của Beghin (Aima, 1996 và Culhi, 1998) nhằm mục đích phân tích và xem xét các
khía cạnh từ học thuyết kinh tế.
Đầu vào được đưa vào hệ thống để hoạt động trong mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau
trong trạng thái được gọi là quá trình tạo ra kết quả gọi là đầu ra của hệ thống. Ba yếu tố này được gọi là:
đầu vào, quá trình tác động và đầu ra là rất cần thiết cho sự tồn tại của hệ thống (Hình 3.1).
6
ĐẦU VÀO TIỀN TRÌNH ĐẦU RA HIỆU QUẢ/
TÁC ĐỘNG
Hình 3.1: Sơ đồ mô hình nghiên cứu theo lý thuyết hệ thống canh tác lúa
3.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA
3.2.1. Các khái niêm trong phạm vi nghiên cứu
Mô hình canh tác: liên quan đến hoạt động của nông hộ trên phần đất của gia đình thông qua việc
quản lý nhằm sản xuất có hiệu quả kinh tế đối với cây trồng, vật nuôi. Trong Luận án từ “mô hình canh
tác” tập trung vào các mô hình hình canh tác lúa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mô hình truyền
thống của nông hộ,...
Ứng dụng khoa học kỹ thuật: ứng dụng gói kỹ thuật tiến bộ khoa học kỹ thuật là sử dụng các
mô hình tiến bộ kỹ thuật, hay bao gồm ứng dụng trên 2/3 gói kỹ thuật, trong đó việc công nhận nông hộ
trồng lúa nếu có sử dụng giống mới, nhưng phải là giống xác nhận theo quy định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam thì mới được xem là có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Không ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (truyền thống): nông hộ trồng lúa theo truyền
thống là những nông hộ không ứng dụng bất cứ một mô hình nào trong các mô hình được quy định, hay
chỉ áp dụng một phần- dưới 1/3 gói kỹ thuật mới, kể cả việc sử dụng giống mới chỉ đổi,hoặc mua của
nông hộ khác về phục vụ gieo sạ cũng không được xem là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
3.2.2. Một số mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa
* Sử dụng giống lúa cấp xác nhận
Giống lúa cấp xác nhận được sản xuất tuân thủ theo qui trình sản xuất hạt lúa giống do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cho từng cấp giống (theo tiêu chuẩn 10 TCN 395 – 2006, qui
trình sản xuất giống lúa.
* Sạ hàng (drum seeding/row seeding). Sạ lúa theo hàng bằng máy kéo tay hay các loại máy cơ
giới khác, tiết kiệm lượng giống gieo, cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe hơn, giảm công tỉa dặm so với
các phương pháp gieo sạ truyền thống.
Yếu tố kỹ thuật:
- Giông lúa - Lượng giống
- Thuốc nông dược
- Quản lý nước - Phân bón
- Kỹ thuật canh tác
Yếu tố lý hoá-sinh:
- Diện tích đất - Cao trình đất
- Cấu trúc đất - pH đất
Yếu tố đặc điểm nông hộ:
- Tuổi - Trình độ học vấn
- Số nhân khẩu - Chủ quyền đất
- Kinh nghiệm sản xuất
- Thành viên các tổ chức
- Kinh nghiệm từ lới tập huấn
Yếu tố kinh tế:
- Tín dụng - Thị trường
- Nguồn lực đầu tư (lao động,
vốn,)
Thực hành canh
tác:
Các mô hình
canh tác
(truyền thống,
mô hình ứng
dụng tiến bộ
KHKT)
Thể chế, chính
sách
Chính sách
Quyết định
chiến lược
Các nguồn
thông tin
Sản
lượng
lúa
Lợi
tức
lúa
Thu nhập
nông hộ:
Từ sản
xuất lúa,
Tác động:
Tác động
kinh tế -
xã hội
Tác động
môi
trường
7
* Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM - Intergrated Pest Management): Một hệ thống điều khiển
dịch hại bằng cách sử dụng hài hoà những biện pháp kỹ thuật một cách thích hợp trên cơ sở phân tích hệ
sinh thái đồng ruộng một cách hợp lý để giữ cho chủng quần dịch hại luôn ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
* Mô hình 3 giảm 3 tăng (3 reductions 3 grains) . Ba giảm trong sản xuất lúa tức là phải: Giảm
lượng giống gieo sạ; Giảm phân đạm (bón phân cân đối) và Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (chỉ sử
dụng khi cần thiết theo qui trình hướng dẫn). Ba tăng tức là: tăng năng suất lúa; tăng chất lượng lúa gạo;
tăng hiệu quả kinh tế.