Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó nguồn nhân lực đóng vai
trò quan trọng cốt yếu. Cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ, sự hợp tác cạnh tranh quốc tế và những áp lực kinh tế - xã hội,
chất lượng nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh chủ yếu
của các doanh nghiệp.
Quá trình đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp quyết định
rất nhiều tới năng suất làm việc cũng như sự trung thành của người
lao động với tổ chức. Chính bởi xuất phát từ nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng cho việc tăng cường khả năng cạnh tranh
trong kinh doanh, các doanh nghiệp phát triển bền vững luôn quan
tâm đến công tác đào tạo con người.
Với quyết tâm xây dựng công ty vững mạnh, không ngừng mở
rộng thị phần về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và nâng cao năng
lực cạnh tranh, Công ty Cổ phần Tấn Phát luôn lấy yếu tố con người
làm gốc, hết sức chú trọng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, xem
đây là một yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản nhằm đáp ứng mục tiêu chiến
lược của tổ chức.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty trong
những năm qua còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế, là doanh nghiệp
đầu ngành tại địa phương, nhưng một bộ phận không nhỏ nguồn
nhân lực của Công ty cổ phần Tấn Phát sau khi được đào tạo vẫn
không đáp ứng được nhu cầu công việc đặt ra. Trong bối cảnh Công
ty cổ phần Tấn Phát đang chuyển mình, bước vào giai đoạn phát
triển mới thì nâng cao năng lực người lao động để đáp ứng tối đa nhu
cầu công việc là một nhiệm vụ cấp thiết trong thời điểm hiện tại
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tấn phát Kon Tom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ VĂN CẨM THOA
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TẤN PHÁT KON TOM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Trƣờng Sơn
Phản biện 1: PGS. TS. Đào Hữu Hòa
Phản biện 2: TS. Huỳnh Huy Hòa
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường
Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01
năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó nguồn nhân lực đóng vai
trò quan trọng cốt yếu. Cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ, sự hợp tác cạnh tranh quốc tế và những áp lực kinh tế - xã hội,
chất lượng nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh chủ yếu
của các doanh nghiệp.
Quá trình đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp quyết định
rất nhiều tới năng suất làm việc cũng như sự trung thành của người
lao động với tổ chức. Chính bởi xuất phát từ nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng cho việc tăng cường khả năng cạnh tranh
trong kinh doanh, các doanh nghiệp phát triển bền vững luôn quan
tâm đến công tác đào tạo con người.
Với quyết tâm xây dựng công ty vững mạnh, không ngừng mở
rộng thị phần về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và nâng cao năng
lực cạnh tranh, Công ty Cổ phần Tấn Phát luôn lấy yếu tố con người
làm gốc, hết sức chú trọng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, xem
đây là một yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản nhằm đáp ứng mục tiêu chiến
lược của tổ chức.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty trong
những năm qua còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế, là doanh nghiệp
đầu ngành tại địa phương, nhưng một bộ phận không nhỏ nguồn
nhân lực của Công ty cổ phần Tấn Phát sau khi được đào tạo vẫn
không đáp ứng được nhu cầu công việc đặt ra. Trong bối cảnh Công
ty cổ phần Tấn Phát đang chuyển mình, bước vào giai đoạn phát
triển mới thì nâng cao năng lực người lao động để đáp ứng tối đa nhu
cầu công việc là một nhiệm vụ cấp thiết trong thời điểm hiện tại.
Do vậy, làm thế nào để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn
2
nhân lực và tiến tới hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại
Công ty cổ phần Tấn Phát Kon Tum là vấn đề cần giải quyết trong đề
tài “Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tấn Phát Kon
Tum”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của
Tấn Phát trong giai đoạn 2014 - 2016, rút ra những thành tựu và hạn
chế.
Tìm ra những giải pháp phù hợp nhất nhằm khắc phục những
hạn chế, góp phần hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực ở
Công ty cổ phần Tấn Phát Kon Tum.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Tìm ra giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác đào tạo
nguồn nhân lực là hoạt động tối ưu nhất trong thời điểm hiện tại giúp
Công ty cổ phần Tấn Phát Kon Tum nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, nắm vững vị thế tại thị trường địa phương, đồng thời tăng năng
suất lao động, cải thiện mạnh mẽ hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề đào tạo nguồn nhân lực
tại Công ty cổ phần Tấn Phát Kon Tum.
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động, đào tạo nguồn nhân lực cùng
các hoạt động bổ trợ khác để nghiên cứu các mối quan hệ giữa
chúng, nhằm đưa ra các hình thức và phương pháp đào tạo phù hợp
trong phạm vi toàn công ty.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu đối tượng
trong giai đoạn 2011 – 2015.
3
Phạm vi không gian: Tại Công ty cổ phần Tấn Phát Kon Tum.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp: phương pháp thu thập tài liệu, phân
tích tổng hợp dữ liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực
nghiệm.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ nội bộ Công ty cổ phần Tấn Phát
Kon Tum.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các bài báo, bài phát
biểu của các chuyên gia trong ngành, điều tra thực tế lực lượng lao
động.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực
và đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập theo quan điểm
tổng thể thống nhất.
Mô tả tổng quan thực trạng nguồn nhân lực và phân tích thực
trạng đào tạo nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Tấn Phát Kon
Tum.
Dự báo nhu cầu đào tạo, đề xuất định hướng và giải pháp cụ thể
trong đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tấn Phát Kon Tum.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
các phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực trong tổ
chức
Chương 2: Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ
phần Tấn Phát Kon Tum
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo
nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tấn Phát Kon Tum
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Nhân lực
Nhân lực là nguồn lực của mỗi người, bao gồm cả thể lực và
trí lực.
b. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người,
bao gồm cả phẩm chất, trình độ chuyên môn, kiến thức, óc sáng tạo,
năng lượng, nhiệt huyết và kinh nghiệm sống của con người, nhằm
đáp ứng cơ cấu kinh tế xã hội đòi hỏi.
c. Đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực là một hoạt động có tổ chức, được
thực hiện trong một thời gian nhất định và nhằm đem đến sự thay đổi
nhân cách, năng lực của người được đào tạo.
1.1.2. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực
a. Đối với doanh nghiệp
Về phía doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực là để đáp ứng
được nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
b. Đối với người lao động
Trong điều kiện sự phát triển của khoa học công nghệ, người
lao động luôn phải nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp chuyên
môn để không bị tụt hậu.
c. Đối với xã hội
Đào tạo là vấn đề sống còn của một đất nước, nó quyết định sự
phát triển của xã hội, là một trong những giải pháp để chống lại thất
5
nghiệp.
1.2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC
1.2.1. Đánh giá nhu cầu đào tạo
Để đánh giá được chính xác nhu cầu đào tạo, doanh nghiệp
phải thực hiện phân tích tổ chức, phân tích công việc và phân tích
nhân viên.
1.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo
Mục tiêu của đào tạo nguồn nhân lực:
- Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn.
- Cập nhật các kỹ năng, kiến thức cơ bản cho công nhân viên.
- Tránh tình trạng quản lý lỗi thời.
1.2.3. Lựa chọn đối tƣợng đào tạo
Xác định đối tượng phải căn cứ vào nhu cầu đào tạo và đánh
giá được chất lượng lao động hiện có, đánh giá việc thực hiện công
việc của từng người lao động, dựa vào đó xác định đối tượng đào tạo
là những người chưa đủ yêu cầu đáp ứng công việc.
1.2.4. Xác định nội dung và phƣơng pháp đào tạo
a. Xác định nội dung đào tạo
Cần phải lên kế hoạch về nội dung giảng dạy cũng như thời
gian biểu, học môn gì, bài gì, do ai giảng dạy và học bao nhiêu tiết.
b. Lựa chọn phương pháp đào tạo
Cơ sở của việc lựa chọn phương pháp đào tạo là dựa vào các
chương trình đào tạo và chi phí đào tạo của doanh nghiệp. Bao gồm
hai phương pháo đào tạo là: Đào tạo trong công việc và đào tạo
ngoài công việc.
1.2.5. Xác định phƣơng tiện, tài liệu, giảng viên
Căn cứ vào nội dung và phương pháp đào tạo đã lựa chọn, từ
đó xác định phương tiện đào tạo gồm những gì, ai cung cấp tài liệu
6
và giảng viên giảng dạy là người bên trong hay bên ngoài doanh
nghiệp.
1.2.6. Dự tính chi phí đào tạo
Thông thường chi phí đào tạo trong năm của doanh nghiệp bao
gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
1.2.7. Thực hiện chƣơng trình đào tạo
Việc tiến hành tiến trình đào tạo được phân rõ trách nhiệm cho
mỗi đối tượng trực tiếp quản lý, báo cáo và chịu trách nhiệm trước
cấp trên. Trong quá trình thực hiện tiến trình nếu có điều không phù
hợp xảy ra thì phải kịp thời báo ngay với lãnh đạo cấp trên để trực
tiếp xem xét, thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
1.2.8. Đánh giá kết quả đào tạo
Đánh giá kết quả đào tạo là xác định chương trình đào tạo có
đáp ứng được mục tiêu đã đề ra hay không. Từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho các lần đào tạo tiếp theo.
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC
1.3.1. Nhân tố thuộc môi trƣờng bên trong doanh nghiệp
a. Mục tiêu, chiến lược, chính sách của doanh nghiệp
Doanh nghiệp nào cũng có những mục tiêu, chiến lược phát
triển cho từng giai đoạn phát triển của mình. Những mục tiêu, chiến
lược đó sẽ chi phối tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quy
mô sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức đến sản phẩm,trong đó có
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
b. Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp càng phức tạp và ngược
lại.
c. Đặc điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
7
Với mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, sản phẩm
khác nhau thì nhu cầu về nguồn nhân lực cũng khác nhau.
d. Đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực
Nếu người làm công tác đào tạo có đủ trình độ, năng lực, tâm
huyết với công việc thì việc thực hiện công tác đào tạo sẽ đạt hiệu
quả tốt và ngược lại.
e. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Đào tạo bao nhiêu, những ai cần được đào tạo, đào tạo những
gì đều phải dựa trên cơ sở những phân tích, nghiên cứu về chất lượng
lực lượng lao động hiện có của doanh nghiệp.
f. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào thì nguồn kinh
phí chi cho đào tạo và phát triển sẽ nhiều hơn, dễ được thực hiện
hơn. Ngược lại, doanh nghiệp có nguồn tài chính không dồi dào thì
doanh nghiệp phải cân nhắc, lựa chọn vấn đề cần đầu tư.
1.3.2. Nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp
a. Nhân tố thuộc thị trường lao động
Các nhân tố thuộc thị trường lao động như: số lượng và chất
lượng của lực lượng lao động trên thị trường lao động, tình hình đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực của toàn xã hội thường xuyên tác
động đến nguồn nhân lực cũng như công tác đào tạo nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp.
b. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nó
cho biết con người cần phải được đào tạo những gì và đào tạo như
thế nào?
c. Môi trường kinh tế - xã hội
8
Môi trường kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung và ảnh hưởng đến công tác đào tạo
nguồn nhân lực nói riêng.
d. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhân lực của mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều mang những đặc
điểm riêng và là một yếu tố đặc biệt tiềm năng, nên sẽ tạo ra lợi thế
cạnh tranh riêng của mỗi tổ chức.
1.4. KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở
MỘT SỐ CÔNG TY CÙNG LOẠI HÌNH SẢN XUẤT KINH
DOANH
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN TẤN PHÁT KON TUM
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TẤN PHÁT KON TUM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
2.1.1. Giới thiệu Công ty
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
2.1.5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây
a. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ Phần Tấn Phát quyết tâm xây dựng công ty phát
triển vững mạnh, hoạt động đa ngành nghề trong đó đầu tư kinh
doanh thuỷ điện và khai thác chế biến khoáng sản sẽ đóng vai trò chủ
lực.
Các lĩnh vực hoạt động của Công ty gồm: Đầu tư thủy điện, thi
công xây dựng, thi công cơ điện, khoáng sản.
9
b. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
những năm gần đây
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Tấn Phát trong giai đoạn 2014 – 2016
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016
I. Tổng doanh thu Tỷ 450,967 778,909 950,000
II. Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ 81,999 105,000 186,565
III. Lợi nhuận sau thuế Tỷ 62,121 79,546 141,337
IV. Tổng lao động Người 272 295 316
V. NSLĐ bình quân Tỷ 7,100 12,780 17,222
VI. Quỹ lƣơng Tỷ 14,688 24,780 35,340
VII. Lƣơng bình quân Triệu 4,5 7,0 9,3
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
2.1.6. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tấn
Phát Kon Tum
a) Tổng hợp biến động nhân sự Công ty CP Tấn Phát những
năm gần đây
Bảng 2.2: Tình hình biến động nhân sự Công ty CP Tấn Phát
2014 - 2016
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2014
Năm
2015
Năm
2016
1 Lao động cuối kỳ báo cáo 272 294 316
2 Lao động tăng trong kỳ 81 85 91
Tuyển dụng mới 45 50 54
Điều chuyển 27 25 23
Khác 9 10 14
3 Lao động giảm trong kỳ 61 63 69
Thôi việc 25 23 26
Sa thải 10 14 12
Hưu trí - 5 7
Điều chuyển nội bộ 26 21 24
Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp
10
Bảng 2.3: Tình hình nguồn nhân lực của Công ty CP Tấn Phát
giai đoạn 2014 - 2016
Phân theo
tính chất
công việc
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lƣợng
(Ngƣời)
Cơ
cấu
(%)
Số lƣợng
(Ngƣời)
Cơ
cấu
(%)
Số
lƣợng
(Ngƣời)
Cơ
cấu
(%)
LĐ gián tiếp 62 22.79 65 22.03 70 22.15
LĐ trực tiếp 210 77.21 230 77.97 244 77.85
Tổng số 272 100 295 100 316 100
Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp
b) Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo giới tính và độ tuổi
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo giới tính và độ tuổi
Công ty CP Tấn Phát giai đoạn 2014 - 2016
Giới tính
và tuổi đời
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lƣợng
(Ngƣời)
Cơ cấu
(%)
Số lƣợng
(Ngƣời)
Cơ cấu
(%)
Số lƣợng
(Ngƣời)
Cơ cấu
(%)
Tổng số 272 100 295 100 316 100
Giới tính
Nữ 62 22.79 58 19.66 56 17.72
Nam 210 77.21 237 80.34 260 82.28
Độ tuổi
<30 98 36.03 101 34.24 107 33.86
30<45 120 44.12 130 44.07 144 45.57
>45 54 19.85 64 21.69 65 20.57
Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp
11
c) Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ chuyên môn
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ của Công ty
CP Tấn Phát giai đoạn 2014 - 2016
Trình độ
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lƣợng
(Ngƣời)
Cơ cấu
(%)
Số lƣợng
(Ngƣời)
Cơ cấu
(%)
Số lƣợng
(Ngƣời)
Cơ cấu
(%)
CĐ, ĐH 25 9.19 26 8.81 25 7.91
Trung cấp 37 13.60 40 13.56 42 13.29
Sơ cấp 45 16.54 51 17.29 57 18.04
CNKT 35 12.87 35 11.86 37 11.71
LĐPT 130 47.79 143 48.47 155 49.05
Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp
d) Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo chuyên môn, ngành
nghề
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo chuyên môn, ngành
nghề của Công ty CP Tấn Phát giai đoạn 2014 - 2016
Ngành nghề
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lƣợng
(Ngƣời)
Cơ cấu
(%)
Số lƣợng
(Ngƣời)
Cơ cấu
(%)
Số lƣợng
(Ngƣời)
Cơ cấu
(%)
Kỹ thuật, công
nghệ 210 0.77 229 0.78 249 0.79
Kinh tế, quản trị 52 0.19 55 0.19 57 0.18
Luật 10 0.04 11 0.04 10 0.03
Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp
2.3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY
2.3.1. Đánh giá nhu cầu đào tạo
Phân tích tổ chức
Công ty đã thực hiện phân tích doanh nghiệp, đánh giá được
một số chỉ số hiệu quả về mặt tổ chức, kế hoạch chuẩn bị đội ngũ cán
12
bộ kế cận, nhân viên và môi trường tổ chức. Song việc phân tích còn
sơ sài, định tính theo ý kiến chủ quan của cán bộ phụ trách nhân sự.
Phân tích công việc
Căn cứ vào phân tích công việc để làm cơ sở cho việc xác định
nhu cầu đào tạo cho công ty, phòng Hành chính – Tổng hợp đã xây
dựng bản mô tả công việc cho một số công việc tiêu biểu, có thể
tham khảo bản mô tả công việc dành cho trưởng phòng Tổ chức –
Hành chính.
Phân tích cá nhân
Hằng năm, Công ty phát cho mỗi nhân viên bản đánh giá nhân
viên (Phụ lục 01). Qua đó, nhân viên tự đánh giá và cán bộ phụ trách
sẽ tổng hợp lại bản đánh giá nhân viên của bộ phận mình rồi trình lên
cán bộ nhân sự. Cán bộ nhân sự phụ trách việc đánh giá nhân viên sẽ
phân tích và đánh giá các mặt mạnh cũng như hạn chế của nhân viên,
sau đó đưa ra bảng tổng kết đánh giá năng lực nhân viên.
2.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo
Dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh và nhu cầu đào tạo nguồn
nhân lực hàng năm, Công ty đưa ra mục tiêu đào tạo theo từng năm.
Song việc xác định mục tiêu còn chung chung, chưa cụ thể cho từng
đối tượng đào tạo.
2.3.3. Lựa chọn đối tƣợng đào tạo
Khi đã đánh giá được nhu cầu đào tạo, Công ty CP Tấn Phát sẽ
gửi thông báo và quyết định xuống Phòng Hành chính – Tổng hợp để
lựa chọn đối tượng cho phù hợp.
Phòng Hành chính – Tổng hợp đề xuất đối tượng được đào tạo
cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.
2.3.4. Xác định nội dung và phƣơng pháp đào tạo
Xác định nội dung đào tạo
Chương trình đào tạo qua các năm được tổng hợp như sau:
13
Bảng 2.9: Chƣơng trình đào tạo dành cho cán bộ quản lý
STT NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
THỜI GIAN
(NGÀY)
1 Kỹ năng lãnh đạo 3
2 Kỹ năng đàm phán và giải quyết xung đột 3
3 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định 5
4 Quản trị tài chính 6
5 Quản trị Marketing chiến lược 5
6 Quản trị hệ thống kiểm soát nội bộ 5
7 Xây dựng, tổ chức và đánh giá thực hiện kế hoạch 5
8 Xây dựng chiến lược kinh doanh 3
9 Xây dựng giá trị cốt lõi – văn hóa doanh nghiệp 3
Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp
Bảng 2.10: Chƣơng trình đào tạo dành cho cán bộ nhân sự
STT NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
THỜI GIAN
(NGÀY)
1 Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng 3
2
Nâng cao hiệu quả quản lý thông qua huy động
nguồn nhân lực
7
3
Kỹ thuật xây dựng chính sách đãi ngộ trong doanh
nghiệp
5
4
Đào tạo – phát triển nguồn nhân lực – khuyến khích
tạo động lực lao động cho nhân viên
2
5
Lâp kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
– sử dụng ngân sách đào tạo hiệu quả
5
6 Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo 7
Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp
14
Bảng 2.11: Chƣơng trình đào tạo dành cho nhân viên kinh doanh
STT NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
THỜI GIAN
(NGÀY)
1
Nghiên cứu điều tra và phân tích nhu cầu thị trường,
thiết lập hệ thống phân phối
3
2
Xây dựng quản lý hệ thống kênh phân phối – nghệ thuật
bán hàng chuyên nghiệp.
3
3 Xây dựng – quản tri chiến lược marketing 2
4 Kỹ năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh 3
5 Nghệ thuật PR trong xây dựng và quản trị thương hiệu 3
6 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định 3
7 Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp 3
Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp
Bảng 2.12: Chƣơng trình đào tạo năng lực làm việc cá nhân
dành cho nhân viên văn phòng
STT NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
THỜI GIAN
(NGÀY)
1 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định 2
2 Kỹ năng đàm phán và giải quyết xung đột 2
3 Kỹ năng giao tiếp và làm việc chuyên nghiệp 2
4 Kỹ năng làm việc nhóm 4
5 Kỹ năng thuyết trình 2
6 Ngoại ngữ 10
7 Tin học 15
Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp
15
Lựa chọn phƣơng pháp đào tạo
Bảng 2.13: Phƣơng pháp đào tạo phổ biến tại Công ty CP Tấn
Phát giai đoạn 2011 – 2015
Các phƣơng pháp đào tạo
Đối tƣợng Nơi thực hiện
Cán bộ
chuyên môn,
nghiệp vụ
Công nhân
kỹ thuật
Nhân
viên mới
Tại nơi
làm việc
Ngoài
nơi làm
việc
Kèm cặp chỉ dẫn X X X X
Mở lớp cạnh doanh nghiệp X X
Gửi đi học ở các trường
chính quy
X X X
Đào tạo theo kiểu học nghề X X X
Hội nghị, hội thảo X X
Tu nghiệp nước ngoài X X
Thực tập X X X X
Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp
2.3.5. Xác định phƣơng tiện, tài liệu, giảng viên
Với hai hình thức là đào tạo trong doanh nghiệp và đào tạo ngoài
doanh nghiệp nên giảng viên thực hiện